Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Luận văn : ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TIẾP CẬN NGUỒN NƯỚC ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ TÂN LẬP, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN part 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.25 KB, 11 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
tiếp cận nguồn nước đến thu nhập của hộ, mà chủ yếu là từ nông nghiệp.Vì vậy,
tôi chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn nước đến thu
nhập của hộ nông dân xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn
nước đến thu nhập của hộ nông dân
2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Hệ thống hoá được những lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp và
vai trò của nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân miền núi
2) Đánh giá được tác động của nguồn nước tới sản xuất nông nghiệp và
thu nhập của hộ
3) Đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao khả nằng tiếp cận
nguồn nước cho các hộ gia đình nông dân
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng tiếp cận các nguồn nước
và thu nhập của hộ nông dân
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tổ chức nghiên cứu tại xã Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn
3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu những số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2005 - 2007
Số liệu sơ cấp năm 2007
3.2.3. Phạm vi nội dung
Nước có vai trò quan trọng đối với mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên,
nội dung đề tài chỉ giới hạn trong ảnh hưởng của nguồn nước sản xuất nông


nghiệp tơi các phương án sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
4. Đóng góp mới của luận văn
Đây là một đề tài mới, một hướng nghiên cứu mới trong phát triển nông
nghiệp nông thôn liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý để phát
triển bền vững. Đề tài nghiên cứu sẽ chỉ ra được những ảnh hưởng của khả
năng tiếp cận nguồn nước đến khả năng tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Đề tài sử dụng hàm Cobb - Douglas để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng
của nguồn nước đến tăng thu nhập của người dân.
Đề tài chỉ ra được những giải pháp cơ bản nhằm tăng khả năng tiếp cận
và hiệu quả sử dụng nguồn nước cho hộ nông dân miền núi xã Tân Lập -
huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn.
5. Bố cục của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, có 3 chương gồm:
Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng vấn đề nghiên cứu
tại xã Tân lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn
Chương III: Một số giải pháp tăng khả năng tiếp cận nguồn nước và
tăng thu nhập cho hộ nông dân tại xã Tân lập, huyện Chợ Đồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1.1. Tình hình tài nguyên nước của Việt Nam
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại
thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như:
sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng
tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được
sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói
chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định
sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay
một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào
và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta
bằng khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km
3

chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km
3
, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương
đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế
giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế
giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến
đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều
trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km

3
,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó
đến hệ thống sông Hồng 126,5 km
3
(14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3
km
3
(4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,
khoảng trên dưới 20 km
3
(2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình
và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km
3
(1%), các sông còn lại là 94,5
km
3
(11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là
phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm
ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km
3
,
88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh
thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3
km
3
) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km
3
, 15,6%), hệ

thống sông Đồng Nai (32,8 km
3
, 9,6%) [14].
Việt Nam không giàu tài nguyên nước, đánh giá, kết luận này rất có giá
trị, giúp chúng ta nhận thức lại một thực tế Việt Nam không giàu có về tài
nguyên nước. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nước bên ngoài
Chúng ta thường nghĩ Việt Nam là quốc gia giàu về tài nguyên nước
(TNN). Hai hệ thống sông lớn Mê Kông, Hồng-Thái Bình của hai đồng bằng
lớn Cửu Long và Bắc bộ cùng những dòng sông dọc bờ biển miền Trung
khiến nhiều người cho rằng Việt Nam thừa nước. Thậm chí có người còn cho
rằng, TNN ở Việt Nam là vô hạn và các hệ thống sông thiên nhiên tiếp tục
cung cấp đủ nước chất lượng tốt cho tương lai. Thế nhưng, những số liệu mới
nhất của Dự án nghiên cứu về nguồn tài nguyên nước của Việt Nam lại khẳng
định điều ngược lại.
Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của các sông quốc tế. Chỉ
40% lượng nước mặt phát sinh trong nước, có 6 lưu vực sông lớn phụ thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
vào dòng chảy từ các nước khác. Cụ thể, gần 57% tổng lượng nước thuộc lưu
vực sông (LVS) Cửu Long, hơn 16% thuộc LVS Hồng-Thái Bình. Hai hệ
thống này đều có nguồn từ Trung Quốc và chảy qua không chỉ một quốc gia.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, mức không đủ nước là dưới 1.700m
3
/người/năm,
nếu lượng nước sẵn có nằm trong khoảng 1.700m
3
-4.000m
3

