Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Sự sinh trưởng của heo con sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 62 trang )

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG







LÊ XUÂN BIÊN

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƢỞNG CỦA HEO CON
SAU CAI SỮA (TỪ 28 -70 NGÀY TUỔI)
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI
TỈNH LONG AN



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ CHĂN NUÔI THÚ Y











Cần Thơ 12/2008
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG










LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƢ CHĂN NUÔI THÚ Y



KHẢO SÁT SỰ SINH TRƢỞNG CỦA HEO CON
SAU CAI SỮA (TỪ 28 -70 NGÀY TUỔI)
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI
TỈNH LONG AN







Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
TS.Lê Thị Mến Lê Xuân Biên
MSSV: 3030457








Cần Thơ, 12/2008
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG









LÊ XUÂN BIÊN

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƢỞNG CỦA HEO CON
SAU CAI SỮA (TỪ 28 -70 NGÀY TUỔI)

TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI
TỈNH LONG AN



Cần Thơ, ngày tháng năm 2008 Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN



TS. Lê Thị Mến


Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG







Cần Thơ, 12/2008
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- i -
TÓM LƢỢC

Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại trại trung tâm giống vật nuôi tỉnh Long An toạ lạc
phƣờng 6, thị xã Tân An, tỉnh Long An và PTN Bộ môn Chăn Nuôi khoa NN&SHƢD
từ tháng 5/2008 – 11/2008. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên 67 heo sau cai sữa (28

ngày tuổi) đƣợc nuôi trên 12 ô chuồng của dãy chuồng nuôi heo sau cai sữa và đƣợc
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và bốn lần lặp lại.
NT1: Y x YL có trọng lƣợng đầu kỳ 8,00 ± 1,25 kg/con.
NT2: P x YL có trọng lƣợng đầu kỳ 8,02 ± 1,05 kg/con
NT3: PL x YL có trọng lƣợng đầu kỳ 8,23 ± 1,05 kg/con
Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm là TĂHH dạng viên Delice B và C15 proconco dùng
cho heo sau cai sữa từ 8-20kg. Heo đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng theo quy trình chăm
sóc và nuôi dƣỡng của trại. Số liệu đƣợc theo dõi và ghi chép hằng ngày, thức ăn cho
heo thí nghiệm đƣợc tiến hành phân tích tại PTN Bộ môn Chăn Nuôi khoa
NN&SHƢD sau đó đƣợc xử lí bằng chƣơng trình Excel và Minitab Version 13.
Qua quá trình thí nghiệm khảo sát trong thời gian 42 ngày nuôi. Giữa các nhóm giống
có sự khác biệt về khả năng sinh trƣởng. Trong 3 nghiệm thức thì NT3 cho kết quả về
tăng trọng của heo con cao nhất, kế đến là NT1 và thấp nhất là NT2.
Khảo sát về HSCHTĂ trong 3 nghiệm thức đƣợc bố trí thì NT3 cho kết quả về
HSCHTĂ tốt hơn các nghiệm thức còn lại. Trong đó chỉ số HSCHTĂ đạt thấp nhất là
NT3 (1,39), kế đến là NT2 (1,41) và NT1 có HSCHTĂ 1,45.
Khả năng thích nghi và chống chịu lại yếu tố gây stress của heo con, đã đƣợc khảo sát
và đánh giá gián tiếp qua chỉ tiêu về tỷ lệ tiêu chảy. Kết quả cho thấy heo con ở NT2
có tỷ lệ tiêu chảy cao hơn NT3 và NT1.
Hiệu quả kinh tế của thí từng nghiệm thức đƣợc đánh giá qua hiệu quả kinh tế về thức
ăn và hiệu quả về thức ăn cộng với chi phí thú y. Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn:
Giữa các nhóm giống heo con nuôi thí nghiệm, thì heo con ở NT3cho hiệu quả kinh tế
về mặt thức ăn cao nhất, kế đến là NT2 và thấp nhất là NT1. Hiệu quả kinh tế toàn kỳ
cao nhất là NT3, kế đến là NT2 và thấp nhất là NT1. Qua kết quả trên cho thấy ở giai
đoạn sau cai sữa (28-70 ngày tuổi) thì heo con ở NT3 cho hiệu quả cao nhất.
Vậy trong ba nhóm giống đƣợc khảo sát tại Trung tâm thì nhóm giống (PL x YL) có
khả năng sinh trƣởng, HSCHTĂ tốt hơn 2 nhóm giống còn lại và đồng thời cho kết
quả về hiệu quả kinh tế cao hơn so với hai nhóm giống còn lại.
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- ii -

MỤC LỤC

TÓM LƢỢC .................................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 2
2.1 Đặc điểm một số giống heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ................................... 2
2.1.1 Giống heo nội ....................................................................................................... 2
2.1.1.1 Heo Ba Xuyên ....................................................................................... 2
2.1.1.2 Heo Thuộc Nhiêu .................................................................................. 2
2.1.2 Giống heo ngoại .................................................................................................... 3
2.1.1.3 Heo Yorshire Large White .................................................................... 3
2.1.1.4 Heo Yorshire Middle White .................................................................. 4
2.1.1.5 Heo Duroc ............................................................................................. 4
2.1.1.6 Heo Landrace ......................................................................................... 5
2.1.1.7 Heo Pietrain ........................................................................................... 6
2.1.3 Công tác giống ...................................................................................................... 7
2.1.3.1 Lai để tạo nguyên liệu làm giống ......................................................... 7
2.1.3.2 Lai tạo heo lai nuôi thƣơng phẩm .......................................................... 8
2.2 Đặc điểm sinh lý heo con ........................................................................................ 8
2.2.1 Sinh trƣởng và phát triển của heo con ................................................................. 8
2.2.2 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con ............................................................. 9
2.2.3 Sức đề kháng của heo con .................................................................................. 10
2.2.4 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hoá của heo con ............................ 11
2.2.4.1 Tiêu hoá ở miệng ............................................................................................. 12
2.2.4.2 Tiêu hoá ở dạ dày ............................................................................................. 12

