Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Chương 13 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 18 trang )

Chương
Nhóm bể
trầm tích
Trường Sa

tài nguyên
dầu khí
13
421
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
Quần đảo Trường Sa (QĐTS) nằm phía
Đông Nam của biển Đông Việt Nam. Vùng
nghiên cứu được khống chế bởi vó tuyến 6
0
30
– 12
0
00 Bắc và trong khoảng kinh tuyến từ
111
0
30 tới 117
0
20 Đông (hình 13.1). Diện
tích khu vực nghiên cứu khoảng 190.000
km
2
gồm các đảo nổi, đảo ngầm, các bải
đá ngầm nằm trải dài theo hình elip có trục
chính theo hướng đông bắc – tây nam được
bao quanh bởi vùng nước có chiều sâu khác
nhau. Đảo gần nhất cách bờ biển Việt Nam


khoảng 425 km [8].
Về đòa hình đáy biển, khu vực QĐTS
có đặc trưng là một miền núi ngầm, độ sâu
nước biển thay đổi từ vài trăm mét tới hàng
2000-3000m, 3000m-4000m và tới trên
4000m. Sự phân chia đới này là các thông
tin quan trọng để lựa chọn công nghệ khi
tiến hành công tác thăm dò dầu khí.
Theo số liệu quan trắc khí tượng và
thuỷ văn trên QĐTS và một số trạm quan
trắc khác trên biển Đông cho thấy QĐTS
nằm trong vùng khí hậu gió mùa xích đạo,
ít biến đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình
trong năm khoảng 28
0
C, cao nhất là vào
tháng 5 và tháng 10. Độ ẩm không khí
tương đối cao quanh năm (82%). Ở QĐTS
có hai mùa gió rõ rệt là gió Tây Nam vào
mùa hè và gió Đông Bắc vào mùa Đông.
QĐTS thường có nhiều dông bão lớn.
Do có vò trí hết sức quan trọng trên
đường hàng hải giữa Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương nên khu vực QĐTS là đối
tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước về khảo sát đòa hình
đáy biển, khí tượng thuỷ văn, cũng như về
tài nguyên hải sản, đòa chất và tài nguyên
khoáng sản trên mặt nhưng còn ít nghiên
cứu về tìm kiếm, thăm dò dầu khí.

Hình 13.1. Bản đồ vùng nghiên cứu
1. Giới thiệu
422
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
2. Lòch sử tìm kiếm thăm dò
Do vò trí đòa lý quan trọng trong khu
vực biển Đông, và do tầm quan trọng về
các nguồn lợi tài nguyên, khoáng sản nên
ngay từ thời hậu Lê (1471-1490?) đã đo vẽ
bản đồ tại khu vực QĐTS và khu vực quần
đảo Hoàng Sa (QĐHS). Đời chúa Nguyễn
và sau này là Nhà Nguyễn (1802-1945)
đã tổng kết các tư liệu về vùng QĐTS và
QĐHS với tên gọi là Đại Trung Sa [8]. Trên
bản đồ Việt Nam xuất bản vào năm 1938
toàn bộ QĐTS có tên gọi Vạn Lý Trường
Sa, tách khỏi khu vực QĐHS ở phía Bắc.
Vào năm 1927 người Pháp đã tiến hành
khảo sát nghiên cứu về các rạn san hô, tài
nguyên photphat và tiếp sau đó là các cuộc
khảo sát của tàu De Lanessan, Alunde,
Astrolate v. v. . Năm 1931 Pháp khởi công
xây dựng đèn biển tại đảo Song Tử Tây,
năm 1938 Pháp xây dựng đài khí tượng và
trạm vô tuyến tại đảo Ba Bình [8]
Từ năm 1954 tới đầu tháng 4 năm 1975
chính quyền Sài Gòn thực hiện quyền quản
lý đối với khu vực quần đảo Trường Sa.
Các khảo sát về thổ nhưỡng, đất đai đầu
tiên được chính quyền Sài Gòn tiến hành

