Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

TÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH - LẠNG SƠNTÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH - LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.34 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM
----------
NGUYỄN QUỐC CƯƠNG
Đề tài:
“TÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG
MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH - LẠNG SƠN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Công nghiệp nông thôn
: 38 CNNT
: Khuyến nông &PTNT
: 2006 - 2011
: Ths. Cù Ngọc Bắc
THÁI NGUYÊN, 2011
PHẦN 1
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, những
năm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành nông
nghiệp đang từng bước phát triển và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của
mình trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước được thể hiện cụ thể tại
Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng bằng việc Hội nghị đã ban hành nghị quyết


số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trong đó vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng
trong toàn bộ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Thực hiện cơ giới hóa - điện
khí hóa nông nghiệp nông thôn tức là thúc đẩy chuyển cơ cấu kinh tế trong
ngành nông nghiệp trong đó lấy lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp là trọng
tâm.
Trước đó, tại Hội nghị TW lần thứ năm (khóa IX, 4/2004) BCH TW
Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và
công cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn... Ưu tiên hiện đại hóa cơ sở sản
xuất, đầu tư nghiên cứu chế tạo, cải tiến các loại máy móc, thiết bị phù hợp
với điều kiện tự nhiên Việt Nam, có chính sách khuyến khích tốt việc áp dụng
tiến bộ kỹ thuật, chú trọng công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu mới
nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm công nghiệp, cùng với chính sách
hỗ trợ để nông dân và cơ sở mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất...”
Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầu
cho chiến lược phát triển đất nước trong thời kì mới hiện nay. Bên cạnh đầu
tư về giống, vật nuôi có chất lượng còn khuyến khích người dân áp dụng tiến
bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất
lượng tốt, có tính hàng hóa, có khả năng cạnh tranh cao, không những phục
2
vụ thị trường trong nước và còn từng bước xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài.
Những năm gần đây các dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc cho nông
nghiệp rất phát triển, người dân cũng đã thay đổi tư duy sản xuất; các hình
thức sản xuất cũ, lạc hậu dần bị loại bỏ và thay thế là cách thức sản xuất hiện
đại, phù hợp với cơ chế thị trường; sử dụng máy móc vào sản xuất, kinh
doanh, tạo ra năng suất, hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, hiện nay sự hiểu biết và vận dụng của nông dân về máy móc
và cơ giới hoá nông nghiệp là chưa cao, nhất là nông dân ở các tỉnh trung du
và miền núi, do vậy việc đào tạo và tập huấn về sử dụng các loại máy nông

nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn kiến thức sử dụng các
loại máy trong sản xuất nông nghiệp tại một địa phương cụ thể là một việc
làm cần thiết để có giải pháp phù hợp cho việc sử dụng máy móc phục vụ sự
nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương đó. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của
Huyện Tràng Định - Tỉnh Lạng Sơn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hoạt động đào tạo và tập huấn cho người dân về sử dụng máy
móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tìm hiểu nhu cầu người dân về đào
tạo, tập huấn trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và tập huấn trong giai đoạn
mới.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu công tác đào tạo, tập huấn về sử dụng máy cho người dân
trên địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn
3
+ Đánh giá công tác đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp trên
địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn về các khía cạnh: Đối tượng, nội dung,
phương pháp tập huấn, thời lượng tập huấn, tác động của tập huấn, tìm hiểu
nhu cầu tập huấn.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, tập huấn
trong giai đoạn mới.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
+ Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố lại kiến thức
đã học, bổ sung kiến thức thực tế của các chương trình đào tạo, tập huấn về sử
dụng máy đã được học ở trường.
+ Bổ sung kiến thức về hiệu quả của một số chương trình đào tạo, tập

huấn về sử dụng máy nông nghiệp.
+ Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo, tập huấn
thực tiễn đến nông dân trên địa bàn huyện.
+ Đề tài bổ sung tài liệu cho khoa, trường, các cán bộ tập huấn và các
cơ quan trong ngành.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu đề tài làm cơ sở cho cán bộ, cơ quan trong
ngành có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp đào tạo, tập huấn phù
hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo, tập huấn góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy cũng như năng suất cây trồng, vật nuôi,
thay đổi tư duy sản xuất cải thiện cuộc sống nhân dân trong huyện.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống máy nông nghiệp
Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, việc cơ giới hóa sản xuất nông
nghiệp là một khâu không thể thiếu của công cuộc này. Cơ giới hóa sẽ làm thay
đổi phương thức sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho con người, nâng cao năng
suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ cơ giới hóa mà bộ
mặt nông thôn thay đổi, phát triển thành một nông thôn văn minh, hiện đại vì cơ
giới hóa sản xuất nông nghiệp cũng là tiền đề cho việc phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ giúp các ngành kinh tế khác ở
nông thôn phát triển như thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
Hiện nay có các loại máy phục vụ cho nông nghiệp theo từng công
đoạn, bắt đầu từ khâu làm đất đến khâu chế biến sản phẩm của một số sản
phẩm chính trong sản xuất nông nghiệp bao gồm:
* Hệ thống máy canh tác
+ Cụm máy làm đất: Là các loại máy phá vỡ, làm tơi nhuyễn lớp đất trồng
trọt đến độ sâu nhất định để canh tác cho từng loại cây trồng. Mặc dù có nhiều

