Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Luận văn : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN part 4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.93 KB, 19 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48

Thực hiện chủ trương điện khí hoá nông thôn, hệ thống lưới điện đã được đưa
về tận hộ gia đình phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước cấp cho thành phố Thái Nguyên là nước ngầm và nước hồ
đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư trong khu vực. Tại khu vực nông thôn, hai
hình thức cấp nước phổ biến là cung cấp nước theo hệ tập trung tự chảy và
nguồn nước ngầm, chất lượng nước chưa đạt nước sạch theo tiêu chuẩn quốc
gia. Tính đến cuối năm 2006, tỷ lệ sử dụng nước sạch của dân cư tương đối
thấp so với một đô thị loại II: chỉ đạt 83% đối với dân đô thị và 70% đối với
dân nông thôn thành phố được sử dụng nước sạch.
* Hệ thống bưu chính viễn thông:
Cùng với sự phát triển chung của thành phố về mọi mặt kinh tế – xã hội,
cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông được mở rộng, đưa thêm nhiều dịch vụ
mới vào khai thác, chất lượng phục vụ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế – xã hội của thành phố. Nhu cầu về dịch vụ bưu chính viễn thông
ở các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn được đáp ứng tốt. Mạng lưới bưu
chính, viễn thông phát triển ở khu vực nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu về
thông tin liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Đến năm 2006, ở trên địa bàn thành phố có 01 bưu cục trung tâm, 100%
phường (xã) có điểm bưu điện, có tổng cộng hơn 17.334 thuê bao điện thoại
cố định. Hệ thống cung cấp dịch vụ truy cập Internet phát triển nhanh, đạt hơn
450 thuê bao.
* Hệ thống tài chính – ngân hàng:
Hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm hoạt động đáp ứng
được nhu cầu thị trường, huy động thêm nhiều nguồn lực cho đầu tư phát
triển. Vốn từ ngân sách Nhà nước được tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng, thực hiện các chương trình mục tiêu, từng bước giải quyết tốt các vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49



xã hội. Việc khai thác các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước được chú
trọng, từng bước thực hiện xã hội hoá đầu tư có hiệu quả.
* Khoa học – công nghệ:
Công tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
vào đổi mới sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý nhằm cải thiện và nâng cao
chất lượng cuộc sống đã được quan tâm thường xuyên hơn. Chính vì vậy,
nhiều dự án với mục tiêu chuyển giao công nghệ, hỗ trợ khoa học, xây dựng
mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản chế biến nông sản… mở rộng sản xuất
hàng hoá đã được thực hiện nhằm góp phần thúc đẩy CNH, HĐH và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
* Trường học:
Do thành phố Thái Nguyên đóng vai trò trung tâm giáo dục và đào tạo
cho cả vùng TDMNBB nên Chính phủ đã có nhiều chủ trương phát triển giáo
dục đào tạo như một trong những biện pháp trọng tâm hàng đầu nhằm tạo
điều kiện phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng. Công tác xã hội hoá giáo dục
của thành phố đã được quan tâm thường xuyên bằng các hoạt động khuyến
học, giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng
đồng ở cơ sở đã từng bước góp phần vào việc xây dựng một xã hội học tập.
Hệ thống giáo dục - đào tạo trên địa bàn, từ mầm non đến đại học với các loại
hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đáp ứng được nhu cầu học tập của
mọi tầng lớp nhân dân. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông ngày càng phát triển, khẳng định vai
trò trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Việt Bắc, đáp ứng được yêu cầu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50

* Y tế:

