Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Hệ điều hành DOScapital 6.0 Phần hai: kết nối vào hệ thống docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.18 KB, 64 trang )

Hệ điều hành DOScapital 6.0
Phần hai: kết nối vào hệ thống
"Anh mang bao nhiêu tiền trong
người?”. Một nhân viên hải quan
Albania tại sân bay Tirana, quát hỏi
tôi bằng giọng của một cảnh sát, khi
tôi đang trên đường ra máy bay rời
nước này. Vừa nghe thấy như vậy tôi
có cảm giác rợn người – nhiều khả năng tôi sẽ bị
tịch thu mất hết tiền.
“Tôi có 3.500 đô-la”, tôi đáp, đập nhẹ tay vào ví
đeo trước bụng.
“3.500 đô-la?”, cô ngày thốt lên, mắt sáng rực.
“Anh này có 3.500 đô-la”, cô nói với một nam
đồng nghiệp đứng bên cạnh đang theo dõi máy X-
quang chiếu hành lý.
“Anh từ đâu đến?” anh này hỏi, dường như tính
toán xem tôi có dễ bị bắt nạt không và xác định rõ
tôi không phải là một nhà ngoại giao. Tôi nói với
anh ta tôi là một ký giả của báo The New York
Times. “New York Times?” nam nhân viên này
lặp lại, rồi vẫy tay, “để cho anh ta đi”.
Ai có thể ngờ rằng tờ The New York Times lại có
ảnh hưởng như vậy ở Tirana! Tôi chạy vội tới
máy bay. Tôi có lý do để lo lắng. Tôi đã trải qua
những chuyện tương tự như thế này ở Iran – ở
một quốc gia trong đó pháp quyền không hẳn là
kim chỉ nam. Chỉ có điều ở đó mọi việc đã không
kết thúc tốt đẹp như ở đây. Vụ đó bắt đầu cũng
tương tự, tại sân bay quốc tế Teheran, khi tôi đi
qua hàng rào kiểm soát của hải quan lúc bốn giờ


sáng. Một nhân viên hải quan ra lệnh cho tôi mở
va-li và trình tờ khai hải quan. Trên đó có một
dòng hỏi số tiền mang theo người là bao nhiêu và
tôi đã khai chính xác là 3.300 đô-la. Do thẻ tín
dụng chưa được chấp nhận ở Iran, nên tôi phải
mang theo nhiều tiền mặt. Nhân viên hải quan
Iran gầy gò có ria mép này kiểm tra tờ khai và nói
với tôi với vẻ mặt rất tham lam, “Thưa ông, ông
chỉ được phép mang 500 đô-la theo người khi xuất
cảnh thôi”.
“Ôi, làm sao bây giờ”, tôi nói.
Nhân viên này vươn người tới và nói thầm vào tai
tôi, “Trả cho tôi 300 đô-la, tôi sẽ giúp”. Có một
hàng người xếp hàng sau lưng tôi đang quan sát –
chắc chắn là họ biết rõ những gì đang xảy ra. Tôi
mở ví, rút ra ba tờ 100 đô-la và vo tròn chúng lại
trong tay.
“Hãy cẩn thận”, nhân viên hải quan này nói thầm
– cứ làm như là những người xếp hàng đằng sau
tôi sẽ đi trình báo vậy. Rồi hai chúng tôi làm ra vẻ
lục lọi trong va-li, và trong chớp mắt, anh này
cướp món 300 đô-la khỏi tay tôi. Mọi việc nhanh
như chớp – chắc phải tua thật chậm thì mới có thể
nhìn thấy được. Rồi nhân viên nọ đưa cho tôi một
mẫu khai mới, nói tôi khai lại, viết vào đó là tôi
mang có 500 đô-la theo người. Nhưng thế chưa
phải đã xong. Khi lên gần tới cửa ra máy bay, lại
một cuộc khám người nữa. Bước vào một buồng
nhỏ, một nhân viên khác nói tôi mở ví ra để khám.
Tôi hoảng quá, “Làm thế nào giải thích khoản