loại máy làm đất dành cho các loại cây trồng khác nhau, với kích cỡ khác nhau
nhưng nhìn chung chúng có đặc tính và nguyên lý làm việc giống nhau.
+ Cụm máy gieo, trồng, cấy: Làm công việc đưa hạt giống, mạ hoặc
cây con xuống đất. Tùy đặc tính của hạt có gần giống nhau hay không mà một
công cụ hoặc máy gieo hạt lại có thể áp dụng cho việc gieo hạt nhiều loại cây
khác nhau hoặc sử dụng máy gieo đơn lẻ. Máy trồng cây non dùng để trồng
một số loại cây trong nông nghiệp và cây công nghiệp như các loại rau: bắp
cải, cà chua, thuốc lá ngoài ra còn dùng để trồng các loại cây công nghiệp...
Máy cấy sử dụng để cấy mạ xuống đất, máy cấy có các loại như máy cấy mạ
dược, mạ thảm, mạ khay.
5
+ Cụm máy chăm sóc bao gồm: Máy bón phân cho cây trồng (phân hữu
cơ, phân vô cơ) để làm giàu đất. Nó có thể dùng chng cho tất cả các loại cây
trồng (trước khi làm đất) mà cũng có các loại đặc chủng cho từng loại cây
trồng khi bón phân trong quá trình sinh trưởng của cây. Máy sới, máy làm cỏ
làm công tác diệt cỏ, xới đất làm tăng lượng ôxy, nước trong đất cho cây
trồng. Các máy này cũng có thể kết hợp bón phân vô cơ trong quá trình xới,
bón. Hệ thống tưới với nhiệm vụ cung cấp cho cây trồng một lượng nước
thích hợp vào thời điểm cần thiết để đảm bảo tốc độ sinh trưởng và phát triển
của cây trồng.
+ Máy bảo vệ cây trồng: Nhiệm vụ của loại máy này là đưa lượng chất
hóa học đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc để diệt côn trùng, diệt bệnh cho
cây trồng nhằm đảm bảo cho cây trồng khỏe mạnh, cho năng suất cao. Máy
có nhiều chủng loại để có thể phục vụ cho thảm thực vật thấp hoặc cây trồng
lưu niên có chiều cao tới 10m.
* Hệ thống máy thu hoạch
Có nhiệm vụ thu lấy các sản phẩm đặc trưng của cây trồng như hạt, củ,
quả, lá, thân; có thể là thu riêng biệt hoặc là thu tất cả cùng một lúc cả sản
phẩm chính và phụ. Với từng loại cây trồng lại phải có từng loại máy thu
hoạch riêng biệt cho nó, vì thế máy thu hoạch lại càng đa dạng hơn và phức

tạp hơn so với các loại máy nông nghiệp khác.
* Hệ thống máy sau thu hoạch
Việc mẫn cảm với nhiệt độ và độ ẩm môi trường, sự “thở” của hạt dẫn
đến hư hỏng nhanh chóng của sản phẩm nông nghiệp. Xử lý chúng để đưa
chúng để đưa tới điều kiện tạm thời làm giảm tốc độ hư hỏng, được các cụm
máy sau thu hoạch đảm nhận. Không phải nông sản nào cũng có thể làm thức
ăn ngay được mà phải sơ chế để cung cấp cho con người. Sau cùng là hệ
thống máy hay thiết bị chế biến để có sản phẩm cho người hay gia súc.
6
2.1.2 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp trên thế giới và ở Việt
Nam
2.1.2.1 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp trên thế giới
Máy móc sử dụng trong nông nghiệp sẽ giúp cho năng suất và hiệu quả
lao động trong nông nghiệp tăng lên. Muốn thực hiện quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì việc áp dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng máy móc thay thế sức người là biện pháp
không thể thiếu.
Các nước trên thế giới đã phát triển trước chúng ta khác nhiều về việc
áp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là các nước phát triển
như: Mỹ, Nhật, Canada ... Phát triển hơn chúng ta đến vài chục thậm chí hàng
trăm năm về khao học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Họ phát
triển đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến
sản phẩm sau thu hoạch. Sản phẩm tạo ra có năng suất và chất lượng cao.
Trước khi trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới,
Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỉ lệ nông dân trong tổng dân số
tương đương với Việt Nam. Trước Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, có tới 80%
dân số Nhật Bản làm nghề nông và lúa là nông sản chính. Các phương pháp
thâm canh cần nhiều lao động được phát triển vì mỗi hộ gia đình chỉ có một diện
tích ruộng hạn chế. Những đặc điểm này đã làm tăng các thông lệ trong canh tác
cũng như tập tục ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản.

