Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Luận văn : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC part 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.29 KB, 15 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Đặc thù và thế mạnh của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh
hiện nay là gì?
- Hướng phát triển của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh Vĩnh
phúc trong 5-10 năm tới là gì?
- Hệ thống giải pháp nào là quan trọng để ngành nông lâm nghiệp thuỷ
sản của tỉnh phát triển bền vững?
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.2.1 – Chọn địa điểm nghiên cứu
- Vĩnh Phúc có đặc thù là địa hình có cả 3 vùng: miền núi, trung du và
đồng bằng; Căn cứ vào đặc điểm địa hình của từng huyện, thành, thị và đặc
trưng sản xuất của từng vùng, tác giả đã chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh
thái để nghiên cứu. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho từng
vùng, vừa đại diện và suy rộng cho cả tỉnh.
+ Xã Vĩnh Thịnh - huyện Vĩnh Tường: Vĩnh Tường là huyện đồng
bằng, 1 trong 2 huyện trọng điểm về lúa của tỉnh, năng suất lúa ở đây cao nhất
tỉnh (60-65 tạ/ha). Xã Vĩnh Thịnh được chọn điều tra có thể đại diện cho vùng
đồng bằng của tỉnh, số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ.
Xã Vĩnh Thịnh có diện tích 10,01 km2, dân số 8.909 người, tổng số hộ
là 1.928 hộ. Sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Thịnh ngoài cây lúa, các hộ còn
trồng các loại cây như ngô, lạc, đậu tương, các loại cây ăn quả như chuối,
nhãn, hồng, Chăn nuôi bò sữa là một thế mạnh của Vĩnh thịnh, ngoài ra các
hộ còn chăn nuôi lợn, gia cầm,
+ Xã Đồng Thịnh - huyện Lập Thạch: là xã miền núi, có lợi thế về phát
triển đồi rừng, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Với diện tích là 11,35 km2,
dân số năm 2006 là 8.178 người, số hộ là 1.867 hộ. Sản xuất nông nghiệp ở
Đồng Thịnh chủ yếu tập trung vào cây lúa, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


23
một phần nuôi trồng thuỷ sản ở diện tích chiêm trũng nhưng không đáng kể.
Số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ.
+ Xã Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương: là xã thuộc vùng trung du có lợi
thế về phát triển cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm. Đồng Tĩnh có diện tích
10,29 km2, dân số 10.377 người và 2.796 hộ. Dân số chủ yếu sống bằng nghề
nông và làm thuê vào những tháng nông nhàn, do vậy đời sống của nhân dân
trong xã còn nghèo, thu nhập thấp. Số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ.
1.2.2.2 – Thu thập số liệu
a - Thu thập số liệu đã công bố
Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan
thống kê Trung ương, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học
đã được công bố, các số liệu đã công bố của Cục Thống kê tỉnh và phòng
Thống kê của các huyện, các số liệu của sở Nông nghiệp và PTNT, sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
b - Thu thập số liệu mới
Được thực hiện qua các phương pháp sau:
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Đi thực tế để đánh giá
thực trạng, thu thập những thông tin qua những người dân và cán bộ ở vùng
nghiên cứu, thu thập những tài liệu, thông tin đã có tại nơi nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA): Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại nơi nghiên cứu, tạo điều kiện và
thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những vấn đề cần nghiên cứu, đàm
thoại với họ để thu thập những thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất,
những khó khăn, mong muốn, của người dân trong việc phát triển sản xuất,
tăng thu nhập của hộ,
- Phương pháp điều tra hộ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24