Trên địa bàn thành phố tập trung tất cả các cơ sở y tế quan trọng nhất của
tỉnh. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố tính đến cuối
năm 2006 bao gồm: Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (thuộc Bộ Y tế)
với 560 giường bệnh, 08 bệnh viện cấp tỉnh trực thuộc Sở Y tế, trong đó có 02
bệnh viện đa khoa hạng II với tổng số 780 giường, 05 bệnh viện chuyên khoa
hạng II và hạng III với 480 giường bệnh và viện Chỉnh hình thuộc Sở Lao
động quản lý. Ngoài ra, còn có hệ thống y tế dự phòng với 4 trung tâm (trung
tâm Y tế dự phòng, trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Da liễu, trung tâm
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, trung tâm Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm, trung
tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ) và 02 trạm (trạm Phòng chống lao và
trạm Tâm thần). Trên địa bàn thành phố có 04 phòng khám đa khoa tư nhân,
26 trạm y tế xã phường với 130 giường bệnh.
* Dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm:
Trên địa bàn thành phố có Chi cục Bảo vệ thực vật, Công ty giống cây
trồng… do vậy đã cung cấp kịp thời giống, vật tư phân bón cho bà con nông
dân, 100% số xã phường có đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm.
* Dịch vụ thương mại:
Trên địa bàn thành phố có 23 chợ được trải đều trên 26 xã - phường (hiện
nay đang chuẩn bị xây dựng thêm 02 chợ) với khoảng 10.000 hộ kinh doanh.
Trong những năm qua, một số chợ đã được nâng cấp, xây dựng như: Chợ
Đồng Quang, chợ Sư Phạm và chợ khu Tây phường Cam Giá. Trong năm
2007 – 2010 sẽ có thêm 05 chợ dự kiến được đầu tư xây dựng.
Trên địa bàn thành phố hiện nay có một số cửa hàng kinh doanh theo
phương thức tự chọn nhưng chưa có các trung tâm thương mại, siêu thị đáp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51

ứng đủ tiêu chuẩn quy định như trong Quyết định số 1371/2007/QĐ-BTM
ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Hiện nay, Công ty cổ phần
Trung Tín (Hà Nội) đang tiến hành đầu tư xây dựng trung tâm thương mại

cấp vùng tại địa điểm chợ Thái.
Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ trang thiết bị của thành phố
Thái Nguyên tương đối ổn định. Hệ thống hạ tầng đang được đầu tư xây dựng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52

trong tương lai sẽ đáp ứng được các yêu cầu cho phát triển kinh tế nói chung
và kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Song bên cạnh đó thành phố
Thái Nguyên cũng cần ban hành những cơ chế thông thoáng hơn để thu hút
các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vận động tích cực nguồn vốn tự có trong
dân để tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảo
bảo đủ điều kiện thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, thúc đầy kinh
tế nông thôn trên địa bàn ngày một phát triển, góp phần vào việc giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.
2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về việc làm của ngƣời lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
2.1.3.1. Những thuận lợi
- Vị trí địa lý của thành phố là một trong những lợi thế quan trọng cho
người lao động nông thôn trong quá trình tạo việc làm và phát triển kinh tế –
xã hội. Nằm trên trục giao thông Quốc lộ 3 và tương lai sẽ mở rộng đường
cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để giao
lưu với Hà Nội và các địa phương khác. Với vị trí rất gần vùng Hà Nội, thành
phố Thái Nguyên có điều kiện trở thành vệ tinh cho Hà Nội nói riêng và vùng
Hà Nội nói chung trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ nhằm tạo ra việc
làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn thành phố nói riêng.
- Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động qua đào tạo rất cao là một lợi thế
phát triển hơn hẳn của thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và
cả nước.
- Thành phố có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi
tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53

- Vai trò trung tâm của thành phố đối với tỉnh và vùng được khẳng định
qua thực tiễn phát triển và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật. Đây
là cơ hội rất lớn cho phát triển thành phố trong tương lai.
- Nhu cầu thị trường trong nước đối với nhiều sản phẩm của thành phố
(hàng công nghiệp, nông sản chế biến, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, văn
hoá…) đang tăng nhanh là cơ hội rất lớn cho phát triển thành phố.
- Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp
cận công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại và hợp tác phát triển cho thành phố.
Những thuận lợi trên đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động
nông thôn trong các năm qua.
2.1.3.2. Những khó khăn
- Mặc dù thành phố Thái Nguyên là một đô thị loại II nhưng quy mô nền
kinh tế của thành phố cũng như thu nhập bình quân đầu người của thành phố
vẫn còn thấp so với các đô thị khác trong cả nước và cũng chưa vượt cao
nhiều so với các đô thị khác trong vùng như: Thành phố Hạ Long (Quảng
Ninh), thành phố Việt Trì (Phú Thọ), thị xã Vĩnh Yên… Điều này cũng đã
làm ảnh hưởng tới kinh tế nông thôn, đời sống của người lao động nông dân
cũng gặp nhiều khó khăn khi họ đang phải đối mặt trong quá trình tìm kiếm
việc làm.
- Thành phố không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, do
đó có hạn chế trong thu hút đầu tư.
- Ngoài ngành luyện kim, thành phố chưa có ngành sản xuất và sản phẩm
khác mang tính đột phá đem lại giá trị gia tăng cao cho tổng sản phẩm của
thành phố. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54


