Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Luận văn : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN part 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.97 KB, 19 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29

và hộ nghèo theo tỷ lệ chung. Mỗi địa phương chọn 30 hộ trong đó có 93,3%
hộ là dân tộc kinh, 6,7% hộ là dân tộc thiểu số và tôn giáo; trong 90 hộ đó có
87% hộ gia đình làm nông – lâm nghiệp; 7% hộ ngành nghề, dịch vụ; 6% hộ
kiêm sản xuất và dịch vụ, chọn và phân ra làm 3 loại hộ giàu, trung bình và
nghèo, tỷ lệ giữa các loại hộ bước đầu được chọn theo nhận định chủ quan từ
tỷ lệ các loại hộ chung trong từng địa phương, sau đó dựa vào tài liệu đã tính
toán thu được để phân loại hộ giàu, hộ trung bình và hộ nghèo của thành phố
Thái Nguyên năm 2006 như sau: Hộ giàu có thu nhập bình quân trên 500.000
đồng/khẩu/tháng, hộ trung bình có thu nhập bình quân từ 230.000 – 500.000
đồng/khẩu/tháng, hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 220.000
đồng/khẩu/tháng. Việc lựa chọn các hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu
ngẫu nhiên trong từng nhóm số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu.
1.2.2.2. Nội dung phiếu điều tra
Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: Nhân khẩu, lao động, tuổi,
trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của các chủ hộ. Các nguồn lực của
nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn Tình hình việc làm hiện tại của
các lao động trong hộ, thời gian làm việc của các lao động; tình hình sản xuất
các ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ … Chi phí sản xuất từng
ngành; thu nhập từng ngành; tình hình đời sống, thu, chi phục vụ sản xuất, đời
sống và tích lũy của hộ. Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt
động lao động và sản xuất, đời sống, sản phẩm hàng hóa, văn hóa, tinh thần
và nhu cầu của hộ Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi
cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.
1.2.2.3. Cách điều tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với các hộ nông dân,


đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình
thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu?
Khi nào? Tại sao? Như thế nào? và Bao nhiêu? … Phỏng vấn số hộ đã chọn,
kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
* Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập số liệu liên quan các yếu tố về
việc làm, về hoạt động sản xuất, về đời sống vật chất, văn hóa và tư tưởng,
nghiên cứu của hộ nông dân thông qua phương pháp điều tra việc làm hộ
nông dân ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
* Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
Dùng phương pháp so sánh (theo vùng sinh thái, theo đặc điểm dân tộc,
theo cơ cấu kinh tế) để xem xét xác định xu hướng mức biến động của các chỉ
tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, phân tích tài liệu
khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung việc làm của người lao động
nông thôn, kết hợp với so sánh theo thời gian, theo ngành nghề, theo độ tuổi
lao động, theo cơ cấu lao động…
- Phương pháp thống kê
Luận văn có sử dụng phương pháp thống kê dùng để phân tích dữ liệu
điều tra được, những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện
tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán, nghiên cứu các
chỉ tiêu đúng đắn.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31






Chƣơng II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA
NGƢỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.1. Đặc điểm chung của thành phố Thái Nguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II, nằm ở trung tâm vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ (TDMNBB), nằm bên cạnh sông Công và có sông Cầu chảy
qua, cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía Đông Bắc và được bao quanh bởi 05
huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên:
- Phía Bắc giáp các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ;
- Phía Nam giáp thị xã Sông Công;
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ;
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
Với vị trí địa lý trên, thành phố Thái Nguyên có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế – xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất
là các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu
vực TDMNBB.
Thành phố Thái Nguyên được hình thành tương đối sớm so với các đô
thị lớn trong vùng như: Thành phố Việt Trì, thành phố Yên Bái, thị xã Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32

Kạn. Từ thời Pháp thuộc tỉnh Thái Nguyên đã là trung tâm công nghiệp lớn
của cả vùng và cả nước.
Đối với tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên được xác định
là "Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du
lịch và dịch vụ của tỉnh” [36].
Theo Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