- Chọn hộ điều tra: áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn
điểm, chọn hộ), từ 3 vùng chọn ra 3 xã đại diện, đây là các xã cơ bản là thuần
nông, mỗi xã chọn 50 hộ. Phân ra các loại hộ: hộ nông nghiệp, hộ thuỷ sản,
hộ ngành nghề dịch vụ. Tỷ lệ giữa các loại hộ được lấy theo tỷ lệ các loại hộ
của từng huyện (theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 của
Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc),
- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như
nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ; các nguồn lực của hộ
như ruộng đất, tư liệu sản xuất; Tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, ngành nghề, Chi phí sản xuất từng ngành, thu
nhập,
- Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh
hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở
phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu
hỏi: như thế nào, bao nhiêu? Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực
tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
1.2.2.3 – Phương pháp phân tích
- Phương pháp duy vật biện chứng:
Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ luận văn là sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học.
Với các phương pháp phân tích, tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem
xét, đánh giá các sự việc, hiện tượng trong mối liên hệ hệ thống có liên quan,
có tác động ảnh hưởng đến nhau trong quá trình chuyển biến và phát triển, từ
đó rút ra những kết luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của từng
vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở các lý luận, phạm trù kinh tế học hiện nay, luận
văn còn sử dụng các quan điểm về lợi thế, tiềm năng, nguồn lực, các yếu tố
đầu vào, đầu ra, năng suất, sản lượng, chi phí và kết quả, hiệu quả kinh tế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25

- Phương pháp thống kê kinh tế:
Phương pháp này giúp cho việc thu thập điều tra được những tài liệu
mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho
việc tổng hợp tài liệu, nghiên cứu các chỉ tiêu được đúng đắn, khoa học và
khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu. Các phương
pháp phân tổ, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong thống kê được
vận dụng như là những phương pháp chủ yếu để nghiên cứu, học tập.
- Phương pháp hàm tăng trưởng: Y
t
= Y
0
(1+r
1
)(1+r
2
)(1+r
3
) (1+r
t
).
Được sử dụng để dự kiến các chỉ tiêu trong những năm tương lai, trong đó :
Y
t
: là giá trị của chỉ tiêu dự kiến năm t,
Y
0
: là giá trị của chỉ tiêu năm gốc.
r
t
: là tốc độ tăng trưởng dự kiến của năm t.


- Phương pháp chuyên gia:
Được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến đánh giá của các chuyên gia về
kinh tế, kỹ thuật, thông qua các tài liệu nghiên cứu và ý kiến trực tiếp của học
làm căn cứ cho việc đánh giá tiềm năng, định hướng và những giải pháp cho
phát triển kinh tế nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.2.3.1 – Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất nông
lâm nghiệp thuỷ sản như:
- Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chia ra các lĩnh vực:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Giá trị sản xuất/đơn vị diện tích;
- Giá trị gia tăng toàn ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chia ra các lĩnh
vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Tổng đàn gia súc, gia cầm,
- Năng suất, sản lượng cây trồng, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, khai
thác; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản lượng gỗ khai thác;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
- Thu nhập = Tổng thu – Tổng chi.
+ Trong trồng trọt:
Tổng thu trên 1 đơn vị diện tích = sản lượng trên 1 đơn vị diện tích x
đơn giá (giá thực tế)
Tổng chi trên 1 đơn vị diện tích: bao gồm chi phí mua giống cây, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi khác,
+ Đối với chăn nuôi:
Tổng thu(tính cho 1 loại vật nuôi) = sản lượng thịt hơi xuất chuồng x
đơn giá (giá thực tế)
Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí
về thú y, chi phí chuồng trại, công lao động,

1.2.3.2 – Các chỉ tiêu phản ánh phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn
lực
- Diện tích đất nông nghiệp, diện tích tưới, tiêu, diện tích trồng cây
hàng năm, cây lâu năm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, diện tích trồng rừng,
- Diện tích trồng rừng tập trung, diện tích trồng cây phân tán, diện tích
rừng chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, sản lượng gỗ, củi khai thác,











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP THUỶ SẢN
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-2007
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lý
21
0
08’ - 21
0
19’ độ vĩ Bắc và 105