3.000 đô-la bây giờ? Hay là gào lên, “Này, tôi đã
đút lót cho đồng nghiệp của anh ở dưới kia rồi, giờ
thì biến đi!” May quá, tay này nhìn vào khoản tiền
của tôi, nói gì đó bằng tiếng Farsi và cho tôi qua.
Du khách dày dạn kinh nghiệm trên thế giới sẽ
hiểu những điều tôi trải qua ở Albania và Iran chỉ
là chuyện thường ngày. Ai cũng gặp phải những
phiên bản của hiện tượng có thể gọi là “Nạn vòi
tiền”. Hiện tượng này vượt trên những hình thức
đút lót và tham nhũng mà người ta có lẽ thường
gặp ở các nước đang phát triển, và ở mức độ thấp
hơn, cả các nước phát triển. “Nạn vòi tiền” xảy ra
khi tất cả những chức năng của nhà nước – từ hệ
thống thuế tới hải quan và luật tư hữu hóa – trở
nên tham nhũng tràn lan; và những giao dịch hợp
pháp không còn là tiêu chuẩn, mà chỉ là ngoại lệ.
Một bình thường mà ai cũng phải chịu đựng đó là
các viên chức ở mọi cấp dùng quyền lực của họ để
vòi tiền của dân chúng, các nhà đầu tư và của bản
thân nhà nước. Ngược lại, dân chúng và các nhà
đầu tư sẽ tin rằng để đạt được một phê chuẩn hay
hưởng một dịch vụ nào đó, họ phải đút lót cho hết
thảy các cửa liên quan.
Có nước đã phải chịu đựng “nạn vòi tiền” nghiêm
trọng – nơi nhà nước được dựng lên từ những vụ
trộm cắp, như Nigeria chẳng hạn – cho tới loại có
“nạn vòi tiền” mới nảy nở, nơi tham nhũng tràn
lan và ai ai cũng phải chịu, mặc dù cũng có những
yếu tố về luật pháp và dân chủ tồn tại song song,
như Ấn Độ chẳng hạn. Sự khác biệt giữa hai hình

thái vòi tiền loại nghiêm trọng và loại chớm nở
được minh họa một cách tốt nhất bằng câu chuyện
cười được kể ở Ngân hàng Thế giới, về hai ông Bộ
trưởng Bộ Xây dựng hạ tầng cơ sở, người Á châu
và Phi châu, sang thăm đất nước của nhau. Đầu
tiên Bộ trưởng người châu Phi sang thăm đất
nước của Bộ trưởng Á châu và được ông này mời
về nhà ăn tối. Bộ trưởng Á châu sống ở một biệt
thự tuyệt đẹp như một cung điện. Ông Phi châu
hỏi ông Á châu, “Làm sao ông mua nổi dinh thự
này với mức lương của ông?” Ông Á châu mời
khách đi đến một khung cửa sổ, chỉ cho khách
thấy một chiếc cầu đằng xa và nói: “Ông thấy cây
cầu đó không?” “Có, tôi thấy rồi”, ông Phi châu
đáp lại. Và Bộ trưởng người Á châu chỉ vào ngực
mình, nói thầm thì: “10 phần trăm”, ý nói 10 phần
trăm chi phí cho cây cầu đã vào túi ông ta. Một
năm sau đến lượt Bộ trưởng Á châu sang thăm
bạn mình ở một nước châu Phi và thấy dinh thự
của bạn đẹp hơn của ông nhiều lắm. “Làm sao ông
có thể sắm nổi dinh thự như thế này, với mức
lương của mình?” Bộ trưởng châu Á hỏi bạn.
Người bạn Phi châu đưa ông ta ra một cửa sổ,
nhìn về phía chân trời và nói, “Ông có thấy cây
cầu đằng kia không?” Bộ trưởng Á châu đáp:
“Không thấy cầu nào đâu?” “Chính thế”, Bộ
trưởng người Phi châu nói, chỉ vào ngực mình,
“một trăm phần trăm”.
Những dấu hiệu cụ thể nào được dùng để phân
biệt mức vòi tiền nghiêm trọng, toàn diện với mức

