Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

10 đặc điểm dân số nước ta hiện nay pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.86 KB, 3 trang )

10 đặc điểm dân số nước ta hiện nay
Việt Nam hiện có dân số đông thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.
Để xây dựng được chính sách dân số hợp lý và hữu hiệu, cần thấy rõ một số
đặc điểm dân số nước ta hiện nay.
Quy mô lớn, phát triển nhanh
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2005, Việt Nam có khoảng 83, 1199 triệu
người. Mật độ lên tới 252 người /km2; vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)
khoảng 1.200 người /km2, nhiều tỉnh “thuần nông” như Thái Bình, Nam Định,
Hưng Yên, Bắc Ninh, mật độ cũng lên tới trên 1.100 người /km2. Các nhà
khoa học của Liên Hợp quốc tính toán, để có cuộc sống thuận lợi, bình quân
trên 1km2 chỉ nên có 35 - 40 người. Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số đã
gấp khoảng 6-7 lần “mật độ chuẩn”. Căn cứ vào chỉ báo này, có thể khẳng định: Việt Nam là quốc gia có
quy mô dân số rất lớn.
Dân số trẻ nhưng đang bước vào thời kỳ chuyển sang già
Năm 1999, tỷ lệ trẻ từ 14 tuổi trở xuống là 33%; ở Nhật Bản là 15%. Những người sinh ra sau ngày miền
Nam giải phóng (1975) ước chiếm 63% tổng dân số hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em giảm khá nhanh,
còn tỷ lệ người cao tuổi lại tăng.
Với khoảng 80 triệu dân như Việt Nam, Nhật Bản chỉ có 12 triệu trẻ em, còn nước ta có hơn 21, 1 triệu.
Tỷ lệ người cao tuổi (69 tuổi trở lên) hiện chiếm khoảng 9%, sẽ tăng lên nhanh, do sự già hoá của thế hệ
sau cách mạng tháng Tám và mức sinh giảm, đạt tới mức thay thế.
Tỷ số phụ thuộc (tổng số trẻ em và người già bình quân cho một người trong độ tuổi lao động, từ 15 đến
59) không ngừng giảm: năm 1979 là 0,95, năm 1989 là 0, 86 và năm 1999 là 0, 7. Theo dự báo, tỷ lệ này
đến năm 2014 chỉ còn khoảng 0, 48. Đây là “cơ hội dân số vàng”, hay “dư lợi dân số”, tức là mỗi người
lao động gánh nhẹ dần số người ăn theo, tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân, kinh tế gia đình có tiết
kiệm để đầu tư phát triển.
Thực tế nói trên cho thấy khoảng 2 thập kỷ qua, Việt Nam không chỉ đổi mới nhanh chóng về kinh tế - xã
hội mà còn đổi mới nhanh chóng các thế hệ dân số.
Mất cân đối giới tính
Việt Nam là một trong những nước có tỷ số giới tính (số nam tương ứng với 100 nữ) thấp và không ổn
định (năm 1989 tỷ số là 94,7; năm 1999 là 96,7). Nhóm từ 0 đến 4 tuổi, tỷ số giới tính không ngừng tăng,
nghĩa là trẻ em trai ngày càng nhiều hơn trẻ em gái cùng nhóm tuổi (năm 1989 là 106, 5 và năm 1999 là


