Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Lịch sử việt nam - Sơ kỳ thời đại đồ đồng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 161 trang )

Sơ kỳ thời đại đồ
đồng
Sơ kỳ thời đại đồ đồng
Con người đã biết đúc các công cụ, vũ khí và đồ trang sức bằng đồng thau. Họ đã biết trồng
lúa và chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn, gà. Có ba nhóm văn hoá phân bố ở ba khu
vực. Nhóm thứ nhất (văn hoá Tiền Ðông Sơn) phân bố trong các lưu vực sông Hồng, sông
Mã và sông Cả. Nhóm thứ hai (văn hoá Tiền Sa Huỳnh) phân bố ở vùng Nam Trung Bộ. Và
nhóm thứ ba, phân bố trong lưu vực sông Ðồng Nai ở miền Ðông Nam Bộ.
Ở miền Bắc Việt Nam, các văn hoá Tiền Ðông Sơn tương ứng với giai đoạn đầu của thời kỳ
Hùng Vương.
Các nhóm văn hoá Tiền Ðông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hội tụ lại thành một văn
hoá thống nhất, đó là văn hoá Ðông Sơn, thuộc thời đại sắt sớm vì một số công cụ bằng sắt
đã xuất hiện. Nhưng các chế phẩm bằng đồng thau tinh mĩ là đặc trưng của văn hoá này.
Hiện vật tiêu biểu là những chiếc trống đồng lớn có hoa văn trang trí đẹp.
Văn Hoá Phùng Nguyên
Văn hoá mở đầu cho các văn hoá Tiền Đông Sơn trên lưu vực Sông Hồng, Việt Nam; phân
bố chủ yếu trên vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ thuộc sơ kì thời đại đồ đồng, niên đại
trong khoảng 3.500 - 4.000 năm cách ngày nay. Cho đến nay đã phát hiện được hàng mấy
chục di tích cư trú, công xưởng chế tác đồ đá và mộ táng, trong đó có những di tích tiêu biểu
như Phùng Nguyên, Xóm Rền, Gò Bông, An Đạo, Nghĩa Lập, Đồng Đậu (lớp văn hoá
dưới), Lũng Hoà, Chùa Gio, Văn Điển, Bãi Tự, vv.
Đồ đá VHPN đạt đến đỉnh cao của đồ đá nguyên thuỷ, được chế tác bằng các phương pháp
cưa, khoan, mài, tiện rất tinh xảo, có kích thước tương đối nhỏ, được làm từ đá bazan và các
loại đá nephrit, spilit có màu sắc đẹp; gồm có các loại rìu, bôn, đục, bàn mài, mũi tên, mũi
giáo, qua, nha chương và các loại vòng tay, khuyên tai, nhẫn, ống chuỗi, hạt chuỗi với đủ
loại kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Hầu hết rìu, bôn ở đây đều có hình tứ giác, rất hiếm rìu,
bôn có vai và có nấc. Đồ gốm VHPN phần lớn được làm bằng bàn xoay, thành gốm mỏng
đều, độ nung tương đối cao, chất liệu gốm thô pha cát hạt nhỏ, ngoài có lớp áo gốm mỏng
màu hồng nhạt, còn một ít gốm mịn, mặt ngoài được miết láng rất đẹp. Hoa văn trang trí cực
kì phong phú gồm văn thừng mịn, văn chải, văn in kiểu cuống rạ, văn đắp nổi, tiêu biểu hơn
cả là văn khắc vạch chấm giải với những mô típ hình chữ S, chữ V, hình tam giác, tạo thành


những đồ án đối xứng phong phú đẹp mắt. Về loại hình có các loại nồi, vò, bình, bát, chạc
gốm, dọi xe sợi, bi gốm, v v. Tiêu biểu hơn cả có loại nồi vò thành miệng dày, bình bát có
chân đế tương đối cao, bát kiểu mâm bồng, bình miệng vuông đáy tròn. Đã phát hiện ra một
số tượng động vật bằng đất nung như tượng bò, tượng gà vừa hiện thực vừa sinh động, có
thể xem là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình sớm nhất được phát hiện ở Việt Nam. Đồ
đồng rất hiếm, chỉ mới phát hiện được ở một vài di tích và cũng chỉ ở dạng xỉ đồng. Người
Phùng Nguyên chôn người chết trong mộ địa, các mộ có phương hướng gần giống nhau, tử
thi được chôn theo tư thế nằm ngửa chân tay duỗi thẳng. Huyệt mộ hình chữ nhật, trong đó
một số mộ được đào thành bậc cấp. Đồ tuỳ táng thường là nồi, bình, bát, chạc gốm, rìu, đục
cùng một số đồ trang sức bằng đá, đôi khi chôn theo hàm lợn. Người Phùng Nguyên sống
chủ yếu bằng nông nghiệp.

Nguồn:
Văn Hoá Hoa Lộc
Văn hoá khảo cổ sơ kì thời đại đồng, được gọi theo tên xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hoá, Việt Nam, nơi phát hiện di chỉ đầu tiên và điển hình cho nền văn hoá này (vào
cuối 1973). Các di chỉ VHHL phân bố trên các đồi cát cao chạy dài ven biển bắc Thanh Hoá,
thuộc địa phận huyện Hậu Lộc và Nga Sơn. Đồ đá phong phú, đa dạng, gồm chủ yếu là công
cụ lao động: cuốc có vai (nhiều), cuốc tứ giác (ít); rìu bôn tứ giác (nhiều), rìu bôn có vai (ít),
đặc biệt có loại rìu xéo giống hình rìu xéo bằng đồng trong văn hoá Đông Sơn; bàn mài các
loại số lượng rất nhiều; công cụ ghè đập; công cụ đá lưỡi rất tù, thân có những đường rãnh
chưa rõ chức năng. Đồ trang sức ít, vòng tay gồm mặt cắt hình tam giác, bầu dục. Kĩ thuật
mài chiếm vị trí chủ đạo trong chế tác đồ đá nhưng không thật tinh tế, trau chuốt. Đồ gốm
nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình. Ngoài các đồ gia dụng như nồi, bình, bát, chậu, vật
hình hộp, đồ gốm có chân nhọn còn có các đồ trang sức như vòng, hạt chuỗi, khuyên tai
bằng đất nung, những con dấu in hoa văn đặc trưng cho văn hoá này. Đồ gốm được trang trí
văn thừng, khắc vạch, in dấu lưng và miệng sò, ấn vũm, trổ lỗ. Các cách tạo hoa văn này
được phối hợp với nhau, tạo nên phong cách rất riêng cho đồ gốm VHHL. Đồ đồng hiếm,
mới tìm thấy mảnh vòng, rìu, mảnh đồng. Chủ nhân VHHL sống bằng nghề nông (đã tìm
thấy dấu tích hạt lúa), chăn nuôi (tìm thấy xương thú thuần dưỡng), săn bắn (tìm thấy nhiều

xương thú rừng), đánh cá (tìm thấy nhiều xương cá). VHHL nằm cùng bình tuyến và có mối
quan hệ giao lưu văn hoá rõ ràng với các văn hoá sơ kì đồ đồng khác ở vùng Trung Bộ và
Bắc Bộ Việt Nam là văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Hạ Long, nhóm di tích văn hoá Cồn
Chân Tiên, Mả Đống. Thời gian tồn tại của VHHL vào khoảng trên dưới 4.000 năm cách
ngày nay.
Thời đại Đá mới
Ðến văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (khoảng 6.000 - 10.000 năm), con người đã biết dùng
công cụ cuội được ghè đẽo một mặt, bắt đầu biết mài rìu đá, làm đồ gốm và có khả năng
đã biết đến trồng trọt sơ khai.
Trong giai đoạn này trên đất Việt Nam, đã xuất hiện những nhóm cư dân tiền sử có đặc
trưng văn hoá là thuộc thời đại Đá mới Con người trong giai đoạn này đã biết dùng
những chiếc rìu đá được mài nhẵn hoàn toàn, những chiếc vòng tay đá được khoan rất
khéo, và những đồ gốm có hoa văn rất đẹp.
Văn Hoá Hoà Bình:
Văn hóa khảo cổ mang tên tỉnh Hoà Bình, nơi nhà khảo cổ người Pháp Côlani (M.
Colani) phát hiện và khai quật di tích đầu tiên vào năm 1927. Thuật ngữ VHHB được các
nhà tiền sử học Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua năm 1932. Các di tích VHHB phân
bố ở hầu khắp các nước Đông Nam Á lục địa, nhưng tập trung nhất là Việt Nam với trên
120 di chỉ. Cư dân VHHB chủ yếu sống trong các hang động đá vôi, săn bắt hái lượm là
hoạt động kinh tế chính, có thể đã biết đến nông nghiệp sơ khai. Người Hoà Bình chế tác
công cụ lao động từ đá cuội sông suối, loại hình tiêu biểu nhất là rìu hình hạnh nhân, nạo
hình đĩa, rìu ngắn, rìu mài lưỡi; ít chế tác và sử dụng công cụ từ xương và vỏ trai, có thể
đã sử dụng đồ gốm trong sinh hoạt. Người Hoà Bình chôn người chết tại nơi cư trú, chủ
yếu theo tư thế nằm co, có rải đá, vỏ ốc hoặc than tro dưới thi hài, di cốt được bôi thổ
hoàng. Người Hoà Bình có nghệ thuật dung dị, mang tính ước lệ, phản ánh quan hệ của
con người với môi trường và tín ngưỡng tâm linh. VHHB có niên đại tuyệt đối sớm nhất
là 18.000 năm và muộn nhất 7.500 năm cách ngày nay, thuộc thời đại đá mới; phát triển
qua 3 giai đoạn: Hoà Bình sớm (18.000 - 12.000 năm), Hoà Bình điển hình (12.000 -
9.000 năm) và Hoà Bình phát triển (9.000 - 7.500 năm). VHHB có nguồn gốc từ văn hoá
Sơn Vi và đóng góp vào sự hình thành một số văn hoá đá mới ở Việt Nam như: Đa Bút,