chớm nở? Sau đây tôi sẽ giới thiệu chúng dựa trên
những dữ liệu tôi đã sưu tầm sau nhiều năm:
Nạn vòi tiền xuất hiện ở Moskva trong năm 1995
(và 1996, 1997, 1998, 1999!), khi tội phạm lan tràn
trên đường phố sau khi Liên Xô sụp đổ. Ngay sau
khi nhận phòng khách sạn Penta ở trung tâm
Moskva, tôi mang tiền xuống và hỏi nhân viên tiếp
tân cho tôi thuê hộp két an toàn để giữ tiền. Tôi
không dại gì mà mang theo nhiều tiền mặt trong
người khi đi lại trong thành phố.
“Xin lỗi”, nhân viên này nói. “Không còn hộp két
nào trống cả. Và có một danh sách xếp hàng chờ
để thuê két sắt. Ông có muốn thì ghi tên?”
Tôi đã phải cười phá lên. Một danh sách xếp
hàng, chờ được dùng két sắt giữ tiền? Nó giống
như câu chọc cười trong một chuyện hài hước
nhạt: “Làm thế nào biết được bạn đang ở một
thành phố nguy hiểm? Trả lời: khi những két sắt
giữ tiền của khách sạn không còn chỗ trống”.
Chính vì thế mà một nhà đầu tư nước ngoài vừa
mua trái phiếu của một nhà băng Nga tôi gặp ở
Moskva, đã tả cho tôi là trong nhà băng đó số
nhân viên an ninh nhiều hơn số nhân viên làm
nghiệp vụ ngân hàng. Ông ta kể với tôi rằng một
chuỗi nhà hàng phương Tây vừa cử một nhóm
kiểm toán viên để xem xét tại sao chi nhánh của
họ ở Moskva làm ăn rất vất vả nhưng không thấy
lãi là mấy. Nhóm này báo cáo là hầu như bất cứ
nhân viên nào trong chi nhánh đó đều dính dáng
tới tệ ăn cắp vặt – đầu bếp ăn cắp bánh kẹp thịt

còn quản đốc thì đòi tiền hoa hồng.
Nạn vòi tiền ở Albania cho thấy vào năm 1997,
nạn trốn thuế lan tràn tới mức một chi nhánh
bánh pizza, liên doanh giữa Albania và Mỹ đứng
thứ 35 trong những công ty đóng thuế cao nhất.
Cũng ở Albania, trộm cắp hoành hành tới mức
các viên chức Hoa Kỳ đóng ở đó đánh giá là
khoảng 80 phần trăm xe hơi đi trên đường là hàng
ăn cắp, đâu đó từ châu Âu. Nạn vòi tiền thể hiện ở
sự tham nhũng tràn lan ở Nga, thâm nhập vào tận
các quan chức cao cấp ở Kremlin đến mức xuất
hiện một chuyện vui của người Nga. Chuyện rằng
có một người đi một chiếc xe mới coóng, đến đậu ở
cổng Spassky, lối vào điện Kremlin, trong Quảng
trường Đỏ. Một tay cảnh sát đi đến và nói với
người đó: “Này đừng có đậu xe ở đây. Đây là cổng
chỉ dành cho các vị lãnh đạo”. Người này đáp:
“Đừng lo. Tôi khóa xe lại rồi”.
Nạn vòi tiền cũng thể hiện trong câu chuyện một
người bạn ở Indonesia kể cho tôi; anh này sống ở
đó trong thời kỳ đầy tham nhũng – đất nước lúc
đó do gia đình ông Suharto trị vì. Anh này là một
phóng viên dày dạn kinh nghiệm ở Jakarta, làm
việc cho một tờ báo có trụ sở ở Singapore, và hàng
năm phải gia hạn giấy tờ thường trú của mình.
Tham nhũng ở Indonesia thâm nhập sâu đến mức,
anh này nói, “Các viên chức khi nhận đút lót đã
trao cho anh hóa đơn. Thật vậy. Mỗi năm tôi gia
hạn giấy tờ thường trú ở Jakarta, và sau khi đút
tiền, tôi nhận được một hóa đơn. Nhân viên kế