2.2.4.3 Tiêu hoá ở ruột ................................................................................................. 12
2.2.5 Phƣơng pháp tập cho heo con ăn sớm ............................................................... 13
2.2.6 Phƣơng pháp cai sữa heo con .............................................................................. 13
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- iii -
2.2.7 Những biến đổi sinh lý của heo con sau cai sữa ................................................. 14
2.2.7.1 Những biến đổi về tiêu hoá .............................................................................. 14
2.2.7.2 Ảnh hƣởng của sự cho ăn lên tiêu hoá ............................................................. 14
2.2.7.3 Khả năng ức chế sau cai sữa ............................................................................ 14
2.3 Nhu cầu dinh dƣỡng của heo con .......................................................................... 15
2.3.1 Nhu cầu năng lƣợng ........................................................................................... 16
2.3.2 Nhu cầu protein .................................................................................................. 17
2.3.3 Nhu cầu glucid .................................................................................................... 19
2.3.4 Nhu cầu vitamin ................................................................................................. 19
2.3.5 Nhu cầu khoáng ................................................................................................. 20
2.3.6 Nhu cầu lipid ...................................................................................................... 21
2.3.7 Nhu cầu nƣớc ...................................................................................................... 22
2.4 Thức ăn nuôi heo ................................................................................................... 22
2.4.1 Thức ăn năng lƣợng ........................................................................................... 22
2.4.2 Thức ăn bổ sung protein ..................................................................................... 23
2.4.3 Thức ăn hỗn hợp ................................................................................................ 23
2.4.3.1 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp ........................................................... 23
2.4.3.2 Thức ăn hỗn hợp dạng bột .................................................................. 24
2.4.3.3 Thức ăn hỗn hợp dạng viên ................................................................ 24
2.5 Công tác thú y ....................................................................................................... 25
2.5.1 Phòng bệnh ......................................................................................................... 25
2.5.2 Trị bệnh .............................................................................................................. 26
2.5.2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con ................................................................................ 26
2.5.2.2 Một số bệnh khác thƣờng gặp trên heo con .................................................... 26


CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................ 27
3.1 Phƣơng tiện thí nghiệm ......................................................................................... 27
3.1.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................................ 27
3.1.1.1 Thời gian ............................................................................................. 27
3.1.1.2 Địa điểm ............................................................................................. 27
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm ...................................................................................... 29
3.1.3 Đối tƣợng thí nghiệm ......................................................................................... 29
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................ 30
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- iv -
3.1.4.1 Dụng cụ tại trại ................................................................................... 30
3.1.4.2 Các phƣơng tiện .................................................................................. 30
3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm .......................................................................... 31
3.1.6 Nƣớc uống trong thí nghiệm .............................................................................. 32
3.1.7 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm .................................................................... 32
3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm ....................................................................................... 32
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 32
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................... 33
3.2.2.1 Sinh trƣởng của heo con thí nghiệm ................................................... 33
3.2.2.2 TTTĂ và dƣỡng chất tiêu thụ hàng ngày ............................................ 33
3.2.2.3 Một số bệnh thƣờng gặp ở heo con sau cai sữa ................................... 34
3.2.2.4 Hiệu quả kinh tế trong quá trình thí nghiệm ...................................... 34
3.2.3 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm .................................................................... 35
3.3 Xử lý số liệu .......................................................................................................... 35

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................... 36
4.1 Kết quả về sinh trƣởng của heo thí nghiệm ........................................................... 36
4.1.1 Kết quả về sự sinh trƣởng của heo thí nghiệm theo giống ................................. 39
4.2.2 Kết quả về sinh trƣởng heo thí nghiệm theo phái tính ........................................ 39
4.2.3 Kết quả về sinh trƣởng của heo thí nghiệm theo giống và phái tính .................. 40

4.3 Lƣợng thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo
thí nghiệm theo giống .................................................................................................. 42
4.4 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm theo giống .............................. 43
4.5 Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm ....................................................................... 44
4.6 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm về mặt thức ăn và thú y theo giống heo ............. 45
4.6.1 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn ......................................................................... 47
4.6.2 Tổng hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm ......................................................... 47

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 50


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- v -
DANH MỤC BIỂU BẢNG


Bảng 2.1 Nhiệt độ thích hợp cho heo con trong thời kỳ theo mẹ ............................... 10
Bảng 2.2 Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa lợn con .................................................. 11
Bảng 2.3 Lƣợng dịch vị biến đổi tuỳ theo tuổi và ngày đêm của heo……………………….12
Bảng 2.4 Sự thay đổi lƣợng sữa và thành phần sữa .................................................... 15
Bảng 2.5 Nhu cầu dinh dƣỡng của heo đang tăng trƣởng .......................................... 16
Bảng 2.6 Mức năng lƣợng cần bổ sung cho heo con .................................................. 17
Bảng 2.7 Nhu cầu năng lƣợng của heo con bú sữa ngày đêm .................................... 17
Bảng 2.8 Nhu cầu acid amin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK) ............... 18
Bảng 2.9 Nhu cầu acid amin không thay thế hàng ngày (g/con/ngày) ....................... 18
Bảng 2.10 Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK) ................ 20
Bảng 2.11 Nhu cầu khoáng đa lƣợng trong thức ăn hỗn hợp của heo con ................. 21
Bảng 2.13 Tiêu chuẩn thức ăn hỗn họp cho heo con…………………………….…...24

Bảng 3.1 Thành phần HH và giá trị DD của thức ăn hổn hợp dành cho heo con cai sữa
giai đoạn đầu (Delac B) .............................................................................. 31
Bảng 3.2 Thành phần HH và giá trị DD của TĂHH dành cho heo con cai sữa giai
đoạn sau cai sữa (C15) ............................................................................... 31
Bảng 3.3 Thành phần hoá học của thức ăn hỗn hợp cho heo con sau cai sữa trong thí
nghiệm ......................................................................................................... 32
Bảng 4.1 Trọng lƣợng và sinh trƣởng của heo thí nghiệm theo giống ........................ 36
Bảng 4.2 Trọng lƣợng và sinh trƣởng của heo thí nghiệm theo phái tính ................... 39
Bảng 4.3 Trọng lƣợng và sinh trƣởng của heo con thí nghiệm
theo giống và phái tính ............................................................................... 40
Bảng 4.4 Mức ăn và tiêu thụ dƣỡng chất hàng ngày của heo con
thí nghiệm theo giống ................................................................................... 42
Bảng 4.5 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTTĂ theo giống.................................................. 43
Bảng 4.6 Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của heo con theo giống ........................................... 44
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y toàn thí nghiệm theo giống ......... 46







Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- vi -

DANH MỤC HÌNH & SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Heo Bông Ba Xuyên ...................................................................................... 2
Hình 1.2 Heo Thuộc Nhiêu ........................................................................................... 3
Hình 1.3 Heo Yorshire .................................................................................................. 4

Hình 1.4 Giống heo Duroc ............................................................................................ 5
Hình 1.5 Giống heo Landrace ....................................................................................... 6
Hình 1.6 Giống heo Pietrian ......................................................................................... 7
Hình 3.1 Chuồng trại khu bố trí thí nghiệm tại trung tâm giống vật nuôi Long An ... 27
Hình 3.2 Sơ đồ tổng thể Trung Tâm giống vật nuôi Long An .................................... 28
Hình 3.3 Các ô chuồng heo thí nghiệm ....................................................................... 29
Hình 3.4 Các nhóm giống heo thí nghiệm ................................................................... 30
Hình 4.1 Sinh trƣởng tích lũy heo heo con thí nghiệm theo giống .............................. 37
Hình 4.2 Sinh trƣởng tuyệt đối của heo con thí nghiệm theo giống ........................... 38
Hình 4.3 Sinh trƣởng tích lũy của heo con theo giống và phái tính ........................... 41
Hình 4.4 Sinh trƣởng tuyệt đối của heo con thí nghiệm thí nghiệm
theo giống và phái tính ................................................................................ 41
Hình 4.5 HSCHTĂ của heo thí nghiệm theo giống ..................................................... 44
Sơ đồ 3.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 32




















Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- vii -
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AA Acid amine
ASH Khoáng tổng số
CF Xơ thô
CP Protein thô
CPTĂ Chi phí thức ăn
CPTY Chi phí thú y
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐHCT Đại Học Cần Thơ
DM Vật chất khô
EE Béo thô
HSCHTĂ Hệ số chuyển hoá thức ăn
L Landrace
LL Lặp lại
ME Năng lƣợng trao đổi
NT1 Nghiệm thức 1
NT2 Nghiệm thức 2
NT3 Nghiệm thức 3
NXB Nhà xuất bản
Nxb Nơi xuất bản
STTĐ Sinh trƣởng tuyệt đối
STTL Sinh trƣởng tích lũy
TĂHH Thức ăn hỗn hợp
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh

TTTN Thực tập tốt nghiệp
VCK Vật chất khô
Y Yorkshire
P Pietrain
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

8
CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nƣớc, nơi đây sản
xuất ra khối lƣợng hàng hóa lớn về lƣơng thực và thực phẩm, là nơi có nhiều điều
kiện thuận lợi, tiềm năng phong phú, để phát triển tốt ngành chăn nuôi, đặc biệt là
chăn nuôi heo.
Do nhu cầu thịt heo của thị trƣờng trong nƣớc và thế giới ngày càng cao, cả về số
lƣợng và chất lƣợng, nên chăn nuôi nhỏ lẻ theo lối truyền thống đã không còn phù
hợp. Ngành chăn nuôi heo nƣớc ta dần chuyển sang phƣơng thức chăn nuôi tập trung,
thâm canh cao. Chính vì vậy, công tác giống ngày càng đƣợc chú trọng để có thể tạo
ra những giống heo có tốc độ tăng trƣởng nhanh, ít tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị
sản phẩm, chất lƣợng quầy thịt ngon hơn, heo sinh sản phải có nhiều con trong năm,
con đồng đều, khỏe mạnh… để từ đó có thể thỏa mãn đƣợc nhu cầu tiêu thụ thịt heo
của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới.
Trong các giai đoạn chăn nuôi heo, thì giai đoạn heo con theo mẹ, heo con sau cai sữa
là hai giai đoạn đáng quan tâm. Vì nó có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với ngƣời chăn
nuôi. Hiện nay hầu hết những trại chăn nuôi và những hộ chăn nuôi đều có những
biện pháp nuôi dƣỡng riêng, song tỷ lệ tiêu chảy, sự hao hụt ở heo con theo mẹ và sau
cai sữa còn quá cao.
Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề này là sự thay đổi sinh lý của heo lúc
sơ sinh. Tình trạng sinh lý tùy thuộc chủ yếu vào di truyền của heo. Tầm quan trọng
của gen đối với sức sống của heo con thƣờng đƣợc lƣu ý (Trần Thị Dân, 2006).
Trong chăn nuôi heo, giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả

kinh tế. Do đó, việc chọn đƣợc giống heo có khả năng sinh trƣởng phát triển tốt là
mối quan tâm hàng đầu của ngƣời chăn nuôi (Phạm Sĩ Tiệp, 2006).
Vì vậy, việc tìm ra nhóm giống heo thỏa mãn yêu cầu trên đang là vấn đề cần thiết và
cấp bách hiện nay. Đƣợc sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi - Khoa Nông Nghiệp
và SHƢD - Trƣờng Đại Học Cần Thơ và sự chấp nhận của Trung Tâm Giống Vật
Nuôi tỉnh Long An, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát sự sinh trƣởng của heo
con sau cai sữa (28 - 70 ngày tuổi) tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi tỉnh Long
An”.
Mục tiêu của đề đài: Theo dõi sự sinh trƣởng và phát triển của các nhóm giống heo
đang nuôi tại Trung Tâm. Trên cơ sở đó có thể tìm ra nhóm giống heo có tốc độ tăng
trƣởng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, ít bệnh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho ngƣời chăn nuôi.
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

9
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Đặc điểm một số giống heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.1.1 Giống heo nội
2.1.1.1Heo Ba Xuyên
Xuất phát từ giống lai giữa heo Bồ Xụ với giống heo siêu nạc Tamworth của Anh
Quốc đã đƣợc các chủ đồn điền ngƣời Pháp nhập vào Việt nam từ 1920. Heo Ba
Xuyên vóc dáng cũng cao to, mặt và cổ có nọng, tai to, mũi ngắn. Giống heo này nuôi
đến 10 tháng tuổi, trọng lƣợng đƣợc 80 kg xuất chuồng bán đƣợc giá vì cho nhiều
nạc. Nếu thời gian nuôi dài hơn thì chất lƣợng thịt bị giảm, do thời gian đó heo bắt
đầu tích lũy mỡ. Nên tỉ lệ mỡ rất cao (Việt Chƣơng, 2005).











Hình 1.1 Heo Bông Ba Xuyên

2.1.1.2 Heo Thuộc Nhiêu
Là nhóm heo trắng, hình thành từ trƣớc 1930 do lai giữa heo Bồ Xụ và heo Yorkshire
ở vùng Thuộc Nhiêu huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Hƣớng kiêm dụng nạc mỡ.
Lông da trắng tuyền có xen bớt đen nhỏ trên da. Tai nhô về phía trƣớc. Heo thích
nghi tốt với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh nƣớc ngọt vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Trọng lƣợng trƣởng thành từ 120 - 160kg, đẻ 10 - 12 con/lứa. Nuôi
thịt 10 tháng tuổi đạt 95 - 100kg, tỉ lệ nạc 47 - 48%. Năm 1990, hội đồng Khoa học
Nhà nƣớc và Bộ Nông nghiệp đã công nhận là giống Thuộc Nhiêu. Heo Thuộc Nhiêu
sử dụng nhân thuần và lai kinh tế với đực ngoại cho năng suất tốt (Nguyễn Thiện et
al., 2004).



Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

10












Hình 1.2 Heo Thuộc Nhiêu (Lê Thanh Hải & Nguyễn Thị Viễn, 2008)


2.1.2 Giống heo ngoại
Hiện nay các giống heo ngoại nhƣ Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain
đang đƣợc nuôi phổ biến ở nƣớc ta (Võ Văn Ninh, 2007).
2.1.2.1 Heo Yorkshire Large White
Theo Trƣơng Lăng (2003), giống heo này đƣợc lai pha máu giữa giống heo Châu Á
và giống heo Châu Âu, đƣợc chọn lọc nhân giống ở vùng Yorkshire nƣớc Anh từ thế
kỷ 19. Ngày nay giống này đã có ở hầu hết các nƣớc trên thế giới chọn lọc và nhân
giống, do nó có khả năng thích nghi cao trong những điều kiện khí hậu và môi trƣờng
khác nhau nên đƣợc nhiều nơi chọn làm giống nền. Trên cơ sở chọn lọc định hƣớng
các nhà chọn giống đã tạo ra đƣợc các giống Yorkshire ƣu tú, đặc trƣng cho một số
nƣớc, điển hình là Yorkshire Liên Xô với đặc điểm của toàn thân màu trắng, lông dày
mềm, tai thẳng đứng, vai đầy đặn, ngực sâu, dài mình, 4 chân khỏe. Mỗi lứa đẻ 11 -
12 con, trọng lƣợng lúc cai sữa đạt 135 – 150 kg/ổ. Nuôi 10 tháng tuổi đạt 126
kg/con. Heo trƣởng thành đạt 450 – 500 kg/con. Ngoài ra đối với giống Yorkshire
Cuba cũng có đặc điểm là toàn thân màu trắng, đầu to, trán rộng, mõm dài hơi cong,
tai đứng hơi nghiêng về phía trƣớc. Mỗi lứa đẻ 8 - 9,5 con, trọng lƣợng lúc cai sữa đạt
120 kg/ổ. Nuôi thịt 6 - 7 tháng tuổi đạt 100 kg/con.
Heo Yorkshire Large White có ƣu điểm là dòng đực có tỉ lệ nạc cao, dòng nái sinh
sản cao. Đồng thời cả con đực và nái đều có thân hình chữ nhật, bộ phận sinh dục đực
lộ rõ; con cái mắn đẻ, say con, nuôi con khỏe, thích nghi tốt, có chất lƣợng thịt tốt,
khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu môi trƣờng thay đổi cao. Do đó, heo
Yorkshire đang đƣợc nuôi phổ biến ở nƣớc ta và đƣợc dùng trong nuôi kinh tế với

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

11
heo nội để tạo con lai nuôi thịt đạt khối lƣợng giết thịt lớn và chọn lọc một số con lai
F1 đạt các chỉ tiêu kinh tế cao để tiếp tục cho lai theo hƣớng nạc cao.




Hình 1.3 Giống Heo Yorkshire (Lê Thanh Hải & Nguyễn Thị Viễn, 2008)


2.1.2.2 Heo Yorkshire Middle White
HeoYorkshire Middle White còn gọi là heo Trung Bạch, đƣợc nhập từ Nhật vào nƣớc
ta từ năm 1957, lúc đầu cũng đƣợc nhiều ngƣời chọn nuôi, do nó có sắc lông và hình
dáng bên ngoài không khác gì so với heo Yorkshire Large White, có điều nhỏ vóc
hơn (trọng lƣợng tối đa khoảng 330 kg). Đây là giống heo hƣớng nạc nên xuất
chuồng vào lúc heo đƣợc 7 tháng tuổi, có trọng lƣợng 80 kg mới cho nhiều nạc. Heo
trên 85 kg có tỉ lệ mỡ cao nên phẩm chất lƣợng thịt giảm, nên bán không đƣợc giá
(Việt Chƣơng, 2005).
2.1.2.3 Heo Duroc
Heo Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, nhƣng hiện nay đã hiện diện khắp nơi trên thế giới.
Heo có sắc lông đỏ nâu, bốn móng ở mỗi chân màu đen huyền. Khi lai, màu lông
vàng nhạt và xuất hiện đốm bông đen nhất là ở vùng mông, đùi, bụng. Heo có gốc tai
đứng, rìa tai xụ, da đen, niêm mạc và vùng da mỏng có mảng đồi mồi xám nâu. Lƣng
Duroc cong, ngắn đòn, bụng thon, thấp chân nên nái tơ phối với đực cao chân, dƣơng
vật có thể gieo nhầm vào hậu môn thay vì âm đạo (Lê Thanh Hải & Nguyễn Thị
Viễn, 2008).
Heo Duroc có thân hình vững chắc, bốn chân to khoẻ, đi lại vững vàng, mông vai rất
nở, tỷ lệ nạc cao (56 -58 %), tốc độ tăng trọng từ 660 - 770 g/con/ngày, tiêu tốn thức

ăn từ 2,48 - 3,33 kg/kg tăng trọng (Trần Văn Phùng, 2005). Heo đạt 100 kg ở khoảng
6 tháng tuổi, độ dày mỡ lƣng biến thiên từ 17 – 30 mm. Đây là loại heo hƣớng nạc,
phẩm chất thịt tốt. Cho nên, trong việc lai tạo heo con nuôi thịt ngƣời ta thích sử dụng
đực Duroc phối với nái lai hai máu Yorkshire và Landrace, hoặc lai với các dòng heo
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12
khác tạo ra con lai nuôi mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều nạc, phẩm chất thịt
tốt với màu thịt đỏ tƣơi, bóng mịn, không tái màu, không rỉ dịch, không có mùi chua
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2004).



Hình 1.4 Giống Heo Duroc (Lê Thanh Hải & Nguyễn Thị Viễn, 2008)

2.1.2.3 Heo Landrace
Heo Landrace xuất xứ từ Đan Mạch, heo có dạng hình nêm, lông da màu trắng tuyền,
mõm dài và thẳng, hai tai to ngã về phía trƣớc che cả mắt, mình lép, bốn chân hơi
yếu, khả năng thích nghi kém hơn Yorkshire trong điều kiện nóng ẩm. Heo nái có thể
trọng từ 220 - 250 kg, lợn đực có thể trọng từ 280 - 320 kg, tăng trọng bình quân
700 - 800 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 2,7 - 3,0 kg, tỷ lệ nạc/thịt xẻ
cao đạt từ 58 - 60% (Trần Văn Phùng, 2005).
Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa, nếu chăm sóc nuôi dƣỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa.
Mỗi lứa đẻ của nái từ 8 - 10 con. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa say con, nuôi
con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao. Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dƣỡng của
heo Landrace rất cao, thức ăn hằng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ protein về lƣợng
và chủng loại aa thiết yếu, nhu cầu các dƣỡng chất khác cũng cao hơn các nhóm
giống heo ngoại nhập khác. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dƣỡng chất,
hoặc dƣỡng chất không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh
chóng giảm sút tính năng sản xuất cho thịt, dễ bị mầm bệnh tấn công....

Các công thức lai 2 máu hoặc 3 máu thƣờng có máu Landrace với tỉ lệ khác nhau, đều
đƣợc nhân dân nhiều tỉnh ƣa chuộng (Võ Văn Ninh, 2000).