Cái Bèo, Quỳnh Văn; đồng thời đóng góp vào việc tạo dựng sắc thái văn hoá Đông Nam
Á thống nhất trong đa dạng.


Nguồn:
Văn Hoá Bắc Sơn
Văn hoá Bắc Sơn là văn hoá sơ kì đá mới. Cư dân VHBS sống trong hang động hoặc mái
đá trong vùng núi đá vôi Bắc Sơn. Kinh tế: săn bắt, hái lượm và làm gốm. Công cụ tiêu
biểu: rìu cuội ghè đẽo mài lưỡi, thường được gọi là "rìu Bắc Sơn" và thỏi đá phiến có dấu
hai rãnh song song, gọi là "dấu Bắc Sơn". VHBS phát triển tiếp sau văn hoá Hoà Bình,
tồn tại cách ngày nay khoảng từ 7 - 10 nghìn năm.

Nguồn:
Văn Hoá Đa Bút
Văn hoá khảo cổ được gọi theo tên địa điểm Đa Bút ở Thanh Hoá, Việt Nam, do Patơ (E.
Patte) khai quật năm 1932 và các nhà khảo cổ định danh. Đến nay, đã phát hiện được 8
địa điểm VHĐB, phân bố ở đồng bằng Thanh Hoá và Ninh Bình, niên đại từ trên 4.000
đến 6.000 năm cách ngày nay. Phát triển qua các giai đoạn: Đa Bút, Cồn Cổ Ngựa (lớp
trên) và Gò Trũng. Đặc trưng nổi bật là đồ gốm pha nhiều sạn sỏi to, đáy tròn, không
chân đế, miệng đứng thẳng hơi loe, thành miệng cao, bụng hình cầu, văn đập hình nan
đan.
Đồ đá có sự biến đổi nhanh từ kĩ thuật mài lan thân sang rìu mài toàn thân, kích thước
nhỏ, cùng với đục, cưa, cối, chày, dùi, vòng đá hình bánh xe và đặc biệt là chì lưới đánh
cá làm từ đá phiến và đất nung hình quả nhót có khía rãnh để buộc dây. Cư dân VHĐB
từng khai phá đồng bằng châu thổ Sông Mã, trồng trọt một số loại cây rau, củ; phát triển
nghề đánh cá trên sông biển, là một trong những trung tâm sản xuất gốm thời đại đá mới
ở Việt Nam. VHĐB có nguồn gốc từ văn hoá Hoà Bình và đóng góp vào sự hình thành
các văn sơ kì kim khí ở khu vực.



Nguồn:
Văn Hoá Hạ Long
Văn hoá khảo cổ mang tên vịnh biển nổi tiếng ở Quảng Ninh, do các nhà khảo cổ học
Việt Nam định danh. Đến nay đã phát hiện được 27 địa điểm. VHHL, phân bố trên cồn
cát, eo đất hoặc hang động hải đảo ven biển Quảng Ninh và Hải Phòng. Công cụ đá
gồm rìu bôn kích thước nhỏ, mài toàn thân; chày, hòn kê, bàn mài có các rãnh cắt ngang
hình chữ U.
Đồ gốm có gốm cứng, mỏng, gốm xốp, trang trí hoa văn đắp thêm, khắc vạch kết hợp trổ
lỗ. Bôn có vai có nấc, gốm xốp và bàn mài rãnh là di vật tiêu biểu đặc trưng cho VHHL.
VHHL phát triển từ văn hoá Cái Bèo, giao lưu, trao đổi với các nền văn hoá đồng đại
khác như Phùng Nguyên, Hà Giang, Mai Pha, Hoa Lộc (Bắc Việt Nam) và các đảo ven
biển Nam Trung Quốc; đóng góp vào sự hình thành văn hoá Đông Sơn vùng ven biển
Việt Nam. Cư dân VHHL có niên đại 4.000 năm cách ngày nay, thạo nghề biển, đạt tới
đỉnh cao kĩ thuật nghề gốm, biết trồng trọt, xe sợi đan lưới, làm dây câu, đóng bè và đi
biển.


Nguồn:
Văn Hoá Bàu Tró:
Văn hoá khảo cổ mang tên địa điểm Bàu Tró ở Đồng Hới (Quảng Bình; Việt Nam), do
Patơ (E. Patte) khai quật năm 1923. Đến nay đã phát hiện hơn 20 địa điểm của văn hoá
này với các loại hình: cồn sò điệp, cồn cát và cồn đất, phân bố dọc đồng bằng ven biển từ
Nghệ An tới Quảng Bình. Công cụ đá có rìu, bôn, cuốc, đục, dao, cưa, mũi khoan, bàn
mài, chày, bàn nghiền và hòn ghè; tiêu biểu nhất là rìu, bôn có vai được ghè lại lưỡi. Đồ
gốm có số lượng lớn, ổn định về chất liệu, loại hình và hoa văn trang trí, trong đó đặc
trưng nhất là loại gốm gắn tai, trang trí văn in mai rùa, văn khắc vạch hình khuông nhạc
trên nền văn thừng, kết hợp với tô màu đỏ hoặc đen ánh chì. VHBT có niên đại khoảng
4.000 năm cách ngày nay. Là văn hoá của cư dân định cư, săn bắt, hái lượm và có thể đã
biết làm nông nghiệp; có nguồn gốc từ văn hoá Quỳnh Văn và có quan hệ giao lưu trao
đổi với cư dân văn hoá Hoa Lộc, Hạ Long ở phía bắc, với cư dân văn hoá Xóm Cồn ở

phía nam, với các bộ lạc miền núi Trung Bộ và Tây Nguyên. VHBT là một thành tố đóng
góp vào sự ra đời của văn hoá Sa Huỳnh ở Miền Trung Việt Nam.
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở
Việt Nam
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam
Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một
trong những quê hương của loài người. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở Bình-Gia
(Lạng Sơn), nhiều công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ ở núi Đọ, núi Quan Yên (Thanh
Hoá). Đó là dấu vết xưa nhất hiện nay ta biết về giai đoạn bầy người nguyên thủy trên đất
nước ta.Thời ấy cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm.
Bấy giờ, mực nước biển Đông thấp gần trăm mét so với ngày nay. Vì vậy, đất nước ta khi ấy
qua bán đảo Ma-lai-xi-a còn nối liền với các đảo Gia-va, Xu-ma-tơ-ra, Ca-li-man-tan của In-
đô-nê-xi-a. Các kết quả nghiên cứu địa chất và khí hậu học còn cho biết trong thời kỳ này
xen kẽ những kỳ khô hạn là những kỳ mưa nhiều khiến khí hậu Việt Nam ẩm và mát hơn
bây giờ một chút. Trong rừng rậm, trên thảo nguyên, có nhiều đàn voi răng kiếm, gấu mèo,
tê ngưu, lợn lòi, hổ, báo, hươu, nai, đười ươi, vượn, khỉ, cầy, chồn sinh sống. Những bầy
người nguyên thuỷ sống dựa vào hang đá, lùm cây, đi dọc bờ suối, bờ sông tìm kiếm thức ăn
bằng hái lượm và săn bắt.
Người ta đã phát hiện được ở núi Đọ hàng vạn công cụ đồ đá cũ; người Việt cổ khai thác đá
gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ, tạo nên những công cụ chặt, rìu tay, nạo bỏ lại nơi
chế tác những mảnh đá vỡ, thuật ngữ khảo cổ gọi là mảnh tước. Với những đồ đá đó, người
nguyên thủy có thể chặt cây, vót gậy tre, lao gỗ, xẻ thịt, đập vỡ xương thú săn bắt được
Loại hình công cụ nghèo nàn, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ là đặc điểm của thời kỳ đồ đá cũ. Di
tích núi Đọ là bằng chứng về sự có mặt của những chủ nhân sớm nhất trên lãnh thổ Việt
Nam vào thời kỳ tổ chức xã hội loài người đang hình thành.
Cách ngày nay khoảng ba, bốn vạn năm, vào thời kỳ bộ tộc nguyên thuỷ, cư dân bản địa đã
đông đúc hơn. Người ta đã phát hiện được dấu tích con người cùng với những hóa thạch
động vật cổ ở hang Hùm (Yên Bái), hàng Thung Lân (Ninh Bình). Đó là những thị tộc, bộ
lạc sống trong hang động miền núi đá vôi. Tuy nhiên, cũng đã có những thị tộc, bộ lạc tiến
ra sinh sống ở miền đồi trung du vốn là miền phù sa cổ của sông Hồng với rừng rậm phủ

