Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Với môi trường, máy bay đáng sợ hơn núi lửa pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.27 KB, 5 trang )

Với môi trường, máy
bay đáng sợ hơn núi
lửa
Khoảng 150.000 tới 300.000
tấn CO2 thoát ra từ miệng núi
lửa tại Iceland mỗi ngày, ít
hơn nhiều so với lượng khí
thải mà các phi cơ tại châu
Âu tạo ra.
"Lượng khí CO
2
thoát ra từ núi
lửa Eyjafjallajokull tại Iceland
vào khoảng 150.000 tấn mỗi
ngày", AFP dẫn lời Colin
Macpherson, một nhà nghiên
cứu trái đất của Đại học Durham, Anh.

Nhưng Patrick Allard, một chuyên thuộc Viện
Vật lý địa cầu Paris, cho rằng con số ấy có thể
lên tới 300.000 tấn.

Theo AFP, dữ liệu của Cơ quan Môi trường
châu Âu cho thấy lượng khí thải mà các phi cơ
của 27 nước châu Âu tạo ra lên tới 440.000
tấn mỗi ngày. Như vậy, ngay cả khi núi lửa
phun ra 300.000 tấn khí CO
2
mỗi ngày, nó vẫn
thua xa các máy bay châu Âu về mức độ tạo
ra khí thải.



Ảnh chụp núi
lửa
Eyjafjallajokull
tại Iceland
vào ngày
19/4. Ảnh:
Reuters.

Giới khoa học khẳng định lượng khí CO
2
thoát
ra từ núi lửa Eyjafjallajokull không đủ lớn để
gây nên bất kỳ tác động nào đối với hiện
tượng biến đổi khí hậu. Thậm chí nhiều người
còn nói sự phun trào của núi lửa khiến bầu khí
quyển trong lành hơn do các máy bay không
thể cất cánh. Nhưng các chuyên gia nói khí
CO
2
vẫn được thải ra khi người dân sử dụng
các phương tiện giao thông như tàu hỏa, xe
hơi, xe buýt tàu thủy để thay thế máy bay.

Dữ liệu của Viện Các nguồn tài nguyên thế
giới cho thấy, tổng khối lượng 6 loại khí gây
hiệu ứng nhà kính mà thế giới thải ra vào năm
2005 là 36 tỷ tấn nếu quy đổi ra khí CO
2
.


Công bố lý do khiến các hãng hàng không
từ chối bay

Cơ quan hàng không dân dụng Anh (CAA)
khẳng định những chuyến bay thương mại ở
châu Âu vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho
tới khi lớp tro bụi trong không khí mờ dần.

Sốt ruột vì bị trì hoãn, các hãng du lịch hàng
không gây sức ép đòi sớm mở chuyến bay trở
lại. Bất chấp áp lực từ phía các hãng này,
CAA khuyến cáo: “Chúng tôi có bằng chứng
về việc tro bụi có thể ảnh hưởng xấu tới động
cơ máy bay”.

Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế
(ICAO), thuộc Liên Hiệp Quốc, đã thành lập hệ
thống Quan sát núi lửa hàng không (IAVW)
với nhiệm vụ thu thập dữ liệu về tro bụi núi lửa
lan rộng khắp phía Bắc châu Âu những ngày
vừa qua.

Trên trang mạng chính thức, ICAO thông báo:
“Do tro bụi núi lửa được hình thành từ những
chất đi-ô-xít si-líc mài mòn nên nó có thể hủy
hoại bề mặt và khung máy bay, hệ thống lọc,
kính chắn buồng lái và động cơ máy bay”.

Hiện Cơ quan khí tượng học Anh (Met Office)

tiến hành hàng loạt thử nghiệm mỗi ngày để
đo mức độ tro bụi trong không khí.

Helen Chivers, nhà khí tượng học thuộc Met
Office, nhận định: “Tro bụi không bị giới hạn
trong một tầng khí quyển nhất định, một số
hiện giờ đã lọt được xuống mặt đất. Máy bay
cất cánh sẽ phải bay qua đám bụi này”.

Có ba cách các hạt phân tử tro bụi núi lửa có
thể phá hủy động cơ máy bay:

1. Nhiều phân tử tro bụi là dung nham kết tinh
bị tan chảy ở nhiệt độ khoảng 600-800 độ C,
dưới nhiệt độ đốt cháy ở các động cơ máy bay
hiện đại.

Các vật chất tan chảy này nguội đi nhanh
chóng khi đi qua khoang tua-bin và đọng lại ở
cánh tua-bin, chặn xăng chảy qua tua-bin áp
lực cao. Điều này có thể dẫn đến việc động cơ
ngừng hoạt động. Tác động của tro bụi hoàn
toàn khác với các phân tử cát thông thường,
vốn kết tinh và tan chảy ở nhiệt độ 1.600 độ C.

2. Cánh tua-bin, đặc biệt là ở giai đoạn đầu sẽ
tan chảy nếu dòng không khí lạnh liên tục
chảy qua hàng loạt lỗ nhỏ dọc phần cánh. Các
phân tử tro bụi rất nhỏ, đủ để lấp đầy và chui
qua những chiếc lỗ này, có thể khiến cánh

tua-bin ngừng hoạt động hoặc vẫn hoạt động
nhưng sớm giảm tuổi thọ.

3. Các phần tử tro bụi có các gờ sắc nhọn với
độ cứng ngang với kim loại của máy nén hoặc
cánh tua-bin. Do đó, khi di chuyển qua động
cơ, các hạt bụi gây “tổn thương” cho phần
cánh quạt, giảm tuổi thọ và thậm chí là ngừng
động cơ ngay tức thì.

Các phần tử tro bụi có độ mài mòn lớn hơn
hạt cát rất nhiều. Thêm vào đó, đám mây tro
bụi có thể chứa một lượng lớn các khí như
CO2 hay SO2, làm giảm mức độ oxy xuống
dưới mức duy trì đốt cháy động cơ.

Tuy nhiên, sự tác động của các khí này
thường không đáng kể và không gây nguy
hiểm bằng các phân tử tro bụi.

×