Kiến thức giúp bạn chuẩn bị phỏng vấn Du học
Mỹ
Tại Mỹ, hiện có hơn 3.600 trường Đại học và Cao đẳng có các
chương trình học Đại học. Nhưng làm thế nào để bạn có thể tìm
thấy chương trình học tốt nhất dành cho mình?
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở đây sẽ giúp bạn có
thêm hiểu biết du học Mỹ và giúp bạn có được những quyết
định đúng đắn trong việc lựa chọn nơi đến để trang bị hành
trang kiến thức cho tương lai của mình.
Đến với Tân Đại Dương để được tư vấn về du học Mỹ. Bạn sẽ
có lợi thế lựa chọn được địa điểm học tiếng Anh tốt nhất trong
số hơn 45 cơ sở lớn trên toàn Hoa Kỳ để làm nơi học tập. Hầu
hết các khuôn viên của chúng tôi tọa lạc trong khuôn viên Đại
học uy tín.
Cơ sở của chúng tôi đặt tại hầu hết các tiểu bang của: California
(thành phố San Rafael, San Francisco, Santa Barbara, San
Diego, ), Texas (thành phố Houston, San Antonio,…), Florida,
Georgia, North Carolina, Massachusetts, Ohio, Michigan,
Washington, Idaho, Nevada, Wyoming, Colorado, North
Dakota, Minesota, Oklahoma, Missouri, Michigan, Illinois,
Indiana, Ohio, Tennessee, North Carolina, Penneylvania,
Massachusetts, …
Để biết thêm chi tiết ĐT: (08) 3 848 48 79 hoặc truy
cập www.tandaiduong.edu.vn
1. Tại sao bạn chọn du học Mỹ? ĐT: (08) 3 848 48 79
Mỹ là cường quốc hùng mạnh trên thế giới về nhiều lĩnh vực
khoa học, công nghệ với hệ thống trường Đại học tốt nhất trên
thế giới, với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong
mọi lĩnh vực. Ở bậc Đại học, các môn học truyền thống cũng
như các lĩnh vực chuyên ngành đều có các chương trình đào tạo
tốt nhất. Ở bậc Sau đại học, sinh viên thường có cơ hội làm việc
trực tiếp với một số học giả nổi tiếng nhất trên thế giới. Bằng
cấp của Mỹ được công nhận trên toàn thế giới vì chất lượng đào
tạo tuyệt vời.
2. Hệ thống giáo dục Mỹ? ĐT: (08) 3 848 10 40
Tại Mỹ, để có thể bước vào bậc Đại học, người học sẽ phải trải
qua 12 năm giáo dục ở bậc Tiểu học và Trung học. Giáo dục
Tiểu học và Trung học có thể thực hiện ở các trường công
(trường do Chính phủ tổ chức) hoặc ở các trường tư. 12 năm
giáo dục này cũng có thể được hoàn thành ở nước ngoài, điều đó
tạo cơ hội cho sinh viên nước ngoài có thể hưởng những ưu việt
của nền giáo dục Đại học ở Mỹ.
3. Chuyển tiếp lên và giữa các trường? ĐT: (08) 3 848 10 50
Sinh viên đôi khi học tại một trường trong một khoảng thời gian
nào đó và sau đó “chuyển” sang học tại một trường khác để
hoàn thành việc học lấy bằng cử nhân. Một số sinh viên lại
chuyển từ hệ Cao đẳng hai năm sang các trường Đại học tổng
hợp; một số khác chuyển từ một trường Đại học tổng hợp này
sang một trường Đại học tổng hợp khác. Có thể chuyển một số
môn học từ các trường của Việt Nam sang một vài trường Đại
học hoặc Đại học tổng hợp ở Mỹ.
Phần lớn sinh viên chuyển vào trường Đại học ở năm thứ ba
nhưng nhiều trường chấp nhận việc chuyển trường vào các thời
điểm khác. Khi chọn trường để xin học, bạn nên nghiên cứu
chính sách của từng trường đối với các hạn chế về thời điểm
chuyển trường hoặc về việc chấp nhận sinh viên chuyển trường.
Bạn nên bắt đầu việc nộp đơn xin học ít nhất là một năm trước
khi bạn muốn nhập học ở một môi trường mới.
4. Xin thị thực sinh viên? ĐT: (08) 3 848 10 53
Để xin một thị thực sinh viên loại F-1 bạn phải có một mẫu đơn
I-20 A-B hợp lệ, để xin thị thực J-1 bạn phải có mẫu đơn DS-
2019, và để xin thị thực M-1 bạn phải có mẫu đơn I-20M-N.