0
09’ - 105
0
47’ độ kinh Đông. Địa giới hành
chính:
- Phía bắc: Giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
- Phía nam: Giáp tỉnh Hà tây.
- Phía đông: Giáp thành phố Hà nội.
- Phía tây: Giáp tỉnh Phú Thọ.
2.1.2. Địa hình
Là tỉnh đồng bằng, nhưng Vĩnh Phúc có đủ 3 vùng địa hình là: Đồng
bằng, trung du và miền núi. Phía bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh
Đạo Trù cao 1.592m, phía Tây Nam được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông
Hồng và sông Lô tạo nên địa thế của tỉnh thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam. Nhìn chung, về địa hình, tỉnh Vĩnh Phúc có thể chia thành 3 vùng lớn
như sau:
Vùng đồng bằng: Bao gồm tiểu vùng đồng bằng phù sa mới ven sông
Hồng và sông Lô có địa hình khá bằng phẳng, chạy dài từ các xã nam Lập
Thạch, qua huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, huyện Mê Linh và tiểu vùng phù sa
cũ lượn sóng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía bắc huyện Vĩnh
Tường, Yên Lạc, vùng giữa Mê Linh và nam Bình Xuyên.
Vùng đồi gò lượn sóng xen kẽ ruộng bậc thang: Tập trung thành vùng
rộng lớn, thuộc phía bắc các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Lập Thạch và phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
lớn diện tích huyện Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên, có độ dốc phổ biến từ
15
0
– 25

0
.
Vùng đồi núi: Tập trung ở phía bắc của tỉnh, chạy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam, từ Quang Yên (Lập Thạch) đến Ngọc Thanh (Mê Linh), vùng
này có độ dốc trung bình > 25
0
.
2.1.3. Khí tƣợng thuỷ văn
- Khí hậu: Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có đặc trưng về mùa đông thì lạnh, khô và ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều. Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ TBNN: 23
0
C.
+ Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,4
0
C.
+ Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 3,7
0
C.
+ Nhiệt độ TBNN của vùng núi Tam Đảo: 18
0
C -19
0
C.
- Độ ẩm, lượng bốc hơi:
+ Độ ẩm TBNN: 81,2%
+ Độ ẩm cao nhất: 100%
+ Độ ẩm thấp nhất: 14%

+ Tổng lượng bốc hơi TBNN: 1.119mm.
+ Lượng bốc hơi tháng thấp nhất TBNN: 63 mm (tháng2).
+ Tổng lượng bốc hơi tháng cao nhất TBNN: 155,7mm (tháng 5)
- Số giờ nắng:
+ Số giờ nắng TBNN: 1.072 giờ /năm.
+ Số giờ nắng tháng cao nhất TBNN: 240 giờ (tháng 7)
+ Số giờ nắng tháng thấp nhất TBNN: 52 giờ (tháng2)
- Lượng mưa:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Vĩnh Phúc nằm trong vùng trung tâm mưa lớn của miền Bắc. Lượng
mưa lớn nhất đo được tại tâm mưa Tam Đảo là 2.757 mm; các vùng đồng
bằng như Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh lượng mưa TBNN từ 1.500-
1.600mm. Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc:
+ Lượng mưa TBNN: 1.679mm.
+ Lượng mưa năm cao nhất: 2.638mm (1997).
+ Lượng mưa năm thấp nhất: 817,8 mm (năm 1998).
Lượng mưa phân phối không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào các
tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 - 85% lượng mưa cả
năm; số còn lại vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2.1.4. Thuỷ văn, sông ngòi:
Hệ thống sông suối, hồ ao trên địa bàn tỉnh khá phong phú nhưng chế độ
thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu hai sông chính là:
Sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, đoạn chảy qua địa
phận Vĩnh Phúc dài khoảng 47km, lưu lượng nước trung bình cả năm là
3.730m
3
/s (cao nhất là 22.000 m
3