Dường như nông nghiệp Nhật Bản không thể thành công nếu không có
sự phổ biến của máy móc, hóa chất và những thiết bị tiết kiệm lao động. Hiện
tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy, các phương pháp canh tác
truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các loại máy cày, máy ủi và nhiều
loại máy khác. Nhờ tất cả các yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật tăng từ
9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975.
7
Chỉ trong vòng một thế hệ, nền nông nghiệp truyền thống Nhật bản dựa
trên phương pháp thâm canh và đòi hỏi nhiều lao động đã chuyển thành một
hệ thống cần nhiều vốn và chủ yếu sử dụng máy móc, và nói chung kỹ thuật
mới của nông nghiệp Nhật Bản được coi là hình mẫu cho các nước đang phát
triển khác ở khu vực Châu Á.
Ngay các nước trong khu cực chúng ta vẫn còn phát triển chậm hơn so
với nước bạn rất nhiều. Với các nước có đặc điểm tương đồng như nước ta họ
cũng đã phát triển trước nước ta từ rất lâu.
Cơ chế quản lý nông nghiệp Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm
tương đồng: đã trải qua một thời kỳ quản lý theo kiểu tập trung, bao cấp khá
kéo dài. Trong cơ chế cũ máy móc thiết bị chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước
hoặc tập thể; quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người lao động không cân
xứng, thiếu động lực cho người lao động, khiến cho máy móc thiết bị chẳng
những không phát huy hiệu quả như mong đợi mà còn nhanh chóng bị hao
mòn và hư hỏng.
Trung Quốc đã đổi mới trước chúng ta 10 năm và đang phát triển rất
mạnh mẽ. Cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng được người dân Trung Quốc
áp dụng rộng rãi. Tính đến nay tỉ lệ cơ giới hoá nông nghiệp chung hiện nay
là: Kết quả tổng hợp đến nay toàn Trung Quốc tổng công suất đã trang bị
được 750 triệu kW, mức tăng hàng năm 25 triệu kW, bình quân mỗi 1000 ha
đất canh tác được trang bị:
Công suất máy nông nghiệp 6.250 kW
Máy kéo 150,6 kW

Máy vận chuyển 103,4 kW
Tỷ lệ cơ giới hóa chung hiện nay là:
Khâu làm đất (cày, bừa) 57%
Gieo hạt 33%
Thu hoạch 27%
8
2.1.2.2 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp ở Việt Nam
Ngành cơ khí trong nước đã có những chuyển biến tích cực trong chế
tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các máy móc
do Việt Nam chế tạo ngày càng được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Riêng
động cơ điezen, ngành công nghiệp đã sản xuất 148.000 chiếc; máy kéo các
loại 7.747 chiếc. Sức cạnh tranh lớn trên thị trường so với các sản phẩm cùng
loại nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật bản chiếm 60% thị phần trong nước.
Chủ sở hữu các thiết bị, máy móc nông nghiệp về cơ bản đã chuyển
dần từ sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân. Trên 90% máy, 97% máy kéo nhỏ,
động cơ điezen và hầu hết máy nông nghiệp đi kèm đều do hộ nông dân quản
lý và sử dụng. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ mới vào sản xuất. Xu hướng chuyên môn hóa trông sử dụng
máy móc thiết bị cơ điện nông nghiệp đang hình thành và phát triển.
Tính đến năm 2007, cả nước có trên 400 nghìn máy kéo các loại với
tổng công suất khoảng 4,5 triệu mã lực (CV), tăng 2,7 lần so với năm 2001,
mức độ trang bị động lực bình quân toàn quốc đạt 1,16 CV/ha canhh tác.
Chủng loại máy móc đa dạng, chủ sở hữu các loại máy kéo nhỏ (dưới 15CV)
có tới 95% là hộ gia đình nông dân.
Riêng động cơ diezen, ngành công nghiệp đã sản xuất là 148.000 chiếc,
máy kéo các loại 7.747 chiếc. Sức cạnh tranh lớn trên thị trường so với các
sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật bản chiến 60% thị phần
trong nước.
Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) đã nhấn mạnh: Hiện đại hóa
ngành trồng trọt trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức vùng sản xuất hàng hóa tập

trung gắn liền với chế biến và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó đã
nhấn mạnh: tăng cường thực hiện cơ khí hóa các khâu sản xuất nông nghiệp,
trước hết là các khâu sản xuất quan trọng. Đến năm 2015, cơ giới hóa khâu
làm đất đạt 90% và đến năm 2020 phải đạt 100%, cơ giới hóa khâu gieo cấy
9
đạt từ 25 - 50%; thu hoạch từ 50 - 80%, trang bị nguồn động lực cho nông
nghiệp phải tăng lên từ 1,5 - 2,5 mã lực/ha. Với khâu cơ giới hóa phục vụ
chăn nuôi cần hình thành cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với vùng nhiều sản
phẩm, trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu của vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.2.3 Tình hình an toàn vệ sinh lao động trong sử dụng máy nông
nghiệp ở Việt Nam.
Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giải phóng sức lao động, giảm
nặng nhọc cho người nông dân, nhưng cũng kéo theo những nguy hiểm tiềm
ẩn về mất an toàn vệ sinh lao động, ô nhiễm môi trường. Người nông dân
trong quá trình lao động tiếp xúc với nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao
động, từ tai nạn điện, tai nạn do máy móc thiết bị ( máy cày, máy bừa, máy
phụt lúa, máy xay xát thóc gạo, lò sấy, lò ấp trứng..), nhiễm độc do việc sử
dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật không đúng quy trình, ô nhiễm
bụi..Hậu quả cũng đa dạng như say nắng, cảm lạnh, ngộ độc thuốc trừ sâu, tóc
bị máy cuốn, bị vật cứng, hạt thóc bắn vào mắt. Người thợ cày có thể bị ảnh
hưởng bởi nguồn rung ( cục bộ nếu điều khiển các thiết bị bằng tay như máy
mài, máy cưa, hay rung toàn thân như lái máy cày, máy bừa..)
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2008,
cả nước có 6.807 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với 7.572
trường hợp, tử vong 137 trường hợp, cao hơn năm trước 1,4 lần. Trong đó đa
phần là do nhiễm độc vì không sử dụng trang thiết bị bảo hộ, có một số ít là
uống nhầm thuốc trừ sâu. Tai nạn lao động trong sử dụng điện và máy móc
nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, tần suất tai nạn hiện nay là 7,99 ( tức là cứ
100.000 người lao động thì có 799 lượt người bị tai nạn lao động), tần suất

