Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị bệnh hen suyễn: Không thể dựa hoàn toàn vào thuốc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.52 KB, 5 trang )

Điều trị bệnh hen suyễn: Không thể
dựa hoàn toàn vào thuốc

Một khảo cứu trên 1.812 bệnh nhân bị hen suyễn ở Mỹ đã cho
thấy có tới 55% trường hợp không kiểm soát được bệnh, vẫn bị các cơn
suyễn hành hạ. Mặc dù họ đều có bảo hiểm, được điều trị và theo dõi
bởi các chuyên gia về dị ứng và sử dụng các thuốc đặc hiệu đều đặn.
Điều này chỉ ra sự cần thiết, cấp bách của các phương pháp điều trị tốt
hơn và cả bác sĩ phải luôn ý thức được rằng nhiều bệnh nhân của họ vẫn bị
hen suyễn hành hạ mặc dù đã tuân thủ mọi chỉ định về điều trị.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, phòng chống cơn hen, nâng cao chất
lượng cuộc sống, cũng như làm giảm sự lệ thuộc vào thuốc men, chúng ta
cần biết và thực hiện một số vấn đề sau:
- Nguyên nhân và cơ chế của bệnh này rất đa dạng và phức tạp chứ
không chỉ nằm trong giới hạn của hệ miễn dịch và cơ chế dị ứng, phản ứng
viêm như đại bộ phận chúng ta vẫn được phổ biến. Bởi vậy, việc chăm sóc,
điều trị và theo dõi cần được cụ thể hóa đối với từng bệnh nhân chứ không
phải theo khuôn mẫu ai cũng giống ai.
- Các bệnh thường đi kèm và làm hen suyễn nặng hơn và khó điều trị
hơn thường là: trào ngược acid thực quản, viêm xoang mạn tính và tăng
huyết áp. Phải tìm các biện pháp dinh dưỡng, vật lý trị liệu, các thuốc có
nguồn gốc dinh dưỡng và dược thảo để điều trị các bệnh này tốt hơn bởi vì
đại bộ phận các thuốc hóa dược có thể làm hen suyễn nặng hơn.
- Việc chẩn đoán nhầm và sử dụng thuốc điều trị bệnh suyễn một cách
dễ dàng có thể làm nhiều người không bệnh thành bệnh. Chúng ta nên nhớ
rằng: các thuốc điều trị hen suyễn hiện nay gọi là đặc hiệu, nhưng thực ra chỉ
là thuốc chữa triệu chứng. Không có thuốc nào (kể cả corticosteroid dạng
bơm) có thể chữa khỏi bệnh, làm thay đổi tiến trình của bệnh hoặc làm bệnh
nhân giảm bớt và có thể ngừng sử dụng thuốc. Những thuốc này đều có thể
gây nghiện (một khi đã dùng phải dùng tiếp và dùng liều cao hơn), nhờn
thuốc và nhiều tác dụng phụ. Đường lối sử dụng nhẹ tay, từ từ và tìm cách


giảm tần số cũng như liều sử dụng sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân về lâu
dài.
- Để giảm dị ứng hóa, chúng ta nên giảm tối đa việc sử dụng các chất
hóa học trong cuộc sống như: thuốc rửa, lau chùi, các thuốc chữa bệnh, các
chất bảo quản thức ăn, phấn rôm, các loại xà phòng và dầu gội đầu có mùi
thơm Việc dùng estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh hoặc
các thuốc ngừa thai đã làm tăng số lượng phụ nữ bị suyễn và các bệnh dị
ứng khác. Một công trình nghiên cứu ở Mỹ còn cho thấy tỷ lệ trẻ em bị
suyễn tăng lên một cách đáng kể nếu mẹ của chúng dùng các loại thuốc ngừa
thai trước khi có mang.
- Về mặt dinh dưỡng cho trẻ em bú sữa mẹ đã được chứng minh nhiều
lần là có tác dụng tốt để phòng mọi bệnh tật cho trẻ em, đáng kể nhất là các
bệnh dị ứng trong đó có hen suyễn. Bệnh nhân bị hen suyễn không nên ăn
nhiều kẹo bánh, nhất là những loại có các chất hóa học để tăng mùi thơm
cũng như các đồ uống, nước ngọt có đường hóa học, chất bảo quản Theo
một số nghiên cứu tại Anh, việc không đưa muối ăn vào bữa ăn của trẻ sớm
và hạn chế dùng muối đã làm giảm các cơn hen cũng như số lượng thuốc
phải dùng để điều trị.
- Các khoáng chất như selen, magnesium, vitamin C (có nhiều trong
nước khoáng thiên nhiên, rau, quả, hạt tươi) được cho là có tác dụng tốt
trong việc làm giảm cơn hen cũng như bệnh hen. Nên tập cho các cháu có
thói quen ăn hoa quả, đặc biệt là táo (cả táo ta, tây, tàu) và rau tươi (có nhiều
chất antioxidants như vitamin C) sẽ có lợi về nhiều mặt trong đó có phòng
và chữa hen. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về dinh dưỡng đã
cho thấy một chế độ ăn nhiều cá, dùng dầu cá có nhiều acid béo omega 3 và
không no đơn tính đã làm giảm bớt các phản ứng viêm và có tác dụng tích
cực trong việc phòng và chữa hen phế quản. Một nghiên cứu gần đây nhất ở
Mỹ, việc dùng bừa bãi hoặc quá liều các vitamin tổng hợp, nhất là vitamin
nhóm B đã làm tăng dị ứng hóa và khả năng mắc hen suyễn ở trẻ em.
Tìm ra và cách ly trẻ với các dị nguyên gây hen như bụi bặm (bụi nhà,

sách, bụi do côn trùng), phấn hoa, các dị nguyên trong thức ăn, môi trường,
lông súc vật, các chất gây kích thích là việc cần làm tối đa nhưng rất khó
thực hiện trong thực tế ở nước ta. Điều chúng ta có thể làm được là tạo
không khí thoáng mát cho nơi ở và cố gắng tiêu diệt nấm mốc bằng sự khô
ráo, ánh sáng mặt trời để giảm bớt các dị nguyên gây hen. Khi trong nhà có
trẻ bị hen, việc tránh hút thuốc lá, đun nấu tạo mùi, dùng bếp than, lò sưởi
loại đốt (cả bảng điện) sẽ rất có hại. Các cháu bị hen cũng không nên bơi ở
các bể bơi công cộng vì chất chlorine trong nước tắm; nước uống bằng cách
đun hoặc dùng nước giếng cũng sẽ giúp bệnh nhân rất nhiều trong phòng và
chống dị ứng. Người bị hen suyễn không nên dùng phấn bảng, không nên
tiếp xúc với bất kể hóa chất gì kể cả các loại mỹ phẩm, xà phòng bột, phân
hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, các sản phẩm xăng dầu
Chúng ta đều biết việc tạo một cuộc sống tinh thần bớt căng thẳng,
giảm các cảm giác tức giận, sợ hãi, buồn nản sẽ có tác dụng rất tốt cho
bệnh hen và hầu hết các bệnh mạn tính khác. Tiếp xúc, vui chơi với bạn bè,
mô tả bằng cách viết ra hoặc kể lại những cảm giác, lo âu của mình về bệnh
hen đã được công nhận là có tác dụng điều trị rất tốt. Không nên có các hoạt
động thể lực đột ngột, quá sức, hoặc tiếp xúc với không khí lạnh trong thời
gian dài có thể giúp phòng cơn hen ở một số bệnh nhân.

×