dày. Những hiện vật đá cuội ghè đẽo thô sơ thuộc cuối thời đại đồ đá cũ hoặc đầu thời đại đồ
đá giữa tìm thấy ở di chỉ Sơn Vi (Phú Thọ) là những minh chứng chắc chắn cho giả thuyết
này.
Văn hóa đá cuội ghè được tiếp nối với hai nền văn hóa Hòa Bình (thuộc thời đại đồ đá giữa)
và văn hóa Bắc Sơn (thuộc buổi đầu thời đại đồ đá mới) cách ngày nay khoảng một vạn
năm. Ở các nền văn hoá này, bên cạnh kỹ thuật chẻ đẽo, người nguyên thủy đã phát minh kỹ
thuật mài, tạo nên những chiếc rìu Bắc Sơn (rìu tứ giác mài lưỡi) nổi tiếng. Văn hóa Bắc
Sơn là một trong những di chỉ văn hóa có rìu mài sớm trên thế giới. Cũng trong thời kỳ này
người ta còn phát hiện được những đồ gốm đầu tiên được nặn bằng tay.
Việt Nam là đất nước của hàng trăm loại tre, nứa. Tre, nứa đóng vai trò rất quan trọng trong
nền văn hóa nguyên thủy cũng như trong đời sống người Việt Nam sau này. Chúng được
dùng làm gậy, lao, cung tên, đồ đan lát, thừng bện Do bị thời gian huỷ hoại nên đến nay
không còn chứng tích công cụ tre, nứa của người Việt cổ; tuy nhiên ta vẫn có thể tìm thấy
dấu vết của tre, nứa trên các hoa văn đồ gốm sơ kỳ.
Cùng những thị tộc, bộ lạc ở miền núi, trung du trên đất nước Việt Nam khi ấy, còn có
những tập đoàn người nguyên thủy sinh sống ở miền ven biển Đông. Họ là chủ nhân của các
nền văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Trải qua mấy nghìn năm,
đống vỏ sò điệp do họ vứt ra sau những bữa ăn đã chất cao thành gò, rộng hàng trăm mét
vuông. Người nguyên thủy sinh sống ở ven bờ biển còn khai thác đá gốc (thạch anh) làm
công cụ. Họ chôn người chết trong những mộ huyệt tròn đào giữa đống sò điệp và chôn theo
người chết một vài công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ
Với đồ đá, đồ tre gỗ, đồ đựng bằng đất nung, các thị tộc nguyên thủy đi săn và hái lượm có
hiệu quả hơn. Ngoài việc mò cua, bắt ốc, chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn còn
săn được nhiều thú như lợn rừng, hươu nai, trâu bò rừng, tê ngưu, voi Chủ nhân các nền
văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết nuôi chó, trồng một số cây ăn quả, cây cỏ
củ, rau đậu, dưa . Từ cuộc sống hái lượm những sản vật sẵn có của tự nhiên, người nguyên
thủy Việt Nam sớm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh nghề săn, nghề
đánh cá phát đạt, nghề nông đã ra đời cùng với việc chăn nuôi gia súc nhất là trên các vùng
châu thổ của các con sông lớn.
Nhiều nhà nông học khẳng định bán đảo Đông Dương là quê hương của cây lúa. Ở đây có

nhiều loại lúa hoang hiện còn tồn tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bà con trong vùng
thường gọi là lúa ma hoặc lúa trời. Dấu vết con người thời kỳ nguyên thủy có thể tìm thấy ở
mọi miền trên đất nước Việt Nam từ vùng cực Bắc đến cực Nam. Họ để lại những di tích
hang động và di tích ngoài trời ở miền núi, đồng bằng kể cả ở những vùng đất thấp sình lầy
Nam Bộ trước khi hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Như vậy là vào thời đại đồ đá,
trên nhiều vùng ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nguyên thủy đặc sắc, trong đó
bên cạnh nền kinh tế hái lượm đã bắt đầu phát triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa
nước.
Con người đã xuất hiện khá sớm trên đất Việt Nam. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy dấu vết của người vượn Homo erectus trong một số hang động ở Lạng Sơn và Nghệ
An. Ðặc biệt là ở hậu kỳ thời đá cũ (văn hoá Sơn Vi cách ngày nay 10.000 - 23.000 năm),
con người đã phân bố khá rộng và khá đông trên đất Việt Nam.
Văn hoá Sơn Vi
Văn hoá Sơn Vi mang tên xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, do các nhà khảo cổ
Việt Nam phát hiện và xác lập danh pháp vào năm 1968. Đến nay, hơn 140 địa điểm VHSV
được phát hiện, phân bố chủ yếu trên các đồi gò trung du, một số di tích hang động Bắc Việt
Nam. Công cụ đều làm từ đá cuội sông suối, ghè đẽo một mặt là chính, vết ghè trên một rìa
cạnh tạo ra công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, phần tư viên cuội, hai hoặc ba rìa;
cùng với một số công cụ mảnh tước kém định hình. Cư dân VHSV chưa biết đến kĩ thuật
mài công cụ đá và làm gốm, hoạt động kinh tế chủ yếu là săn bắn và hái lượm, chưa biết
trồng trọt và chăn nuôi. VHSV có niên đại cuối Cánh Tân (Late Pleistocene), tồn tại trong
khoảng từ 23.000 đến 11.000 năm cách ngày nay. VHSV khác văn hoá Hoà Bình, có trước
văn hoá Hoà Bình và phát triển sang văn hoá Hoà Bình, thuộc hậu kì thời đại đá cũ. (Xem
hình) .
ình hình kinh tế xã hội và nền văn minh Văn Minh -
Âu Lạc
Tình hình kinh tế xã hội và nền văn minh Văn Minh - Âu Lạc
Thời Van Lang - Âu Lạc kéo dài đến mười thế kỷ trước CN.
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là nền văn minh sông Hồng) được hình thành
cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc và sự phát triển của đời sống vật chất

và tinh thần của người Việt cổ.
Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển mạnh và phạm vi lãnh thổ được mở rộng từ vùng đồi
núi, trung du đến vùng đồng bằng rộng lớn của các sông Hồng, sông Mã, sông Cả, đời
sống vật chất, tinh thần được nâng cao rõ rệt; tổ chức xã hội đạt đến một trình độ cao hơn,
vượt khỏi thời nguyên thuỷ, bước sang thời đại văn minh đầu tiên của người Việt cổ - nền
văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
1.Đời sống vật chất
Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp.
Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, xôi, làm bánh chưng, bánh giầy. Sách Lĩnh nam
chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương trồng được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi
cơm. Nhiều chiếc chở gốm dùng để thổi xôi đã được tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn
hoá Đông Sơn.
Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn sử dụng các
loại hoa màu, rau quả, nhất là các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang,
sắn, củ mài, khoai sọ. Lúc thiếu thốn, người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây
quang lang, búng, báng.
Thức ăn cũng khá phong phú, gồm các loại cá, tôm, cua, ốc hến, ba ba, các loại rau củ
(bầu, bí, cà, đậu ). Thức ăn được chế biến theo nhiều cách khác nhau theo sở thích từng
vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống ) Nghề chăn nuôi và săn bắn phát
triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi
nhiều loại gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, chó ). Trong thức ăn quen thuộc của cư dân
Văn Lang - Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mơ, mận,
chuối, dưa hấu, cam, quýt Người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc
thực vật như gừng, hẹ Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ rất phong phú,
đa dạng và rất giàu chất bột, chất đạm và các chất bổ khác. Đây là một biểu hiện của cuộc
sống vật chất được nâng cao, của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân
bấy giờ .
Trong tập quán ăn uống của người Việt cổ bấy giờ phải kể đến tục uống rượu gạo và ăn
trầu. Rượu được nhắc đến nhiều trong các thư tịch cổ, truyện dân gian.
Người Đông Sơn có thói quen ăn trầu, nhuộm răng đen. Dấu tích hạt cau, quả cau đã được