02/11/2005, thì ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh và là
đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi Bắc Bộ với các tỉnh
đồng bằng sông Hồng, thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng
TDMNBB về công nghiệp và giáo dục và đào tạo, là trung tâm giáo dục và
đào tạo lớn thứ ba trong cả nước.
2.1.1.2. Địa hình và địa chất
* Địa hình:
Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
muốn khai thác sử dụng hiệu quả phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh quan,
đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất của thành
phố. Thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình khác nhau [21].
- Địa hình đồng bằng:
+ Kiểu đồng bằng Aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn
với độ cao địa hình 10 – 15 m.
+ Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có
diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20 – 30m và phân bố dọc hai
con sông lớn là sông Cầu và sông Công.
+ Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn.
- Địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33

+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt
đối 50 – 70m.
+ Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ
100 – 125m.
+ Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng
dãy, độ cao phổ biến từ 100 – 150m.
- Địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng
Đông Bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp được cấu tạo bởi 5 loại đá chính: đá vôi,

đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm
nhập axit.
- Địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân
tạo, các hồ lớn như hồ Núi Cốc, Cây Si…
Như vậy, mặc dù nằm trong vùng trung du miền núi nhưng địa hình
thành phố Thái Nguyên không phức tạp so với các huyện, thị khác trong tỉnh
và các tỉnh khác trong vùng. Đây cũng là một trong những thuận lợi của thành
phố Thái Nguyên cho việc canh tác nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế – xã
hội nói chung so với nhiều địa phương khác trong vùng TDMNBB.
* Địa chất:
Cấu trúc địa tầng của thành phố Thái Nguyên không phức tạp như của
tỉnh. Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, thành phố Thái Nguyên có hệ thống địa
chất Tam Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Cấu trúc ở
vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh tạo thành nhiều hang động,
thung lũng nhỏ.
Đặc điểm địa chất của thành phố Thái Nguyên không tạo cho thành phố
có nhiều khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại và phi kim loại, như nhiều địa
phương khác trong tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
* Khí hậu:
Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thường
lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Khí hậu thành phố có những đặc điểm
cơ bản sau:
- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7 là
28,9
0
C) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2 là 15,2

0
C) là 13,7
0
C. Tổng số
giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối
đều cho các tháng trong năm.
- Lượng mưa trung bình 1.500 – 2.500 mm, tổng lượng mưa tự nhiên
của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Đối với tỉnh, dự tính lượng mưa lên tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35

6,4 tỷ m
3
/năm và theo không gian lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố
Thái Nguyên, huyện Đại Từ; theo thời gian lượng mưa tập trung khoảng 87%
vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8
chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ
lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng
0,5% lượng mưa cả năm [21].
- Giống như tỉnh thái Nguyên, thành phố ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa
Đông Bắc nhờ được dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn.
Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc
phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển
ngành nông – lâm nghiệp, là nguồn nhiên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế
biến nông sản thực phẩm.
* Tài nguyên nước:
Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính là:
- Sông Công có lưu vực 951 km
2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện

Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở
huyện Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km
2
, chứa
175 triệu m
3
nước có thể điều hòa dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000
ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố
Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
- Sông Cầu nằm trong hệ thống sống Thái Bình có lưu vực 3.480 km
2
bắt
nguồn từ huyện chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam.
- Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có trữ lượng nước ngầm khá lớn
nhưng việc khai thác, sử dụng còn hạn chế.
Theo đánh giá, điều tra của các cơ quan chuyên môn, trên các con sông
chảy qua có thể xây dựng các công trình thủy điện với thủy lợi quy mô nhỏ.
Việc xây dựng các công trình này sẽ góp phần làm cho nông thôn vùng cao tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36

bộ nhanh trên các mặt chế biến quy mô nhỏ, đặc biệt là bảo vệ khôi phục rừng
phòng hộ đầu nguồn và tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển.
Bảng 2.1 Tình hình đất đai của TPTN 2004 - 2006



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37

Bảng 2.2 Tình hình đất đai của TPTN 2004 - 2006
Chia theo đơn vị hành chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38