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

13


Hình 1.5 Giống Heo Landrace (Lê Thanh Hải & Nguyễn Thị Viễn, 2008)


2.1.2.5 Heo Pietrain
Pietrain là giống heo của Bỉ. Heo có màu lông da trắng đan xen từng đám đen
loang không đồng đều trên cơ thể. Thân dài, tai thẳng đứng đầu to vừa phải,
mõm thẳng, bốn chân thẳng, mông nở đùi to lƣng rộng (Nguyễn Thanh Sơn và
Nguyễn Quế Côi, 2005). Heo trƣởng thành con đực nặng 260 – 300 kg, con cái
nặng 230 – 260 kg, thân dài 1,5 – 1,6 m; độ dày mỡ lƣng bình quân 7,8 mm.
Đây là heo nổi tiếng về cho nạc, nhƣng nhu cầu dinh dƣỡng rất cao và chỉ dùng
làm nguyên liệu dòng đực để lai vớí nái lai F1(Yorkshire x Landrace) tạo heo
thịt thƣơng phẩm cho tỷ lệ nạc cao (56-62%) nhƣng sớ nạc thô, dai, ít vân mỡ,
hƣơng vị không thơm ngon. Tốc độ tăng trọng giai đoạn 30 – 90 kg là 760
g/ngày và tiêu tốn thức ăn là 2,56 kg/kg tăng trọng (Trần Ngọc Phƣơng và Lê
Quang Minh, 2002).
Heo thích nghi kém với điều kiện khí hậu quá nóng, quá lạnh, quá ẩm và rất dễ mắc
các bệnh về dinh dƣỡng, sinh sản, hô hấp… (Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2005).
Nhƣợc điểm lớn nhất của giống heo này là thích nghi kém, nhạy cảm với các yếu tố
stress, có gen yếu tim nên dễ bị chết đột tử khi heo bị tác động của các yếu tố stress
(Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005). Khả năng sinh sản không cao
khoảng 8-10 con/lứa, nuôi con không tốt, dễ bị đột tử khi di chuyển xa do có gen

Halothan.
Hiện nay heo nuôi thuần rất khó ở quy mô gia đình và trang trại nhỏ, các trại lớn
thƣờng nuôi để sản xuất đực tạo dòng heo con nuôi thịt hoặc sản xuất nọc lai 2 máu
để dễ nuôi trong nhân dân, hoặc để cải thiện phẩm chất thịt và tỉ lệ nạc trên một số
giống heo khác (Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

14


Hình 1.6 Giống Heo Pietrain (Lê Thanh Hải & Nguyễn Thị Viễn, 2008)

2.1.2 Công tác giống
Từ những giồng thuần cơ bản làm nguyên liệu tạo giống ban đầu, tuỳ theo và mục
đích và hƣơng lai tạo mà các nhà lai tao giống chọn và cho ra những công thức lai
theo hƣớng giống sinh sản hay nuôi thƣơng phẩm cụ thể (Lê Hồng Mận, 2006).
2.1.2.1 Lai để tạo nguyên liệu làm giống
* Nhân giống thuần
Nhân giống thuần gia tăng mức đồng hợp tử để ổn định đàn giống thuần. Tuy nhiên
nên chọn giống và ghép đôi giao phối cẩn thận tránh giao phối cận huyết quá đáng vì
đồng huyết ảnh hƣởng xấu đến sinh lực của thế hệ sau. Với tiến bộ của di truyền học,
ngƣời ta đã chọn những dòng thuần trong giống thuần. Trong các giống, có thể tạo
riêng dòng đực và cái, từ đó chọn cách gieo phối sao cho có đƣợc sức sản xuất mạnh
ở đời sau (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
* Nhân giống lai
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) thì qua nghiên cứu nhiều năm cho
thấy việc lai giống đã đạt hiệu quả cao thông qua ƣu thế lai. Ƣu thế lai là sự vƣợt trội
của con lai so với bố mẹ đƣợc thể hiện ở khả năng sống, sinh trƣởng, số con đẻ ra và
khả năng nuôi con. Hiện nay nhóm lai giữa (♂Yorkshire x ♀Landrace), (♂Landrace

x ♀Yorkshire) cho ra nái hai máu đƣợc nhà chăn nuôi xem là giống có khả năng sinh
sản tốt nhất, hoặc các con nái thuộc giống Yorkshire, Landrace có thể sinh sản tốt với
các nọc cùng giống. Tránh dùng con đực Pietrian hoặc Duroc lai, con lai là heo sinh
trƣởng sẽ sinh sản kém nếu muốn tạo heo cái hậu bị (Võ Văn Ninh, 2006). Ngoài ra
còn có thể lai giữa heo nội với heo ngoại tạo nái lai F
1
làm giống, điển hình là công
thức lai giữa ♂Đại Bạch x ♀Móng Cái, con lai F
1
có đặc điểm của heo Đại Bạch vừa
bảo tồn tính mắn đẻ, sinh sản tốt, chống chịu bệnh tật tốt của heo Móng Cái (Lê Hồng
Mận, 2006).
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

15
2.1.2.2 Lai tạo heo lai nuôi thương phẩm
Trong các nhóm heo lai này, tỷ lệ nạc đã đạt đƣợc trên 40% tuỳ theo điều kiện mức
độ lai và các giống dùng để lai (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2006). Theo Trƣơng Lăng
(2003), Võ văn Ninh (2006) và Phạm Sỹ Tiệp (2006), lai giống để tạo con lai thƣơng
phẩm (nuôi thịt) bao gồm các tổ hợp lai theo các công thức lai sau:
* Lai hai máu (A x B) là lai giữa hai giống khác nhau để tạo con lai F
1
nuôi
thịt. Phƣơng pháp lai tƣơng đối đơn giản mà sử dụng đƣợc tối đa 100% ƣu thế
lai từ con bố và con mẹ, nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt của giống. Ngoài ra
còn một số công thức lai nhƣ đực Landrace (hoặc Yorkshire) x nái Móng Cái (hoặc Ỉ,
heo nái địa phƣơng) hay đực Landrace x nái Yorkshie, đực Duroc (hoặc Hampshire,
Landrace) x nái Yorkshire
*Lai ba máu, sử dụng con mẹ là nái lai (C x AB) là phƣơng pháp lai sử dụng
ba giống khác nhau để tạo ra heo thƣơng phẩm 3 máu nâng suất cao. Nái lai F

1
phải đƣợc tạo ra từ hai giống “dòng nái” có khả năng sinh sản cao để tận dụng
tối đa ƣu thế lai. Đực giống phối với nái lai F
1
là đực đƣợc chọn ra theo “dòng
đực” để tạo ra đàn heo thƣơng phẩm có khả năng tăng trọng cao, tiêu tốn thức
ăn ít, độ dầy mỡ lƣng thấp, sức sống cao. Một số công thức lai nhƣ đực Landrace
(hoặc Yorkshire) x nái F
1
(Yorkshire x Móng cái ) và đực Duroc (hoặc Pietrain) x
nái F
1
(Landrace x Yorkshire)
*Lai bốn máu, sử dụng con bố là đực lai và con mẹ là nái lai (AB x CD). Đây
là phƣơng pháp sử dụng bốn giống thuần để tạo ra heo thịt thƣơng phẩm, là sản
phẩm của hai cặp lai F
1
giữa hai dòng đực và dòng nái có tỷ lệ máu đều giữa
các giống (25%). Mục đích là sử dụng ƣu thế lai của 4 giống và hiện nay công
thức lai 4 giống phổ biến nhất là tổ hợp lai đực (Pietrain x Duroc) x nái
(Landrace x Yorkshire)
2.2 Đặc điểm sinh lý heo con
2.2.1 Sinh trưởng và phát triển của heo con
Heo con trong thời kỳ này phát triển với tốc độ rất nhanh thể hiện thông qua sự tăng
khối lƣợng của cơ thể. Thông thƣờng, khối lƣợng heo con ở ngày thứ 7 - 10 đã gấp 2
lần khối lƣợng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần khối lƣợng sơ sinh, lúc 30 ngày
tuổi gấp 5 lần khối lƣợng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần khối lƣợng sơ
sinh (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


