Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11
Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh
A - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP
-------- o0o --------
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Vẽ và mô tả được cấu tạo của xináp.
- Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
Nội dung trọng tâm: Cấu tạo xináp hoá học, cơ chế truyền tin qua xináp hoá học.
II. Chuẩn bị
- Phương pháp:
o Phương pháp chính: giảng giải và thảo luận.
o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp.
- Phương tiện dạy học:
o Tranh các loại xináp (hình 30.1/trang 121 – SGK).
o Tranh phóng to sơ đồ cấu tạo xináp (hình 30.2/trang 122 – SGK hoặc hình 29/trang
113 – SGK Sinh 11 nâng cao).
o Tranh phóng to sơ đồ lan truyền tin qua xináp (hình 30.3/trang 122 – SGK hoặc hình
29/trang 113 – SGK Sinh 11 nâng cao).
o Máy chiếu qua đầu hoặc projector và computer.
III. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>.
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV hỏi: Trình bày cơ chế hình điện thế hoạt động ở tế bào.
HS
1
: trả lời.
HS
2
: nhận xét, bổ sung và đánh giá.
GV hỏi: Sự lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin có gì khác với trên
sợi thần kinh không có bao miêlin?
HS
3
: trả lời.
HS
4
: nhận xét, bổ sung và đánh giá.
GV: nhận xét và đánh giá.
2. Vào bài mới:
a. Mở bài: <1 phút>
Giáo viên thông tin cho học sinh: Chất curare có trong một loại cây ở Nam Mĩ có tác dụng
phong toả màng sau xináp thần kinh – cơ và gây liệt cơ. Trước kia, những người thổ dân Nam Mĩ
thường tẩm chất curare vào đầu các mũi tê để săn bắn. Khi bị trúng tên, các con thú không thể chạy
được nữa và ngã xuống vì xung thần kinh từ não không thể đến được cơ xương và thế là cuộc sống
của chúng cũng đành kết thúc ở đó. Vậy, xináp là gì? Tại sao khi màng sau xináp bị phong toả thì
xung thần kinh từ não không thể đến được cơ xương? … nội dung câu trả lời chính là nội dung
của bài học hôm nay.
b. Tiến trình dạy học: <37 phút>
Tuần: 16 Tiết: 32 --- Trang 1 ---
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11
Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh
Tuần: 16 Tiết: 32 --- Trang 2 ---
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
GV: Đặt vấn đề: Khi hưng phấn (xung thần
kinh) được dẫn truyền đến cuối sợi trục của tế
bào thần kinh này chuyển sang tế bào thần
kinh tiếp theo phải qua 1 bộ phận: Xináp.
* Hoạt động 1.
GV: treo tranh hình 30.1/trang 121 - SGK HS
quan sát và thảo luận.
(?) Xi náp là gì?
(?) Có những kiểu xináp nào?
HS: Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh
với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với
loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến.
HS: Ba kiểu:
- Xináp giữa TBTK với TBTK.
- Xnáp giữa TBTK với TB cơ.
- Xináp giữa TBTK với TB tuyến.
GV: củng cố ý kiến của học sinh, bổ sung, kết
luận.
* Hoạt động 2.
GV thông tin: Có 2 loại xináp: xináp hoá học và
xináp điện. Xináp hoá học là loại xináp phổ biến
ở động vật. Nội dung bài này chỉ đề cập đến
xináp hoá học.
GV: Treo tranh h29.2 HS quan sát, kết hợp
SGK trả lời câu hỏi:
(?) Xináp hoá học gồm những bộ phận nào?
HS: Trả lời.
Yêu cầu nêu được:
+ Màng trước xináp.
+ Màng sau xináp: có thụ quan tiếp nhận chất
trung gian hoá học (axêtincôlin).
+ Khe xináp.
+ Chuỳ xináp:
(có bóng xináp chứa chất axêtincôlin).
GV: nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 3.
GV:Treo tranh hình 30.3/trang 122 – SGK
yêu cầu HS xem và làm câu lệnh trng 122.
HS: nghiên cứu tranh và thảo luận câu lệnh
trong SGK với các câu hỏi như sau:
(?) Xung thần kinh truyền qua xináp qua những
giai đoạn nào?
(?) Vì sao tốc độ lan truyền của điện thế hoạt
động qua xináp chậm hơn truyền trên sợi thần
kinh?
(?) Vì sao xung thần kinh chỉ truyền 1 chiều từ
màng trước ra màng sau xináp?
HS: thảo luận theo nhóm (2 phút).
HS: Mổi nhóm cử một đại diện trả lời nội dung 3
câu hỏi trên.
GV: nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận cho
từng câu hỏi như sau:
* Lan truyền của ĐTHĐ qua Xináp theo 3 bước.
* Vì trải qua nhiều giai đoạn.
* Vì màng sau không có chất trung gian hoá học
để đi về màng trước. Màng trước không có thụ
I. KHÁI NIỆM XINÁP
* Khái niệm: Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào
thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần
kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào
tuyến, …
* Ba kiểu:
- Xináp giữa TBTK với TBTK.
- Xnáp giữa TBTK với TB cơ.
- Xináp giữa TBTK với TB tuyến.
II. CẤU TẠO CỦA XINÁP
+ Màng trước xináp.
+ Màng sau xináp: có thụ quan tiếp nhận chất
trung gian hoá học (axêtincôlin).
+ Khe xináp.
+ Chuỳ (cúc)xináp:
(có bóng xináp chứa chất axêtincôlin).
III. QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN CỦA ĐTHĐ
QUA XINÁP.
(Theo 3 bước)
- Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xináp
kênh Ca
2+
trên màng chuỳ xináp mỡ Ca
2+
vào chuỳ Xináp.
- Ca
2+
làm túi chứa chất trung gian hoá học
(axêtincôlin) vỡ ra, giải phóng chất trung gian hoá
học (axêtincôlin) vào khe Xináp.
- Chất trung gian hoá học (axêtincolin) gắn vào
màng sau xináp màng sau xináp mất phân cực
Xuất hiện điện thế hoạt động (xung thần kinh)
lan truyền tiếp.
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11
Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
- Củng cố:
GV: (?) Xi náp là gì?
(?) Có những kiểu xináp nào?
(?) Xung thần kinh truyền qua xináp qua những giai đoạn nào?
HS
1
: (!)Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh
với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến.
HS
2:
(!)Ba kiểu:
- Xináp giữa TBTK với TBTK.
- Xnáp giữa TBTK với TB cơ.
- Xináp giữa TBTK với TB tuyến.
HS
3
: (!)
- Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xináp
kênh Ca
2+
trên màng chuỳ xináp mỡ Ca
2+
vào chuỳ Xináp.
- Ca
2+
làm túi chứa chất trung gian hoá học (axêtincôlin) vỡ ra, giải phóng chất trung gian hoá
học (axêtincôlin) vào khe Xináp.
- Chất trung gian hoá học (axêtincolin) gắn vào màng sau xináp màng sau xináp mất phân
cực Xuất hiện điện thế hoạt động (xung thần kinh) lan truyền tiếp.
- Dặn dò: HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, ghi nhớ nội dung tóm tắt phần in nghiêng trong
khung ở cuối bài.
4. Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Tuần …… ngày … tháng … năm …… Ngày soạn: 07/12/2008
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
PHẠM THỊ THU HÀ NGÔ DUY THANH
Tuần: 16 Tiết: 32 --- Trang 3 ---