tìm thấy ở Đông Sơn.
Trang phục của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, óc
thẩm mỹ và bản sắc văn hoá của người Việt cổ.
Do nghề dệt phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi
đay, gai, tơ tằm, bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh
hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại quấn đơn
và loại quần kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui, được làm từ một
mảnh vải dài, rộng. Tượng người đàn ông thổi kèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các
tượng mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc
váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu.
Vào các ngày lễ hội, trang phục của nam nữ đẹp đẽ hơn: có mũ lông chim, váy xòe kết
bằng lông chim hoặc lá cây và mang nhiều đồ trang sức đẹp (khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn,
vòng tay, vòng cổ chân bằng đá, đồng).
Sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh của nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim
đã tạo điều kiện làm phong phú, đa dạng các đồ trang sức. Điều đó cũng chứng tỏ đời
sống vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc được nâng cao rõ rệt.
Về đầu tóc, người bấy giờ có bốn kiểu: kiểu tóc cắt ngắn, búi tó, tết bím và tóc quấn
ngược lên đỉnh đầu. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có tượng nam tóc cắt ngắn
ngang vai để xoã. Ở trống đồng Cổ Loa cũng có hiện tượng tương tự. Lối cắt tóc ngắn đến
ngang lưng, để xoã khá phổ biến ở nam giới thời bấy giờ. Búi tóc cũng rất phổ biến ở cả
nam giới và nữ giới. Nhiều người còn có kiểu chít một dải khăn nhỏ giữa trán và chân tóc,
hoặc có đuôi khăn thả dài phía sau. Có thể nói, kiểu tóc cắt ngắn buông xoã sau lưng và
búi tóc cao sau đầu là hai kiểu tóc phổ biến nhất của người Đông Sơn.
Người Việt cổ bấy giờ còn có tục phổ biến là xăm mình.
Nhà ở có nhiều kiểu như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa. Trên trống đồng
Đông Sơn ta thấy có 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền và mái tròn hình mui
thuyền, sàn thấp, mái rủ xuống như mái tranh đến gần sàn, có cầu thang lên xuống. Mỗi
công xã nông thôn bao gồm một số nhà sàn quần tụ bên nhau trong một địa vực, hình
thành những xóm làng định cư lâu dài mà thời đó thường gọi là kẻ, chiềng, tức là nơi
chốn, có làng (hay láng, sống ở gần nước), quê (hay quê sống trên chân đồi, thềm cao),

chạ tức là tục kết đôi làng quê. Các vật dụng trong sinh hoạt gia đình rất phong phú như
bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát bằng đồ gốm hay bằng đồng. Ngoài ra, có những đồ dùng
làm bằng tre, nứa, mây, vỏ bầu, v.v
Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền ván với
các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ còn sử dụng súc
vật như voi, trâu, bò, ngựa.
2. Đời sống tinh thần
Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khá cao. Những sản
phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng nói lên kỹ thuật
luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu pha
chế hợp kim, làm hoa văn. . .) . Người xưa tuỳ theo chức năng sử dụng của từng loại công
cụ mà tạo nên một hợp kim hay tỷ lệ giữa các hợp kim cho phù hợp với cách chế tạo đồ
đồng của người Đông Sơn, thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của người Việt cổ
Điều này còn được thể hiện ở trình độ luyện sắt bấy giờ với phương pháp hoàn nguyên
trực tiếp thành loại sắt xốp.
Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai đã hình thành lãnh
thổ chung, đã nổi lên xu hướng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp trước yêu cầu làm thuỷ lợi
để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm.
Từ ý thức cộng đồng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các
thủ lĩnh. Cụ thể, trong ý thức tư tưởng của cư dân bấy giờ, là các cộng đồng cư dân của
nước Văn Lang - Âu Lạc đều có cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới nảy sinh, người đương thời còn bảo lưu những
tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngưỡng vật tổ, ma thuật, phồn thực
với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát triển. Nhiều phong tục tập quán
được định hình đã nói lên sự phong phú và phát triển của đời sống tinh thần trong xã hội
Hùng Vương như tục ăn đất, uống nước bằng mũi, tục giã cối (để làm hiệu lệnh, truyền
tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người chết trong mộ đất, mộ có quan tài hình
thuyền, chôn chồng lên nhau, chôn trong nồi vò úp nhau, chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện
vật.
Lễ hội bấy giờ rất phổ biến, thịnh hành, là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần

của người Văn Lang - Âu Lạc. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc
nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các hình thức diễn xướng dân
gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay cầm giáo, lao, nhạc cụ ). Bên cạnh đó,
còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội đâm trâu, hội cầu nước, hội mừng năm mới
Trong cuộc sống, cư dân thời Hùng Vương rất thích cái đẹp và hướng tới cái đẹp. Đồ
trang sức, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt cũng như vũ khí không những hết sức
phong phú mà còn đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật rất cao, có những thứ có thể xem
như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ
thuật tạo hình thời Hùng Vương. Nghệ thuật đó vừa phản ánh cuộc sống thường nhật của
cư dân Việt cổ, vừa thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới chung quanh, với
những đường nét có tính ước lệ, cách điệu và một bố cục cân xứng, hài hoà.
Nghệ thuật âm nhạc cũng phát triển. Có nhiều nhạc cụ được chế tạo và sử dụng bộ gõ có
trống đồng, trống da, chuông nhạc, phách, bộ hơi (khèn). Trong các nhạc cụ, tiêu biểu
nhất là trống đồng. Kết cấu trống đồng gồm có phần tang phình ra, phần thân và chân
trống loe ra giúp cho hình dáng trống đẹp, có sức cộng hưởng làm cho âm thanh vang xa.
Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc cụ phối hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng
Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ 2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và
một tốp người vừa múa vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh.
Trên trống đồng có hình ảnh người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng
Đông Sơn thể hiện hai người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa. Trống đồng Đông
Sơn (loại I theo sự phân loại của F.Hegơ) là loại trống đồng sớm nhất, đẹp nhất, được sử
dụng phổ biến với tư cách là một nhạc khí quan trọng trong các buổi tế, lễ, hội hè, ca múa.
Trống đồng Đông Sơn có lẽ còn được sử dụng làm hiệu lệnh chiến đấu, giữ gìn an ninh,
được dùng trong tuỳ táng và trao đổi mua bán ở trong nước và với nước ngoài (với
Malaixia, Inđônêxia ). Trống đồng Đông Sơn có cấu tạo hết sức hài hoà, cân xứng. Mặt
trống tròn, giữa có 1.Theo tài liệu Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam
của Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam (1975) và Thành tựu khảo cổ học Việt Nam (1945-
1980) của Viện Thông tin khoa học xã hội thì trong tổng số 134 chiếc trống đồng Đông
Sơn đã thu thập được 52 chiếc, phân bố như sau: Thanh Hoá: 15 chiếc, Hà Tây: 8, Nam
Hà: 6, Nghệ An: 5, Hoà Bình: 4, Hà Nội: 3, Hải Hưng: 3, Lào Cai: 2, các tỉnh khác 1

chiếc. Số trống đồng ngày càng được thu thập nhiều. Năm 1980 thu được 91 chiếc ngôi
sao nhiều cánh, phần tang phình, phần thân và chân loe ra làm cho trống có âm thanh
vang xa và sức cộng hưởng lớn. Mặt trống, thân trống, đều được trang trí đẹp, thể hiện tài
năng hội hoạ, óc thẩm mỹ và kỹ thuật đúc đồng tinh xảo của người Việt cổ. Xung quanh
ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống là những vành tròn đều đặn, cách nhau bằng những
đường nét viền hoa văn khác nhau, cân đối đẹp mắt. Trên mặt trống đồng có nhiều hình
người hoá trang lông chim đang múa, nhảy, hát, thổi khèn và các cảnh sinh hoạt khác như
giã cối, đua thuyền, cảnh động vật hươu, nai, v.v Những hình trên mặt trống đồng thể
hiện một không khí sôi động, hồ hởi trong sinh hoạt của người Việt cổ, phản ánh khá
trung thực cuộc sống văn hoá hiện thực của cư dân bấy giờ. Trống đồng (Đông Sơn, Ngọc
Lũ) với những nét đặc sắc nói trên, là một sản phẩm lao động, một tác phẩm nghệ thuật
tiêu biểu cho trình độ trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, là
biểu hiện rõ nét, tập trung của nền văn minh Việt cổ.
Cùng với trống đồng, công trình kiến trúc Cổ Loa cũng biểu hiện trình độ phát triển cao
của cư dân thời Văn Lang - Âu Lạc.
Tóm lại, sau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển nền kinh tế với
nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, vượt qua nông nghiệp dùng cuốc đến nông nghiệp
dùng cày, bằng lưỡi cày đồng, tiến lên có sức kéo là trâu bò cùng với những tiến bộ khác,
người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua thời tiền sử, vượt qua hình thái kinh tế - xã hội
nguyên thuỷ bước vào thời đại văn minh. Trải qua một chặng đường dài, người Việt cổ đã
xây dựng được cho mình một nền văn minh đầu tiên, đó là nền văn minh Văn Lang - Âu
Lạc (Văn minh sông Hồng) - một nền văn minh bản địa đã trở thành cội nguồn của các
nền văn minh tiếp sau của dân tộc Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho bản sắc dân
tộc, là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân Việt Nam đứng vững, vượt qu
Nước Âu Lạc đời An Dương
Vương
Nước Âu Lạc đời An Dương Vương
Vừa mới bắt đầu dựng nước, nhân dân ta đã phải liên tiếp đương đầu với nhiều mối đe
dọa từ bên ngoài. Truyền thuyết nhan gian kể lại cuộc chiến đấu chống lại nhiều kẻ giặc
như giặc Man, giặc Mủi Đỏ, giặc Ân xác nhận từ thời các vua Hùng, nhân dân ta đã phải

