Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cà chua docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.18 KB, 7 trang )

Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cà chua

1. Thô cứng quả cà chua

- Triệu chứng: Bệnh do virus
Licopersicum vius 5 Smith. Bệnh
xuất hiện trên cây họ cà, khoai tây.
Cây bị bệnh có cành và lá non có
màu đỏ hoặc tím, lá nhỏ li ti, chổng
lên trời, lá dưới thấp màu vàng, mặt
dưới gân lá thô màu tím và giòn. Cánh đài dính vào nhau theo chiều dài, giống
như những quả chuông. Nhị đực của hoa khô, nhị cái ngắn và biến dạng. Các hoa
này không thành quả. Khi quả chín có màu vàng da cam, gốc quả có cấu tạo võng
hình lưới nhìn suốt qua lớp vỏ quả được. Quả khô cứng ăn không ngon.
- Cách phòng trừ:

+ Diệt trừ các loại côn trùng chích hút

+ Không trồng cà chua cùng các cây họ cà khác

+ Chăm bón tốt

2. Thối đỉnh quả cà chua

- Triệu chứng: Bệnh do vi khuẩn Bacterrium lycopersici Burg. Phổ biến ở các
vùng trồng cà chua, gây hại cả cho quả xanh và quả chín. Trên đỉnh quả xuất hiện
chấm bệnh màu xanh đậm mọng nước, ít lâu sau chấm bệnh trở thành màu nâu
lõm xuống, có các vòng đồng tâm. Mô bào quả dưới vết bệnh mềm nhũn và thối.
Quả rụng trước khi chín, phẩm chất hạt kém. Vi khuẩn gây bệnh hình gậy, hoạt
động. Vi khuẩn chết ở nhiệt độ 50oC. Khí hậu khô và nóng, bệnh phát triển trong
điều kiện thừa hoặc thiếu Ca trong đất và ở đất chua.



- Cách phòng trừ:

+ Dùng hạt khỏe

+ Xử lý hạt giống bằng TMTD

+ Không để cà chua bị ớt khi cất giữ.

3. Bệnh héo vi khuẩn

- Triệu chứng: Đây là loại bệnh quan trọng nhất đói với cà chua ở vùng nhiệt đới
ẩm. Vi khuẩn còn gây hại nhiều cây trồng khác nh chuối, khoai tây, bông vải,
thuốc lá, cà tím và tồn tại lâu dài trong đất, lan truyền theo nước tưới và xâm
nhập vào cây qua vết thương và di chuyển vào trong bó mạch. Bệnh thường xảy ra
vào lúc cây đang tăng trưởng, ra hoa và đậu quả, xuất hiện rải rác trên từng đám
ruộng, gây hại nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm đất cao. Trên cây
thường các lá non ở ngọn bị héo trước vào buổi trưa nắng. Triệu chứng héo cả cây
tiếp diễn nhanh sau 1-2 ngày khi điều kiện khí hậu thuận lợi và cây sẽ chết hoàn
toàn khi lá vẫn còn xanh. Nếu bệnh diễn biến chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều
trên tân, chẻ thân , mô mạch phần thân dưới và rễ hoá nâu. Cắt ngang thân, rễ cây
bệnh và nhúng vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn màu trắng đục trào ra từ mạch
dẫn.

- Cách phòng trừ:

+ Không có loại thuốc hoá học nào phòng trừ có hiệu quả cả.

+ Luân canh với cây không thuộc họ cà được khuyến cáo mặc dù biện pháp này
chỉ có giá trị hạn chế, luân canh với ruộng lúa nước là tốt nhất.


+ Biện pháp nông học được áp dụng có hiệu quả như thoát nước tốt, bón nhiều
phân hữu cơ, tủ đất cho cây và tránh làm rễ tổn thương khi chăm sóc.

+ Sử dụng giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn.

4. Rầy mềm

- Triệu chứng: Côn trùng gây hại quan trong trong mùa nắng. Thành trùng có kích
thước nhỏ, màu sắc thay đổi từ vàng, đến xanh hay đen, một số có cánh trong suốt.
Thành trùng và ấu trùng đều tập trung chích hút đọt non làm đọt quăn queo, chảy
nhựa và tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển. Rầy sinh sản mạnh và phát
triển mạt số nhanh, có nhiều ký chủ và là côn trùng truyền bệnh vius.

- Cách phòng trừ:

+ Dọn sạch cỏ quanh ruộng, trồng cây với khoảng cách thích hợp hay tỉa bớt cành
nhánh để cây đợc thoáng, rầy không có điều kiện ẩn nấp và dẽ xịp thuốc.

+ Kiểm tra ruộng thờng xuyên và phun thuốc ngay nếu phát thiện rầy. Thuốc
thông dụng như Danitol, Vibata, trebon, Oncol, Hopsan, Vidithoate.

5. Bệnh úa sớm

- Triệu chứng: Bệnh do nấm Alternaria solani gây ra. Nấm bệnh tạo thành những
đốm tròn, vòng đồng tâm với viền màu nâu đạm, tâm nâu hay đen. Nấm sản xuất
độc tố nên lá bị vàng, mau rụng. Nấm cũng gây vết bệnh nhỏ, màu nâu đạm và
lõm trên thân cây và khi vết bệnh lan rộng cũng có vòng đồng tâm, quả bị bệnh dễ
rụng Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm ướt và lan truyền qua hạt.