trong sử dụng máy móc thiết bị nông nghiệp là 8,56 ( tức là cứ 100.000 người
lao động thì có 856 trường hợp bị tai nạn lao động). Riêng trong các trang trại
đã có 22,6% số người bị tai nạn, trong đó 6,2% bị máy cán kẹp.
10
Theo khảo sát, chỉ có khoảng 9,3% lao động được đào tạo nghề tại các
trường chuyên nghiệp; có tới 28,4% nông dân không hiểu biết về sử dụng
điện sinh hoạt; 89,89% không nắm được cách sử dụng máy nông nghiệp,
29,4% không biết cách phun thuốc bảo vệ thực vật an toàn.Trong khi đó, phần
lớn các loại máy móc như máy bơm, máy xay xát, máy cày, máy tuốt lúa, máy
nổ và các máy tự chế đều không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng dùng
cho nhiều công việc nhưng lại không có tài liệu hướng dẫn và các máy tự chế
đều không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng, nhiều thiết bị không có cơ
cấu an toàn. Một số máy nhập ngoại có chức năng dùng cho nhiều công việc
nhưng lại không có tài liệu hướng dẫn vận hành an toàn, còn các máy tự chế
có hướng dẫn chỉ chiếm 0,5%.
Theo thống kê, mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 20.000 ca tai
nạn lao động trong nông nghiệp: trên 5.000 ca nhiễm độc hoá chất bảo vệ
thực vật, trong đó có hơn 300 trường hợp từ người lao động nông nghiệp và
làng nghề tiếp xúc các yếu tố nóng ( 91,5%), bụi (65,89%), tiếng ồn ( 48,8%),
hoá chất ( 59,5%) và các yếu tố khác ( 36,3% ). Đối với tai nạn lao động và
bệnh tật thì bang, đứt chân tay, điện giật, hô hấp, ngoài da, tiêu hoá, phụ khoa
luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%), còn đối với làng nghề thì tỷ lệ cao là bệnh
liên quan đến hô hấp ( 54,2%).
2.2 Tình hình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp ở Việt Nam
Chương trình bảo hộ lao động đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh, Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, viện khoa học
kỹ thuật bảo hộ lao động tổ chức xây dựng mô hình quản lý và tập huấn an
toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. Tổ chức 18 lớp tập huấn về cách
phòng chống tai nạn lao động và vệ sinh lao động cho 360 tình nguyện viên nông
dân và 3600 nông dân tại 10 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc

Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quản Trị, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tổ
chức 25 lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp an toàn cho 1250 nông
11
dân tại 10 tỉnh: Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh
Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên. Tổ chức 6 lớp tập huấn
về vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cho 776 cán bộ quản lý, cán bộ
làm công tác công đoàn và lực lượng an toàn viên của ngành chế biến thủy sản, cao
su, mía đường. Qua các lớp tập huấn đã nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử
dụng lao động, người lao động, người nông dân vận hành máy móc thiết bị trong
sản xuất nông nghiệp và nhất là lực lượng an toàn viên ở các doanh nghiệp trong
phòng tránh tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh lao động, góp phần
làm giảm tai nạn lao động cho người lao động trong ngành nông nghiệp . (Báo cáo
tổng kết năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp)
2.3 Tình hình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp ở Lạng Sơn
Những năm qua, công tác đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp cho
nông dân các dân tộc tại Lạng Sơn đã có bước phát triển tích cực, giúp người
dân tăng cường năng lực sáng tạo và tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ
mới; từ đó xuất hiện nhiều hộ nông dân tiên tiến biết làm giàu chính đáng cho
bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tuy vậy công tác đào tạo, tập huấn chưa mang lại hiệu quả như mong
muốn, việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ trong người dân nông thôn
còn khiêm tốn. Thực tế này đặt ra cho công tác đào tạo, tập huấn cho nông
dân những yêu cầu cần giải quyết, nhằm phát huy nguồn lực tại chỗ phục vụ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân, giai đoạn
2006 - 2010, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở NN&PTNT Lạng Sơn
đã ký kế hoạch liên ngành về tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho
nông dân các huyện, góp phần nâng cao trình độ, định hướng nghề nghiệp cho
người dân; tăng tỷ lệ nông dân được đào tạo kỹ thuật, có khả năng tiếp cận và
đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống, tao điều kiện cho

