Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiếp Xúc với Các Dung Môi Hữu Cơ trong Không Khí trên Sức Khỏe - Phần 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.36 KB, 10 trang )

Tiếp Xúc với Các Dung Môi Hữu Cơ trong
Không Khí trên Sức Khỏe
Phần 2

Thảm, một nguồn thải ra các hóa chất gây ô nhiễm bên trong nhà:
Thảm lót sàn trong nhà có thể là một yếu tố đáng chú ý trong việc thải
ra các VOCs và tồn giữ các chất diệt sâu bọ còn đọng lại. Khi EPA điều tra
về nguyên do gây ra sự độc hại tại Trụ sở Trung Ương (1988), kết quả cho
thấy là những nồng độ cao VOC là do những thảm mới lót, sau khi thay hết
27,000 yard vuông thảm không khí bên trong trụ sở trở nên khá hơn. (Xem
bảng các hóa chất có trong thảm).
Điểm nên chú ý những hóa chất này cũng là những hóa chất mà EPA
tìm được trong cuộc nghiên cứu TEAM, và sau đó cũng tìm thấy trong
nghiên cứu của Thụy Điển. Rất nhiều hợp chất, như 4-phenylcyclohexene,
TCE, Benzene, Xylene, Toluene, Sturene và các me thylbenzenes được biết
là các chất gây độc hại thần kinh.
Vì thảm lót sàn có thể gây những tác dụng độc hại thần kinh bằng
cách phóng thích các hợp chất kể trên nên Phòng thí nghiệm Anderson đã
tìm cách thử nghiệm tác động của thảm đối với Hệ miễn nhiễm: Chuột thử
nghiệm được sống trong không khí đã thổi qua thảm và sau đó được theo dõi
phản ứng; kết quả ghi nhận nơi 400 mẫu thử: có sự hiện diện của độc tố
trong 90 % mẫu, kể cả những độc tố gây ra tử vong cho chuột (Informed
Consent No 1-1993).
Thảm và bụi trong nhà đều là những vật chứa đựng các hóa chất trừ
sâu bọ. Vào năm 1993, bản phúc trình NOPES (Non-Occupational Pesticide
Exposure Study), do EPA bảo trợ được công bố (Arch Environ Contam
Toxicol No 26-1994). Bản phúc trình này xác nhận những kết quả của những
nghiên-cứu trước đó về tác dụng độc hại của không khí bên trong nhà (hơn
là ngoài trời); tuy nhiên bản phúc trình NOPES chú trọng vào các hóa chất
trừ sâu nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu của EPA tìm thấy là nồng độ chất trừ
sâu trong không khí bên trong nhà cao nhất vào mùa hè và thấp nhất vào


mùa đông, phù hợp với phương thức xử dụng chất trừ sâu tùy theo mùa.
Các loại thuốc trừ sâu bọ trong bụi thảm (theo NOPES):
- Heptachlor - DDT
- Chlorpyrifos - ortho-Phenylphenol
- Aldrin - Propoxur
- Dieldrin - Diazinon
- Chlordane - Carbaryl
- Atrazine
Các mẫu thảm chứa trung bình 12 loại hóa chất trừ sâu (trong số các
hóa chất định tìm), trong khi đó mẫu không khí chứa trung bình 7.5 loại. 13
loại thuốc trừ sâu tìm thấy trong bụi thảm, nhưng không thấy trong không
khí: những chất này kém bay hơi nên thường ở tại chỗ sau khi rơi xuống.
Trẻ em và trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì tiếp xúc với thảm
và bụi chứa thuốc trừ sâu: chúng bò lê cả ngày trên thảm và nhặt các vật rơi
trên thảm đưa vào miệng và theo NOPES thì phương thức tiếp xúc này khiến
trẻ sơ sinh và trẻ em nhận đủ mọi độc chất như DDT, aldrin, atrazine và
carbaryl. Do đó phụ huynh nên tìm những biện pháp phòng ngừa như thay,
bỏ thảm (nếu có thể), lau sạch các ống thổi hơi sưởi, đặt thêm hệ thống làm
sạch không khí, bỏ giầy dép ngoài nhà, tránh dùng thuốc trừ sâu trong vườn.
Không khí ngoài trời
Một số người khi cho rằng không khí tại nơi làm việc, trong
nhà không được tốt, nên ra ngoài trời để hít thở 'không khí trong lành hơn'
nhưng chắc họ sẽ phải thất vọng khi biết rõ hơn về không khí mà họ định hít
thở!
Tuy Hoa Kỳ đã có Sắc luật 'Clean Air Act', nhưng chưa hẳn vì thế mà
không khí được trong lành. Đa số các dữ kiện về vấn đề ô nhiễm của không
khí ngoài trời được công bố đều được soạn bởi các công ty kỹ-nghệ. Các số
liệu do kỹ nghệ đưa ra có thể không phản ảnh rõ về toàn cảnh số liệu được
phân tích theo những kiểu mẫu phân tán, vận tốc gió, hướng gió, điều kiện
khí tượng, và sự ổn định của bầu khí quyển. Các kết quả cho thấy nồng độ