nhiều lần đứng dậy chống ngọai xâm
Vào thời cuối các vua Hùng, nạn ngoại xâm càng trở thành mối đe dọa to lớn. Ở Trung
Quốc, Việt Vương Câu Tiễn sau khi diệt nước Ngô năm 473 tr CN làm bá chủ miền
Duyên Hải từ Sơn Đông đến Quảng Đông và đã từng sai sứ xuống dụ nước Văn Lang
nhưng đã bị vua Hùng cự tuyệt. Sự kiện này được các nhà sử học Việt Nam coi là cuộc
đụng độ đầu tiên giữa nước ta với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Truyền thuyết "Họ
Hồng Bàng" trong sách Lĩnh Nam chích quái cũng phản ánh phần nào cuộc tiếp xúc và
đụng độ của người Việt với người Hoa Hạ ở phương Bắc. Sách có chép" Dân phương
Nam khổ vì bị người phương Bắc quấy nhiễu, không được yên sống như xưa ". Nước
Tần thành lập năm 221 tr CN đã mở rộng những cuộc chiến tranh xâm lược đại quy mô ra
cả hai phía bắc, nam thành lập một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Về
phía Nam tiếp tục kế thừa và phát triển chủ trương " bình Bách Việt" của nước Sở trước
đây, Tần Thủy Hoàng đã sai 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía Nam
Trường Giang. Hàng vạn quân Tần vượt biên giới tràn vào lãnh thổ phía Bắc và đông bắc
nước ta lúc đó. Lúc này hai tộc người Lạc Việt và Âu Việt (Tây Âu) vốn gần gũi về dòng
máu, về địa vực cư trú, về kinh tế và văn hóa lại có điều kiện liên kết chặt chẽ lại với nhau
hơn trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Theo sách Hoài Nam Tử, "lúc đó người
Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để quân Tần bắt", và "họ cùng nhau đặt
người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần" . Đó là hình thức phôi thai
của lối đánh du kích và thông qua lối đánh này mà lực lượng kháng chiến của người Việt
ngày càng lớn mạnh; còn quân Tần dần dần bị dồn vào thế nguy khốn và tuyệt vọng. Trên
đà chiến thắng, người Việt tập hợp lực lượng tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực
địch, đại phá quân Tần, giết chết chủ tướng Đồ Thư, buộc nhà Tần phải bãi binh. Đây là
thắng lợi oanh liệt đầu tiên của cả dân tộc ta chống lại họa xâm lược của phong kiến
phương Bắc.
Trong cuộc chiến đấu này, vai trò và uy tín của Thục Phán, người thủ lĩnh kiệt xuất của
liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng được nâng cao, không chỉ ở trong bộ lạc Tây Âu mà
còn có ảnh hưởng sâu rộng trong bộ lạc Lạc Việt. Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc
thắng lợi, trong điều kiện cộng đồng cư dân Lạc Việt - Tây Âu đã hình thành và uy tín
ngày càng cao của Thục Phán, Thục Phán đã thay thế Hùng Vương, tự xưng là An Dương

Vương, lập ra nước Âu Lạc. Sách Việt sử lược chép rằng "Hùng Vương bị con vua Thục
là Phán đánh đuổi mà lên thay" , còn một số thần tích và truyền thuyết dân gian lại cho
rằng sau nhiều cuộc xung đột, cuối cùng Hùng Vương theo lời khuyên của con rể là
Thánh Tản Viên đã nhường ngôi cho Thục Phán.
Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố là Tây Âu (hay Âu Việt) và Lạc Việt, phản ánh sự
liên kết của hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Trong triều vua Thục vẫn có Lạc hầu và
các địa phương vẫn do Lạc tướng cai quản. Lãnh thổ nước Âu Lạc cũng được mở rộng
trên cơ sở sáp nhập hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Tây Âu. Sự thành lập nước Âu Lạc
không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính, tiêu diệt lẫn nhau mà là một sự
hợp nhất cư dân và đất đai của Lạc Việt và Tây Âu, của vua Hùng và vua Thục. Vì vậy,
nước Âu Lạc là một bước phát triển mới, kế tục và cao hơn nước Văn Lang. Nước Âu Lạc
của An Dương Vương chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn (khoảng gần 30 năm, từ
năm 208 đến năm 179 tr.CN) (1), nhưng nó cũng đã có những đóng góp to lớn vào trong
tiến trình phát triển của lịch sử đất nước.
Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở những
thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang trước đây. Văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở văn
hóa chung của nước Văn Lang và Âu Lạc. Do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm, trong thời Âu Lạc, kỹ thuật quân sự có những tiến bộ vượt bậc. Đó là việc
sáng chế ra nỏ Liên Châu bắn một lần nhiều phát tên, được coi là loại vũ khí mới, lợi hại
(mà dân gian gọi là nỏ thần) và việc xây dựng kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), hình
ảnh tập trung sự phát triển nhiều mặt của nước Âu Lạc.
Cổ Loa nằm trên bờ bắc sông Hoàng. Ngày xưa Hoàng Giang là một dòng sông lớn nối
liền với sông Hồng và sông Cầu, tức là từ Cổ Loa có thể thông ra cả hai hệ thống sông
Hồng và sông Thái Bình để đi đến mọi miền đất nước lúc đó. Cổ Loa ở giữa vùng đồng
bằng đông dân, kinh tế phát đạt, lại được xây dựng trên một vùng đất đã được khai phá có
xóm làng cư trú từ lâu đời, liên tục từ Sơ kỳ đồng thau cho đến Sơ kỳ đồ sắt. Việc dời đô
về Cổ Loa với vị trí địa lý, giao thông, kinh tế như vậy chứng tỏ một yêu cầu phát triển
mới của nước Âu Lạc.
Theo di tích còn lại, thành Cổ Loa gồm 3 vòng thành khép kín là thành Nội, thành Trung
và thành Ngoại. Thành Nội hình chữ nhật có chu vi 1650 mét, cao khoảng 5 mét, rộng