người dân có việc làm, nâng cao thu nhập. Từ đó mở rộng đoàn kết, xây dựng
12
nông thôn mới. Mục tiêu trong năm 2008 và các năm tiếp theo bình quân mỗi
năm tổ chức từ 60 - 75 lớp, mỗi lớp khoảng 40 - 45 học viên với các chương
trình đào tạo, tập huấn như: Cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa xe
máy, may công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…
Từ đầu năm 2008 các cấp ban ngành đã đẩy mạnh việc khảo sát, nắm
bắt nhu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân, thực hiện các thủ tục tiến
hành mở được 16 lớp, chuẩn bị mở tiếp 12 lớp và tiến hành quản lý lớp theo
quy định. Theo chính sách hiện hành, mỗi học viên đang sinh sống tại các xã
khu vực 2, khu vực 3, con em gia đình chính sách, tuỳ đối tượng được hỗ trợ
7.000 - 10.000 đ/người/ngày, đã khích lệ người học tích cực tham gia học tập.
Theo nắm bắt tình hình, hầu học viên đều nhiệt tình tham gia học tập và hào
hứng với nội dung học, các nội dung được bà con nông dân quan tâm nhiều
như trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí sửa chữa máy máy nông nghiệp, sau khi
tham gia tập huấn học viên có thể ứng dụng vào việc làm thực tế, sửa chữa
máy móc phục vụ lao động sản xuất, đời sống gia đình…
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nông
thôn trong thời gian tới, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả.
Trước hết các cấp, ban, ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho người dân về học nghề, việc làm, giúp người dân nhận thức
đúng đắn trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia các lớp đào
tạo, tập huấn. Đồng thời tăng cường phối hợp với các đơn vị xã, thị trấn tìm
hiểu nhu cầu học tập và làm việc của nông dân trên địa bàn, tích cực tham
mưu, đề xuất với UBND các huyện xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnh
phối hợp với các ngành đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công
tác đào tạo, tập huấn cho bà con nông dân, nhất là chủ trương, thời gian mở
lớp, trên cơ sở thống kê xác định các ngành nghề cần phát triển phù hợp với
nhu cầu địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa
bàn, đơn vị.

13
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định -
Lạng Sơn.
+ Hệ thống máy nông nghiệp.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu là các hộ nông dân sử dụng máy nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài tại huyện Tràng Định - Lạng Sơn.
3.2.2 Thời gian Nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 14 tháng 2 năm 2011 đến
tháng 6 năm 2011.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và sản xuất nông nghiệp
huyện Tràng Định.
+ Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
+ Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm về sản xuất nông nghiệp
3.3.2 Thực trạng hệ thống máy nông nghiệp của huyện Tràng Định
- Lạng Sơn.
+ Quy mô các loại máy nông nghiệp trên địa bàn.
+ Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn huyện
14
+ Đánh giá cơ bản về trình độ hiện tại của người dân sử dụng máy trên

địa bàn.
+ Đánh giá công tác tập huấn cho người sử dụng máy nông nghiệp trên
địa bàn
+ Đánh giá của người dân về công tác tập huấn kỹ thuật
+ Tìm hiểu nhu cầu của người dân về công tác tập huấn
+ Các giải pháp chính để nâng cao chất lượng các lớp tập huấn kỹ thuật
cho người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp kế thừa
+ Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan về máy nông nghiệp.
+ Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp (số liệu đã công bố): Lấy từ các số liệu đã được công bố
được thu thập tai cơ quan lưu trữ số liệu của huyện, của các công trình nghiên
cứu bằng phương pháp sao chép, truy cập internet.
Số liệu sơ cấp: thông qua điều tra trực tiếp.
+ Bộ công cụ PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân):
Phương pháp này cho phép đánh giá được đúng thực trạng của mô hình thông
qua phỏng vấn trực tiếp các hộ, nhằm nắm bắt được những thuận lợi và khó
khăn trong quá trình thực hiện mô hình.
+ Phương pháp SWOT: nghiên cứu đánh giá những thuận lợi và khó
khăn gặp phải trong quá trình thực hiện mô hình.
3.4.3 Phương pháp tổng hợp số liệu
Phương pháp tổng hợp thống kê: sử sụng công cụ excel để tổng hợp số
liệu thống kê, thu thập được qua phiếu điều tra. Kết quả của quá trình tổng
hợp là các bảng biểu và các chỉ tiêu nghiên cứu ở góc độ quan sát khác nhau.
3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu
15
+ Phương pháp thống kê mô tả
+ Phương pháp dự báo

+ Thống kê so sánh
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Tràng Định
4.1.1 Đăc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Tràng Định là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh
Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 70km theo đường quốc lộ 4A lên Cao
Bằng.
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Phía Đông - Đông Bắc giáp Trung Quốc.
Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và huyện Bình Gia.
Phía Tây giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái nguyên.
Tràng Định có 53 km đường biên giới với Trung Quốc, 2 cặp chợ biên
giới Nà Nằm và Canh Va, nhiều đường bộ, đường sông thông thương với
Trung Quốc, với vị trí này tạo thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá,
dich vụ với Trung Quốc và thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại - du
lịch trên địa bàn huyện.
Tràng Định có 23 đơn vị hành chính gồm thị trấn Thất Khê và 22 xã:
Khánh Long, Đoàn Kết, Cao Minh, Vĩnh Tiến, Tân Yên, Tân Tiến, Bắc Ái,
Chí Minh, Kim Đồng, Quốc Khánh, Tri Phương, Chi Lăng, Đề Thám, Hùng
Sơn, Đại Đồng, Đội Cấn, Tân Minh, Trung Thành, Kháng Chiến, Hùng Việt,
Quốc Việt và Đào Viên. Với tổng diện tích tự nhiên là 99962,41 ha, địa hình
chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp ven sông, suối và
thung lũng núi đá vôi. Độ cao trung bình 200-500m, có các đỉnh cao 820, 636,
675 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình 25-30
0
.

