HTFS là gì? (3)
Cam on rat nhieu ve cac cau tra loi cua cac ban. Minh
xin hoi them la minh co nghe noi tren he dieu hanh
WinXP khong ton tai moi truong Dos thuc su, chi co
moi truong Dos ao ma thoi. Vay thi tai sao mot tac vu
quan trong nhu convert FAT sang NTFS lai dung
lenh Dos ma khong la mot lenh nao do cua WinXP.
Ngoai ra, co phai ben canh NTFS con co HTFS phai
khong. Neu co thi HTFS la gi, co khac biet gi so voi
NTFS? Con neu khong thi co bao nhieu kieu file
system ngoai FAT16, FAT32 va NTFS. Xin chan
thanh cam on.
Huynh Anh Tuan
Hồi âm:
- Lệnh convert.exe để chuyển hệ file từ FAT sang
NTFS không phải là lệnh DOS (không thể chạy dưới
DOS 16bit được) mà là lệnh console win32 (không
dùng giao diện cửa sổ nhưng dùng các API của hệ
điều hành 32bit)
- HPFS (high performance file system) là hệ file của
OS/2, không được microsoft hỗ trợ nữa
- Ngoài FAT, NTFS, HPFS còn nhiều hệ file của các
hệ điều hành khác như ext2, Linux swap, v.v
Worm
Điều đầu tiên, không biết bạn có nhầm HPFS sang
HTFS hay không? Mình nghĩ đúng ra là HPFS. Nói
về file system (hay còn gọi là hệ thống lưu trữ), có
nhiều loại khác nhau. Mỗi hệ điều hành thường có
"file system" riêng của nó. Tức là cách lưu tr
ữ các tập
tin trên các thiết bị lưu trữ thông tin (như là ổ cứng).
Cho nên kể tên tất cả các loại "File System" thì cũng
khó nói hết được. Ví dụ như DOS dùng FAT,
Windows 9x dùng FAT32, OS/2 dùng HPFS, Linux
và Unix cũng dùng "File system" riêng của nó, rồi
Mac OS nữa Những thắc mắc của bạn về "File
System" đã được nhắc đến trong nhiều sách vi tính.
Nói chung, mỗi thiết bị lưu trữ dữ liệu thông tin (đĩa
mềm, đĩa cứng ) phải được định dạng với một hệ
thống lưu trữ thông tin (File System) nào đó trư
ớc khi
nó được sử dụng bởi một hệ điều hành, tiến trình này
được gọi là "FORMAT". Nếu không được định dạng
trước thì hệ điều hành (OS) không thể nào biết cách
lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ đó. Cách định
dạng của mỗi "file system" trên một thiết bị lưu trữ
khác nhau vì tính năng kỹ thuật của nó. Cho nên một
hệ điều hành này chưa chắc đọc được tập tin của một
hệ điều hành khác. Muốn đọc được phải có một trình
điều khiển (driver) riêng. Sau đây là nh
ững tóm tắt về
tính năng kỹ thuật của vài hệ thống lưu trữ:
- FAT/FAT16 (File Allocate Table: bảng định vị lưu
trữ) được dùng với DOS và một số hệ điều h
ành khác
vì tính đơn giản của nó. Có những hạn chế kỹ thuật
như: tên lưu trữ theo hệ 8.3, không thể quản lý lưu
lượng thông tin quá 2GB cho mỗi phân vùng
(partition), khó phục hồi đư
ợc data một khi máy bị tắt
đột ngột.
- VFAT: là nâng cấp của FAT. Được sử dụng trong
W95 và cả trong Windows NT 3.5x. Có những cải
tiến so với FAT như là tên tập có thể dài đến 255 ký
tự chứ không bị giới hạn 8.3 như FAT, quản lý được
lưu lượng thông tin đến 2GB mỗi phân vùng.
- FAT32: là một cải tiến từ FAT. Dùng 32 bits (4
bytes) địa chỉ nên có thể quản lý được một lượng lớn
dữ liệu hơn (2 terrabytes). Hiệu quả hơn FAT trong
cách lưu trữ dữ liệu và tiết kiệm dung lượng.