Trường của bạn sẽ gửi cho bạn mẫu đơn phù hợp sau khi bạn đã
được chấp nhận nhập học và sau khi bạn đã chứng tỏ bạn có đủ
khả năng tài chính. Nếu mẫu đơn của bạn là hợp lệ, bạn đãsẵn
sàng để xin thị thực.
Việc phỏng vấn xin thị thực trung bình thường kéo dài khoảng 3
phút, vì thế bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói ngắn gọn song
thuyết phục. Hãy tự tin, đừng che giấu sự thật hay nói dối - các
nhân viên bộ phận lãnh sự của Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm và
có thể dễ dàng xác định được liệu người ta có đang nói thật hay
không về việc xin thị thực của họ.
Lời khuyên của Tân Đại Dương – Mười điều cần lưu ý khi nộp
đơn xin thị thực:
Để biết thêm chi tiết ĐT: (08) 3 848 48 79 hoặc truy
cập www.tandaiduong.edu.vn
1. Các mối liên hệ với nước sở tại: Theo luật pháp Hoa Kỳ, tất
cả các đương đơn thị thực không di dân đều được xem là những
người có ý định định cư cho đến khi họ thuyết phục được viên
chức lãnh sự là họ không có ý định này. Vì vậy đương đơn phải
chứng minh được mình có nhiều lý do để trở về nước sở tại hơn
là ở lại Hoa Kỳ. “Các mối liên hệ” với nước sở tại là những điều
ràng buộc đương đơn với quê hương hay nơi cư trú hiện tại của
họ: như công việc, gia đình, các triển vọng tài chính mà đương
đơn sẽ sở hữu hay thừa kế, các khoản đầu tư,
2. Anh ngữ: Đương đơn nên dự kiến trước là buổi phỏng vấn sẽ
được tiến hành bằng tiếng Anh chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ
của mình.
3. Tự trình bày: Không nên dẫn cha mẹ hay người thân trong gia
đình cùng đi dự phỏng vấn.
4. Nắm rõ chương trình và mức độ phù hợp của chương trình
với các dự định nghề nghiệp: Nếu đương đơn không thể trình
bày rõ lý do vì sao họ theo học một chương trình cụ thể tại Hoa
Kỳ, đương đơn sẽ không thuyết phục được viên chức lãnh sự là
họ thật sự có ý định học tập chứ không phải định cư. Đương đơn
phải giải thích được việc học tập tại Hoa Kỳ có liên hệ với nghề
nghiệp tương lai của họ sau khi trở về nước sở tại.
5. Trình bày ngắn gọn: Do có nhiều đơn xin thị thực cần tiếp
nhận xử lý, tất cả các viên chức lãnh sự phải tiến hành cuộc
phỏng vấn một cách nhanh chóng, hiệu quả dưới áp lực mạnh về
thời gian. Nhìn chung, họ phải đưa ra quyết định dựa trên những
ấn tượng được hình thành trong một hai phút đầu của buổi
phỏng vấn. Do đó, những điều được trình bày trước tiên và ấn
tượng ban đầu được tạo ra mang tính quan trọng đối với sự
thành công của đương đơn. Cần trả lời thẳng vào điều viên chức
muốn hỏi và trả lời ngắn gọn
6. Các giấy tờ bổ sung: Đương đơn nên sắp xếp chuẩn bị sao
cho viên chức lãnh sự có thể hiểu rõ ngay khi nhìn thoáng qua là
đương đơn đang xuất trình những loại văn bản giấy tờ gì và
những giấy tờ này nhằm chứng minh điều gì.
7. Không phải mọi quốc gia điều được xem xét bình đẳng.
8. Việc làm: Mục đích chính của đương đơn khi sang Hoa Kỳ là
để học tập, đây không phải là cơ hội làm việc trước cũng như
sau khi tốt nghiệp.
9. Những thân nhân tại quê nhà: Nếu chồng/ vợ và con cái của
đương đơn vẫn ở lại nước sở tại, đương đơn nên chuẩn bị để
trình bày với viên chức những thân nhân này sẽ sinh sống như
thế nào trong thời gian đương đơn vắng mặt.
10. Giữ thái độ tích cực: Không nên đưa viên chức lãnh sự vào
một cuộc tranh cãi. Nếu bị từ chối thị thực , đương đơn nên yêu
cầu viên chức đưa ra danh sách các giấy tờ mà viên chức nghĩ là
đương đơn nên xuất trình để làm thay đổi quyết định từ chối và
nên yêu cầu một văn bản giải thích lý do mình bị từ chối.