trong không khí (ngoài trời) của các chất benzene, formaldehyde, và 1,3-
butadiene cao hơn những nồng độ tiêu chuẩn của ung thư trong hơn 90% các
kết quả theo dõi trong nội địa Hoa Kỳ. Ngoài ra khoảng 10% các kết quả
theo dõi (đa số bên phía Đông HK) ước lượng nồng độ của những chất gây
ung thư trong không khí ô nhiễm cao hơn mức độ báo động từ 1 trong
10,000.(Environ Health Perspect No 106-1998).
Các tác hại của các Dung môi trên sức khỏe:
Các dung môi hữu cơ có nhiều ảnh hưởng khác nhau trên sức khỏe.
Trong phần trước chúng ta đã xét qua bản phúc trình National Human
Adipose Tissue của EPA trong đó 4 loại dung môi xylene, dichlorobenzene,
ethylphenol và styrene đã hiệndiện trong toàn bộ mẫu thử (100%).
Các dung môi hữu cơ (VOCs) là những độc tố gây hại cho hệ thần
kinh trung ương và ngoại vi: các tác hại trên thần kinh trung ương gồm giảm
trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, giảm khả năng phối hợp các động tác giữa
mắt và tay, giữa mắt và chân, khả năng giữ thăng bằng. Sự tiếp xúc lâu dài
đưa đến thay đổi tâm tính, trầm cảm, dễ cáu giận, mệt mỏi, các tác hại trên
thần kinh ngoại vi có thể gồm run rẩy tay, tê tay, các động tác mất khéo léo
để thành vụng về.
VOCs có thể gây hư hại thận gây những vấn đề về miễn nhiễm kể cả
gia tăng tỷ lệ ung thư làm hạ nồng độ testosterone và LH (Luteinizing
Hormone). Chúng được xem là có thể gây hiếm muộn, làm giảm lượng tinh
trùng và gây gia tăng các trường hợp dị dạng cho bào thai. Ngoài ra VOCs
cũng liên hệ đến các hư hại về máu huyết, gây tăng các tỷ lệ tử vong vì bệnh
tim-mạch.
Tỷ lệ VOCs trong không khí bên trong nhà và formaldehyde liên hệ
mật thiết với sự gia tăng các trường hợp Suyễn và Sưng phổi kinh niên, nhất
là nơi trẻ em.
Các phương thức phòng ngừa và chữa trị
Việc tiếp xúc hàng ngày với các dung môi bay hơi là điều không thể
tránh được trong đời sống nhưng chúng ta có thể tìm một số phương cách

để giới hạn được càng nhiều càng tốt. Ngòa việc cố giới-hạn sự tiếp xúc, nên
đưa không khí sạch hơn vào nhà để giúp thải bớt VOCs, có thể dùng thêm
các hệ thống lọc không khí. Một số cây trồng trong nhà cũng có những tác
dụng giúp lọc không khí. Cơ quan Không gian HK NASA đã nghiên cứu và
tìm được một số cây thanh lọc không khí, giảm được nồng độ benzene,
trichloroethylene và formaldehyde:
Các cây đáng chú ý gồm:
- Gerbera jasemoni (Cúc đồng tiền)
- Chrysanthemum morifolium(Cúc hoa trắng hay Bạch cúc)
- Hedera helix (English Ivy rất thông thường tại Hoa-Kỳ)
- Sansevieria trifascita (Cây lưỡi cọp lá vàng=Hổ vĩ mép lá vàng)
- Dracaena deremansis (Cây phát dụ)
- Dracaena marginata (Phát dụ Madagascar)
- Spathiphyllum aracacea (Cây buồm trắng)
- Aglaonema modestum ( Cây vạn niên = Minh ty)
- Chamaedorea sefrizii (Parlor Palm, loại cọ trồng trong nhà)
Giai đoạn kế tiếp sau khi cố tránh những tiếp xúc không cần thiết với
các dung mộI, dùng hệ thống lọc để giúp không khí trong sạch hơn là giúp
cơ thể thải loại các VOCs sau khi chúng đã vào cơ thể. Khả năng thải loại
các dung môi cũng thay đổi tùy cơ thể: có người loại bỏ được chất độc
nhanh chóng nhưng cũng có người loại bỏ chậm hơn. Có nhiều yếu tố gây ra
suy yếu trong việc thải loại độc chất như : ăn uống thiếu dưỡng chất cần
thiết cho cơ thể để biến đổi các độc chất, uống rượu, uống thuốc như aspirin,
hay đã có sẵn những dung môi tồn lại trong cơ thể, ăn thiếu protein hay ăn
quá nhiều chất đường, khiếm khuyết biến dững bẩm sinh, cơ thể bị nhiễm
các kim loại nặng làm nồng độ glutathion xuống thấp.
Giai đoạn 1 của sự Sinh biến đổi (Biotransformation)
Đây là giai đoạn đầu tiên khi cơ thể thanh lọc các hợp chất độc hại
khỏi máu. Các dung môi hữu cơ VOCs bị oxy-hóa bởi các men trong nhóm
Cytochrome P450. Vài loại dung môi như Toluene, Xylene được biến đổi