vào năm 1973 tại đảo Nam Yết.
Sau ngày tái thống nhất đất nước (30
tháng 4 năm 1975), khảo sát nghiên cứu
đòa chất đầu tiên được tiến hành vào năm
1976. Các nhà đòa chất Nguyễn Đình Uy,
Đỗ Tuyết, Hoàng Hữu Quý và nnk đã tiến
hành khảo sát các đảo nổi khu vực QĐTS.
Tháng 5 năm 1984, Nguyễn Biểu và nnk
đã tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng
khoáng sản trên một vài đảo nổi khu vực
QĐTS. Năm 1989 Viện Hải dương học Nha
Trang tiến hành nhiều đợt khảo sát, nghiên
cứu các rạn san hô và nguồn lợi thuỷ sản
tại một số đảo. Từ sau năm 1989 liên tiếp
có các đoàn của Viện Khoa học Việt Nam,
Viện Khảo sát và Thiết kế Giao thông ra
khảo sát khu vực này [2, 7].
Các khảo sát liên quan tới nguồn tài
nguyên dầu khí bắt đầu từ năm 1967-1968
do hai tàu RUTH ANN và SANTA MARIA
của ALPINE Geophysical Corporation of
Nortwood thực hiện cho Naval Oceano
Graphic Office với khối lượng 20.000 km
tuyến đòa chấn có đo từ, có tuyến cắt qua
khu vực QĐTS (Hình 13.2)[8]. Từ tháng 3
năm 1968 tới 26 tháng 8 năm 1968 tàu R/V.
F.V. HUNT của Marine Acoustical Service
of Maiami đã khảo sát 8.900 km tuyến đòa
chấn có đo từ ở Biển Đông. Ngoài ra còn
khảo sát từ hàng không (đề án MAGNET).

Các kết quả khảo sát, minh giải các tuyến
khu vực đóng vai trò hết sức quan trọng góp
phần nhìn nhận các đặc điểm về cấu trúc,
chiều dày lớp phủ trầm tích Đệ Tam cũng
như đòa hình móng cổ trước Đệ Tam (Hình
13.5, 13.6) khu vực QĐTS.
Trong nhiều năm qua Bùi Công Quế và
các cộng sự đã có nhiều công trình nghiên
cứu, tổng hợp các kết quả đo từ, trọng lực,
các công trình trên chủ yếu liên quan tới
cấu trúc sâu lớp vỏ trái đất.
Từ năm 1976-1984 các công ty như
Hình 13.2. Sơ đồ các tuyến đòa chấn
423
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
AMOCO (Mỹ), SALEN (Thụy Điển) đã
khoan 07 giếng tại khu vực bãi Cỏ Rong
(Reed Bank).
Năm 1993, trong đề án hợp tác giữa
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại
học Paris VI, tàu Atlante
(Pháp) đã thực
hiện chuyến khảo sát “Ponaga” với việc đo
trọng lực, từ và thu nổ đòa chấn nông kết
hợp lấy mẫu tầng mặt ở vùng biển miền
Trung và Đông Nam.
Năm 1993 Petrovietnam cũng đã tiến
hành khảo sát đòa chấn 2D khu vực Tư
Chính - Vũng Mây, Vũng Mây- Đá Lát.
Gần đây nhiều tài liệu từ hàng không, trọng

lực vệ tinh đã cho thấy bức tranh toàn cảnh
khu vực QĐTS và Biển Đông tuy rằng ở tỷ
lệ nhỏ [13].
Năm 1993, Viện Dầu khí đã hoàn thành
công trình nghiên cứu “Đặc điểm đòa chất
và tiềm năng dầu khí vùng QĐTS” (Nguyễn
Hiệp, Nguyễn Giao, Trần Ngọc Toản, Hà
Quốc Quân và nnk).
3. Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo
3.1. Các trường đòa vật lý trong khu vực
Quần đảo Trường Sa (QĐTS)
Theo [8 và 11] trên khu vực QĐTS dò
thường trọng lực Bouguer biến đổi từ 100
mgal đến 170 mgal. Ranh giới phía Tây
Bắc nơi giáp giới giữa vùng QĐTS với
trũng nước sâu Biển Đông đặc trưng bởi
dải gradient trọng lực cao trùng với hệ đứt
gãy hướng đông bắc. Phía Đông Nam quần
đảo Trường Sa là một dải dò thường dương
có biên độ lớn hơn 50 mgal kéo dài theo
hướng đông bắc trùng với máng nước sâu
Palawan. Trong vùng phát hiện một loạt
các dò thường có hướng đông - đông bắc,
kinh tuyến và tây bắc - đông nam. Nhưng
rõ nhất là hướng đông bắc – tây nam và
kinh tuyến (Hình 13.3).
Dò thường khu vực có biên độ lớn phản
ánh sự dâng cao của mặt Moho thể hiện
vỏ đại dương ở trũng nước sâu Biển Đông.
Còn ở khu vực QĐTS, dò thường trọng lực