Dạng địa hình núi đất là phổ biến, chiếm 42% diện tích, thích hợp cho
trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và một số nơi thấp có thể phát
17
triển trồng cây ăn quả (quýt, lê, mận), trồng cây lâu năm (quế, hồi, trám) và
cây công nghiệp (thạch đen).
Dạng địa hình núi đá, chủ yếu ở xã Quốc Khánh, Tri Phương… Chiếm
khoảng 10,7% diện tích tự nhiên.
Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp
chiếm khoảng trên 4% diện tích tự nhiên.
4.1.1.2 Đất đai
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 tổng diện tích đất tự nhiên theo
địa giới hành chính 364 của huyện là: 99.962,41 ha được phân bổ như sau:
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng quỹ đất tại huyện Tràng Định năm 2010
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 99.962,41 100
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 95.307,45 95,34
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.676,83
1.2 Đất lâm nghiệp LPN 89.552,83
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 70,32
1.4 Đất nông nghiệp khác NHK 7,98
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 2.669,94 2,67
2.1 Đất ở OTC 694,53
2.2 Đất chuyên dùng CDG 882,44
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,71
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 48,12
2.5 Đất sông suối và MNCD SMN 1033,41
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 10,73
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 1.985,02 1,99
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 43,71
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS

3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 1.941,31
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tràng Định)
Tràng Định là huyện thuần nông nên tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm tỷ
lệ rất cao (95,34% năm 2010)
Bảng 4.2 Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng
Định năm 2010
STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích Cơ cấu
18
(ha) (%)
Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.676,83 100
1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.858,58 85,59
1.1 Đất trồng lúa LUA 3.724,07
1.1.
1
Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.923,24
1.1.
2
Đất trồng lúa nước còn lại LUK 1.791,73
1.1.
3
Đất trồng lúa nương LUN 9,00
1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 6,50
1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.128,01
1.3.
1
Đất bằng trồng cây hàng năm khác BNK 432,24
1.3.
2
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 695,77
2 Đất trồng cây lâu năm CLN 818,25 14,41

2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 427,03
2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 218,43
2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 172,79
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tràng Định)
4.1.1.3 Khí hậu - Thuỷ văn
Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng sơn, huyện Tràng
Định nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều, mùa đông khô hanh mưa ít.
Nhiệt độ trung bình 21,6
0
C, nhiệt độ cao nhất là 39
0
C vào tháng 6 và
nhiệt độ thấp nhất là 1,8
0
C vào tháng 12 và tháng 1.
Lượng mưa bình quân năm từ 1.155 đến 1.600mm, mưa nhiều từ tháng
5 đến tháng 10, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là các
tháng 6,7,8. Do sự phân bố lượng mưa không đều gây khó khăn cho sản xuất
nông nghiệp và giao thông vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
Độ ẩm không khí trung bình từ 82 - 84% thích hợp cho cây trồng và gia
súc sinh trưởng và phát triển.
19
Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam, vùng không bị ảnh
hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây
ăn quả.
Tràng Định là một trong những huyện có nguồn nước ngầm và nước
mặt khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và đời sống nhân
dân. Tràng định có 3 sông lớn là sông Bắc Khê, sông Kỳ Cùng và Văn Mịch
chảy qua và có hệ thống suối khá dày đặc, có 7 suối lớn và một mạng lưới khe

rạch có khả năng cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển các
công trình thuỷ lợi nhỏ và thuỷ điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống.
4.1.1.4 Tiềm năng du lịch
Tràng Định là nơi nổi tiếng với những di tích lịch sử như khu căn cứ
địa cách mạng Chí Minh, Đội Cấn, Hùng Sơn, Chi Lăng, Quốc Khánh, Bông
Lau, Chiến dịch đường 4, Hang Cóc Mười (Tri Phương)…
Tràng Định còn có các lễ hội Bủng Kham (mùng 4 tháng giêng âm lịch
hàng năm), lễ hội Báo Slao (21 tháng giêng âm lịch hàng năm) là những lễ
hội lớn và thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo quần chúng.
Tràng Định cũng là địa phương nổi tiếng với những đặc sản như: lợn
quay, vịt quay, mận Thất Khê, lê Tràng Định, quýt Kim Đồng…
4.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
1. Tình hình dân số, lao động.
Theo số liệu thống kê tính đến 01/4/2009 toàn huyện có 14.636 hộ,
tổng số nhân khẩu 61.472 người chiếm 8,3 dân số của cả tỉnh. Trong đó có
37.186 người trong độ tuổi lao động chiếm 61% tổng lao động trong đó lao
động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp là 23.709 người (chiếm
63,76%).
Mật độ trung bình là 56,18 người/km
2
thấp hơn so với mật độ chung
của cả tỉnh và các huyện khác. Sự phân bố dân cư không đều, phân tán, có xã
rất đông (xã Đại Đồng) là 243,9 người/km
2
, có xã rất thưa (xã Đội Cấn) là
20
17,6 người /km
2
, gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh
tế xã hội.