khoảng từ 6 đến 12 mét và chỉ mở 1 cửa ở phía nam. Tương truyền đấy chính là nơi thiết
triều của vua Thục. Thành Trung là một vòng thành khép kín bao phía ngoài thành Nội
với chu vi 6500 mét, có 5 cửa là Bắc, Đông, Nam, Tây Bắc và Tây Nam, trong đó cửa
Đông là một cửa đường thủy mở lối cho một nhánh sông Hoàng chảy vào sát thành Nội.
Thành Ngoại dài khoảng 8000 mét có 3 cửa Bắc, Đông và Tây Nam, trong đó cửa Đông là
cửa thông ra sông Hoàng. Cả ba vòng thành đều có ngoại hào nối với nhau và nối liền với
sông Hoàng tạo thành một mạng lưới giao thông đường thủy rất tiện lợi. Ngoài 3 vòng
thành và hào khép kín, khoảng giữa các vòng thành và phía ngoài thành Ngoại còn có
nhiều đoạn lũy và ụ đất được bố trí và sử dụng như những "công sự" phòng vệ nằm trong
cấu trúc chung của thành.
Thành Cổ Loa với những di tích hiện còn là công trình lao động đồ sộ một kỳ công của
người Việt cổ trong buổi đầu dựng nước, khi dân số Âu Lạc thuở đó mới khoảng 1 triệu
người. Cấu trúc và kỹ thuật xây dựng thành Cổ Loa biểu thị tài năng sáng tạo của nhân
dân Âu Lạc. Đây là một kiến trúc quân sự kiên cố được phòng vệ chắc chắn, kết hợp chặt
chẽ giữa quân bộ và quân thủy. Thành Cổ Loa còn biểu thị một bước phát triển mới của
Nhà nước Âu Lạc, của quyền lực xã hội và sự phân hóa xã hội. Tất nhiên di tích thành Cổ
Loa hiện nay có phải hoàn toàn chỉ là tòa hình thời An Dương Vương hay nó còn được tu
bổ, bồi đắp, xây dựng thêm trong các đời sau. Phân biệt một cách thật rạch ròi đâu là di
tích thời An Dương Vương và đâu là di tích các thời đại sau cũng đang còn là dấu hỏi của
sử học.
Trong cuộc chiến tranh chinh phục Bách Việt, quân Tần tuy bị tổn thất nặng nề và thất bại
ở Âu Lạc, nhưng đã chiếm được miền đất rộng lớn của người Việt và lập ra 4 quận là Mân
Trung (Chiết Giang, Phúc Kiến, Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (bắc và đông Quảng
Tây) và Quận Tượng (tây Quảng Tây và nam Quý Châu). Năm 210 tr CN, Tần Thủy
Hoàng chết, đế chế Tần suy yếu, 4 quận ở phía nam trên thực tế đã thoát khỏi sự quản lý
và kiểm soát của triều đình trung ương. Triệu Đà (vốn là người Hán) tranh thủ cơ hội
chiếm lấy quận Nam Hải; giữ các cửa ải và chặn các đường giao thông từ bắc xuống, diệt
trừ những quan lại nhà Tần có ý chống đối và thay bằng những người thân cận, cùng phe
cánh lập ra chính quyền cát cứ của họ Triệu ở Phiên Ngung. Năm 205 tr CN, nhà Tần bị
nhà Hán tiêu diệt, Triệu Đà lập tức đánh chiếm cả Quế tâm và Quận Tượng lập ra nước

Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung. Triệu Đà đã lợi dụng sự sụp đổ của đế chế Tần để
thực hiện mưu đồ cát cứ và lợi dụng tình trạng lộn xộn của nhà Hán khi mới thành lập để
củng cố và phát triển chính quyền của mình. Buổi đầu nhà Hán chấp nhận chính quyền cát
cứ của Triệu Đà, phong cho Triệu Đà làm Nam Việt Vương. Triệu Đà trên danh nghĩa
thần phục nhà Hán, nhưng trong thực tế vẫn hoàn toàn nắm thực quyền và ra sức củng cố
lực lượng cát cứ ở Nam Việt. Năm 183 tr CN, Triệu Đà lập thành một nước riêng, không
chịu thần phục nhà Hán và đẩy mạnh các hoạt động bành trướng lãnh thổ, trong đó hướng
chủ yếu là nước Âu Lạc ở phương Nam (2). Quân xâm lược nhà Triệu đã nhiều lần tiến
vào Tiên Du, Vũ Ninh, sông Bình Giang (vùng Bắc Ninh ngày nay). Lực lượng quốc
phòng của An Dương Vương lúc bấy giờ khá hùng mạnh với số quân đông, được huấn
luyện chu đáo, có vũ khí tết với loại nỏ Liên Châu, có tòa thành Cổ Loa kiên cố. Dưới sự
lãnh đạo của An Dương Vương và những tướng soái tài ba như Cao Lỗ, quân dân Âu Lạc
đã nhiều lần đánh bại và đánh lui quân xâm lược Triệu Đà ở vùng núi đồi Tiên Du và Vũ
Ninh.
Sau nhiều lần tấn công thất bại, biết không thể chinh phục nước Âu Lạc bằng vũ lực,
Triệu Đà quyết định thay đổi thủ đoạn xâm lược. Triệu Đà xin giảng hòa với An Dương
Vương và xin cầu hôn công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy. Lợi dụng tục
ở rể của người Việt, Triệu Đà cho Trọng Thủy sang ở rể tại kinh thành Cổ Loa. Các tướng
lĩnh của An Dương Vương lúc đó như Cao Lỗ, Nồi Hầu đã thấy rõ âm mưu của Triệu Đà,
ra sức khuyên can nhưng ông không nghe và từng bước bị quân giặc dẫn dắt vào cạm bẫy.
An Dương Vương bị lung lạc ý chí chiến đấu, tê liệt tinh thần cảnh giác, nội bộ trong triều
bất hòa, chia rẽ. Nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán đã bị bạc đãi, bị
giết hại hay phải bỏ đi. Trong khi đó, Trọng Thủy lại lợi dụng cương vị con rể và tình yêu
chân thành của Mỵ Châu để "xem trộm nỏ thần, ngầm làm máy nỏ khác, đổi móng rùa
vàng giấu đi" , như các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc chép. Điều này có thể
được hiểu là Trọng Thủy đã đánh cắp các bí mật quân sự, làm mất uy thế, làm suy yếu lực
lượng quốc phòng của nước Âu Lạc. Do những sai lầm chủ quan của mình mà An Dương
Vương bị đẩy vào tình thế cô lập, xa rời nhân dân, xa rời những người cương trực và tài
giỏi, khiến cho vận nước đang đứng trước bờ vực thẳm.
Được tin báo của Trọng Thủy, Triệu Đà lập tức tiến quân xâm lược nước Âu Lạc, bất ngờ

đánh thẳng vào thành Cổ Loa. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương bị thất bại. Cơ đồ
của Âu Lạc đã bị chìm đắm. Đất nước rơi vào thảm họa hơn 1000 năm bị Bắc thuộc.
Việt Nam trong bối cảnh chung của Đông Nam Á, nằm ở khu vực quê hương của loài
người. Sống ở nơi gió mùa, thuộc vùng nhiệt đới ẩm, thế giới thực, động vật phong phú,
đa dạng, cư dân nguyên thủy vùng này từ hái lượm và săn bắt đã sớm biết thuần hóa một
số loài thực vật, phát minh ra nghề trồng trọt cách đây khoảng 1 vạn năm. Vì thế, Đông
Nam Á, trong đó có Việt Nam lại được ghi nhận là một trong những trung tâm phát sinh
nông nghiệp sớm của loài người. Vào Hậu kỳ đá mới, cách ngày nay khoảng 5 - 6 nghìn
năm, cư dân Việt Nam và Đông Nam Á đã từ một nền nông nghiệp sơ khai tiến lên nền
nông nghiệp trồng lúa nước Tất cả những thành tựu văn hóa tiền sử đó là những bước
chuẩn bị, là tiền đề đưa lịch sử Việt Nam vào thời đại dựng nước và giữ nước đời Hùng
Vương - An Dương Vương, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về mọi mặt của tiến
trình lịch sử dân tộc.
Trong thời đại dựng nước, ta có nhiều thành tựu lớn, trong đó hai thành tựu cơ bản nhất là
đã tạo dựng được một nền văn minh rực rỡ - nền văn minh Sông Hồng và hình thái Nhà
nước sơ khai - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc . Những thành tựu này không chỉ là những
bằng chứng hùng hồn xác nhận thời đại Hùng Vương - An Dương Vương là những thời
đại có thật mà còn chứng minh rằng chúng ta có một lịch sử dựng nước sớm, một nền văn
hiến lâu đời; tạo ra nền tảng bền vững cho toàn bộ sự sinh tồn và phát triển của quốc gia
dân tộc Việt Nam. Từ đấy, người Việt trên cơ sở một lãnh thồ chung, một tiếng nói chung,
một cơ sở kinh tế - xã hội gắn bó trong một thể chế Nhà nước sơ khai, một lối sống mang
sắc thái riêng, biểu thị trong một nền văn minh, văn hóa chung, đã tự khẳng định sự tồn tại
của mình như một quốc gia văn minh có đủ điều kiện và khả năng vững vàng tiến lên vượt
qua mọi thử thách hiểm nghèo của thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử thời kỳ hơn 1000 năm
thống trị của phong kiến phương Bắc.