khu vực phản ánh lớp vỏ lục đòa chuyển
tiếp. Dò thường trọng lực đòa phương dương
và âm nhìn chung phản ánh sự nhô cao của
móng các bể trầm tích hoặc đá magma và
sụt lún của móng bể trầm tích.
Trường dò thường từ trong khu vực khá
phân dò và phức tạp, có biên độ từ 100 nT
đến 200 nT, hình dạng không đều, hướng
chủ yếu là đông - đông bắc và tây bắc -
Hình 13.3. Sơ đồ dò thường trọng lực Bouguer đòa
phương vùng QĐTS (Z=30km) theo [8]
Hình 13.4. Bản đồ dò thường từ ΔTa
vùng QĐTS theo [8]
424
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
đông nam. Ở khu vực trũng nước sâu Biển
Đông, dò thường từ có biên độ khá lớn, đến
300 – 400 nT (Hình 13.4).
Dò thường từ nhìn chung phản ánh đặc
tính của các khối đá magma xâm nhập và
phun trào.
Theo [8] tại khu vực QĐTS có 4 phức
tập đòa chấn (seismic megasequences)
(Hình 13.5, 13.6, 13.7, 13.9, 13.10).
Phức tập đòa chấn TS-1 đặc trưng bởi
sóng phản xạ biên độ trung bình, tần số cao,
độ liên tục tốt, phân lớp song song, vận tốc
lớp khoảng 1.600 – 2.900 m/s. Chúng phát
triển rộng theo kiểu onlap, đặc trưng cho
trầm tích sét biển và đá bùn (mudstone)

biển sâu có tuổi Pliocen - Đệ Tứ.
Phức tập đòa chấn TS-2, sóng phản xạ
có biên độ lớn, tần số trung bình, độ liên
tục khá tốt, xen các khoảng phản xạ biên
độ thẳng, tần số cao, độ liên tục kém, vận
tốc lớp khoảng 3.100 – 4.000 m/s, đặc trưng
cho các trầm tích carbonat biển nông xen
kẽ đá bùn biển sâu có tuổi Miocen giữa
– muộn.
Phức tập đòa chấn TS-3, sóng phản xạ
có biên độ thay đổi từ yếu đến trung bình
đôi khi mạnh, tần số thấp, trung bình, độ
liên tục kém, vận tốc lớp khoảng 3.900 –
4.500 m/s đặc trưng cho trầm tích đồng tách
giãn có tuổi Paleogen – Miocen sớm.
Hình 13.5. Kết quả giải thích mặt cắt đòa chấn theo các tuyến ngang, theo [8]
425
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
Phức tập đòa chấn TS-4 đặc trưng bởi
phản xạ hỗn loạn, ngoằn ngoèo (wormy),
tần số thấp, biên độ khá lớn, phản ánh các
trầm tích trước tách giãn, có tuổi Paleocen
và móng trước Đệ Tam.
Các sóng phản xạ mạnh với vận tốc
lớp lớn (3.500 – 6.200 m/s) liên quan đến
các ám tiêu san hô (atoll). Các sóng phản
xạ rất mạnh trùng với các dò thường từ và
trọng lực có thể liên quan đến các khối đá
magma.
Giữa các phức tập đòa chấn TS-2, TS-3,