Huyện Tràng Định là huyện miền núi có khá nhiều thành phần dân tộc
anh em cùng sinh sống, có 6 dân tộc chính là: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa,
H'mông trong đó dân tộc Tày chiếm da số. Mỗi dân tộc có một phong tục tập
quán sản xuất và bản sắc văn hoá riêng.
Trình độ dân trí: Nhìn chung so với mặt bằng xã hội hiện nay trình độ
dân trí của người dân còn thấp. Song đa số nhân dân trong huyện có ý thức về
pháp luật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Trong những năm gần đây, có những nhân tố mới dám đầu tư vào thâm canh
sản suất và chuyển hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở
mức độ nhỏ trong phạm vi hẹp, chưa thành hệ thống phong trào.
2. Tình hình phát triển kinh tế .
Nền kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá,
bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 10,61%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng và tích cực, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 50,95% năm 2005
xuống còn 42,36% vào năm 2010 (mục tiêu là 44,90%); ngành công nghiệp -
xây dựng tăng từ 27,9% năm 2006 lên 31,63% năm 2010; thu nhập bình quân
đầu người năm 2010 ước đạt 9 triệu đồng/người.
Đối với ngành nông nghiệp, huyện đã tập trung chuyển dịch mạnh cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn các hộ nông dân tiếp thu và ứng dụng
nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, trong những năm
qua sản xuất nông nghiệp đã có bước tăng trưởng nhanh, tính đến hết năm
2010 tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 11.148,5 ha, trong đó diện tích cây
có hạt là 7.542,9 ha, sản lượng 33.233,5 tấn, giá trị sản phẩm/ha canh tác đạt
60 - 80 triệu/ha.
21
Sản phẩm đã không những đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân
dân mà còn được đem ra trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận để lấy các
sản phẩm khác để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài ra còn có một số sản phẩm có tiềm năng kinh tế và giá trị xuất
khẩu cao như: Thạch đen, Hồi… (chủ yếu sang Trung Quốc). Năm 2009 diện

tích trồng thạch đen là 2026,4 ha, năng suất 57tạ/ha, sản lượng 8.318 tấn.
3. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua các cơ sở hạ tầng của huyện chưa có sự đầu tư
thích hợp nên các công trình cơ sở hạ tầng thấp kém cả về số lượng và chất
lượng.
- Về giao thông: Huyện Tràng Định nằm trên trục QL 4A từ thành phố
Lạng Sơn đi Cao Bằng, quốc lộ 3B ngoài ra còn có các tuyến tỉnh lộ như
299, 226… và các tuyến đường lên xã được dải nhựa, còn các tuyến đường
nội bộ trong các xã đã được đầu tư mở rộng.
Tuy nhiên bên cạnh đó trong các xã còn một số con đường nhỏ hẹp,
chất lượng thấp, cần được nâng cấp, cải tạo trong thời gian tới, để phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Về thuỷ lợi: Có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đảm bảo nước cho các ruộng
lúa trong toàn huyện. Tuy các công trình chất lượng chưa cao và bị phá hoại
do lũ lụt về mùa mưa.
- Các công trình văn hoá phúc lợi: Huyện có trụ sở UBND cấp huyện,
Bệnh viện, Trường Trung học, Trường Tiểu học, Trường Mẫu giáo, Bưu
điện… Nhìn chung các công trình đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động văn hoá xã
hội của cán bộ và nhân dân trong huyện.
4.2 Thực trạng hệ thống máy nông nghiệp của huyện Tràng Định -
Lạng Sơn.
4.2.1 Tình hình sử dụng các loại máy nông nghiệp
4.2.1.1 Thống kê các loại động lực dùng trên địa bàn
22
* Động lực di động
+ Máy kéo: là loại động lực di động, liên hợp với các máy nông nghiệp
khác như: cày, phay, bừa, bánh lồng … để thực hiện các khâu canh tác trên
đồng, chủ yếu là làm đất.
Trên địa bàn đang sử dụng là loại máy kéo bánh lốp cầm tay loại 2
bánh. Sử dụng động cơ điezen 4 kỳ làm mát bằng nước hoặc không khí. Các