(1): Về thời gian tồn tại của nước âu Lạc cho đến nay vẫn còn các ý kiến khác
nhau, Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư thì Thục Phán lập ra nước Âu Lạc vào
năm 257 tr.CN và ở ngôi 50 năm (đến năm 208 tr.CN). Sách Việt sử thông giám
cương mục thế kỷ XIX đã chỉ ra sự bất hợp lý trong những ghi chép trên của

ĐVSKTT. Thục Phán không phải người Tứ xuyên (Trung Quốc) mà là tù trưởng
bộ lạc Tây âu ở vùng Việt Bắc - Tây Bắc nước ta và cuộc kháng chiến chống Tần
của người Tây Âu - Lạc Việt chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 214 tr.CN
đến 208 tr.CN. Nước âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Tần, nên có thể lấy mốc mở đầu là năm 208 tr.CN. Sách Sử ký chép rằng,
sau khi Cao Hậu chết (180 tr.CN), Triệu Đà mới chiếm được nước âu Lạc, nên
chúng tôi cho rằng thời điểm kết thúc nước Âu Lạc vào khoảng năm 179 tr.CN.
(2): Có ý kiến cho rằng Nhà Triệu là triều đại mở đầu nghiệp đế vương của nước
ta. Thực tế, Triệu Đà là người huyện Châu Định (Trung Quốc), lập ra một triều
đình cát cứ trên đất Trung Quốc và thôn tính nước Âu Lạc, nên không thể coi là
triều đình đại diện của nước Âu Lạc, càng không phải là đại diện chung của khối
cộng đồng cư dân sống trên đất Văn Lang – Âu Lạc
Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn
Lang
Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang
1. Những biến chuyển về kinh tế xã hội
Từ thời kỳ Phùng Nguyên trải qua giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, do kỹ
thuật luyện kim ngày càng phát triển đến hoàn hảo, nên công cụ bằng đồng thau dần dần
thay thế hẳn công cụ bằng đá.
Ở giai đoạn đầu, giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế
còn mang tính chất nguyên thuỷ. Đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn,
nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú, đa dạng như lưỡi cuốc,
lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, rìu, v.v Mỗi loại công cụ sản xuất cũng có các kiểu dáng
khác nhau. Trong khoảng 200 chiếc lưỡi cày bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó là lưỡi cày
hình tam giác có họng tra cán to khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao, lưỡi cày hình thoi,
hình bầu dục được phân bố ờ vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng sông Mã, lưỡi cày hình xẻng
vai ngang được phân bố ở vùng làng Vạc. Cuốc cũng bao gồm nhiều kiểu như lưỡi cuốc
có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai, cuốc hình chữ U, cuốc hình quạt, lưỡi rìu
gồm có rìu hình chữ nhật, hình tứ diện lưỡi xoè, hình lưỡi xéo, hình bàn chân, hình lưỡi
lệch, ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công cụ lao động bằng sắt.

Sự tiến bộ của công cụ sản xuất bằng đồng đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều
ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi
khắp lãnh thổ từ trung du, đồng bằng đến ven biển.
Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế nông nghiệp dùng cuốc,
đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Việc nhiều
loại hình công cụ sản xuất bằng đồng ra đời còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác
của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống
xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.
Những di cốt trâu bò nuôi tìm thấy trong cùng một di tích văn hoá Đông Sơn, hình bò
khắc hoạ trên mặt trống đồng là bằng chứng cư dân Hùng Vương đã sử dụng trâu bò làm
sức kéo trong nông nghiệp dùng cày. Những dấu tích thóc gạo, những công cụ gặt hái tìm
thấy ở các di chỉ thuộc văn hoá Đông Sơn chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nghề trồng
lúa nước thời Hùng Vương.
Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi công tác trị thuỷ, thuỷ
lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy cư dân
bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới, tiêu, "tưới ruộng theo nước triều lên xuống".
Với những công cụ bằng kim khí, cư dân Đông Sơn đã mở rộng địa bàn cư trú, đẩy mạnh
công cuộc khai khẩn đất đai, chinh phục vùng đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ. Cư dân đương thời đã trồng lúa trên các loại ruộng nước,bãi và nương rẫy với những
hình thức canh tác phù hợp với địa hình và đất đai từng vùng. Lúa gồm có lúa tẻ và lúa
nếp.Ngoài trồng lúa nước là chủ yếu, người đương thời còn phát triển nghề làm vườn,
trồng rau củ, cây ăn quả để làm phong phú nguồn lương thực. Khảo cổ học đã tìm thấy
dấu vết của các loại bầu bí, đậu, khoai, sắn. Thu hoạch trong nông nghiệp ngày càng cao.
Sự tích "bánh dày bánh chưng" đã nói lên bước phát triển của nền nông nghiệp trồng lúa
thời đó. Sử cũ của Trung Quốc cho biết vào năm 111 trước CN, sứ giả nhà Triệu đã cống
cho tướng Hán là Lộ Bác Đức 1000 hũ rượu,100 con bò. Sự kiện đó cũng chứng tỏ sự
phát triển nói trên.
Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Để phục
vụ nông nghiệp, cư dân bấy giờ đã đẩy mạnh việc chăn nuôi trâu, bò. Nhiều di tích văn

hoá Đông Sơn có nhiều xương trâu, bò. Các loài gia súc, gia cầm cũng được nhân dân
chăn nuôi rộng rãi, như lợn, gà, chó, v. v Nghề thủ công đạt được bước tiến rất quan
trọng từ khi cư dân Phùng Nguyên phát minh ra nghề luyện kim, nghề đúc đồng, tiến đến
nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn. Việc phát hiện được những khuôn đúc đồng và xỉ
đồng đã khẳng định nghề luyện kim do cư dân Hùng Vương sáng tạo ra. Kỹ thuật luyện
đồng của người Việt cổ thời Đông Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện khiến cho các học
giả nước ngoài kinh ngạc và đi đến phủ nhận tính chất bản địa của nó. Trống đồng, thạp
đồng là những hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ và tài năng, thẩm mỹ của người thợ thủ
công đúc đồng bấy giờ. Thực tế cho thấy từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến
Đông Sơn không những số lượng các công cụ bằng đồng ngày càng tăng nhanh chóng mà
còn phong phú, đa dạng của các loại hình và sự tiến triển về trình độ kỹ thuật, nghệ thuật.
Việc nghiên cứu và nấu luyện hợp kim đồng phù hợp với các loại hình công cụ khác nhau
là một thành tựu lớn của người thợ thủ công đúc đồng bấy giờ. Việc cấu tạo hợp kim để
chế tạo công cụ bằng đồng thời Hùng Vương đã trải qua 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, hợp
kim gồm có đồng - thiếc, giai đoạn sau, hợp kim gồm có đồng - chì - thiếc với tỷ lệ đồng
80-90%, còn thiếc, chì chiếm từ 10-20%. Để làm nóng chảy hợp kim nói trên, các thợ đúc
đồng đã tạo nên một nhiệt độ trong lò luyện là từ 12000c-12500c Và bản thân lò phải chịu
được nhiệt độ 14000c. Để làm được điều đó không phải dễ đối với người Việt Cổ cách
đây mấy ngàn năm lịch sử.
Từ kỹ thuật luyện đồng, cư dân bấy giờ đã tiến lên một bước cao hơn có ý nghĩa rất quan
trọng, tạo nên bước ngoặt, loại trừ hẳn đồ đá. Trong một số di tích thời Hùng Vương như
Tiên Hội, Gò Chiền, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang tìm thấy các
di vật bằng sắt. Tại khu Cổ Loa tìm thấy dấu tích chế tạo đồ sắt. Người Đông Sơn. Chế
tạo đồ sắt bằng nhiều phương pháp, từ cách luyện ra sắt xốp, rèn sạt đến phương pháp
đúc.
Sự phát triển của trình độ kỹ thuật luyện kim nói riêng và nghề luyện kim nói chung thời
Hùng Vương không những đã làm thay đổi về chất và nâng cao hiệu quả của công cụ sản
xuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mà còn tạo nên bước chuyển biến
quan trọng trong quan hệ sản xuất - xã hội, đưa đến sự phân công lao động trong xã hội.
Một số thợ thủ công tách khỏi nông nghiệp.

Nghề làm gốm cũng phát triển lên một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải
tiến. Người thợ gốm bấy giờ còn biết dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn vào
nung trong lò kín chuyên dụng. Gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày
càng tăng. Trình độ tạo hình cũng ngày càng cao hơn (các bình gốm ở phần miệng, rìa
miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, các đường song song chạy quanh thân gốm, loại hình
sản phẩm gốm phong phú, đa dạng). Tuy nhiên, nghề làm gốm bấy giờ vẫn chưa vượt qua
được giới hạn của gốm thô. Vào cuối thời Hùng Vương, đồ gốm trở nên đơn điệu và ít
được chú ý gia công trang trí.
Các nghề thủ công khác như mộc, đan lát, kéo tơ, dệt vải, dệt lụa, đóng thuyền vẫn tiếp
tục phát triển. Nghề sơn đã xuất hiện và đạt trình độ kỹ thuật khá cao vào thời Đông Sơn
(sơn có nhiều màu và trang trí đẹp).
Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hoá với nước ngoài.
Hiện tượng một số trống đồng loại I Hê gơ của nước Văn Lang ở Thái Lan,
Malaixia cũng như sự có mặt của những lưỡi qua đồng Chiến quốc ở nhiều di tích văn
hoá Đông Sơn đã chứng tỏ việc buôn bán giữa người Việt Cổ đương thời với các quốc gia
quanh vùng. Một số đồ trang sức, trâu, bò cũng đã trở thành hàng hoá trong việc buôn bán
giữa Văn Lang - Âu Lạc với các nước lân bang. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự
phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, sự traođổi sản phẩm và
các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Sản phẩm dư ngày càng
nhiều dẫn đến sự phân hoá xã hội. Những của cải chung của xã hội (do lao động công ích,
do thu nhập từ ruộng đất công của chiềng, chạ) dần dần bị một số người tìm cách chiếm
đoạt, biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự
phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng, đó
là sự phân hoá thành kẻ giàu người nghèo.
2. Sự phân hóa xã hội
Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hoá xã hội đã xuất hiện nhưng chưa đáng kể.
Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hoà (Phú Thọ) có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo
người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 24 hiện vật, phổ biến là số mộ có từ 3 đến 13 hiện
vật. Đồ tuỳ táng giống nhau gồm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm. Như vậy là, ở giai đoạn