toán trong văn phòng của tôi bao giờ cũng đòi hóa
đơn mà. Và viên chức Indonesia đã cấp luôn”.
Thành ra ở Indonesia dưới thời Suharto có một
câu chuyện ngụ ngôn: Nếu người hàng xóm ăn cắp
con dê của bạn thì bạn muốn làm gì thì làm,
nhưng đừng có đưa anh ta ra tòa. Vì đến lúc được
kiện, trả chi phí thuê cảnh sát và quan tòa, thì bạn
đã có thể mất luôn thêm con bò của bạn.
Nạn vòi tiền xuất hiện khi các viên chức và nhân
viên hành pháp cho rằng luật lệ không phải dành
cho họ. Nayan Chanda, Tổng biên tập tờ Far
Eastern Economic Review, một lần kể cho tôi câu
chuyện của anh khi sang Trung Quốc: “Ở Bắc
Kinh, một lần tôi cùng người phiên dịch của Bộ
Ngoại giao Trung Quốc, một lái xe và một trợ lý
của tôi, đi trên đại lộ trung tâm. Khi chúng tôi vào
đường cao tốc, thì người lái xe đột ngột quay
ngược xe 180 độ, đi thẳng lên phần đường ngược
chiều, bóp còi inh ỏi. Chúng tôi đi, cố tránh những
xe ngược chiều. Tôi hoảng quá, hỏi người phiên
dịch: “Anh ta làm gì vậy!!” Phiên dịch giải thích
rằng người lái xe phát hiện một đoạn giao thông
tắc nghẽn ở phía trước nên đã quay lại để vòng
đường khác. Tôi nhắm mắt, nấp dưới ghế và cầu
nguyện để được sống. Quả là còn sống. Nhưng đã
thoảng qua tôi một suy nghĩ: Vậy thì những doanh
nghiệp nước ngoài đang vào làm ăn tại Trung
Quốc thì sao nhỉ? Người Trung Hoa ký hợp đồng
với họ, nhận công nghệ từ họ rồi nhỡ lại thay đổi
luật pháp, đuổi họ ra thì sao? Liệu những đối tác

nước ngoài có sống nổi như thế không”.
Chắc là không, một khi các nhà hành pháp ở
Trung Quốc còn tiếp tục nhũng nhiễu. Người
đứng đầu chi nhánh của một trong số nhà băng
lớn của Canada kể cho tôi vào năm 1997, rằng có
một lần nhà băng này chuyển vài ngàn đô-la từ
chi nhánh ở Hồng Kông vào lục địa Trung Quốc,
phải mất 18 ngày thì tiền mới tới vào tài khoản và
được phép sử dụng. “Chúng tôi nghĩ rằng có một
nguyên nhân”, viên chức này nói, khi ăn trưa với
tôi ở Thượng Hải. “Có ai đó ở Ngân hàng Trung
ương chiếm giữ số tiền đó, dùng chúng quay vòng
ở thị trường chứng khoán Thượng Hải suốt 17
ngày rồi đem trả lại vào ngày thứ 18”.
Nạn vòi tiền thể hiện ở con số hàng tỷ đô-la thu
nhập từ các chương trình tư hữu hóa tham nhũng
ở một loạt các nước Đông Âu và Nga, nơi những
nhóm nhỏ thượng lưu, quan hệ chặt chẽ với giới
mafia và các viên chức chính phủ, đã vào chiếm
quyền sở hữu các nhà máy quốc doanh cũ và
những nguồn tài nguyên, chi trả cho chúng dưới
mức thị trường, và bỗng chốc trở thành những tỉ
phú. Giá địa ốc ở Paris, Tel Aviv đến London đều
bị kích lên do những nhân vật thượng lưu đó, hay
những kẻ lừa đảo cỡ lớn khác, lao vào mua. Họ
phân tán tài sản mới chiếm giữ của họ ra khỏi đất
nước với tốc độ chóng mặt. Ở Mỹ, khi còn là một
thị trường mới nổi, cũng có những vị lãnh chúa
kiểu như ở nước Nga ngày nay. Nhưng những
lãnh chúa ở Mỹ lúc đó đã chỉ đem tiền đầu tư vào