/s - số liệu năm 1971; thấp nhất 1.010 m
3
/s - số
liệu năm 1994). Vào mùa lũ mực nước sông tại Việt Trì theo cấp báo động I:
13,63m; báo động II: 14,85m; báo động III: 15,85m. Như vậy, mực nước bình
thường trong mùa lũ đã cao hơn mặt đất tự nhiên trong nội đồng từ 3 - 5m, nên
việc tiêu nước tự chảy ra sông Hồng vào mùa lũ là không thể thực hiện được và
tiêu bằng động lực cũng gặp khó khăn.
Sông Lô: Bắt nguồn từ Vân Nam(Trung Quốc), chảy qua địa phận Vĩnh
Phúc với chiều dài khoảng 35km. Lưu lượng nước trung bình cả năm là
1.245m
3
/s (cao nhất là 7.530 m
3
/s - năm 2002; thấp nhất 90,8 m
3
/s - năm 2005).
Do nằm ở khu vực có địa hình cao thấp không đều, khúc khuỷu, lòng sông hẹp
nên lũ sông Lô lên xuống nhanh. Mực nước mùa lũ cao hơn mặt đất tự nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
trong nội đồng nên việc tiêu tự chảy của khu vực Lập Thạch về mùa lũ không
thể thực hiện được. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn một số con sông nhỏ như:
- Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ các dãy núi huyện Sơn Dương (Tuyên
Quang) và cửa ra tại Bạch Hạc với tổng chiều dài 152 km. Sông Phó Đáy có
độ dốc lớn, thường gây xô lũ nhanh, tác hại lớn vào mùa mưa.
- Sông Phan: Chiều dài tính từ cống 3 cửa An Hạ (An Hoà - Tam
Dương) đến Hương Canh là 58km. Lưu lượng dòng chảy chủ yếu do mưa
trong lưu vực và nước hồi quy của hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn. Về mùa khô

lưu lượng rất nhỏ, nhưng về mùa mưa lũ thì mực nước dâng lên rất cao (đối
với thượng nguồn và đoạn giữa từ 11,0m - 12,0m, ở đoạn cuối sông từ 8,0m -
8,5m), vì vậy có tới 70% diện tích canh tác trong khu vực không có khả năng
tiêu tự chảy được. Mặt khác, do sông gấp khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp thu hẹp
dòng chảy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tiêu thoát lũ nội đồng.
- Sông Cà Lồ: Là một chi lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ Hương Canh
- Bình Xuyên chảy qua Phúc Yên, Mê Linh và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đổ ra
sông Cầu tại cửa Phúc Lập Phương. Tổng chiều dài 90 km (tính trong địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc), chủ yếu có tác dụng cung cấp nước tưới cho diện tích đất
canh tác ven sông.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông, suối nhỏ bắt nguồn từ dãy
núi Tam Đảo và núi Sáng Sơn như: sông Tranh (Tam Dương) dài 21 km;
sông Cầu Tôn (Bình Xuyên) dài 19,5 km; sông Bá Hanh (Bình Xuyên, Mê Linh)
dài 19,5 km; Ngòi Cầu Ngạc (Lập Thạch) dài 10,7 km; Ngòi Cầu Đọ (Lập Thạch)
dài 11,2 km; Ngòi Cầu Mai (Lập Thạch) dài 7 km; Ngòi Cầu Triệu (Lập Thạch)
dài 9,3 km.
Bên cạnh đó, hệ thống hồ, đầm như: Hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, hồ Xạ
Hương, hồ Vĩnh Thành, hồ Vân Trục, đầm Rưng, đầm Vạc có tác dụng trữ
nước tưới, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
trường sinh thái, phục vụ du lịch, điều tiết lũ cho tiểu vùng trong mùa
mưa lũ.
2.1.5. Đất đai, thổ nhƣỡng
2.1.5.1. Đất đai theo công dụng kinh tế
Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích thuộc loại trung bình trong cả nước với
tổng diện tích đất tự nhiên 137.340,96 ha. Phân bố các loại đất theo công
dụng kinh tế như sau:
* Đất nông lâm nghiệp thuỷ sản: 94.445,48 ha chiếm 68,77% tổng diện