đầu thời Hùng Vương, quan hệ cộng đồng nguyên thuỷ mới bước vào quá trình tan rã.
Từ giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng rõ
nét hơn. Ở khu mộ táng Làng Cải (Việt Trì, Phú Thọ) thuộc giai đoạn Đông Sơn có 307
mộ táng thì số mộ nghèo không có hiện vật tuỳ táng chiếm tới 84,1%. Số mộ có từ 1 đến 2
hiện vật chiếm 10,1%. Số mộ có từ 11 đến 15 hiện vật chiếm 11,8%. Số mộ có từ 16 hiện
vật trở lên chiếm 1%. Ngôi mộ có số hiện vật nhiều nhất là 23 trong đó có 15 giáo, 1 dao
găm, 2 rìu, 1 thuổng, 1 thạp, 1 vò gốm, 1 bộ khoá thắt lưng có tượng rùa. Di tích mộ táng
Làng Cả cho thấy sự phân hóa xã hội ở đây khá rõ rệt. Người nghèo chiếm đa số trong xã
hội. Tại khu mộ Thiệu Dương (Thanh Hoá) có 115 mộ thuộc giai đoạn Đông Sơn thì 2 mộ
không có hiện vật chôn theo, 53 mộ chỉ có đồ gốm, 20 mộ có từ 5 đến 20 hiện vật 4 mộ có
trên 20 hiện vật, đặc biệt ở một mộ, số hiện vật lên tới 36. Trong số 5 mộ hình thuyền ở
Việt Khê (Hải Phòng) có 4 mộ không có hiện vật, 1 mộ có 107 hiện vật trong đó có 93
hiện vật bằng đồng (bao gồm công cụ sản xuất, nhạc khí,đồ đùng quý giá, vũ khí). Cũng
có một số khu mộ lại không thấy có hiện tượng khác nhau về hiện vật. Theo một số tài
liệu thống kê 714 mộ thuộc niên đại Đông Sơn của 5 khu mộ táng nổi tiếng là Đông Sơn
(102 mộ), Vinh Quang (51), LàngVạc (226), Làng Cả (219), Thiệu Dương (116 mộ) thì số
ngôi mộ nghèo (không có hay chỉ có một ít đồ gốm và đồ trang sức bằng đá đơn giản)
chiếm phần lớn (51,9%). Những ngôi mộ ở mức trung bình, có một số đồ gốm, có thêm
một ít công cụ và vũ khí bằng đồng, hoặc có thêm công cụ sắt chiếm 41,4%. Những ngôi
mộ giàu có, chôn theo nhiều đồ đồng, đồ sắt, những đồ sang trọng chỉ phiếm một tỷ lệ nhỏ
(6,5%).
Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy
giờ đã có hiện tượng phân hoá thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Sự phân hoá đó
diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét hơn qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông
Sơn. Tuy nhiên, sự phân hoá xã hội bấy giờ chưa sâu sắc.
Sự phân hoá tài sản là biểu hiện của sự phân hoá xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự
ra đời của nô lệ, gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau:
- Quý tộc: gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những
người giàu có khác.Tầng lớp bình dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ
vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.

- Nô tỳ: tầng lớp thấp nhất, phải phục vụ quý tộc.
Như vậy, đã hình thành tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các cương
vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ (làng xã về sau). Những tiền đề đầu tiên,
cần thiết cho sự hình thành nhà nước thời HùngVương vào giai đoạn Đông Sơn đã xuất
hiện. Sự ra đời của công xã nông thôn do yêu cầu tự vệ chống các mối đe doạ từ bên
ngoài, yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã thúc đẩy nhanh và
mạnh quá trình hình thành nhà nước, đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang thời Hùng
Vương vào giai đoạn Đông Sơn (thế kỷ VII-VI trước CN).
Các công xã thị tộc tan rã, làng xóm định cư (công xã nông thôn) xuất hiện. Dựa vào các
di tích khảo cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, ta thấy địa bàn cư trú của cư dân bấy giờ
đã mở rộng dần từ vùng rừng núi xuống đồng bằng,ven biển, tập trung chủ yếu ở vùng
đồng bằng, ven các con sông lớn ở Bắc Bộ, bắc Trung Bộ. Các khu vực cư trú thường khá
rộng, từ hàng ngàn mét vuông đến một vài vạn mét vuông. Tầng văn hoá cũng khá dày,
nhất là giai đoạn Đông Sơn. Những khu vực cư trú đó là những xóm làng định cư, trong
đó có nhiều dòng họ khác nhau chung sống và có một dòng họ chính, thường gọi là kẻ,
chiềng, chạ. Mỗi xóm làng có một số gia đình theo chế độ gia đình phụ hệ, nhưng người
phụ nữ vẫn có vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, được mọi người coi trọng.
Trong xóm làng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn bên cạnh quan hệ láng giềng (địa
lý).
3. Nhà nước Văn Lang ra đời
Vào thời kỳ Đông Sơn, do những yêu cầu về thuỷ lợi và tự vệ chống ngoại xâm, các bộ
lạc sống rải rác ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ đã tự nguyện liên minh với nhau. Bộ lạc Lạc
Việt là hạt nhân của liên minh đó. Phạm vi phân bố của văn hoá Đông Sơn cũng phù hợp
với cương vực của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Trong phạm vi cương vực đó có 15
bộ lạc có mối quan hệ chặt chẽ do quá trình cùng chung sống, có chung một số phận lịch
sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một
lối sống, phong hoá chung. Và như vậy, từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên
thuỷ bộ lạc đã hình thành các đơn vị (bộ) của một quốc gia sơ khai cùng với sự hình thành
lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội.
- Nhà nước Văn Lang

Thư tịch cổ chép lại các truyền thuyết về nước Văn Lang là nhà nước sơ khai ở nước ta,
đứng đầu là vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương là người chỉ huy quân sự đồng thời
chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn
trực tiếp cai quản công việc của các"bộ". Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc).
Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) còn gọi là phụ đạo, bộ tướng. Dưới bộ là các công xã
nông thôn (bấy giờ có tên gọi là kẻ, chiềng, chạ). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ
chính. Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức
năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn,
mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công
cộng.
Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán
xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để
điều chỉnh xã hội. Sách "Hậu Hán thư" viết: luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn
mười điều. Cũng có thể "luật Việt" mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là
một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn). Sách thường ghi cư
dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.
Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước CN) ở bộ
Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương,
đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn (505-462 trước CN)
cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo. Dựa vào các tài liệu và những
thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói thời điểm ra đời của
nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-VI trước
CN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các
điều kiện ra đời của nhà nước về các mặt).
Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá
xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử
Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và gi
Những chuyển biến về kinh tế -
xã hội
Những chuyển biến về kinh tế - xã hội

Sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim đánh dấu bước ngoặc lớn trong xã hội nguyên thủy.
Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là một khi con người tìm ra đồ đồng là xã hội ngay
lập tức có những biến chuyển cơ bản. Thật ra suốt cả thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, con
người nguyên thủy Việt Nam mới chỉ đủ thời gian để kịp chuẩn bị những tiền đề cho
những nhảy vọt. Hình thái kinh tế xã hội nguyên thủy ở thời Phùng Nguyên mới bước đầu
có dấu hiệu tan rã và nó tiếp tục tan ra cùng với các bước phát triển của văn hóa đồng thau
trong các giai đoạn tiếp theo.
Văn Hoá Đồng Đậu
Văn hoá tiếp nối văn hoá Phùng Nguyên trong hệ thống văn hoá Tiền Đông Sơn của Việt
Nam. Phân bố chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, song có phần rộng hơn văn hoá
Phùng Nguyên chút ít. Ngoài di tích Đồng Đậu, văn hoá này còn có một số di tích tiêu
biểu như Gò Diễn, Mã Lao, Nội Gan, Thành Dền, Đồng Dền, Bãi Mèn, Đình Tràng (lớp
dưới), Tiên Hội, Đông Lâm (lớp dưới), vv. Đồ đá có rìu bôn hình tứ giác, phổ biến loại

×