2.1.1.4. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố là 17.707,52 ha, 3 năm gần đây
đất đai của thành phố Thái Nguyên có sự biến động lớn. Năm 2004 diện tích
đất nông nghiệp chiếm 51,81% tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2006 giảm
còn 49,1%, bình quân giảm 2,65%/năm; đất lâm nghiệp cũng có xu hướng tương
tự, giảm bình quân 0,14%/năm, đất chuyên dùng tăng bình quân 15,40%/năm,
đất chưa sử dụng giảm bình quân 32,94%/năm (Bảng 2.1, bảng 2.2).
Đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm là do thành phố Thái Nguyên
mở rộng đô thị. Song bên cạnh đó, thành phố Thái Nguyên cũng luôn chú
trọng quan tâm đầu tư khai thác quỹ đất chưa sử dụng qua việc hàng năm tận

dụng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nhất là
chương trình kiên cố hóa kênh mương nên diện tích tưới tiêu có khả năng
trồng trọt được tăng lên.
Bên cạnh đó, thành phố Thái Nguyên đã ban hành nhiều cơ chế chính
sách khuyến khích người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo việc
làm, ổn định cuộc sống như: Chính sách vay vốn, các chương trình chuyển
giao khoa học kỹ thuật, … Đất lâm nghiệp có xu hướng giảm, trung bình
giảm 0,14%/năm, là do giá trị sản xuất của rừng không cao nên người dân
không tập trung đầu tư vào phát triển rừng. Bên cạnh đó diện tích rừng phòng
hộ giảm là do công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao nên còn diễn ra
tình trạng khai thác bừa bãi để lấy gỗ. Tiếp theo là đất chuyên dùng, do thành
phố mở rộng xây dựng nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ nên việc đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng cho các địa phương rất được quan tâm, dẫn tới một số
loại đất đã phải chuyển đổi mục đích sử dụng, để xây dựng các công trình
thiết yếu như: Đường giao thông, trụ sở làm việc, trường học, trạm y tế,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39

chợ,… do vậy diện tích đất chuyên dùng có xu hướng năm sau cao hơn năm
trước, tăng bình quân 15,40%.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên,
nhưng mật độ dân số thấp nên diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế,
còn diện tích đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ thấp, điều đó được thể hiện
ở biểu đồ 2.1. Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, đất lâm
nghiệp chiếm 16,3%, đất chuyên dùng chiếm 20,25%, đất dân cư chiếm
8,09%, đất chưa sử dụng chiếm 2,06%, đất khác như: Đất nghĩa trang, đất tôn
giáo,… chiếm 3,57%.
49,1
16,93
20,25

8,09
2,06
3,57
§Êt n«ng nghiÖp §Êt l©m nghiÖp
§Êt chuyªn dïng §Êt ë
§Êt ch-a sö dông §Êt kh¸c


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất đai của thành phố Thái Nguyên năm 2006

Nhìn chung, thành phố Thái Nguyên năm 2004 – 2006 đã khai thác và sử
dụng chưa hợp lý quỹ đất hiện có, thể hiện ở chỉ tiêu hệ số sử dụng đất, hàng
năm hệ số sử dụng đất tuy có tăng nhưng chậm, năm 2004 là 1,38 lần năm
2006 là 1.50 lần. Diện tích đất nông lâm nghiệp/khẩu nông lâm nghiệp là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40

0,154 ha/người năm 2006 như vậy là tương đối thấp, diện tích đất nông
nghiệp ít nên thành phố Thái Nguyên cần tăng cường đầu tư thâm canh tăng
năng suất cây trồng trên diện tích đất canh tác, đưa diện tích đất 1 vụ lên 2 – 3
vụ/năm để đảm bảo việc làm và đời sống cho người dân ngày một nâng cao.
2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay chưa có thống kê cụ thể về tài nguyên khoáng sản của thành
phố Thái Nguyên nhưng có thể kết luận là tiềm năng khoáng sản của bản thân
thành phố là không đáng kể. Tuy nhiên, do nằm trong vùng giàu khoáng sản,
thành phố có thể thu hút tài nguyên tương đối dễ dàng từ các địa phương khác
trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận thuộc vùng TDMNBB để phục vụ cho
phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Thái Nguyên.
2.1.1.6. Tài nguyên du lịch
Với vai trò trung tâm của tỉnh và vùng TDMNBB, thành phố Thái

Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch. Thái
Nguyên là đầu mối giao lưu của các tua du lịch, là một phần quan trọng trong
quần thể văn hóa du lịch của tỉnh và vùng TDMNBB. Trên địa bàn thành phố
có một số danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hóa và di tích lịch sử (trong đó có
hai di tích cấp quốc gia và ba di tích cấp tỉnh) như: Địa điểm cuộc khởi nghĩa
Thái Nguyên năm 1917, đền thờ Đội Cấn, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh về thăm khu công nghiệp Gang Thép, địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh
về thăm trường Tiểu học Rẻo cao tự trị Việt Bắc (nay là trường Phổ thông
Vùng cao Việt Bắc); Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; chùa Hồng
Long, chùa Đán, chùa Phủ Liễn, chùa Y Na; hồ Núi Cốc; sông Cầu; vùng chè
Tân Cương…[21].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên có nhiều
thuận lợi để thúc đẩy kinh tế phát triển, trong đó có kinh tế nông thôn góp
phần vào quá trình giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người
lao động khu vực nông thôn nói riêng. Với vị thế của một đô thị loại II, thành
phố Thái Nguyên có thế mạnh về phát triển kinh tế trên các lĩnh vực, chính vì
vậy một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ dần phải chuyển đổi mục
đích sử dụng để sớm hoàn thành các vùng kinh tế trọng điểm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội của thành phố Thái Nguyên
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
* Hiện trạng dân số
Toàn thành phố Thái Nguyên năm 2006 có 238.470 nhân khẩu chiếm
21,51% dân số tỉnh Thái Nguyên và 2,2% dân số vùng TDMNBB[21]. Thành
phố Thái Nguyên có 26 đơn vị hành chính, trong đó có 18 phường và 08 xã,
gồm 08 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa
và Dao cùng sinh sống. Mật độ dân số thành phố tương đối cao, năm 2006 là
1.347 người/km

2
, cao gấp 4,32 lần so với mật độ chung của tỉnh là 312
người/km
2
.
Nhìn chung, thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II nhưng quy mô và
mật độ dân số vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của đô thị loại II (quy mô dấn số từ
250.000 người trở lên, mật độ dân số bình quân đạt 10.000 người/km
2
– Nghị
định số 72/2001/NĐ-CP, ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp
quản lý đô thị)[21].
Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không đều qua các
năm, năm 2004 dân số thành phố có 229.800 người đến năm 2006 dân số
thành phố có 238.470 người, bình quân năm 2004 – 2006 tăng 1,87%/năm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42

cao hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh là 1,01%, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của thành phố khá cao, bình quân 0,98%/năm trong cùng giai đoạn.
Tỷ lệ dân số nam và nữ của thành phố Thái Nguyên không thay đổi nhiều
qua các năm. Tính trung bình tỷ trọng nam, nữ chênh nhau khoảng 1,2%
nhưng tỷ trọng dân số nữ có xu thế tăng dần, năm 2006 dân số nữ chiếm
50,7% dân số toàn thành phố.
Tỷ lệ dân thành thị của thành phố tương đối cao so với các thành phố
trong vùng nhưng tăng không đáng kể từ 72,50% năm 2004 lên 72,91% năm
2006. Trong năm 2004 – 2006, tốc độ đô thị hóa của thành phố đang có sự
phát triển, dân số đô thị tăng bình quân 2,16% (Bảng 2.3).
Bảng 2.3 : Tình hình nhân khẩu và lao động TPTN
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43












* Hiện trạng nguồn nhân lực
Năm 2004 – 2006, lực lượng lao động của thành phố tăng bình quân

