Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sửa chữa cơ cấu dẫn động trục cam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.55 KB, 3 trang )

Sửa chữa cơ cấu dẫn động trục cam [26/03/2010]
Như trong bài Các phương pháp dẫn động trục cam đã trình bày ở cùng chuyên mục, ở bài
này chúng ta sẽ tìm hiểu cách Sửa chữa các cơ cấu đó
>> Các phương pháp dẫn động trục cam
>> Các phương pháp đặt cam có dấu
Các yêu cầu dẫn động bao gồm :
- Đảm bảo pha phân phối khí theo thiết kế.
-Không có bất kì sự trượt tương đối nào trong dẫn động.
-Tỷ số truyền là 2 : 1 đối với động cơ 4 kỳ và tỷ số 1 : 1 đối với động cơ 2 kỳ.
a. Dẫn động bằng bánh răng
− Hư hỏng: Bánh răng bị mòn do ma sát, bị sứt mẻ do khuyết tật khi chế tạo, vật cứng chèn giữa 2
bánh răng, lắp ghép không đúng kỹ thuật.
− Kiểm tra: độ mòn răng bánh răng, dùng dưỡng đo răng, dùng đồng hồ so đo khe hở lưng giữa hai
răng của các bánh răng ăn khớp.
− Sửa chữa:
+ Bánh răng mòn quá thì thay mới.
+ Răng sứt mẻ thì hàn đắp và gia công mới.
b. Dẫn động bằng xích
− Hư hỏng: Mòn bạc chốt xích, làm xích dãn dài và chùng. Khi làm việc gây tiếng ồn hoặc nhảy
xích. Làm sai lệch dẫn động đóng mở xupáp.
− Kiểm tra, sửa chữa:
+ Dùng thước cặp đo độ dài 16 mắt xích đã được kéo căng, đo ở 3 vị trí bất kỳ trên xích. Độ dài tối
đa 16 mắt xích là 146,6 mm (động cơ 4RZ ), nếu tại bất kỳ vị trí nào dài quá quy định phải thay
mới.( hình 1 a )
+ Quấn xích quanh bánh xích, dùng thước cặp đo theo phương đường kính:
Bánh xích trục khuỷu bằng 59,4 mm, bánh xích trục cam là 113,8 mm.
+ Nếu kích thước nhỏ hơn phải thay cả xích và bánh xích (hình 1 b )
Hình 1 Kiểm tra xích cam
+Đo độ mòn của máng trượt và máng giảm chấn, độ mòn tối đa 1,0 mm
c.Dẫn động bằng dây đai răng
Hình 2 Các hư hỏng của dây đai dẫn động trục cam


− Hư hỏng: ( hình 2)
+ Bề mặt cao su bị rạn, nứt, biến cứng, không đàn hồi.
+ Các lớp vải bị bong, nứt.
+ Chân răng, dây đai bị nứt, vỡ.
+ Mòn không bình thường ở cạnh bên, răng mòn không bình thường, cụt răng.
+ Bộ căng dây đai mòn hỏng, gãy, nắp đậy rạn, nứt, vỡ.
Nguyên nhân của các hư hỏng trên do ma sát, dây đai dính mỡ, quá trình điều chỉnh không đúng.
− Kiểm tra, sửa chữa
+ Quan sát các vết nứt, rạn, bong, chân răng nứt vỡ. Dây đai đã có hư hỏng phải thay mới, đảm
bảo đúng chủng loại và các chỉ tiêu kỹ thuật.
+ Điều chỉnh: Căng chỉnh dây đai đảm bảo khi ấn ngón tay độ võng dây đai từ 4-5 mm .( hình 3)

×