phố nhìn chung còn thấp. Quá trình hội nhập sẽ đặt nhiều ngành và sản phẩm
của thành phố trước áp lực cạnh tranh rất mạnh.
- Kết cấu hạ tầng (đường sá, trạm điện, nước…) của thành phố bước đầu
đã được cải thiện nhưng nếu không được nâng cấp đáng kể thì không thể đáp
ứng được yêu cầu phát triển rất nhanh của thành phố trong giai đoạn tới.
- Không gian hiện tại của thành phố còn bị hạn chế so với yêu cầu phát
triển kinh tế – xã hội trong những năm tới, đất đô thị bình quân đầu người thấp,
không có tài nguyên thiên nhiên gì đáng kể. Tuy nhiên, việc mở rộng, đô thị
hoá và công nghiệp hoá thành phố với tốc độ nhanh trong tương lai sẽ gây ra
nhiều áp lực đối với phát triển kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái
của thành phố, trong đó vấn đề lao động - việc làm cho người lao động ở khu
vực nông thôn cũng là một trong những vấn đề cần phải chú trọng quan tâm.
Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế trên nên người lao động nông thôn
ở thành phố Thái Nguyên đã không có nhiều cơ hội để tham gia vào thị
trường lao động, thời gian nông nhàn nhiều.
2.2. Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước, Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XV đã xác định mục
tiêu phát triển thành phố Thái Nguyên theo hướng công nghiệp, xây dựng,
thương mại, dịch vụ và nông lâm nghiệp (NLN) nhằm phát triển bền vững
nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cho người lao động, tập trung
giải quyết số người đến độ tuổi lao động mà chưa có việc làm trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên, đồng thời giải quyết làm việc cho người lao động ở
khu vực nông thôn, đặc biệt là ở những địa phương phải chuyển đổi mục đích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55

sử dụng đất phục vụ cho quá trình đô thị hoá của thành phố Thái Nguyên,
nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn.

Với sự cố gắng của nhân dân thành phố Thái Nguyên và các thành phần
kinh tế trên địa bàn, tình hình việc làm của người lao động nông thôn cũng
như phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên trong 3 năm qua đã đạt
được kết quả nhất định, tốc độ tăng trưởng nhanh tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động nông thôn ở các lĩnh vực khác nhau. Trong những năm qua,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56

thành phố Thái Nguyên đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển
nông nghiệp nông thôn nên tăng trưởng bình quân năm 2004 – 2006 đạt
12,43%, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông
nghiệp giảm từ 7,83% năm 2004 xuống còn 6,81% năm 2006; đời sống, vật
chất và tinh thần của người lao động nông thôn được nâng lên, hàng năm tạo
việc làm cho khoảng gần 1.000 lao động nông thôn trong các lĩnh vực.
Thành phố Thái Nguyên chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm thường
xuyên chú trọng đến công tác đào tạo dạy nghề và tư vấn cho người lao
động nông thôn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên còn có các
trung tâm giới thiệu việc làm của Quân khu I, Liên đoàn Lao động tỉnh
Thái Nguyên…hàng năm gắn kết với chính quyền thành phố Thái Nguyên
đào tạo, giới thiệu việc làm cho hàng nghìn lao động trong đó có lao động ở
khu vực nông thôn.
2.2.1. Thực trạng việc làm của ngƣời lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên
Trong những năm qua, bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế
của thành phố theo hướng công nghiệp và dịch vụ nhưng Ủy ban nhân dân
(UBND) thành phố Thái Nguyên vẫn thường xuyên xây dựng chương trình
giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, trong giai đoạn 2004 -
2006 với mục tiêu: Hàng năm tạo việc làm mới từ 300 – 500 lao động nông
thôn; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 79%; đào
tạo, tư vấn việc làm và xuất khẩu lao động từ 800 – 1.000 lao động nông thôn