/người/năm thì có
khả năng xảy ra thiếu nước. Lượng nước bình quân đầu người của cả nước là
9.856m
3
/năm, với con số này Việt Nam dồi dào về TNN; tuy nhiên, lượng
nước ở các lưu vực sông rất khác nhau, đặc biệt là trong mùa khô ở một số
lưu vực sông kéo dài tới 9 tháng với lượng nước chỉ đạt 20-30% tổng lượng
nước bình quân năm [14].
Theo tiêu chuẩn quốc tế, trong mùa khô, có 4 trong 16 lưu vực sông
hiện thuộc nhóm “căng thẳng cao” là sông Mã, nhóm sông Đông Nam bộ,
sông Hương và Đồng Nai và có 6 lưu vực sông thuộc nhóm “căng thẳng trung
bình”. Trong đó, lưu vực sông Hồng có mức khai thác cao nhất trong nhóm
trung bình. Hiện nay 80% lượng nước mùa khô của sông Mã được khai thác.
Các sông ven biển Nam Trung bộ có mức khai thác sử dụng gần 75% lượng
nước mùa khô. Tính trung bình toàn quốc, gần 82% lượng nước mặt được
khai thác phục vụ nông nghiệp. Điều này cho thấy mức sử dụng nước cao và
không bền vững [14].
Thực trạng trên làm gia tăng cạnh tranh đối với cả nước mặt và nước
dưới đất (ngầm) trong mùa khô, ngày càng ít nước cung cấp cho cộng đồng,
do đó 60% dân số sử dụng nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, thực tế khai thác
nước ngầm ở mức cao đã gây nên sự sụt giảm nhanh mực nước ở các vùng
quanh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Tây Nguyên. Đó là chưa kể tới chất lượng
nguồn nước sông và nước ngầm đang suy giảm nhanh do những hoạt động
phát triển liên quan đến nước và đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Khoảng 8,5 triệu người ở các đô thị không được tiếp cận với nước sạch
và đối với những người được tiếp cận với nước sạch thì tiêu chuẩn hiện hành

là rất thấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù gần đây đã có rất nhiều nỗ lực,
nhưng vẫn còn 21 triệu người ở nông thôn không được tiếp cận với nước vệ
sinh và 41 triệu người không được cấp nước theo tiêu chuẩn nước sạch của
Bộ Y tế [14].
1.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm
gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài
nguyên nước. Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho
sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta
hay không. Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm.
Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước
sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động
của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói
riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm
từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m
3
/người vào năm 2000
và có khả năng chỉ còn khoảng 8500 m
3
/người vào khoảng năm 2020. Tuy
mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu
Á (3970 m
3
/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m
3
/người), nhưng nguồn
nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện
nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5000 m
3

/người đối với các hệ thống
sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và chỉ đạt 2980 m
3
/người ở hệ thống
sông Đồng Nai. Nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một
năm dưới 4000 m
3
/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn
2000 m
3
/người thì thuộc loại hiếm nước [11]. Theo tiêu chí này, nếu xét
chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như
vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa
xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài
sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ
chiếm khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô
nhiễm, nên mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo
đảm nước trung bình hàng năm.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu
dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ
trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần
dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng
với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm
2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km

3
(chiếm
89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km
3
(năm 1990) và 60 km
3
năm 2000 (chiếm
85%). Lượng nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng
cho nông nghiệp. Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới
70,7 km
3
, chiếm khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong
mùa cạn (bao gồm nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều
tiết), hay 51% tổng lượng dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%.
Vào khoảng năm 2010, tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới 90
km3, chiếm khoảng 54% tổng lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng
lượng dòng chảy trong mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Đặc biệt, ở
không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể gấp vài lần tổng
lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những vượt quá xa ngưỡng lượng
nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có nguồn nước tại chỗ để cung
cấp cho sinh hoạt và sản xuất [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đã, đang và sẽ tác động mạnh
mẽ đến nguồn tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm
2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,5
0
C, lượng dòng chảy

sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu
lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch
bản nhiệt độ không khí tăng 2,5
0
C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ
không khí tăng 4,5
0
C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và
Đông Nam Bộ [11].
Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm
0,3 - 1,0m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng
bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển.
Nếu nước biển dâng 1 m, diện tích ngập lụt là 40.000 km
2
, chủ yếu ở đồng
bằng sông Cửu Long, 1700 km
2
vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17
triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt [11].
Cuối cùng, sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm
nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không có các biện pháp quản lý tốt tài
nguyên nước. Cũng vì lẽ đó mà người ta cho rằng, khủng hoảng nước hiện
nay không chỉ do nước quá ít không đủ để thoả mãn nhu cầu của con người
mà còn do sự quản lý nguồn nước quá kém gây nên hàng tỷ người và môi
trường gánh chịu hậu quả.
* Thực trạng và nguyên nhân gây lãng phí nguồn nƣớc sản xuất nông nghiệp
1. Các hiện tượng chính gây lãng phí, thất thoát nước tưới phục vụ sản
xuất nông nghiệp, bao gồm:
Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ công trình đầu mối đến mặt
ruộng, do ngấm, kênh bị bồi lắng, sạt lở cản trở dòng chảy, thiếu các công

trình điều tiết nước cho từng khu tưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Tưới ngập thường xuyên: Đây là biện pháp tưới truyền thống, phù hợp
tưới cho lúa. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, việc tưới
nước cho cây lúa theo quy trình “nông, lộ, phơi” sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
nhất, tức là có những thời kỳ chúng ta hạn chế cấp nước mà phải để lộ ruộng
và phơi ruộng theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng. Việc tưới ngập thường
xuyên suốt vụ theo tập quán của nông dân đã gây ra lãng phí nước rất lớn,
chưa kể tình trạng lượng nước dư thừa từ ruộng chảy xuống kênh tiêu.
Chưa có biện pháp tích cực hạn chế bốc hơi mặt thoáng: Đây là hiện
tượng tự nhiên cũng gây tổn thất nước rất lớn, ví dụ: tổng lượng bốc hơi bình
quân tại trạm Tuyên Quang là 1.193,9mm/năm, lượng mưa là 1.145,8 mm/năm;
tại trạm Phan Rang - Ninh Thuận, tổng lượng nước bốc hơi bình quân là
1.730 mm/năm, trong khi đó lượng mưa có 815 mm/năm. Trước đây, người
nông dân có phong trào dùng bèo phủ lên mặt thoáng của ruộng, xung quanh
gốc cây trồng, vừa hạn chế bốc thoát hơi nước và làm phân xanh, tăng cường
độ đạm trong đất. Hiện nay, phong trào đó không còn, một vài địa phương,
người dân dùng ni lông để che phủ cho một số loại cây trồng, nhưng chi phí
tốn kém.
Tưới tràn, vượt quá khu vực cây trồng có khả năng sử dụng được nước
tưới: Điều này xảy ra đối với việc cấp nước cho cây công nghiệp, cây ăn quả,
khi chúng ta tưới nước để chẩy tràn trên mặt đất.
Tưới quá nhiều làm nước thấm quá sâu so với chiều sâu bộ rễ cây
trồng: Cây trồng chỉ có khả năng hấp thụ nước trong phạm vi của rễ cây, nếu
chúng ta tưới nhiều, nước sẽ ngấm sâu hơn so với chiều sâu của bộ rễ, gây
lãng phí.
Tưới tiết kiệm nước và sử dụng nước tiết kiệm là những biện pháp cấp

