Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dùng corticoid kéo dài dễ mắc bệnh trầm cảm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.11 KB, 5 trang )

Dùng corticoid kéo dài dễ mắc
bệnh trầm cảm

Thực tế lâm sàng đã chỉ ra rằng có rất nhiều trường hợp trầm
cảm là hậu quả của một bệnh thực tổn như viêm đa khớp dạng thấp,
lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, loét dạ dày hành tá tràng, hen
phế quản, suy tim Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trầm cảm là
hậu quả của việc dùng một chất (rượu, ma túy) hoặc do dùng một thuốc
nào đó kéo dài mà hay gặp nhất là corticoid.
Nhận dạng căn bệnh trầm kha
Trầm cảm là rối loạn tâm thần rất phổ biến, có thể chiếm tới 6% dân
số (3% ở nam giới và 9% ở nữ giới). Trong cuộc sống hằng ngày, trầm cảm
gặp ở mọi đối tượng, từ sinh viên, kỹ sư, nhân viên văn phòng đến công
nhân, nông dân. Ngày nay, trầm cảm xuất hiện ở cả những học sinh tuổi chỉ
14, 15 - điều mà trước đây rất hiếm gặp.
Khi bệnh trầm cảm không có căn nguyên rõ ràng, người ta gọi là trầm
cảm nội sinh. Còn khi trầm cảm là hậu quả của một bệnh thực tổn hoặc do
dùng một chất hay một thuốc kéo dài sẽ có những triệu chứng đặc trưng sau:
- Mất hứng thú và sở thích. Bệnh nhân mất hầu hết các hứng thú và sở
thích mình vốn có trước đây. Ví dụ một người rất yêu bóng đá và thường
theo dõi bóng đá trên tivi thì giờ không còn muốn xem bóng đá nữa.
- Khí sắc trầm cảm, tức là nét mặt kém sinh động, không biểu hiện
cảm xúc, các nếp nhăn mờ đi hoặc mất.
- Cảm giác mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là buổi sáng.
- Bệnh nhân thường xuyên mất ngủ. Với người trẻ thường là mất ngủ
đầu giấc (bệnh nhân rất khó vào giấc ngủ), còn với người già thì là mất ngủ
cuối giấc (họ hay thức dậy rất sớm và không thể ngủ tiếp được).
- Bệnh nhân chán ăn, sút cân.
- Khả năng chú ý và ghi nhớ rất kém. Bệnh nhân không thể tập trung
vào một việc gì đó lâu được (ví dụ xem tivi, đọc báo, nghe giảng ). Họ hay
bỏ đâu quên đấy, nhưng trí nhớ về các sự vật, hiện tượng diễn ra đã lâu thì


vẫn còn tốt.
- Bệnh nhân luôn lo lắng vô cớ, biết lo lắng của mình là vô lý nhưng
không sao gạt đi được.
- Bệnh nhân luôn trong tâm trạng bi quan, chán nản, cho mình là hèn
kém, là gánh nặng cho mọi người.
- Nhiều lúc bệnh nhân nghĩ đến cái chết (rằng bệnh nặng thế này thì
chết mất thôi, hoặc cho rằng chết đi cho đỡ khổ), thậm chí có bệnh nhân tìm
cách tự sát.
- Bệnh nhân luôn than phiền về các rối loạn cơ thể như đau đầu, đánh
trống ngực, đau cơ khớp, đau bụng
Chỉ cần có 5 triệu chứng nêu trên trong thời gian tối thiểu hai tuần thì
có thể chẩn đoán là trầm cảm. Bệnh nhân có 7-8 triệu chứng là bị trầm cảm
mức độ vừa. Còn bệnh nhân có 9-10 triệu chứng thì được chẩn đoán là trầm
cảm nặng.
Trầm cảm do corticoid
Corticoid hay sử dụng trên thị trường hiện nay là presnisolon,
dexamethazon, methylpresnisolon (solu-medrol, epizolon, depo-medrol),
bethametazon (diprospan) Khi dùng lâu dài (trên 6 tháng) thì hầu hết các
bệnh nhân đều có triệu chứng trầm cảm như đã nêu trên.
Các triệu chứng hay gặp nhất là mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, bi quan,
chán nản, muốn chết. Thật ra, đây không hoàn toàn là do corticoid gây ra mà
một phần là do chính các bệnh thực thể (cần điều trị bằng corticoid) gây ra
trầm cảm. Chúng ta đều biết rằng không phải mọi bệnh nhân đều dùng
corticoid kéo dài. Các bệnh thường phải dùng corticoid liên tục trong một
thời gian dài như viêm đa khớp dạng thấp, hen phế quản, lupus ban đỏ hệ
thống, bệnh máu ác tính Đây đều là các bệnh mạn tính, tàn phá sức khỏe
người bệnh liên tục và kéo dài nhiều năm. Đó chính là các "stress" nội sinh,
mạn tính khiến bệnh nhân bị trầm cảm.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có đến 95% các bệnh nhân có
những bệnh nêu trên bị trầm cảm ở các mức độ khác nhau (mặc dù có điều

trị bằng corticoid hay không). Rõ ràng ở những bệnh nhân này, cả bệnh cơ
thể và corticoid đều đóng vai trò là bệnh sinh của trầm cảm. Do có căn
nguyên hỗn hợp nên bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm ở họ rất đa dạng và
dễ thay đổi. Khi bệnh cơ thể lui, liều thuốc corticoid được giảm bớt thì trầm
cảm cũng thuyên giảm theo. Ngược lại, khi bệnh cơ thể tiến triển, liều thuốc
corticoid phải tăng cao thì trầm cảm cũng nặng lên. Vì thuốc corticoid là rất
cần thiết cho các bệnh nhân này nên chúng ta không thể giảm liều hoặc cắt
bỏ được.
Do tính chất phức tạp của bệnh sinh ở các bệnh nhân này nên rất khó
dự đoán tiến triển của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên người ta nhận thấy khi
được điều trị kết hợp bằng các thuốc chống trầm cảm thì tình trạng trầm cảm
được cải thiện rất nhanh (so với trầm cảm nội sinh), và tình trạng chung của
bệnh nhân cũng được cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân ăn được, ngủ tốt, đỡ lo lắng
và tăng cân. Tình trạng mệt mỏi và bi quan cũng thuyên giảm rõ rệt. Như
vậy tuy chỉ là thuốc điều trị kết hợp, nhưng thuốc chống trầm cảm cũng làm
cho quá trình điều trị diễn biến thuận lợi hơn.
Người ta thường dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như
amitriptilin, clomipramin liều thấp (50mg/ngày) là đủ. Cũng có thể dùng các
thuốc chống trầm cảm mới như stablon (37,5mg/ngày), sertralin
(50mg/ngày), fluoxetin (20mg/ngày). Nói chung không cần dùng thuốc
chống trầm cảm thường xuyên, mà chỉ cần dùng từng đợt (mỗi đợt 2-3
tháng) là đủ.

×