109).
Theo kết quả Tổng điều tra 1999, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều tỉnh rất cao, ở mức không bình
thường, như: An Giang 128, Kiên Giang 125, Kon Tum - Sóc Trăng 124, Ninh Thuận - Bình Phước 119,
Quảng Ninh 118, Thanh Hoá 116;
Vùng ĐBSH, theo Điều tra mức sống dân cư năm 1997-1998, tỷ số giới tính của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi
cao nhất nước: 116, nghĩa là trong độ tuổi từ 1-4, cứ có 100 cháu gái thì có tới 116 cháu trai. Còn theo kết
quả Tổng điều tra Dân số năm 1999: Hầu hết các tỉnh ĐBSH đều có biểu hiện cao một cách trái quy luật:
Hà Nội là 110, Hải Phòng 118, Hà Tây 114, Hải Dương 120, Hà Nam 113, Nam Định 111, Thái Bình
120, Ninh Bình 113
Từ những số liệu trên, có thể nêu giả thiết đáng tin cậy rằng: Đã có sự lựa chọn của cha mẹ, sự can thiệp
của y học để sinh được con trai. Hậu quả dân số – xã hội của tình trạng mất cân đối này, theo kinh nghiệm
của một số nước Nho giáo cho thấy rất nặng nề. ở Trung Quốc hiện nay, cứ sinh 100 bé gái thì tương ứng
Tuyên truyền các biện
pháp kế hoạch hoá gia
đình ở Trung tâm Y tế
Mù Cang Chải (Yên
Bái).
người ta lại sinh được 120 bé trai. Các nhà khoa học dự đoán, trong vài thập kỷ tới có khoảng 40 triệu
chàng trai Trung Quốc sẽ không thể kiếm được bạn đời. Do vậy, lấy vợ nước ngoài và các tội phạm buôn
bán phụ nữ, mại dâm có thể sẽ tăng lên.
Phân bố không đều
Trong 8 vùng kinh tế – sinh thái, 42,8% dân số tập trung ở ĐBSH và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong
khi đó, diện tích đất đai của hai vùng này chỉ chiếm 16,6%. Mật độ ở các tỉnh rất khác nhau. Năm 1999,
trung bình trên mỗi km2 đất ở Thái Bình có 1.194 người, trong khi đó ở Kon Tum chỉ có 32 người /km2,
tức là hơn kém nhau đến gần 40 lần. Mặt khác, vốn đầu tư nước ngoài, giai đoạn 1988 – 1998 vào ĐBSH
gấp 176 lần Tây Nguyên, còn Đông Nam Bộ gấp 307 lần. Thực trạng này chứa đựng tiềm năng di cư lớn.
Riêng giai đoạn 1990-1997, đã có 1, 2 triệu dân di chuyển tới các vùng theo dự án. ở TP. Hồ Chí Minh,
luồng di dân tự do đến không ngừng tăng lên. Thí dụ, giai đoạn 1981-1985, bình quân mỗi năm thành phố
tăng thêm 130.000 người; giai đoạn 1986-1990: 185.000 người giai đoạn 1991-1996: 213.000 người.
Hướng di dân cũng đã thay đổi đáng kể, từ nông thôn - miền núi phía Bắc trước năm 1975 đến di dân Bắc

– Nam chuyển sang hướng di dân nông thôn - đô thị và trong nước ra nước ngoài những năm gần đây.
Khoảng 10 năm trở lại đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài khá lớn và có xu hướng tăng, đặc biệt là các
vùng ĐBSCL. Chỉ tính đến đầu năm 2004, đã có gần 80.000 phụ nữ lấy chồng Đài Loan, gây ra những
hậu quả phức tạp về các mặt dân số, pháp lý, tâm lý xã hội.
Tỷ lệ dân đô thị thấp
Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2004, tỷ lệ dân đô thị mới đạt 26,3%. Ngay vùng ĐBSH có hai thành
phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng, nhưng tỷ lệ dân đô thị chỉ có 23,8%. Nhiều tỉnh, tỷ lệ dân đô thị chưa
đến 10% như: Thái Bình 7,2%, Hà Nam 9,6%, Hà Tây 9% Như vậy, về đại thể, Việt Nam vẫn là một
đất nước “tam nông” (nông thôn, nông nghiệp và nông dân). Đây là cơ sở vật chất hình thành nên nhu cầu
nhiều con và cần có con trai.
Mức sinh giảm nhưng chưa ổn định
Mức sinh của Việt Nam bắt đầu giảm từ những năm 1970. Đặc biệt giảm nhanh từ năm 1993 trở lại đây.
Năm 2004, có khoảng 75,7% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai, ở mức
này, nói chung đã có thể đạt được mức sinh “thay thế”, nghĩa là trung bình mỗi người phụ nữ khi hết tuổi
sinh đẻ có 2 con.
Mặt khác, mức sinh có sự khác biệt rất lớn giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng địa lý kinh tế, các
tỉnh và giữa các nhóm xã hội.
Năm 1999, tổng suất sinh bình quân cả nước là 2,33, và năm 2005 là 2,11; trong đó, năm 1999 ở thành thị
mức tương ứng là 1, 59 và 1,73, còn ở nông thôn mức tương ứng là 2, 54 và 2,28.
Mức chết thấp, ổn định
Năm 2005, tỷ suất chết thô (số người chết tính trên 1.000 dân trong năm) của toàn quốc là 5, 34 phần
nghìn - vào loại thấp thế giới. Tuy nhiên, ở Tây Bắc, tỷ lệ này cao gấp 1, 5 lần Đông Nam Bộ. Đặc biệt là
tỷ lệ chết trẻ sơ sinh rất khác nhau giữa các vùng. Nếu như tỷ lệ này ở ĐBSH là 10 phần nghìn thì ở Tây
Nguyên, Tây Bắc là 34 phần nghìn.
Chất lượng dân số chưa cao
Về thực lực: Trên phạm vi toàn quốc, theo điều tra y tế quốc gia 2002, tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2500g là
5,6%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thuộc diện thấp còi (thấp hơn so với lứa tuổi) 33%; trẻ em có cân nặng theo
tuổi thấp 25,7%, béo phì: 1,3%. Năm 2004, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn cao, ở mức
26,6%, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc.
Ngoài ra, còn hàng triệu trẻ em tàn tật, bị mắc bệnh bẩm sinh, ảnh hưởng chất độc da cam.