ở thành phố Thái Nguyên (Bảng 2.5).
2.2.1.1. Thực trạng dân số và nông hộ khu vực nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57

Dân số nông thôn ở thành phố Thái Nguyên hiện có 64.600 người chiếm
27,09% dân số toàn thành phố, tốc độ tăng dân số qua các năm không đều,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58

Bảng 2.5: Kết quả tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn TPTN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59

Bảng 2.6: Tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn TPTN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60

năm 2005 tăng 1,63% so với năm 2004, năm 2006 tốc độ này chỉ dừng lại ở
mức tăng 0,58% so với năm 2005, bình quân tăng 1,10%/năm. Trong đó, số
nhân khẩu NLN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số nông thôn, tuy
nhiên lại có xu hướng giảm dần, năm 2004 từ 82,39% năm 2004 đến giảm
còn 81,70% năm 2006. Ngược lại nhân khẩu phi NLN lại tăng liên tục qua
các năm 2004 – 2006, bình quân tăng 3,80%/năm.
Số hộ nông thôn cũng có mức tăng liên tục qua các năm, năm 2006 tăng
292 hộ so với năm 2004, bình quân mỗi năm tăng 1,27% nhưng tập trung chủ
yếu là tăng hộ phi NLN, bình quân tăng 4%/năm, hộ NLN có mức tăng chậm,
bình quân tăng 0,39%/năm. (Bảng 2.6)

2.2.1.2. Thực trạng lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
Lực lượng lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên hiện nay khá ổn
định, năm 2004 là 33.061 người chiếm 25,05% lực lượng lao động toàn thành
phố, năm 2005 là 33.738 người chiếm 25,18% và đến năm 2006 lực lượng lao
động nông thôn đã tăng lên 34.347 người chiếm 25,44%, lực lượng lao động
tăng bình quân là 1,93%/năm, tập trung chủ yếu vào lao động công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản bình quân tăng 14,80%/năm, lao động dịch
vụ cũng có mức tăng khá bình quân tăng 2,98%/năm, trong khi đó lao động
NLN luôn có xu hướng giảm dần, bình quân giảm 2,31%/năm (Biểu đồ 2.4).
Như vậy, năm 2004 – 2006, mỗi năm ở khu vực nông thôn thành phố
tiếp nhận thêm từ 1.400 đến 1.600 lao động. Ngoài ra ở khu vực này còn có
hàng nghìn người trên và dưới độ tuổi lao động có khả năng làm việc và có
nhu cầu tìm việc làm (Bảng 2.7), nếu quy đổi 3 người dưới 15 tuổi bằng 1 lao
động, 2 người trên 60 tuổi bằng 1 lao động thì lực lượng lao động nông thôn
được bổ sung thêm hàng năm là: 11.593 người năm 2004, 11.772 người năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61

2005 và 11.740 người năm 2006. Đây chính là điều kiện cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62

Bảng 2.7: Tình hình dân số nông thôn chia theo nhóm tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63

Lực lượng lao động này tăng lên không chỉ cung cấp nguồn lực dồi dào cho
ngành nông nghiệp và còn cung cấp cho cả ngành công nghiệp và dịch vụ.
Song, nguồn nhân lực tăng lên làm cho nhu cầu về việc làm cũng tăng lên, áp

lực việc làm cũng đặt ra rất lớn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, bất lợi cả về
kinh tế và xã hội. Vấn đề đặt ra là cần phải có chính sách phát triển nhân lực
đặc biệt ở khu vực nông thôn – nơi đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù
hợp với xu thế phát triển của thành phố.
66,69
27,43
5,88
Nông lâm nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản
Dịch vụ

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lực lƣợng lao động nông thôn
thành phố Thái Nguyên năm 2006