thị trường chứng khoán và địa ốc trong nước.
Nhưng giờ đây, nhờ có toàn cầu hóa, và khả năng
di chuyển vốn tự do, các tay trộm người Nga cũng
có thể đem tiền ra khỏi biên giới và đầu tư vào thị
trường chứng khoán và địa ốc của Mỹ, bòn rút,
làm đất nước của họ tiếp tục nghèo đi.
Thi thoảng, nạn vòi tiền không đơn thuần chỉ diễn
ra trong việc giới thượng lưu ăn cắp từ đất nước
của họ, nó cũng tiêm nhiễm vào những người dân
thường, muốn sống yên thân ở đất nước không có
tấm lưới bảo hộ an sinh. Một lần đổi chuyến bay
từ nội địa sang quốc tế ở sân bay Jakarta, tôi
mang túi ra chờ “xe buýt miễn phí trong sân bay”.
Khi chiếc xe này đến, chỉ có mỗi mình tôi trên xe.
Khi xuống xe, khi tôi bước qua chỗ tài xế, anh này
chặn tôi lại và nói: “Thưa ông”, đoạn chỉ vào một
tấm biển nhỏ viết nguệch ngoạc rằng giá vé là
4.900 rupia (tương đương hai đôla lúc đó). Tôi
nhún vai và đưa tiền cho anh ta.
Nạn vòi tiền xảy ra cho John Burns, Trưởng phân
xã của tờ The New York Times tại New Delhi, vào
mùa hè 1998, khi anh ta đến Quốc hội Ấn Độ, cơ
quan lập pháp của nước này. Khi chúng tôi ngồi
chờ ở hành lang để kiểm tra an ninh, Burns nhìn
thấy một cuốn sách trong hiệu sách của Quốc hội
nhan đề: Các nhân vật trong Quốc hội Ấn – có
tiểu sử và ảnh của tất cả các nhà lập pháp Ấn Độ.
Burns quyết định mua một cuốn. “Tôi muốn mua
cuốn sách, vậy phải gặp ai bây giờ?” Burns hỏi
một nhân viên đứng cạnh quầy sách. “Vào đây

ông”, nhân viên này nói, “700 rupee”. Người này
đi lấy sách Burns hỏi xin một hóa đơn thì người
này nói: “Chúng tôi đóng cửa buổi trưa và vừa rồi
là “giao dịch ngoài giờ” – nghĩa là không có biên
lai. Người đó trao sách cho Burns và đút túi số
tiền. Tôi thấy điều đó thật nực cười, đút tiền ngay
ngoài hành lang của cơ quan lập pháp của Ấn Độ
để kiếm một cuốn sách về các nhà lập pháp.
Tôi cho rằng điều đó giải thích cho việc tờ báo
Times of India số ra ngày 16/12/1998 đăng tải cuộc
tìm kiếm ở bang Punjab, nơi tham nhũng chồng
chéo, kéo dài 18 tháng, đã bị đình chỉ. Mục tiêu
của cuộc tìm kiếm là một điển hình quan chức
chính phủ trung thực; giải thưởng là 100.000
rupee [2.380 đô-la]. Họ không tìm ra một người
như vậy trong một bang mà tất cả các dịch vụ từ
việc mắc điện cho tới đăng ký nhập học ở trường
quốc lập đều phải có tiền lót tay. Thay vào đó, tờ
báo cho biết rằng sau cuộc tìm kiếm, họ nắm được
bằng chứng để đưa 300 công chức ra tòa.
Tất cả những hiện tượng kể trên liên quan ra sao
tới toàn cầu hóa? Tôi xin dùng một số thuật ngữ
đơn giản của vi tính để giải đáp. Tôi thích so sánh
một đất nước với ba phần của một máy vi tính.
Trước hết là phần cứng – đây là chiếc vỏ bao bọc
bên ngoài nền kinh tế của bạn. Vào thời Chiến
tranh Lạnh có ba loại vỏ bọc cơ bản – thị trường
tự do, cộng sản và một loại lai ghép thị trường tự
do lẫn cộng sản.
Phần thứ hai là “hệ điều hành”. Tôi so sánh phần