tích đất toàn tỉnh, chia ra:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 58.923,7 ha, trong đó: đất trồng cây hàng
năm là 50.288,14 ha, đất trồng cây lâu năm: 8.635,57 ha.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: 2.611,69 ha.
- Đất lâm nghiệp: Có tổng diện tích 32.879,07 ha, bằng 23,94% tổng
diện tích đất tự nhiên.
* Đất phi nông nghiệp: 39.433,79 ha, chiếm 28,7% diện tích tự nhiên,
gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất sông suối,
* Đất chưa sử dụng: 3.461,69 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích đất tự
nhiên.
Nhìn chung, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc thấp so
với các tỉnh lân cận và cả nước. Bình quân diện tích đất trồng cây hàng năm chỉ
đạt 422,4 m
2
/người, ruộng đất manh mún, số hộ có diện tích đất sản xuất nông
nghiệp dưới 0,5 ha chiếm tới 95,64% tổng số hộ sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp. Do tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá nhanh, nên diện tích đất
canh tác cây hàng năm giảm khá nhanh (năm 2006 giảm 845 ha, năm 2007
giảm 876,4 ha). Đây là một áp lực không nhỏ đối với phát triển sản xuất nông
- lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh trong những năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Bảng 2.1: ĐẤT ĐAI PHÂN THEO CÔNG DỤNG KINH TẾ


Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu
Năm

2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh
07/06(%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
137224,14
137224,14
137340,96
100,1
I. Đất nông nghiệp
96298,7
95380,4
94445,5
98,1
1. Đất sản xuất nông nghiệp
60679,21
59814
58923,7
97,1
1.1. Đất trồng cây hàng năm
52009,96
51164,6
50288,1
96,7
1.2. Đất trồng cây lâu năm
8669,25
8649,42

8635,57
99,6
2. Đất lâm nghiệp
33089,12
33013,7
32879,1
99,4
2.1. Đất rừng sản xuất
10948,82
10879,1
10824,6
98,9
2.2. Đất rừng phòng hộ
6703,07
6697,37
6617,21
98,7

2.3. Đất rừng đặc dụng
15437,23
15437,5
15437,2
100,0
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
2498,53
2520,88
2611,69
104,5
4. Đất nông nghiệp khác
31,84

31,84
31,01
97,4

II. Đất phi nông nghiệp
37400,48
38295,4
39433,8
105,4
1. Đất ở
8404,56
8607,2
8689,15
103,4
2. Đất chuyên dùng
18808,12
19631,6
20684,5
110,0
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
161,77
165,66
166,65
103,0
4. Đất nghĩa trang nghĩa địa
984
900,18
931,99
94,7
5. Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng
9117,01
8975,73
8945,96
98,1
6. Đất phi nông nghiệp khác
15,02
15,02
15,56
103,6

III. Đất chƣa sử dụng
3524,96
3548,38
3461,69
98,2

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.5.2- Đặc điểm thổ nhưỡng
Với địa hình khá phức tạp đã tạo nên sự đa dạng về phân loại và chất
lượng đất. Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất và đánh giá đất tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Vĩnh Phúc theo phương pháp phân loại và đánh giá đất của FAO/UNESCO
(Thực hiện năm 2003) thì toàn bộ diện tích đất canh tác nông lâm nghiệp của
tỉnh được phân thành 6 nhóm đất cấp I, 12 loại đất cấp II và 47 loại đất phụ
(cấp III).
a - Nhóm đất phù sa: Có diện tích 29.830,15 ha,( bằng 21,74% tổng
diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh), được phân bố ở tất cả các huyện trên địa