1,13%/năm, nhưng tập trung chủ yếu vào lực lượng lao động nông thôn từ
25,05% năm 2004 lên 25,44% năm 2006 bình quân tăng 1,93%, lao động
thành thị tuy chiếm tỷ trọng cao 74,56% năm 2006 nhưng có mức tăng chậm
bình quân tăng 0,86%/năm (Biểu đồ 2.2).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44

74,56
25,44
Nông thôn Thành thị


Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lực lƣợng lao động thành phố Thái Nguyên năm 2006

Số lao động có việc làm năm 2004 – 2006 tăng bình quân 1,40%/năm,
chủ yếu là lao động thành thị, tăng bình quân 1,51%/năm, lao động có việc làm
ở nông thôn hàng năm luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với thành thị đạt gần
26%, bình quân tăng 1,08%/năm, điều này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tình
trạng thiếu việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
ngày càng gia tăng và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên mặc dù đang dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) nhưng vẫn còn có nhiều hạn chế.
Tỷ trọng lao động có việc làm ở nông thôn ngày càng giảm, từ 25,93%
năm 2004 xuống còn 25,76% năm 2006; lao động thành thị có xu hướng tăng,
từ 74,07% năm 2004 lên 74,24% năm 2006 (Biểu đồ 2.3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45

25,93
25,72

25,76
74,07
74,28
74,24
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2004 2005 2006
Nông thôn Thành thị


Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ lao động có việc làm ở thành phố Thái Nguyên
năm 2004 – 2006

Mặc dù tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động trung bình hàng năm của
thành phố không phải là thấp nhưng trong tương lai nếu chỉ duy trì ở mức như
năm 2004 – 2006 thì số lượng lao động tăng thêm có khả năng sẽ không đủ để
đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh thành phố, nhất là trong giai đoạn trước mắt
đến năm 2010.
Do vậy, vấn đề đặt ra cho thành phố là cần chú trọng nâng cao hiệu quả
sử dụng lực lượng lao động bằng cách đào tạo nâng cao chất lượng, áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46


các công nghệ và kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời,
thành phố cũng cần có định hướng cụ thể để đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn và tiếp nhận lao động từ các địa phương khác, đặc biệt là lao
động có kỹ năng, phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ trong tương
lai bởi đây là một xu thế tất yếu đối với các đô thị.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực
chất lượng cao của tỉnh, có sẵn đội ngũ lao động lành nghề phù hợp với phát
triển trong tương lai. Lao động chủ yếu là lao động đã được đào tạo, có thể
thích hợp với các công việc đòi hỏi có trình độ tay nghề, nên thích nghi ngay
với nền sản xuất hiện đại, tiên tiến. Khoảng 42,8% lao động ở thành phố
Thái Nguyên là người ở các vùng lân cận.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là một đô thị loại II, nằm ở vùng TDMNBB nên thành phố Thái Nguyên
có điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
trong đó kinh tế nông nghiệp nông thôn luôn được quan tâm. Nhiều tuyến
đường giao thông đã mở mới và nâng cấp, cải tạo, lắp đặt nhiều thiết bị hiện
đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế
nông thôn nói riêng của thành phố Thái Nguyên (Bảng 2.4)
* Giao thông:
Mạng lưới giao thông của thành phố khá phát triển, bao gồm cả đường
bộ, đường thuỷ, đường sắt. Từ thành phố đi các đô thị lớn trong vùng Đông
Bắc Bộ như Hà Nội, Lạng sơn, các đô thị trong vùng TDMNBB như Bắc
Cạn, Tuyên Quang và các địa phương trong tỉnh đều rất thuận tiện.
* Điện, nước:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47

Nguồn điện chủ yếu cấp cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là điện
lưới quốc gia thông qua trạm biến áp thành phố và trạm Sóc Sơn. Lưới điện
trên địa bàn thành phố bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, 22, 10 và 6 KV.

Bảng 2.4: Tình hình cơ sở vật chất của TPTN 2004 – 2006

×