- Cách phòng trừ: Dùng hạt giống không có bệnh, áp dụng luân canh và trồng
giống kháng bệnh. Phun phòng với các thuốc Score, Ridomil, Brestan, rovrral.

6. Thối hạch

- Triệu chứng: Nấm gây hại trên 500 loại cây trồng khác nhau, nhất là trên cây họ
đậu, cà, và họ bầu bí. Nhận diện nấm bằng các sợi nấm trắng phát triển quanh gốc
thân và trên mắt đất quanh gốc cây khi trời nóng ẩm, sợi nấm biến mất khi trời
khô. Gốc thân hoá nâu và mục rã ở phần thân tiếp cận với đất và cây héo chết.
Nấm tấn công quả nằm trên mặt đất ẩm và làm quả thối mềm. Từ khối sợi nấm sẽ
hình thành các hạch nấm trắng, khi già có màu nâu đậm, kích thước bằng hạt cải.
Hạch nấm tồn tại rất sâu trong đất và nẩy mầm khi có điều kiện.

- Cách phòng trừ:

+ Cày sâu, phới ải và khử đất với thuốc phổ rộng trước khi trồng

+ Đánh tỉa lá cành cho cây thông thoáng, làm sạch cỏ và làm giàn đỡ quả để không
tiếp xúc với mặt đất ẩm.

+ Dùng giống kháng bệnh

+ Phun phòng với các thuốc nh Calidan, Bavistin, Derosal, Bendazol, Daconil.

7. Bệnh úa muộn

- Triệu chứng: Bệnh gây hại nghiêm trọng, có thể làm mất năng suất đến 100% cà
chua vùng cao nhiệt đới nơi có thời tiết lạnh và ẩm ướt. Bệnh tấn công ở các giai
đoạn sinh trưởng và các bộ phần trên mặt đất làm cây chết, cháy lá, thối quả. Vết
bệnh đầu tiên nhỏ, hình dạng không đều, màu xanh đen sau đó lan rộng và hoá

nâu, nhũn nước khi thời tiết ẩm và khô dòn, lá rách khi trời khô ráo. Trên thân vết
bệnh nhũn nước, màu nâu, dễ gãy ngang làm cây héo. Nấm tấn công vào quả làm
thối quả.

- Cách phòng trừ:

+ Sử dụng giống kháng bệnh

+ Luân canh và vệ sinh đồng ruộng

+ Phun phòng với thuốc Manzate, Manozeb, Poyram, Ridomil. Trong vùng bệnh
phát triển nhiều phải phun thuốc 2-3 ngày/lần.

8. Bệnh héo Fusarium

- Triệu chứng: Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn sinh trưởng nhưng thường thấy
lúc cây ra hoa, lá trở nên vàng. Triệu chứng để phân biệt với các bệnh héo khác là
héo từng phần, héo một bên lá, nhánh cây trước khi héo toàn thân và cây chết. Bó
mạch trong thân, cuống lá đều trở nên nâu, rễ cây cũng hoá nâu. Bệnh phát triển
mạnh trong điều kiện khí hậu ấm áp, trên đất chua và đất thiếu đạm và lân. Nấm
tồn tại lâu trông đất.

- Cách phòng trừ:

+ Dùng giống kháng bệnh và áp dụng luân canh

+ Phun thuốc với gốc đồng hay Polyram

9. Sâu xanh da láng


- Triệu chứng: Sâu non màu xanh tối với nhiều sọc sáng trên lưng và hai sọc rộng
và sậm màu ở hai bên hông. Sâu lớn mặt lưng có màu xanh và trơn láng, mặt bụng
có màu nhạt hơn, thường là màu vàng. Sâu non mới nở ăn phá lá, sâu trưởng thành
ăn khoét từng lỗ trên trái xanh.

- Cách phòng trừ:

+ Thường xuyên quan sát, phát hiện và diệt sớm ổ trứng chưa nở hay sâu tuổi
nhỏ.

+ Đánh tỉa lá gốc, lá che quả để cho cây thông thoáng để phun thuốc

+ Các thuốc thường dùng: Minic, Atabron, Baythroid, Selecron, Bt Xentari,
Lannate.

10. Sâu vẽ bùa

- Triệu chứng: Thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, cánh màng dài, đẻ trứng trên lá,
trứng nở ra dòi đục lòn giữa hai biểu bì lá thành những đường ngầm dài ngoằn
nghèo làm khô lá và giảm diện tích quang hợp của lá. Sâu thường gây thành dịch
và hại vào đầu mùa khô và kháng thuốc.

- Cách phòng trừ: phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polytrin, Sumicidin, Trigard.

11. Bệnh nứt quả

- Triệu chứng: Nứt quả do các điều kiện canh tác, khí hậu như bón nhiều phân,
tưới nước hay thay đổi đột ngột về nhiệt độ làm trái phát triển không đều hay quá
nhanh gây nứt quả. Hiện tượng này thường gặp khi trồng giống cà chua vỏ mỏng,
quả mềm và trong mùa mưa. Các giống cà chua thương mại hiện nay đều có vỏ

dày, quả cứng nên dễ bị nứt.

- Cách phòng trừ:

+ Trồng giống vỏ dày, quả cứng.

+ Cung cấp nước và phân bón điều hoà trong quá trình phát triển của quả.

×