2.2.1.3. Thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên.
Mặc dù lao động có việc làm năm sau cao hơn năm trước nhưng chỉ tập
trung vào lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, tăng từ
21,09% năm 2004 lên 25,38% năm 2006 bình quân tăng 10,92%/năm và lao
động dịch vụ tăng từ 13,16% năm 2004 lên 13,18% năm 2006 bình quân tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64

1,18%/năm, việc làm của lao động NLN có xu hướng giảm từ 65,75% năm
2004 xuống còn 61,44% năm 2006 bình quân giảm 2,28%/năm (Biểu đồ 2.5).
65,75
64,56
61,44
21,09
22,41

25,38
13,16
13,03
13,18
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
Năm 2004
N ă m 2 0 0 5 N ă m 2 0 0 6
Nông lâm nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản
Dịch vụ


Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm
ở thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006

Nguyên nhân tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm hàng năm giảm là
do thành phố Thái Nguyên mở rộng đô thị, phát triển một số khu công nghiệp,
cụm công nghiệp nên một phần diện tích đất canh tác phải chuyển đổi mục
đích sử dụng điều đó đã làm ảnh hưởng tới tình hình việc làm của người lao
động nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65


Xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phương, năm 2004 – 2006 Ban chỉ
đạo giải quyết việc làm của thành phố Thái Nguyên được kiện toàn hàng năm
và đi vào hoạt động, thường xuyên chỉ đạo giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp,
các ngành, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị – xã hội, các xã
phường phối hợp chặt chẽ để làm tốt công tác giải quyết việc làm, hoàn thành
mục tiêu chương trình của thành phố Thái Nguyên đề ra giai đoạn 2001 –
2010, trong đó chú trọng thực hiện một số chương trình nhằm tạo việc làm
cho người lao động nông thôn như: Đào tạo nghề cho người lao động nông
thôn phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hàng năm số lao động được đào
tạo đều tăng năm 2006 đã có 18.882 lao động trong tổng số lực lượng lao
động khu vực nông thôn là 34.347 người được đào tạo nghề, tăng 2.495 người
so với năm 2004, bình quân tăng 7,35%/năm; bên cạnh đó, chương trình xoá
đói giảm nghèo cũng luôn được gắn kết chặt chẽ với việc vay vốn giải quyết
việc làm và phát triển kinh tế hộ gia đình. Những năm qua, thực hiện dự án
vay vốn 120 đã có hiệu quả, thu hút và tạo nhiều việc làm cho người lao động
nông thôn. Với 53 dự án trong đó phát triển tiểu thủ công nghiệp là 21 dự án,
phát triển kinh tế hộ là 32 dự án với số tiền là 15,6 tỷ đồng đã tạo việc làm
trung bình hàng năm cho trên 500 lao động nông thôn. Bình quân hàng năm
có gần 1.000 lượt hộ nghèo nông thôn, cận nghèo được vay vốn phát triển
kinh tế hộ xoá đói giảm nghèo với trên 25 tỷ đồng, mức vay bình quân 2,5
triệu đồng/hộ, đã tạo việc làm cho gần 500 lao động nông thôn.
Từ năm 2003, thực hiện đề án xuất khẩu lao động của tỉnh Thái Nguyên,
Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động được thành lập từ Thành phố đến các xã
phường thực hiện đề án xuất khẩu lao động. Năm 2004 – 2006, thành phố
Thái Nguyên đã giới thiệu 7 đơn vị tuyển lao động do Sở Lao động – Thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66

binh – Xã hội giới thiệu về các xã phường của thành phố trong đó đặc biệt
quan tâm tới khu vực nông thôn, tổ chức mở hội nghị tuyên truyền tư vấn về

công tác xuất khẩu lao động, kết quả có 812 người đi xuất khẩu lao động chủ
yếu là đi Đài Loan và Malayxia.
Do vậy, vấn đề đặt ra cho thành phố Thái Nguyên là cần chú trọng nâng
cao hiệu quả sử dụng lực lượng lao động tăng thêm này bằng cách đào tạo
nâng cao chất lượng, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật mới để nâng cao

×