16
Khối lƣợng heo con đạt đƣợc ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối
tƣơng quan thuận với nhau khá chặt chẽ, có nghĩa là khối lƣợng lúc sơ sinh càng cao
thì có hy vọng để khối lƣợng lúc cai sữa cao (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận,
2005). Nếu heo lúc sơ sinh hơn nhau 0,5 kg thì tƣơng đƣơng với 1 kg hơn nhau ở thời
điểm cai sữa, và nếu trọng lƣợng ở thời điểm cai sữa hơn nhau 0,1 kg thì thời điểm
đạt trọng lƣợng giết thịt sẽ sớm hơn 1 ngày. Heo con nuôi trong giai đoạn cai sữa nếu
tăng trọng bình quân mỗi ngày thêm 5g thì thời điểm đạt trọng lƣợng giết thịt sẽ sớm
hơn 1 ngày.
2.2.2 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con
Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất nhạy cảm với sự
thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm gia súc non bị bệnh. Ở gia
súc non từ 15 - 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định (Trần Thị Dân, 2006).
Nƣớc ta tuy là xứ nóng nhƣng phải chống lạnh cho heo con mới sinh đến cai sữa, vì
nhiệt độ ban đêm thƣờng dƣới 30
o
C. Heo con chống lạnh bằng cách nâng cao chuyển
hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhƣng không kéo dài đƣợc. Nhiệt độ của heo con sau khi
đẻ giảm xuống phụ thuộc khối lƣợng sơ sinh, lƣợng và chất dinh dƣỡng thu đƣợc và
nhiệt độ môi trƣờng.
Heo con mới đẻ có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống so với ở bên trong cơ thể heo
mẹ có nhiệt độ ổn định 39
o
C, ra bên ngoài điều kiện nhiệt độ thay đổi tùy theo từng
mùa khác nhau. Do vậy, heo con rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm đƣờng huyết và có thể
dẫn đến chết. Điều này có thể do lông heo con thƣa, lớp mỡ dƣới da mỏng, diện tích
bề mặt so với khối lƣợng cơ thể cao nên khả năng chống lạnh kém; lƣợng mỡ và
glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lƣợng chống lạnh bị
hạn chế; hệ thần kinh điều khiển cân bằng thân nhiệt chƣa hoàn chỉnh. Bởi vì trung
khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai

đoạn trong thai và ngoài thai (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Khi sinh ra, 20 phút đầu tiên thân nhiệt hạ rất nhanh giảm 2 - 3
o
C. Do ảnh hƣởng của
nhiệt độ không khí và tốc độ bốc hơi của nƣớc đầu ối, nhiệt độ heo con hạ từ 38,6
o
C
xuống 37,7
o
C. Nếu sau khi đẻ từ 5 - 16 giờ heo con không đƣợc bú sữa, thân nhiệt hạ
xuống 36,9
o
C thì heo con có thể hôn mê và dễ chết. Nếu nhiệt độ bên ngoài dƣới 12

o
C, sau khi đẻ 20 phút đến 24 giờ mà thân nhiệt heo con chƣa nâng đƣợc 38
o
C thì sẽ
chết.
Vì vậy, phải có ổ ấm cho heo sơ sinh, để heo con nhanh trở lại nhiệt độ cơ thể bình
thƣờng. Nền chuồng, vách chuồng lạnh làm tăng bức xạ nhiệt của cơ thể heo con, làm
heo con tỏa nhiệt nhiều và tốn nhiều năng lƣợng hơn đối với chuồng ấm áp, nhiều
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

17
rơm độn, đốt sƣởi ban đêm. Biện pháp giử ấm và úm đèn cho heo con sơ sinh là biện
pháp cần thiết để nâng cao tỷ lệ nuôi sống của heo con (Trƣơng Lăng, 2003).
Nhiệt độ trong khu vực chuồng nái đẻ vừa thích hợp cho heo mẹ vừa thích hợp cho
heo con là một vấn đề không dễ, vì yêu cầu về nhiệt độ đối với heo mẹ và yêu cầu về
nhiệt độ đối với heo con trong từng giai đoạn là khác nhau. Đối với heo mẹ nhiệt độ

dao động thích hợp từ 15 - 24
o
C. Khi nhiệt độ trong chuồng cao hơn 24
o
C thì tính
thèm ăn giảm và sẽ giảm năng suất sữa. Đối với heo con, đặc biệt là những ngày đầu
sau khi mới đẻ ra, biên độ dao động nhiệt độ đối với heo con trong thời kỳ theo mẹ là
từ 25 - 35
o
C. Vì vậy, để có đƣợc nhiệt độ thích hợp cho heo con mà không ảnh hƣởng
đến heo mẹ thì nhất thiết phải có bóng đèn để sƣởi ấm vào những tháng mùa đông,
mùa thu và các ngày đầu sau khi đẻ của tất cả các mùa trong năm. Dƣới đây là
khuyến cáo nhiệt độ thích hợp cho heo con trong thời kỳ theo mẹ (Trần Văn Phùng,
2005)


Bảng 2.1 Nhiệt độ thích hợp cho heo con trong thời kỳ theo mẹ

Ngày tuổi Nhiệt độ
- Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ) 35
o
C
- Ngày thứ 2 33
o
C
- Ngày thứ 3 31
o
C
- Ngày thứ 4 29
o

C
- Ngày thứ 5 27
o
C
- Ngày thứ 6 trở đi 25 – 27
o
C
(Trần Văn Phùng, 2005)

2.2.3 Sức đề kháng của heo con
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), heo con từ khi mới sinh ra trong máu
hầu nhƣ không có kháng thể. Song lƣợng kháng thể trong máu heo con đƣợc tăng rất
nhanh sau khi heo con bú sữa đầu. Cho nên, ở heo con khả năng miễn dịch là hoàn
toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào lƣợng kháng thể hấp thu đƣợc nhiều hay ít từ sữa
mẹ. Trong sữa đầu của heo mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ
trong sữa có tới 18 - 19% protein. Trong đó, lƣợng  - globulin chiếm số lƣợng rất lớn
(34 - 45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở heo con.
Theo Trần Văn Phùng (2005),  - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa
đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của heo con. Heo con hấp thu
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

