Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật trồng và bảo quản vải thiều doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.81 KB, 4 trang )

Kỹ thuật trồng và bảo quản vải thiều
1. Hạn chế rụng hoa và quả nhỏ:
Cũng như nhiều loại cây ăn quả khác, cây vải
cũng bị rụng hoa và quả non rất nhiều. Có 4
nguyên nhân gây hiện tượng rụng hoa quả là:
- Sự cách niên, tức là năm trước được mùa thì
năm sau mất mùa.
- Dinh dưỡng bị thiếu, do bón phân không đầy
đủ.
- Do thời tiết không thích hợp, khi ra hoa gặp mưa nhiều, ẩm độ cao rất dễ rụng.
- Do sâu bệnh, nhất là bệnh sương mai gây rụng hoa quả vải rất nhiều
Từ những nguyên nhân trên đây, để hạn chế rụng hoa quả, bạn cần áp dụng một số
biện pháp chính là:
- Sau khi thu hoạch quả xong vào khoảng tháng 6 cần bón phân thúc đầy đủ, nhất
là những năm được mùa sai quả, nếu có điều kiện nên bón thêm phân hữu cơ vào
đợt này, mục đích để cây đủ dinh dưỡng có sức nuôi hoa quả vụ sau, hạn chế bị
rụng. Sau đó nếu cây có ra lộc cũng cần tỉa bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi đợt
lộc mùa thu là đợt lộc quyết định năng suất.
- Khoảng tháng 9-10 khi cây ra lộc mùa thu cần bón phân tiếp, lúc này nên bón
nhiều lân và kali để thúc đẩy phân hóa mầm hoa và nuôi hoa, quả non ít bị rụng.
Khoảng cuối tháng 3 khi vải đã đậu quả non nên bón thêm một đợt phân nữa,
chủ yếu là đạm và kali để nuôi quả, nhất là với những vụ sai quả. Đợt phân này có
tác dụng hạn chế rụng quả non rất có hiệu quả.
- Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đặc biệt chú ý bệnh sương mai thường
phá hại cuống hoa, cuống quả, là một nguyên nhân quan trọng gây rụng hoa quả
trên cây vải. Các thuốc có hiệu quả cao với bệnh này là Mexyl-MZ, Dosay,
Carbenzim, Thio-M.
Còn nguyên nhân về thời tiết thì có thể khắc phục một phần bằng bón phân kịp
thời sau khi thu hoạch để đợt lộc mùa thu ra sớm, đến khi cây ra hoa kết quả phần
nào tránh được thời tiết ẩm thấp thường xảy ra vào tháng 3.
Quả vải từ khi còn nhỏ đến khi chín thường hay bị thối. Bệnh thối quả thường do 2


loại nấm gây ra, đó là nấm Collectotrichum sp. gây bệnh thán thư chủ yếu hại quả
non và nấm Peronospora sp. gây bệnh sương mai làm thối cả quả non lẫn quả già
đến chín. Những nấm này phát triển gây hại mạnh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm
độ không khí cao. Để phòng trừ các bệnh này biện pháp dùng thuốc rất có hiệu
quả. Song việc bà con phun thuốc liên tục nhiều lần như bạn cho biết theo tôi là
không cần thiết, nhất là nếu lại dùng không đúng loại thuốc sẽ làm tốn công, tốn
chi phí và ô nhiễm môi trường. Bình thường từ khi đậu quả đến khi quả chín, để
phòng ngừa thối quả chỉ cần phun thuốc 2 lần, nếu trời mưa phùn nhiều thì có thể
phun 3 lần : lần đầu khi quả mới đậu, lần hai khi quả lớn bằng đầu ngón tay và lần
ba khi quả đã già sắp chín. Bà con nên dùng các loại thuốc đặc hiệu với các nấm
này như Mexyl-MZ, Carbenzim, Hạt Vàng, Dipomate. Những loại thuốc này
ngoài phòng trừ bệnh thối quả còn có tác dụng làm cho vỏ quả vải khi chín có màu
sắc sáng đẹp. Các loại thuốc trên tuy ít độc hại nhưng cũng cần ngưng phun thuốc
trước khi quả chín thu hoạch ít nhất là 7 ngày, vả lại nếu phun muộn hiệu quả
phòng trừ bệnh sẽ kém.
Cũng nên sử dụng thêm phân bón lá, đôi khi cả chất kích thích sinh trưởng nữa.
Hiện trên thị trường có nhiều loại phân bón lá có thể sử dụng cho các cây ăn quả
nói chung và cả cây vải. Bạn nên sử dụng các loại phân bón lá chứa các chất đa
lượng đạm-lân-kali và cả các chất vi lượng cũng là những nguyên tố dinh dưỡng
rất cần cho cây vải như kẽm, sắt, đồng, magiê, mangan. Xin giới thiệu với bạn một
trong các loại phân đó là phân Poly Feed, bạn có thể tìm để sử dụng hiện có bán
nhiều trên thị trường.

2.Bảo quản quả vải:

Mục đích của việc này là kéo dài thời gian sử dụng quả vải tươi để có thể vận
chuuyển đi xa, nâng cao thu nhập cho người trồng vải cũng như nha kinh doanh.
Mới đây Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (SOFRI) đã nghiên cứu thành
công phương pháp bảo quản vải tươi.
Theo nghiên cưú thì áp dụng phương pháp này có thể bảo quản vải tươi trong

vòng 1 tháng mà vẫn giữ được màu sắc, chất lượng, đem lại hiệu quả cao cho
người trồng và các nhà kinh doanh.
- Thu hoạch: Thu hái vải quả nhẹ nhàng vào những ngày khô ráo, tránh những
ngày mưa. Chỉ thu hoạch vải khi vỏ quả đã chín đỏ đều (khoảng 102-109 ngày sau
khi hoa nở). Buộc vải thành từng chùm khoảng 3-5kg hoặc đựng trong các rổ thưa
khoảng 10kg. Loại bỏ những quả bị nứt vỡ, dập nát,thối,chín không đều và những
quả dị hình.
- Chuẩn bị vật liệu: Các vật liệu, hoá chất gồm có: a-xít clohydric (HCl) hoặc
NaHSO3, bể nhúng, quạt gió, rổ nhựa
- Xử lý: Nhúng từng bó hoặc cả rổ nhựa vải quả vào dung dịch NaHSO3 trong
thời gian 10 phút (pha 60g NaHSO3trong 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết).
Dung dịch NaHSO3 có tác dụng làm cứng vỏ quả, hạn chế mất nước, tiêu diệt và
chống vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây hại quả. Vớt ra nhúng tiếp vào dung dịch
HCl 4% khoảng 2-5 phút. Dung dịch HCl có tác dụng hãm màu, giữ cho vỏ quả
tươi nguyên tăng thêm giá trị thương phẩm.
- Đóng gói, bảo quản, vận chuyển: Sau khi xử lý, để khô tự nhiên hoặc dùng quạt
gió để thổi khô rồi đóng gói trong hộp xốp để vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng xe
lạnh hoặc bảo quản trong kho mát có điều kiện nhiệt độ 4-5oC, độ ẩm không khí
90-95%. Cũng có thể dùng túi nhựa poly etylen để đựng vải quả vừa tránh mất
nước và giữ được màu sắc vỏ quả được lâu hơn.

×