Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thuốc, hóa chất trong phòng ngừa, điều trị cúm gia cầm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.47 KB, 7 trang )

Thuốc, hóa chất trong phòng ngừa,
điều trị cúm gia cầm


Hiện nay, dịch cúm gia cầm vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp ở
nước ta và nhiều nước trên thế giới, nguy cơ lây sang người là rất lớn.
Vì vậy, người dân không thể lơ là, chủ quan và cần có các biện pháp chủ
động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus
influenza gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp từ người bệnh sang người
lành, đặc biệt bệnh có thể lây từ gia cầm sang người với thể bệnh nặng, tỷ lệ
tử vong cao. Bệnh khởi phát đột ngột bằng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn
thân và những dấu hiệu hô hấp, dễ dẫn đến viêm phổi, tử vong.
Dịch cúm A H5N1 lây từ gia cầm sang người xảy ra lần đầu ở Hồng
Kông (1997) đang có nguy cơ lan rộng thành đại dịch. Đến nay có khoảng
50 quốc gia có dịch cúm gia cầm và có khoảng 10 quốc gia có bệnh nhân
mắc bệnh do virut cúm A H5N1. Tại Việt Nam, trường hợp mắc cúm A
H5N1 đầu tiên (ngày 26/12/2003) đến nay đã có nhiều đợt dịch xảy ra với
hàng trăm trường hợp mắc bệnh và tử vong hàng chục ca tại nhiều tỉnh,
thành phố.
Nguồn bệnh của virut cúm A H5N1 là gà, vịt, chim
Bệnh lây theo đường hô hấp. Ở những địa phương có dịch cúm và có
bệnh nhân cúm với tỷ lệ mắc và tử vong cao thì khả năng lây truyền trực tiếp
từ gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm sang người rất cao.
Hiện tại, chưa có bằng chứng rõ ràng về khả năng lây từ người sang
người của virut cúm A H5N1. Nếu các phân týp cúm gia cầm lây sang người
và tái tổ hợp với týp virut cúm ở người, có thể tạo nên chủng mới với độc
lực cao và có thể lây truyền từ người sang người.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh do cúm A H5N1:
- Sốt trên 38oC, gai rét hoặc rét run. Đau đầu, đau cơ khớp toàn thân.
- Các triệu chứng hô hấp xuất hiện sớm và phát triển nhanh:


+ Ho khan, đau ngực.
+ Thở nhanh, khó thở ngày càng tăng.
- Có thể rối loạn ý thức, co giật.
- Có thể suy đa phủ tạng (gan, tim, thận ): huyết áp tụt, đái ít, tiêu
chảy
- Trước khi mắc bệnh khoảng 2 tuần có tiếp xúc với gia cầm (nuôi,
buôn bán, vận chuyển, giết mổ, ăn thịt gia cầm hoặc sống trong vùng có
dịch cúm gia cầm), tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm gia cầm hoặc bệnh nhân
tử vong vì viêm phổi chưa rõ nguyên nhân.
Về điều trị
Nguyên tắc điều trị
- Bệnh nhân nghi ngờ phải được cách ly.
- Dùng thuốc kháng virut (oseltamivir) càng sớm càng tốt với ngay cả
các trường hợp nghi ngờ viêm phổi do virut.
- Hồi sức hô hấp là cơ bản.
- Điều trị suy đa phủ tạng (nếu có).
Điều trị nguyên nhân
Dùng thuốc kháng virut oseltamivir (tamiflu) trong 7 ngày.
Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều dùng thuốc cho
phù hợp.
Dùng thuốc kháng sinh
- Có thể dùng 1 kháng sinh phổ rộng hoặc phối hợp 2-3 kháng sinh
nếu có nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Ở tuyến xã, huyện có thể dùng các loại kháng sinh cho viêm phổi
cộng đồng như cephalosporin thế hệ 1-2; co-trimoxazol, azithromycin,
doxycyclin, gentamycin
Điều trị hỗ trợ
- Dùng corticosteroid: khi bệnh nặng, đang trong giai đoạn tiến triển.
Có thể dùng các loại thuốc sau: methyl prednisolon, hydrocortisone,
depersolon, prednisolon. Các loại thuốc này dùng tiêm tĩnh mạch trong 7

ngày.
- Hạ sốt: chỉ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 39oC bằng
paracetamol.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc:
+ Dinh dưỡng: bệnh nhân nhẹ cho ăn bằng đường miệng; bệnh nhân
nặng cho ăn sữa và bột dinh dưỡng qua sonde dạ dày. Nếu không ăn được
phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
+ Chống loét bằng đệm nước, xoa bóp, thay đổi tư thế.
+ Chăm sóc hô hấp: giúp bệnh nhân ho, khạc. Vỗ, rung vùng ngực.
Hút đờm dãi.
Phòng bệnh
Phòng bệnh chung
Thực hiện các biện pháp cách ly và chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
Mọi nhân viên y tế khi phát hiện người bệnh nghi ngờ đều phải chỉ dẫn
người bệnh đến các cơ sở y tế được chỉ định tiếp nhận để họ được khám,
phân loại và cách ly nếu cần.
Phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm
- Những người đã xác định bị bệnh cần được xếp phòng riêng, không
xếp chung phòng với những người đang nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Những người phải đeo khẩu trang: người bệnh luôn phải đeo khẩu
trang tiêu chuẩn. Người nghi ngờ mắc bệnh phải đeo khẩu trang tiêu chuẩn
lúc ở trong cũng như khi ra ngoài buồng bệnh. Người nhà đến thăm ngoài
khu vực cách ly phải đeo khẩu trang.
- Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc gia cầm bị bệnh
được lập danh sách theo dõi 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối đối với
người lớn và 21 ngày đối với trẻ em dưới 15 tuổi. Nếu nhiệt độ trên 38oC
hoặc có các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp cấp phải đến
ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.
Phòng chống đối với gia cầm
- Phòng bệnh với những khu vực chưa có dịch: Thành lập các chốt

kiểm dịch tạm thời trên các trục đường giao thông chính. Tăng cường kiểm
tra, giám sát dịch bệnh, phát hiện và tiêu hủy tất cả gia cầm, sản phẩm gia
cầm bệnh có nguồn gốc từ các địa phương đang có dịch.
- Khống chế đối với các khu vực đang có dịch: Nhanh chóng chẩn
đoán phát hiện bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Cách ly triệt để
toàn bộ khu vực đang có dịch. Thu gom và tiêu hủy toàn bộ số gia cầm đang
nuôi mà trong đàn xuất hiện bệnh bằng cách chôn sâu hoặc đốt rồi đem
chôn.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu biết về dịch cúm gia cầm.
Không bán chạy, không giết, mổ, ăn thịt gia cầm bị bệnh; không đưa gia
cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch; không vứt xác gia cầm chết bừa
bãi ra những khu vực xung quanh.
Dự phòng bằng thuốc kháng virut
Dự phòng sau phơi nhiễm: nhân viên y tế và những người tiếp xúc
trực tiếp với bệnh nhân dùng tamiflu trong 7 ngày.

×