loại máy nhỏ thường có động cơ có công suất từ 6-12 mã lực, phổ biến là loại
8 mã lực, một số loại có công suất lớn hơn phổ biến là loại 18,24 mã lực.
Ly hợp thuộc loại ma sát khô, hai đĩa, thường xuyên đóng. Sử dụng
truyền động là bộ truyền động đai thang.
Hộp số làm việc dựa trên nguyên lý thay đổi sự ăn khớp của các cặp
bánh răng có tỷ truyền khác nhau, thay đổi tốc độ di chuyển của xe, ngoài ra
còn có khả năng thay đổi số cặp bánh răng ăn khớp với nhau, thay đổi chiều
tác động của mômen quay để xe thay đổi hướng chuyển động.
Hộp số máy kéo gồm hai cấp số: cấp số nhanh và cấp số chậm.
Cấp số chậm: gồm 3 số tiến 1, 2, 3,và một số lùi chậm
Cấp số nhanh: gồm 3 số tiến 4, 5, 6,và một số lùi nhanh.
+ Các loại máy làm đất: Là các loại máy kéo cầm tay 2 bánh loại nhỏ
và vừa liên kết với các công cụ làm đất như cày, bừa, phay, bánh lồng.
Cày được lắp với máy kéo là cày lưỡi 1 trụ (máy có công suất từ 6-12
mã lực) hoặc cày lưỡi 2 trụ (máy có công suất từ 15-24 mã lực).
Bừa là bừa răng 1 hàng, bề mặt làm việc 1,2-1,6m tuỳ thuộc vào công
suất của máy kéo.
Phay lắp với máy kéo có bề mặt làm việc từ 0,8-1,2 m, thường có 18
lưỡi phay lắp xung quanh trục phay, lưỡi phay có dạng dao cong, đường kính
trống phay 0,4-0,6 m, độ phay sâu từ 8-12m. Lấy mômen quay trực tiếp từ
hộp số.
23
Bánh lồng là dạng bánh xe sắt dạng lồng, thường được lắp thay cho
bánh hơi máy kéo. Dưới ruộng nước, bánh lồng là hệ di động có lực kéo bám
rất tốt và là công cụ làm đất ruộng nước.
Đối với ruộng nước liền bùn bánh lồng có thể thay thế cày và bừa.
+ Máy thu hoạch
Hệ thống máy thu hoạch tại địa phương chỉ có loại máy thu hoạch lúa
cụ thể là loại máy gặt đeo vai.
Máy gặt đeo vai: Là loại máy sử dụng động cơ xăng, thường là động cơ

xăng 2 kỳ 1 xylanh làm mát bằng không khí, sử dụng xăng pha nhớt, 4-5% là
nhớt.
Ly hợp là dạng ly hợp quả văng tự động. Lực ép lớn hay nhỏ phụ thuộc
tốc độ tối đa của máy (lực văng ly tâm)
Bộ phận cắt là đĩa cắt bằng thép, có loại dạng răng liền hoặc răng lắp
rời.
+ Thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm 2 loại chủ yếu sau:
- Bình phun thuốc BVTV đeo vai thủ công
- Máy phun thuốc BVTV đeo vai.
Máy phun thuốc BVTV đeo vai: Chủ yếu là loại máy phun thuốc sử
dụng động cơ xăng 4 kỳ, 1 xy lanh, dung tích xy lanh từ 25-35 cc, có loại máy
sử dụng xăng A92, một số loại thì sử dụng xăng pha chì, hệ thống làm mát
bằng gió cưỡng bức, công suất khoảng 0,8kw (1,1 mã lực), khởi động bằng
tay (dây kéo), dung tích bình chứa thuốc từ 12-20 lít. Sử dụng quạt tốc độ
quay lớn để dòng khí có vận tốc lớn xé tơi thuốc phun ra ngoài hoặc bơm áp
lực, áp lực phun dao động từ 15 - 35 kg/cm
2
.
* Động lực tĩnh tại
Máy tĩnh tại gồm: Máy đập lúa, máy tẽ ngô, máy xay xát, máy nghiền,
máy bơm nước…
24
+ Máy bơm nước: Thường phổ biến là các loại máy bơm cánh quạt
( gồm máy bơm nước li tâm, hướng trục… ). Loại máy bơm này, các cánh
quạt gắn trên bánh xe công tác sẽ truyền trực tiếp năng lượng lên chất lỏng để
đẩy chất lỏng dịch chuyển.
Loại bơm này thường có lưu lượng lớn, cột áp thấp (trong bơm nước
gọi cụ thể là cột nước) và hiệu suất tương đối cao. Động cơ của máy bơm rất
đa dạng, có thể là động cơ điện 1 pha (bơm nhỏ) hoặc động cơ điện 3 pha,
động cơ xăng 4 kỳ, hoặc động cơ điezen 4 kỳ.

Trong sản xuất thường của địa phương thường xuất hiện chủ yếu là loại
máy bơm nước động cơ điện 1 pha và loại máy bơm nước lắp củ bơm vào đầu
máy kéo cầm tay (công suất 6-8 mã lực) chủ yếu phục vụ bơm nước sản xuất
và sinh hoạt.
+ Máy đập lúa: Phổ biến nhất là loại máy tuốt lúa có động cơ, ban đầu
là máy tuốt lúa dạng đạp chân (nguồn gốc Trung Quốc), nhưng được cải tiến
và thay thế vào đó là một động cơ xăng 4 kỳ có công suất từ 2,5-4 mã lực. Sử
dụng truyền động đai, động cơ được lắp ngay cạnh thùng chứa. Trống là một
khối hình trụ, lắp trên trục trống là các đĩa trống và vòng đỡ giữa, trên các
thanh trống lắp các răng tuốt, răng tuốt là các thanh thép nhỏ
θ
= 4-6 mm gấp
dạng hình chữ V với chiều cao từ 5-6 cm.
Ngoài ra còn có một số lượng ít máy đập lúa liên hoàn 1200 sử dụng
động cơ điezen 4 kỳ.
+ Máy xay xát: Chủ yếu là loại máy liên hợp xay xát nhỏ lắp trên một
khung thép, nhập khẩu từ Trung Quốc, sử dụng động cơ điện 1 pha có công
suất từ 2,5-4 mã lực, truyền động đai thang, năng suất 200-300 kg/giờ, chủ
yếu phục vụ trong gia đình. Máy xay xát là loại kiểu rulo nằm ngang, máy
nghiền thường sử dụng là máy nghiền kiểu búa, chà xát.
25

×