Về trí lực: 1, 5 triệu dân thiểu năng về thể lực và trí lực. Năm 2003, lao động của Việt Nam có 4, 5 triệu
mù chư ữ, 47% mới có trình độ tiểu học, 30% tốt nghiệp THCS và 18,5% tốt nghiệp THPT. 79% lao
động từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khu vực nông thôn, tỷ lệ này lên tới 87%,
trong khi đó những lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 1,85%.
Về tâm lực: Tội phạm, tiêu cực xã hội có xu hướng tăng. Trong đó, trẻ em làm trái pháp luật tăng nhanh.
Quy mô gia đình nhỏ nhưng phức tạp và dễ “vỡ”
Quy mô trung bình của một gia đình Việt Nam đã giảm từ 5Q, 2 người (1979) xuống 4, 8 người (1989) và
4, 5 người (2001). Năm 1994, gia đình hạt nhân, tức là gia đình chỉ có vợ chồng hoặc bố mẹ và các con
chiếm tới 67,4% tổng số gia đình. Kế hoạch hoá gia đình và hạt nhân hoá gia đình là nguyên nhân chính
làm cho quy mô gia đình ngày càng nhỏ đi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường và xã hội,
số cặp vợ chồng ly hôn hàng năm không ngừng tăng và mang tính “đột biến”, tức là gia đình dễ “vỡ” hơn.
Sự phát triển của thị trường, sự hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá diễn ra mạnh mẽ đang đặt gia đình
trước những thách thức mới mà hậu quả là tính ổn định, tính bền vững giảm đi. Theo thống kê của Toà án
nhân dân tối cao, giai đoạn 1977- 1982, trung bình mỗi năm có 5.672 vụ ly hôn. Trong khi đó, chỉ riêng
năm 1991 đã có 22.000 vụ, năm 1994 là 34.376 vụ, năm 1994 là 35.684 vụ, năm 1996 là 44.063 vụ, năm
2000 lên tới 51.361 vụ, năm 2002 là 56.478 vụ, gấp 10 lần so với giai đoạn 1977 - 1982.
Sức khoẻ sinh sản bị tổn thương và đứng trước thách thức mới
Hiện nay, số ca nạo phá thai hàng năm bằng số ca sinh. Số ca nạo phá thai trong y tế Nhà nước: năm 1992
là 1, 33 triệu, năm 1993 là 1, 2 triệu, năm 1994 là 1, 25 triệu, năm 1995 là 1, 2 và năm 1996 là 1, 22 triệu.
Nước ta được xếp vào nhóm nước có mức nạo phá thai cao nhất thế giới. Đặc biệt trong số này, vị thành
niên và thanh niên trẻ khoảng 300.000 ca.
Tỷ lệ phá thai ở các vùng trong nước năm 2001 cao nhất là Tây Bắc, tiếp đó là Đồng bằng Sông Hồng,
Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam
Trung Bộ.
Một điều đáng chú ý là tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở ĐBSH cao nhất so với các vùng
trong cả nước nhưng tỷ lệ phá thai vẫn cao, chứng tỏ chất lượng dịch vụ và tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu.
Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản ở nữ nông thôn dao động từ 32, 7 đến 70,56%. Một nghiên cứu mới đây
tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá cho thấy, 66% phụ nữ đến khám và quản lý thai nghén ở đây bị viêm
đường sinh dục dưới. Tỷ lệ này ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương là 72%. Đặc biệt là tỷ số nhiễm HIV
/AIDS tăng nhanh. Số người nhiễm HIV /AIDS đã được phát hiện tính đến tháng 9-2005 là 101.291

người, gấp hơn 40 lần 10 năm về trước (nam chiếm khoảng 85%, nữ 15%). 100% số tỉnh, 93% số huyện
và 50% số xã có người nhiễm HIV. ở Quảng Ninh, năm 2003, cứ 100.000 dân có 573 người nhiễm HIV.
Tỷ lệ vô sinh ở nước ta khá cao. Theo GS. Nguyễn Khắc Liêu, tỷ lệ này tới 13%.
NHÓM PVTSXH

×