bàn tỉnh và được chia thành 2 nhóm nhỏ như sau:
- Đất phù sa trung tính ít chua: Có diện tích là 15.636, 77 ha. Phân bố ở
các huyện Mê Linh; Bình Xuyên; Tam Dương; Yên Lạc; Vĩnh Tường. Đất
được hình thành do sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng. Thích hợp trồng
các loại cây lương thực (lúa, ngô), cây màu và cây công nghiệp (đậu tương,
dâu, mía), cây rau, hoa, nuôi trồng thuỷ sản (vùng có địa hình thấp trũng).
- Đất phù sa chua: Có diện tích 14.193, 38 ha. Phân bố ở các huyện Mê
Linh; Bình Xuyên; Lập Thạch; Tam Dương; Yên Lạc; Vĩnh Tường. Đất được
hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của sông Lô, sông Phó Đáy. Thích hợp
trồng các loại cây lương thực(lúa, ngô), cây màu và cây công nghiệp(đậu
tương, lạc), cây rau, hoa, nuôi trồng thuỷ sản(vùng có địa hình thấp trũng).
b - Nhóm đất Glây: Tổng diện tích đất Glây trong toàn tỉnh là 3.685,91
ha(bằng 2,69 % tổng diện tích đất tự nhiên). Phân bố ở các huyện Mê Linh;
huyện Bình Xuyên; huyện Lập Thạch; huyện Tam Dương; huyện Yên Lạc;
huyện Vĩnh Tường; thành phố Vĩnh Yên. Đất được hình thành ở vùng có địa
hình thấp trũng, bị ngập nước quanh năm. Thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản
hoặc kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
c - Nhóm đất cát: Có tổng diện tích là 4.236,58 ha(bằng 3,09 % tổng
diện tích đất tự nhiên). Phân bố ở các huyện: Mê Linh; Bình Xuyên; Lập
Thạch; Tam dương; thị xã Vĩnh Yên. Đất được hình thành do sự bồi tụ tại chỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
sản phẩm thô được rửa trôi từ đồi núi. Thích hợp với các loại cây rau, màu
(ngô, đậu tương, lạc).
d - Nhóm đất loang lổ: Có tổng diện tích là 11.887,3 ha(bằng 8,67%
diện tích đất tự nhiên). Phân bố chủ yếu ở các huyện Bình Xuyên, Tam
Dương, Yên Lạc và Vĩnh Yên. Đất được hình thành trên nền phù sa cũ có sản
phẩm feralitic. Thích hợp với các loại cây rau, hoa, cây công nghiệp ngắn
ngày(lạc, đậu tương), cây dược liệu(thanh hao hoa vàng ).

e - Nhóm đất xám: Có tổng diện tích là 42.435,27 ha, bằng 30,94% diện
tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Lập
Thạch, Tam Dương. Đất được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ các sản phẩm
rửa trôi ở các thung lũng xen kẽ trong vùng đồi núi và hình thành trên nền phù
sa cổ, đá nai, phiến thạch, granit, quăczit, cuội kết…. ở vùng đồng bằng thích
hợp với trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồi núi thích hợp với
trồng cây ăn quả(độ dốc < 15
0
), cây lâm nghiệp theo phương thức sản xuất
nông lâm kết hợp với hình thức trang trại.
f - Nhóm đất tầng mỏng: Có tổng diện tích là 1.264,78 ha(bằng 0,92%
diện tích đất tự nhiên). Phân bố ở các huyện Mê Linh, Lập Thạch, Tam
Dương, thành phố Vĩnh Yên. Đất được hình thành chủ yếu trên nền đá phiến
thạch. Có thể cải tạo trồng cây ăn quả với đất có độ dốc < 15
0
và trồng cây
lâm nghiệp với đất có độ dốc > 15
0
[12].
Nhận xét chung:
- Đất đai của Vĩnh Phúc đa dạng nhưng được phân bố khá tập trung, là
điều kiện thuận lợi để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng vừa
đa canh vừa chuyên canh với nhiều loại cây trồng khác nhau như: Cây lương
thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả, cây
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
- Đối với đất ruộng: Đa số diện tích đất có địa hình vàn và cao(bằng
81%), được tưới tiêu chủ động (85.88%), đất có thành phần cơ giới trung bình