này với những chính sách kinh tế vĩ mô của bất cứ
nước nào. Trong các nước cộng sản hệ điều hành
kinh tế mang tính tập trung, được chỉ đạo từ
trung ương – không có thị trường tự do – và chính
phủ đứng ra trực tiếp cung ứng vốn. Tôi xin gọi hệ
điều hành của kinh tế cộng sản là DOScapital 0.0.
Trong những nước có sự lai ghép, hệ điều hành
bao gồm các thành phần chủ nghĩa xã hội, thị
trường tự do, kinh tế do nhà nước điều tiết và chủ
nghĩa tư bản bè phái, trong đó các viên chức chính
phủ, các doanh nghiệp và ngân hàng móc ngoặc
với nhau. Tôi xin gọi chúng bằng các nhãn hiệu
DOScapital 1.0 đến 4.0, tùy vào mức độ can thiệp
của chính phủ và mức tinh vi của các nền kinh tế.
Chẳng hạn Hungary có mức DOScapital 1.0,
Trung Quốc là 1.0 ở vùng sâu trong nội địa và 4.0
ở Thượng Hải, Thái Lan mức 3.0, Indonesia 3.0 và
Hàn Quốc là 4.0.
Sau cùng là các hệ thống tư bản công nghiệp lớn.
Một số trong đó duy trì hệ điều hành dựa trên thị
trường tự do nhưng vẫn duy trì một bộ phận phúc
lợi xã hội đáng kể. Nhóm này bao gồm Pháp, Đức
và Nhật Bản và tôi gọi họ là DOScapital 5.0.
Những nơi khác như Hoa Kỳ, Hồng Kông, Đài
Loan và Vương quốc Anh đã giải phóng các nền
kinh tế của họ, khoác lên mình tấm áo nịt nạm
vàng. Họ ở mức DOScapital 6.0.
Trở lại chiếc máy vi tính, ngoài phần cứng và hệ
điều hành, nó có các phần mềm. Đối với quốc gia,
đây là tổng hợp tất cả các yếu tố mang tính pháp

quyền. Phần mềm ở đây chính là mức đo đếm hiệu
lực của các hệ thống luật pháp và quy tắc, về mức
độ hiểu biết và thừa hành pháp luật của các viên
chức, giới hành chính và các công dân. Một phần
mềm tốt thường bao gồm luật ngân hàng, luật
thương mại, luật về phá sản, hợp đồng, quy tắc
ứng xử trong kinh doanh, một ngân hàng trung
ương thực sự độc lập, quyền lợi về sở hữu tài sản,
tòa án thương mại, các cơ quan duy trì hành pháp
được một hệ thống tư pháp công tâm bảo đảm,
các loại luật chống sự xâm phạm vào lợi quyền cá
nhân và chống hành vi lạm dụng của các viên
chức chính phủ và công dân, giúp họ thừa hành
luật một cách nhất quán.
Trong thời Chiến tranh Lạnh đã có cuộc tranh
đấu lớn lao để xem phần cứng nào sẽ thống trị thế
giới. Người Xô Viết và người Mỹ lúc đó không cần
đoái hoài xem mô hình phần cứng của họ hoạt
động ra sao ở các nước đồng minh của họ. Họ chỉ
muốn các nước đó sử dụng mô hình và nhãn hiệu
của họ. Quả nhiên có quốc gia tồn tại rất dài lâu
mặc dù đã thừa hành một thứ hệ điều hành tồi tệ
và những phần mềm trục trặc, chỉ vì người Mỹ và
người Liên Xô nóng lòng muốn tuyển dụng. Họ
bao cấp và trực tiếp bảo hành cho các hệ thống
của quốc gia đó – miễn là quốc gia đó gắn bó với
nhãn hiệu của họ. Hai siêu cường đó đã sống trong
lo lắng về điều được gọi là “Học thuyết Domino”,
cho rằng nếu một nước tiền đồn thay đổi hệ thống
thì các quốc gia lân cận sẽ thay đổi theo hàng loạt.

Cuộc tranh đấu đó đã kết thúc khi hệ thống Chiến
tranh Lạnh đổ vỡ. Bỗng nhiên các mô hình khác,
và thậm chí các mô hình ghép trở nên không còn
được tin dùng. Bỗng nhiên chúng ta ở vào một
khoảnh khắc đầy ý nghĩa của lịch sử: Lần đầu tiên
hầu như bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng
đều sở hữu một mô hình chung – tư bản chủ nghĩa
trên nền thị trường tự do. Cuộc chơi đã thay đổi.
Các quốc gia không còn phải quyết định lựa chọn
mô hình nào nữa, họ chỉ còn phải quyết xem làm
thế nào sử dụng mô hình chung – tư bản và thị
trường – theo cách tốt nhất.
Nhưng có một lối nói trong công nghệ vi tính:
“Phần cứng bao giờ cũng chạy trước phần mềm
và hệ điều hành”. Có nghĩa là các kỹ sư liên tục
sáng tạo ra những linh kiện vi mạch mới có tốc độ
nhanh hơn, rồi mới đến việc các hệ điều hành mới
và các loại phần mềm được cải tiến. Câu châm
ngôn đó cũng được áp dụng trong toàn cầu hóa.
Điều mà thế giới chứng kiến từ khi chủ nghĩa xã
hội sụp đổ ở Nga, Đông Âu và Thế giới thứ ba, là
có đa số các quốc gia, tuy chấp nhận mô hình cơ
bản của chủ nghĩa tư bản, thậm chí kết nối mô
hình của họ với Bầy Thú Điện Tử, nhưng lại
không có được ngay một hệ điều hành hay những
phần mềm thích ứng – những yếu tố cơ bản để họ
quản lý và phân bổ mức vốn và tài nguyên ra vào
đất nước, một khi họ bắt tay với bầy thú.
Đây, như chúng ta đang khám phá, là một trong
những vấn đề nổi lên trong giai đoạn quá độ từ hệ