18
 - globulin bằng con đƣờng ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử
 - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian, phân tử này chỉ có khả năng thấm qua
thành ruột heo con rất tốt trong 24h đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng
men antitrypsin làm mất hoạt lực của men trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa
các tế bào vách ruột của heo con khá rộng.
Võ Văn Ninh (2001) cho rằng nếu heo nái đƣợc chủng ngừa kỹ, nuôi dƣỡng trong lúc
mang thai và tiết sữa đúng kỹ thuật, biện pháp chăm sóc tốt, thì đàn heo con sẽ tăng
trọng nhanh, ít bệnh tật. Nếu nái có bệnh nhƣ viêm vú, viêm tử cung, sốt, bỏ ăn, viêm

khớp,... thì đàn heo con thƣờng bị ảnh hƣởng xấu, gầy còm, tăng trọng kém, dễ bị tiêu
chảy, tỷ lệ chết cao.
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời kỳ này cũng
có quá trình tổng hợp kháng thể. Trƣớc đây ngƣời ta cho rằng mãi tới 2 tuần tuổi hoặc
muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở heo con. Song một nghiên cứu tại
Bruno (Tiệp Khắc) gần đây cho thấy chỉ ngay ngày thứ hai sau khi đẻ một số cơ quan
trong cơ thể heo con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Nhƣng theo Nguyễn Thiện và Võ
Trọng Hốt (2007), khả năng này còn rất hạn chế và nó chỉ đƣợc hoàn chỉnh tốt hơn
khi heo con đƣợc một tháng tuổi. Sự thành thục về miễn dịch học của heo con xuất
hiện sau một tháng tuổi. Đến thời gian này, khả năng thấm qua màng ruột các hợp
chất đại phân tử hầu nhƣ bị ngừn hoàn toàn (Trƣơng Lăng, 2003).
2.2.4 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hoá của heo con
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), thời kỳ này đặc điểm nổi bật của cơ
quan tiêu hóa heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh song chƣa hoàn thiện. Sự
phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lƣợng của bộ máy tiêu hóa.
Còn chƣa hoàn thiện thể hiện ở số lƣợng cũng nhƣ hoạt lực của một số men trong
đƣờng tiêu hóa heo con bị hạn chế.
Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dƣỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non. Trong một
ngày đêm, dạ dày phân giải 45% glucid, 50% protein, 20 - 25% đƣờng. Cả dạ dày và
ruột non phân giải và hấp thu 85% đƣờng, 87% protein. Ruột già chỉ còn không quá
10 - 15% (Trƣơng Lăng, 2003).




Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

19
Bảng 2.2 Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con


Thời gian

Cơ quan
Sơ sinh 70 ngày Số lần tăng
Dạ dày 2,5 ml 1815 ml >70 lần
Ruột non 100 ml 6000 ml 60 lần
Ruột già 40 ml 2100 ml >50 lần
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt,
2007)
Theo Trƣơng Lăng (2003), heo con sinh trƣởng và phát dục nhanh. Song những tuần
đầu bị hạn chế do chức năng cơ quan tiêu hóa chƣa thành thục.

2.2.4.1 Tiêu hóa ở miệng
Heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính amilase nƣớc bọt cao. Tách mẹ sớm, hoạt
tính amilase nƣớc bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn heo con do mẹ nuôi phải đến ngày
thứ 21. Nƣớc bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 - 2,6% vật chất khô. Tùy lƣợng thức ăn,
lƣợng tiết khác nhau, thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nƣớc bọt tiết ra mạnh,
thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy, cần lƣu ý không cho heo con ăn
thức ăn lỏng.
2.2.4.2 Tiêu hoá ở dạ dày
Heo con 10 ngày tuổi, dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày đạt 0,2 lít, hơn 2 tháng tuổi đạt
2 lít. Sau dó, tăng chậm, đến tuổi trƣởng thành đạt 3,5 - 4 lít. Dịch vị tiết ra tƣơng ứng
với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 3 - 4 tháng tuổi, sau dó kém
hơn.

Bảng 2.3 Lƣợng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo

Heo lớn Heo con
Ngày
Đêm

62%
38%
31%
69%
(Trương Lăng, 2003)

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

20
Heo con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chƣa rõ và có sự chênh lệch lƣợng dịch tiết
ra giữa ngày và đêm. Khi ban đêm heo mẹ nhiều sữa, kích thích sự tiết dịch vị ở heo
con. Nhƣng khi cai sữa lƣợng dịch vị tiết ra ngày đêm gần bằng nhau
(Bảng 2.3). Trong giai đoạn này độ acid của dịch vị heo thấp nên hoạt hoá
pepsinogen kém, diệt khuẩn kém. Acid Clohydric tự do xuất hiện ở 25 - 30 ngày tuổi
và diệt khuẩn rõ nhất ở 40 - 45 ngày tuổi. Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu nhƣ
không tiêu hoá protein thực vật.
2.2.4.3 Tiêu hoá ở ruột
Heo sơ sinh dung tích ruột non 100 ml, khi đến 20 ngày tuổi dung tích ruột non tăng
7 lần, đến tháng thứ 3 đạt 6 lít và đến 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già heo con sơ sinh có
dung tích 40 - 50ml, ở ngày thứ 20 đạt 100 ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4
là 7 lít và tháng thứ 7 là 11 - 12 lít. Sự tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tụy tiết ra enzyme
trypsin trong dịch tụy thủy phân protein thành aa. Ở trong thai 2 tháng tuổi chất tiết
đã có trypsin. Thai càng lớn, hoạt tính enzyme trypsin càng cao và khi mới đẻ hoạt
tính rất cao. Độ kiềm của dich tụy tăng theo tuổi và cƣờng độ tiết. Hoạt tính enzyme
amilase đạt 1000 - 8000 đơn vị và giảm theo tuổi. Ngƣời ta nhận thấy bệnh thiếu máu
heo con không ảnh hƣởng đến hoạt tính các enzyme, trừ enzyme manltase (Trần Thị
Dân, 2006).
2.2.7 Phương pháp tập cho heo con ăn sớm
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), tập cho heo con ăn sớm và cung cấp
đầy đủ chất dinh dƣỡng cho heo con là khâu quan trọng nhất để có thể đạt đƣợc năng

suất chăn nuôi. Mục đích tập cho heo con ăn sớm nhằm bổ sung chất dinh dƣỡng cho
heo con, tránh đƣợc thời kỳ khủng hoảng xảy ra vào giai đoạn sau 3 tuần tuổi. Do đó
heo con phát triển theo đúng qui luật của nó và tạo đƣợc điều kiện cho cơ quan tiêu
hoá sớm hoàn thiện. Đồng thời nó giúp đảm bảo đƣợc dinh dƣỡng đầy đủ và cân bằng
hơn, bù đắp những yếu tố hạn chế ở sữa mẹ.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lƣu Kỷ (2004), tập cho heo con ăn sớm còn là biện pháp
giúp cho heo mẹ bớt hao mòn cơ thể, bảo đảm các lứa đẻ sau đều đặn và heo mẹ
không bị loại thải sớm. Tập cho đàn heo con ăn sớm còn là cách giảm khoảng cách
giữa khả năng cho sữa của heo mẹ với sự tăng trƣởng của heo con. Tập cho heo con
ăn sớm thƣờng đƣợc chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu, heo con đƣợc làm quen làm quen với thức ăn, thức ăn đƣợc để
ở ô nuôi heo con riêng để chúng ngửi, liếm tự do, không ép ăn, thời gian này heo con
vẫn sống bằng sữa mẹ là chính.
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

