Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các bệnh của dứa và phương pháp bảo quản pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.51 KB, 4 trang )

Các bệnh của dứa và phương pháp bảo quản
Bệnh thối đen: Bệnh do loại nấm
Cerastomella Paradoxa. Loại bệnh
này có thể gặp cả trên chuối, trên cây
mía. Bệnh có thể bắt đầu từ ngoài
ruộng, phát triển mạnh trong quá
trình vận chuyển, có thể dẫn tới mất
mát đến 25%. Điều kiện để bệnh phát
triển tốt nhất là ở nhiệt độ 21oC -
32oC và độ ẩm cao. Có thể ngăn
ngừa bệnh bằng cách phun lên quả
mới hái dung dịch Axít Benzoic trong
cồn, sau đó đem đi bảo quản lạnh.


Bệnh ủng nước: Loại nấm gây ra bệnh này là Thieliaviopsis Paradoxa. Bệnh xuất
phát từ khi vận chuyển. Chỗ bị bệnh có màu đen xám, ủng nước. Để phòng bệnh
có thể sát trùng, bao bì, kho bảo quản bằng dung dịch 2% - 5% Formalin.

Bệnh nấm xám: Do nấm Penicillium Fusarium phát triển. Giai đoạn đầu tiên của
bệnh rất khó phát hiện. Thoạt đầu dưới lớp vỏ dứa xuất hiện những vết bầm có
màu xám nhạt đến sẫm. Bệnh lan dần ra cả quả.

Bệnh thâm lõi: Bệnh xuất hiện chủ yếu là do rối loạn sinh lý sinh hóa khi bảo quản
ở điều kiện không thích hợp, nhất là nhiệt độ quá lạnh - dưới 9oC - 10oC với dứa
xanh và 4oC - 6oC với dứa chín. Dứa hỏng nhanh khi thành phần khí quyển nơi
bảo quản thiếu ôxy để quá trình hô hấp thiếu khí tiến triển bình thường dẫn tới hô
hấp yếm khí.

Phương pháp bảo quản


Dứa được thu hái khi các mắt dứa đã mở hết hoặc đã có từ 1 đến 3 hàng mắt ngả
màu vàng. Có thể đánh giá độ chín của dứa theo 3 mức dựa vào màu sắc của vỏ.

Mức I: khi vỏ dứa còn xanh, nhưng đã có 1 đến 2 hàng mắt gần cuống ngả màu
vàng.

Mức II: vỏ dứa có màu xanh - vàng.

Mức III: vỏ dứa vàng gần như hoàn toàn đến hoàn toàn.

Sau khi thu hái, dứa được lựa chọn theo độ chín, kích thước. Loại bỏ những quả
bầm giập, sây sát. Dứa bảo quản cả hoa, cuống để dài khoảng 2 cm.

Kho bảo quản cần được sát trùng bằng dung dịch Formalin chứa 36% Formalđehy
với liều lượng 0,25 lít/m2 sàn. Nhiệt độ lúc phun là 16oC - 18oC, độ ẩm 95% đến
97%. Phun xong, đóng kín kho trong 24 giờ. Có thể xông kho bằng lưu huỳnh với
liều lượng 10 g/m3. Khi xông xong cũng đóng kín phòng trong 24 giờ.

Trước khi bảo quản, dứa có thể được xông bằng Metilbrom với liều lượng 40 đến
80 g/m3 kho trong 30 phút, sau đó xếp vào bao bì và cho vào kho để bảo quản.
Dứa xanh được bảo quản trong phòng lạnh nhiệt độ 10oC - 12oC, độ ẩm 85% -
90%. Không bảo quản dứa xanh ở nhiệt độ thấp hơn 7oC, vì lõi dứa dễ bị thâm và
mất khả năng chín.

Dứa xanh được xử lý bằng hóa chất 2,4 DT nồng độ 0,05% và bọc sáp, hoặc
nhúng Topxin M0,2% có thể bảo quản ở nhiệt độ 20oC - 25oC được khoảng 2
tuần.

Ngoài việc xử lý bằng hóa chất, người ta còn dùng màng PE chuyên dùng để bọc
dứa rồi mới bảo quản. Bằng cách này có thể kéo dài thời hạn bảo quản lên gấp đôi.


Dứa chín bảo quản ở 4,5 oC - 7oC, độ ẩm 85% - 90%. Không bảo quản dưới 4oC.

Dấm dứa: Dứa có thể dấm dứa chín bằng cách tăng thêm nhiệt độ lên 21-22oC, độ
ẩm 85% kết hợp xử lý êtylen liều lượng 0,5 l/m3, dữa sẽ chín sau 2 - 3 ngày.

Có thể dấm dứa trong phòng có nhiệt độ 15oC - 16oC, độ ẩm 80% - 85%, dứa sẽ
chín sau 5 - 6 ngày. Nhược điểm của phương pháp dẫm chậm này là dứa có thể bị
nấm bệnh do kéo dài thời gian.

(Nguồn: Bảo quản rau qủa tươi và bán chế phẩm, NXB Nông nghiệp, 2001,
tr.114-117)

×