thống Chiến tranh Lạnh sang toàn cầu hóa:
Những khó khăn trong giai đoạn “sơ sinh toàn cầu
hóa”. Tôi xin nhắc lại: Ngày nay, bạn không thể
tăng trưởng nếu không kết nối với bầy thú và các
siêu thị tài chính, bạn cũng không thể tồn tại nếu
không có một hệ điều hành và những phần mềm
cho phép bạn tận dụng bầy thú và phòng thân nếu
chúng giở quẻ.
Điều hiển nhiên là khi mọi người cùng đến với
một mô hình có nhãn hiệu chung – thị trường tự
do – sẽ xuất hiện những mức cao thấp trong cách
thức và mức độ các quốc gia khác nhau phát triển
các hệ điều hành và phần mềm khác nhau. Mua
một chiếc máy vi tính thì thật là dễ, đặc biệt khi
chỉ có một thương hiệu. Bất cứ kẻ khờ khạo nào
cũng có thể ra chợ Computer City để kiếm một
chiếc. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ Chiến tranh
Lạnh sang toàn cầu hóa, nhiều quốc gia đã làm
đúng như vậy, – họ không nghĩ tới việc liệu họ đã
có những hệ điều hành và các phần mềm thích
ứng chưa. Những nước này thường đã khoe: “Hãy
nhìn đây, rất dễ, tôi sẽ nối phần cứng đời mới này
vào với Bầy Thú Điện Tử ”
Nhưng sự đời phức tạp hơn nhiều. Việc tuyên bố
“thị trường tự do” trong quốc gia của bạn là điều
dễ dàng. Khó khăn hơn chính là việc thiết lập một
công cuộc hành pháp đều tay, thực hiện luật pháp
và các nguyên tắc ứng xử chung trong thương
mại, trong đó tòa án có khả năng bảo vệ dân
chúng trước sức tấn công của chủ nghĩa tư bản

không bị kiềm chế. Mở một thị trường chứng
khoán là điều dễ dàng. Nhưng điều khó hơn là
thiết lập được một Ủy ban Giao dịch Chứng
khoán (SEC) để kiểm soát hiện tượng giao dịch
tay trong. Cởi trói cho báo chí và công khai hóa
thông tin kinh tế là điều dễ làm. Nhưng rất khó có
thể thiết lập và bảo vệ một nền báo chí thực sự độc
lập và tự do, cho phép nó vạch trần tham nhũng
trong chính phủ và những công ty làm ăn lừa đảo.
Quá trình xây dựng các hệ điều hành và phần
mềm đó đang nổi lên như khâu yếu nhất trong
chuỗi mắt xích toàn cầu hóa. Nghĩa là, giờ đây
chúng ta hiểu toàn cầu hóa sẽ dẫn tới việc phát
triển thương mại và kinh tế; phát triển kinh tế
dẫn đến thịnh vượng cho mọi người; thịnh vượng
cho mọi người sẽ dẫn tới giải phóng về chính trị;
rồi sự giải phóng về chính trị thường dẫn tới dân
chủ hóa. Nhưng để kích hoạt chuỗi phản ứng trên,
đất nước của bạn phải thực hiện những bước cơ
bản, cài đặt hệ điều hành và các phần mềm.
Những bước đi như vậy thường sẽ gặp những trở
ngại mang tính văn hóa, lịch sử và sự phản ứng

×