nước theo yêu cầu và khả năng hấp thụ nước theo từng thời đoạn sinh trưởng
của cây trồng, hạn chế lượng nước dư thừa nhưng không ảnh hưởng đến năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
suất, chất lượng cây trồng. Vụ 3 năm 2005, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh An
Giang đã thử nghiệm xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước cho lúa trên diện
tích 17,3 ha của 19 hộ nông dân tại phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang (trong đó: 8,3 ha của 9 hộ nông dân sử dụng biện pháp tưới tiết
kiệm nước; 9 ha của 10 hộ nông dân còn lại sử dụng biện pháp tưới truyền
thống để đối chứng). Bằng việc đặt ống theo dõi mực nước trong ruộng và áp
dụng biện pháp tưới ướt khô xen kẽ của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI),
nông dân làm thí nghiệm đã giảm bình quân 4 lần bơm nước vào ruộng trong
1 vụ lúa, so với 8 lần bơm nước theo tập quán nông dân, tiết kiệm nước tưới,
ít sâu bệnh, giảm được 7,9% số diện tích bị đổ ngã, tỷ lệ chắc chiếm 78,2%,
cho năng suất 5,8 tấn/ha, tăng 0,5 tấn/ha so với ruộng đối chứng. Giá thành
sản xuất của ruộng ""tưới tiết kiệm"" chỉ 1.142 đồng/kg lúa, trong khi ruộng
đối chứng tới 1.382 đồng/kg, mức chênh lệch 240 đồng/kg. (Nguồn NNVN).
Như vậy, áp dụng biện pháp tưới cổ truyền đã làm cho lượng nước tưới
lãng phí rất lớn.
Theo số liệu thống kê, hiện tại các hệ thống công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới
cho 7,61 triệu ha lúa, nếu với mức tưới bình quân 4.500 m < sup >3 < / sup > / ha - vụ,
chỉ cần tiết kiệm được 10% lượng nước tưới thì sẽ tiết kiệm khoảng 3 tỷ
m<sup>3</sup> nước. Trong khi đó, để xây dựng hồ chứa Nước Trong thuộc
tỉnh Quảng Ngãi chỉ có dung tích 258 triệu m
3
đã phải tốn gần 1.642 tỷ đồng.
Như vậy, nếu chúng ta tiết kiệm được nước tưới sẽ tiết kiệm được chi phí đầu
tư, xây dựng công trình thuỷ lợi và chi phí xã hội rất lớn.

2. Nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát nước tưới phục vụ sản xuất
nông nghiệp, bao gồm:
Để xẩy ra hiện tượng lãng phí, thất thoát nước, ngoài nguyên nhân về
công trình, trang thiết bị chưa được đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa, còn
do những hạn chế trong công tác quản lý. Cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Công trình chưa có chủ thực sự: Theo Pháp lệnh khai thác &BVCTTL,
các công trình thuỷ lợi do các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi và
các hợp tác xã dùng nước quản lý, nhưng hầu hết các địa phương đều chưa
phân cấp rõ đâu là công trình do doanh nghiệp quản lý, công trình do hợp tác
xã dùng nước quản lý. Tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình diễn ra
ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cấp nước của
công trình. Kể cả công trình đã được phân cấp nhưng quyền hạn và trách
nhiệm chưa rõ ràng:
+ Đối với công trình do doanh nghiệp quản lý: Do không có hoặc
thiếu kinh phí quản lý, nâng cấp, sửa chữa nên doanh nghiệp quản lý theo
kiểu có đến đâu sửa đến đó, công trình còn đến đâu phục vụ đến đó, chỉ tập
trung chủ yếu vào sửa chữa máy móc thiết bị, còn phần công trình, kênh
mương gần như bỏ ngỏ. Chủ của các công trình này là Nhà nước và giao cho
Giám đốc doanh nghiệp quản lý, nhưng do cơ chế, chính sách trong quản lý
khai thác chưa đồng bộ, thiếu kính phí nên công trình xuống cấp, hư hỏng
cũng không ai chịu trách nhiệm.
+ Đối với công trình do hợp tác xã dùng nước quản lý (hiện nay chủ
yếu là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý): Chủ nhiệm hợp tác xã do xã
viên bầu, chế độ tiền lương thấp, nên hầu hết làm việc theo kiểu “được chăng
hay chớ”, còn bầu thì làm, không thì nghỉ, các chế tài quản lý chưa đầy đủ,
nên trách nhiệm rất hạn chế. Trình độ chuyên môn của cán bộ thuỷ nông hầu

như không có, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và lòng nhiệt tình. Chủ của
các công trình này là tập thể xã viên hợp tác xã nên không có ai chịu trách
nhiệm một cách cụ thể, công trình còn hoạt động được thì hợp tác xã quản lý
vận hành, khi công trình hư hỏng thì bàn giao trả Nhà nước.
Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi còn thiếu và chưa đồng bộ như các văn bản về hướng dẫn về tổ

×