21
Giai đoạn tiếp theo là tập cho heo con ăn thêm trƣớc khi bú mẹ. Thời gian tập
khoảng 1 tiếng, ngày đầu 2-3 lần, sau đó tăng dần thời gian ở chỗ tập ăn 2-3 tiếng.
Thời gian tập ăn có thể kéo dài 20-25 ngày. Thức ăn cho heo con cần đủ các chất dinh
dƣỡng, gần đƣợc nhƣ sữa mẹ, có độ ngọt thích hợp để kích thích heo con ăn.
2.2.8 Phương pháp cai sữa heo con
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), tuổi cai sữa heo con giống
ngoại có thể vào lúc 14, 21,28, 35 ngày tuổi là phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi của
từng cơ sở, từng gia đình bao gồm điều kiện chuồng trại, chất lƣợng thức ăn, trình độ
quản lý.
Tiến hành cai sữa khi heo con đã làm quen đƣợc với thức ăn và heo trong đàn mạnh
khoẻ, không bị ốm. Khi đó tiến hành giảm lƣợng thức ăn vào ngày cai sữa và một số
ngày kế tiếp. Cụ thể ngày cai sữa giảm 1/2 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc ngày cai
sữa; Ngày tiếp theo giảm 1/3 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc ngày cai sữa; Ngày tiếp
theo giảm 1/4 lƣợng thức ăn so với ngày trƣớc ngày cai sữa. Sau đó quan sát nếu thấy

heo con không có vấn đề về tiêu hoá thì cho ăn mức bình thƣờng nhƣ trƣớc ngày cai
sữa, rồi tăng dần theo nhu cầu của heo con.
2.2.5 Những biến đổi sinh lý heo con cai sữa
2.2.5.1 Những biến đổi về tiêu hoá
Đối với heo con đang theo mẹ, nếu ta tách mẹ ra và nuôi dƣỡng chúng với khẩu phần
thích hợp trong tuần đầu vẫn xảy ra xáo trộn trao đổi chất. Vì thế cần phải có thời
gian thích hợp để heo con làm quen với một số khẩu phần thức ăn, lúc này cơ thể heo
con hoàn toàn sử dụng nguồn năng từ thức ăn ta cung cấp. Do quá trình tiêu hoá khác
nhau, chức năng tiêu hoá tăng dẫn đến chất dinh dƣỡng hấp thu nhiều hơn
Theo Trƣơng Lăng (1999) thì thức ăn thay thế sữa mẹ có thể khó tiêu hơn sữa mẹ,
không tiêu hoá hết số lƣợng thức ăn tập ăn có thể làm cho heo con bị ảnh hƣởng là
giảm khả năng tiêu hoá, vi sinh vật ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu nƣớc ở
đƣờng ruột dẫn đến tiêu chảy.
2.2.5.2 Ảnh hưởng của sự cho ăn lên sự tiêu hoá
Sau khi tách mẹ việc cho ăn tự do dẫn đến tỷ lệ rối loạn tiêu hoá cao hơn, tuy nhiên
khi cho ăn giới hạn cũng là cho năng suất giảm. Do đó tiêu chảy và cho ăn hạn chế
đều làm cho tốc độ tăng trọng giảm, khuyến cáo nên giảm số lƣợng cho ăn trên ngày
trong những trƣờng hợp xuất hiện tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2003).
Khi heo ăn nhiều bữa trong ngày (5 bữa so với 3 bữa) dịch vị tăng 79,43%, dịch tụy
tăng 35,2%. Ăn khô so với ăn ƣớt dịch tiêu hóa tăng 12%. ). Từ sơ sinh đến 20 - 35
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

22
ngày tuổi không tiết HCl, nhƣng cho ăn sớm bằng ngũ cốc từ 14 - 20 ngày thì tiết
HCl, giúp tiêu hoá tốt hơn Cho heo con ăn sớm kích thích tiết dịch vị, tiết HCl khi
thức ăn tác động cơ giới vào thành dạ dày. Bộ máy tiêu hoá phát triển, ruột dài ra,
tăng tiêu hoá, sinh trƣởng mau (Trƣơng Lăng, 2000).
2.2.5.3 Khả năng ức chế sau cai sữa
Cơ thể heo con dễ bị strees sau khi cai sữa do một số nguyên nhân về tâm lý nhƣ việc
tách khỏi mẹ, nhập đàn hay chuyển chuồng nuôi làm ảnh hƣởng đến hoạt động của

heo. Heo con phải tập thích nghi về sự thay đổi về nhiệt độ, điều kiện môi trƣờng và
học cách uống nƣớc, cũng ăn thức ăn riêng (Trần Thị Dân, 2003).
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là yếu tố về việc thay đổi thức ăn
đƣợc cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ sang thức ăn khô, cứng và việc cung cấp giữa các
lần không tƣơng đƣơng, thức ăn không đƣợc cung cấp 24/24 giờ. Chính là nhƣng
nguyên đó dẫn đến nguồn cung cấp năng lƣợng bị giảm. Đó là chƣa nói đến việc cung
cấp thức ăn có chất lƣợng không ổn định vì đƣợc đặt trong điều kiện không khí nóng
ẩm. Sự thay đổi này gây bởi sự cung cấp dinh dƣỡng từ những máng ăn xa lạ đối với
heo con (Trƣơng Lăng, 2003).
Ngoài ra heo con cần nƣớc nhiều hơn khi ăn thức ăn khô. Sự tranh giành hoặc đánh
nhau cũng rất xảy ra khi ghép bầy hay có sự chênh lệch về trọng lƣợng trong cùng
một bầy.
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con
Lĩnh vực dinh dƣỡng cho heo con còn nhiều thách thức. Một khẩu phần sau cai sữa
chất lƣợng là cần thiết để giảm bớt shock và hậu quả của cai sữa sớm. Giảm giá thành
sản phẩm bằng cách giảm chất lƣợng sẽ kéo dài dấu hiệu giảm tăng trƣởng sau cai
sữa do ảnh hƣởng tiêu cực trên chỉ tiêu sinh trƣởng và sức khoẻ.
Theo Trƣơng Lăng (2003), heo con sinh trƣởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao. Sau khi
đẻ 8 ngày tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3 - 4 lần, 55 - 60 ngày tăng gấp 15 - 20 lần.
Heo con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiều, nhƣng lƣợng tiết sữa của heo mẹ lại giảm
từ tuần thứ 3, tuần thứ 4 rõ rệt. Tuần thứ 3, do lƣợng sữa giảm nên không cung cấp đủ
năng lƣợng cho heo con, nên tập ăn sớm cho heo con.






×