thành benzoic acid . Styrene có thể thành benzoic mandelic, hay
phenylglyoxylic acid. Hexane bị oxy-hóa thành 2,5- hexanediol. Có những
bằng chứng cho thấy những biến đổi về gene đưa đến sự khác biệt về hoạt
động của những men cyclooxegenase(J.Clin Pharmacol No 9-1980): những
khiếm khuyết về gene này có thể sẽ làm cho cơ thể của một số người mất
bớt khả năng khởi động các tiến trình thanh lọc các VOCs khỏi máu.
Phương thức ăn uống có những ảnh hưởng khá quan trọng trên việc
thải loại chất độc khỏi cơ thể, Phẩm chất của protein cũng giữ một vai trò, ví
dụ như người Á châu ăn chay do ở sự không cân bằng tỷ lệ protein trong
rau-quả, nên việc thải loại chất độc bị giảm sút.
Những trạng thái acid thấp (hypochlorhydria) hay không có acid
(achlorhydria) trong bao tử, gặp ở những người dị ứng với hóa chất, có
những ảnh hưởng xấu với vấn đề sinh-khả dụng của các acid amin trong chế
độ ăn uống, dù ăn thật nhiều protein: do đó nên cho những người hay tiếp
xúc với VOCs, dùng những protein từ nước sữa (whey) đã thủy giải một
phần (partially hydrolyzed), chế phẩm này không những cung cấp protein
toàn diện cần thiết cho sự biến dưỡng các hóa chất từ bên ngoài nhập vào cơ
thể, đồng thời gia tăng lượng glutathione trong gan.
Ngoài vấn đề cung cấp cho đủ các protein cần thiết, cũng cần giảm
thiểu việc ăn uống chất đường: tại Hoa-Kỳ mức tiêu thụ đường trung bình
cho mỗi đầu người lên đến 150 gram/ ngày cùng với tình trạng ô nhiễm môi
sinh do dung môi hữu cơ có lẽ đã tạo ra tình trạng. ngộ độc tiềm ẩn trên toàn
quốc? (Annu Rev Nutr No 11-1991).
Ăn nhiều những loại rau có họ cải (cruciferous), chứa nhiều indol-3-
carbinol, rất tốt cho việc thải loại độc chất.
Một số các dưỡng chất dạng vi lượng (micro-nutrients) cũng giúp ích
cho Giai đoạn 1 của tiến trình thải loại: Đa số những vitamins nhóm B (như
Thiamine=B1; Riboflavine =B2, Niacin, Pyridoxine=B6) cần thiết cho hoạt
động của hệ men cyclooxygenase khi thiếu những vitamin này, sự loại chất
độc giảm xuống. Các Vitamin E, C; các khoáng chất Magnesium, Selenium

đều có ảnh hưởng trên tiến trình thải loại (Nutritional Toxicology Vol 2-
Academic Press 1987).
Giai đoạn 2 của sự Sinh biến-đổi:
Sau khi các dung môi hữu cơ (VOCs) đã bị oxy-hóa ở giai-đoạn 1,
chúng sẽ được kết nối (conjugated) với các acid amin trong Giai đoạn 2: đây
là những tiến trình acyl hóa hay kết nối. Các acid amin thường dùng nhất để
kết nối là glycine (cho toluene và xylene), taurine, và glutamine. Taurine
cũng yểm trợ cho Tiến trình sulfat hóa mà một số VOCs được thải loại. Một
số VOCs khác lại bị thải theo tiến trình kết nối với glutathione. Sự khiếm
khuyết acid amin này có thể làm suy giảm sự thải loại của những VOCs khỏi
máu. Có thể giúp nâng nồng độ glutathion bằng cách dùng thêm Vitamin C,
protein từ nước sữa (whey protein), cây milk thistle, acid alpha lipoic,
selenium và N-acetylcystein (dùng glutathione trực tiếp bằng cách uống lại
không có tác dụng! vì glutathione khi vào đường tiêu hóa bị thủy phân ngay
bởi gamma-glutamyltransferase trong ruột và gan, trung hòa mất khả năng
hoạt động – (European Journal of Clinical Pharmacology No 43-1992).
Ngoài vai trò giúp gia tăng nồng độ glutathione trong cơ thể, acid alpha-
lipoic còng giúp loại trừ thủy ngân (một chất ức chế glutathione); acid alpha-
lipoic còn có khả năng bảo vệ chống các tổn hại thần kinh gây ra bởi
hexane
DS Trần Việt Hưng & BS Trần Quang Tuấn Anh



×