và nhẹ. Độ phì đất ở mức trung bình là chủ yếu với diện tích là 45.355,78 ha,
phần lớn các yếu tố đất đai khá thuận lợi cho sản xuất. Tuy vậy diện tích đất
ruộng cũng có một số hạn chế là: Một phần khá lớn diện tích đất được phân
loại thuộc những nhóm đất xấu, có thành phần cơ giới nhẹ, hạn chế trong
thâm canh, tăng năng suất cây trồng, bao gồm đất loang lổ chua bạc màu, đất
xám bạc màu, đất cát.
- Đối với đất đồi núi: có diện tích là 39.470,07 ha. Nhìn chung các yếu
tố đất đai của đất đồi núi là không thuận lợi trong quá trình sử dụng. Yếu tố
hạn chế cơ bản trong sử dụng là độ dốc của đất đồi núi trong tỉnh khá lớn,
tầng đất canh tác mỏng(diện tích có độ dày tầng đất <50 cm là 24.879,02 ha,
bằng 63,03% diện tích đất đồi núi).
2.1.6. Tài nguyên rừng
Vĩnh Phúc có 27.827,84 ha rừng, chiếm 84,6% diện tích đất lâm
nghiệp, trong đó rừng tự nhiên là 9.436,27 ha chiếm 34% diện tích đất có
rừng, rừng trồng 18.391,06 ha, chiếm 66%[14].
Rừng của Vĩnh phúc có số lượng động thực vật phong phú, nhiều loại
lâm sản có giá trị, một số loài đặc hữu trong sách đỏ cần được bảo vệ và đang
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm. Phần lớn tài
nguyên rừng có giá trị nằm trong khu rừng tự nhiên thuộc Vườn quốc gia Tam
Đảo, núi Sáng; lâm sản còn lại ở rừng mới tái sinh và rừng trồng.
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, công tác lâm nghiệp
của tỉnh có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, bảo
vệ môi trường sinh thái cho toàn vùng và thủ đô Hà Nội.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Sau khi được tái lập từ năm 1997 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ

tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục ở mức cao so với mức bình quân chung
của cả nước và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, GDP
bình quân giai đoạn 2003- 2007 đạt 18,8%/năm. Năm 2007 đạt 9.078,7 tỷ
đồng, tăng gấp 2,37 lần so năm 2002. Kinh tế của tỉnh phát triển tương đối
toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông
lâm nghiệp - thuỷ sản. Đến năm 2007, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có cơ cấu
công nghiệp xây dựng 61,06%, Dịch vụ 24,68% và Nông lâm nghiệp thuỷ sản
14,25%. Nhờ đó đời sống của nhân dân trong tỉnh từng bước được cải thiện,
GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 7,63 triệu đồng, tăng 2,26 lần so năm
2002 (giá SS 94), tính theo giá thực tế năm 2007 đạt 15,27 triệu đồng, cao
hơn mức trung bình cả nước là 13,7%[3].
Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng nhanh, năm 2007 đạt
5.642,32 tỷ đồng, gấp 3,42 lần so năm 2002, tỷ lệ huy động vào ngân sách
trên GDP đạt trung bình 31-32%[3]. Thu ngân sách của tỉnh tăng nhanh và
mức độ tích luỹ trong dân cư khá đã tạo điều kiện huy động các nguồn vốn
vào đầu tư cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh được đầu tư mạnh mẽ: hệ
thống đường giao thông từ quốc lộ đến giao thông nông thôn được nâng cấp,
cải tạo; Hệ thống điện được đầu tư mới đã nâng cao công suất cung cấp điện,
đáp ứng đầy đủ cho sản xuất và tiêu dùng; Hệ thống trường học, trạm y tế,
chợ, thuỷ lợi đê điều, các công trình trụ sở của các cơ quan Nhà nước từ tỉnh
đến cơ sở được xây dựng mới, đã làm thay đổi bộ mặt tỉnh lỵ và vùng nông
thôn Vĩnh Phúc, tạo điều kiện phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của
nhân dân.

×