- HPFS: (High Performance File System: Hệ thống
lưu trữ cao hoạt) Đầu tiên dùng trong OS/2, một hệ
điều hành do IBM và Microsoft hợp tác. Dựa trên
FAT/VFAT nhưng có thêm đặc tính về an ninh
(security) và mức tin cậy cao hơn. Thích hợp cho
những máy chủ. MS chỉ xử dụng HPFS cho đến
windows NT 3.5x, sau đó đã đổi sang NTFS vì vấn
đề cạnh tranh giữa MS Windows NT 3.5x và IBM
OS/2. HPFS trở nên kém hiệu quả khi phân vùng dữ
liệu lớn hơn 400MB.
- NTFS: (New Technology File System: Hệ lưu trữ
kỹ thuật mới). Đây là m
ột sản phẩm của Microsoft để
dùng trong các văn bản Windows NT. NTFS có
nhiều ưu điểm nổi bật như mức độ tin cậy cao, dung
lượng (2^64 bytes = 16exabyte), phân biệt chữ hoa
trong tên tập Ngoài ra NTFS còn biết tự phục hồi
hay sửa chữa những mất mát về dữ liệu trong lúc lưu
trữ. Tính năng của NTFS hơn hẳn HPFS về mọi mặt.
- "Tai sao mot tac vu quan trong nhu convert FAT
sang NTFS lai dung lenh Dos?": Chỉ có những bản
Windows NT cũ (trước 4.0) thì vẫn dựa vào DOS lúc
cài đặt, cho nên nó cần một giai đoạn phụ là đổi FAT
qua NTFS. Nhưng từ Windows 2000, NTFS trở
thành hệ thống lưu trữ chính, không phụ thuộc vào
FAT nữa. Những lệnh trong "text mode" mà b
ạn thấy
chưa chắc đã là DOS (vì DOS hoạt dộng chủ yếu
trong "Text mode"). DOS chỉ là một chương trình
riêng biệt trong Windows 2000 và XP chứ không c
òn
là "hệ điều hành" nữa cho nên họ gọi là ảo. Ở những
bản windows trước đó, hệ điều hành phải dùng DOS
để tải (load) trình Windows, nhưng từ Win 2000, hệ
thống lưu trữ dã có thể vận hành mà không c
ần DOS.
Nói tóm lại một cách dễ hiểu, hệ thống lưu tr
ữ dữ liệu
là cách một hệ điều hành lưu trữ dữ liệu. Giống như
một thư viện lưu giữ những quyển sách (dữ liệu) vào
những ngăn, hộc (thiết bị lưu trữ dữ liệu: đĩa cứng,
đĩa mềm ). Mỗi người quản lý thư viện (hệ điều
hành) có cách riêng để lưu trữ những quyển sách của
mình (File System) để khi mà người xử dụng yêu c
ầu
một quyển sách (truy cập dữ liệu), thư viện có thể
cung cấp chính xác thông tin người xử dụng yêu cầu.
Hoang
Bạn nhầm lẫn giữa lệnh giống kiểu DOS và DOS.
Trong Windows NT nói chung, có khá nhiều lệnh
giống trong DOS nhưng bản chất lại hoàn toàn khác.
Tương tự, nếu bạn dùng các máy tính s
ử dụng hệ điều
hành Mac hay Linux, bạn cũng sẽ thấy các cửa sổ,
tuy nhiên điều này không có nghĩa các hệ điều hành
đó cũng là Windows. S
ở dĩ tồn tại các lệnh kiểu DOS
như vậy là để tạo cho người quản trị máy có thêm
những cách khác (mang tính quản lý cao hơn) để làm
việc với và hệ thống. Cú pháp của các lệnh được làm
giống DOS (tuy nhiên không hoàn toàn giống) để
giúp người đã quen với DOS hiểu và nhớ nhanh hơn.
Cũng cần nói thêm, các hệ điều hành như Linux,
Unix v.v. cũng có các lệnh giống kiểu DOS, nhưng
hoàn toàn khác DOS về bản chất. Có rất nhiều định
dạng đĩa khác nhau, tuỳ theo hệ điều hành bạn dùng.
Định dạng FAT và NTFS ch
ỉ tồn tại trong các hệ điều
hành của Microsoft thôi. Các hệ điều hành khác như
Linix, Unix, Mac, BeOS, Solaris v.v. có các dịnh
dạng khác. Dù là định dạng tên là gì và kiểu gì thì
cũng chỉ có một mục đích chung là quản lý và cho
phép hệ điều hành làm việc với ổ đĩa. Tuy nhiên,
mình chưa bao giờ nghe đến định dạng đĩa nào có tê
n
là HTFS cả.