và TS-4 đều quan sát thấy các bất chỉnh
hợp.
3.2. Các đơn vò cấu trúc chính
Trong [8] các tác giả đã xác lập được
trong khu vực QĐTS một số bể trầm tích
Meso-Kainozoi. Trong [11] các tác giả
xem toàn bộ khu vực nghiên cứu là đòa khối
QĐTS, được phân thành các khối kiến trúc
Trường Sa (Spratly – Dangerous Grounds),
Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), Calamina (Bắc
Palawan – Mindovo) và Luconia. Trong
các khối này lại dược phân thành các trũng
và đới nâng v v
Trên cơ sở các tài liệu hiện có, khu vực
QĐTS và vùng phụ cận có thể phân thành
Hình 13.7. Trích đoạn mặt cắt đòa chấn
điểm sâu chung, theo [8]
Hình 13.8. Núi ngầm trũng Tây Nam
Trường Sa, theo [8]
Hình 13.6. Kết quả giải thích mặt cắt đòa chấn theo các tuyến dọc, theo [8]
426
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
3 đới: Tây Nam trũng nước sâu Biển Đông,
Trường Sa và trũng Borneo-Palawan (Hình
13.11).
• Đới Tây Nam trũng nước sâu Biển
Đông giới hạn phía Tây Bắc là đứt gãy
Nam Côn Sơn, phía Đông Nam là đứt
gãy Tây Trường Sa. Đây là vùng sụt lún
sâu của đáy biển theo phương tây nam

- đông bắc, có vỏ đại dương. Ở cánh
Đông Nam của đới này (tức là cánh Tây
Bắc của hệ đứt gãy Tây Trường Sa) sụt
lún theo kiểu dạng bậc, ở các chỗ thấp
có các núi ngầm là các đá magma nhô
cao, trầm tích Đệ Tam không dày, giảm
dần về phía trũng sâu.
• Đới Trường Sa: Ranh giới phía Bắc là
hệ đứt gãy Tây Trường Sa, giới hạn
phía Nam là trũng Borneo –Palawan.
Đới này có thể phân thành hai phụ đới:
phụ đới Tây Trường Sa và phụ đới Đông
Trường Sa mà ranh giới là đứt gãy F2
(gần trùng với kinh tuyến 114
0
Đ). Sự
khác nhau ở chỗ hướng cấu trúc từ tây
nam - đông bắc ở phụ đới Tây Trường
Sa chuyển thành á kinh tuyến, kinh
tuyến (ở phụ đới Đông Trường Sa).
Trong phụ đới Tây Trường Sa, ở phần
Bắc ảnh hưởng bởi kiến tạo căng giãn, tạo
Hình 13.9. Mặt cắt đòa chấn TC-93-42
Hình 13.10. Mặt cắt đòa chấn TC-93-48
427
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
thành một loạt các bán đòa hào với các trầm
tích đồng tách giãn khá dày, ngăn cách bởi
các đứt gãy đối lập thuận (antithetic normal
faults). Một số đứt gãy tái hoạt động cắt

qua cả trầm tích Neogen - Đệ Tứ. Ở đây
các trũng Đá Lát, Đá Chữ Thập, Trường
Sa, chiều dày trầm tích Đệ Tam có thể tới
4-5 km.
Ở phần Nam của phụ đới Tây Trường
Sa có đòa hình đáy biển ở độ sâu 1.500 -
2.000m tương đối phẳng. Trầm tích sau tách
giãn nhìn chung là bằng phẳng, chỉ ở đôi
nơi, gắn với các khối nhô cao đá magma là
có biến dạng. Do chòu ảnh hưởng của kiến
tạo nén ép nên trong vùng có các nếp lồi cổ.
Ở nóc các uốn nếp lồi này thấy rõ sự bào
mòn ở dưới phức tập đòa chấn TS-3, chứng
tỏ quá trình bình nguyên hoá (planation),
làm gián đoạn quá trình trầm đọng thời
kỳ Paleogen, và khu vực này trở thành
nguồn cung cấp vật liệu cho trũng Borneo
– Palawan. Ở đây có trũng An Bang và xa
hơn về phía Tây là trũng Vũng Mây. Trầm
tích Đệ Tam ở trũng An Bang có thể tới 3-
4km. Giữa phần Bắc và Nam của phụ đới
Tây Trường Sa là một gờ nâng liên quan
đến khối nhô các đá magma.
Phụ đới Đông Trường Sa chòu ảnh hưởng
rõ nét của các đứt gãy hướng kinh tuyến,
mặc dù cũng có một số đứt gãy hướng tây
bắc - đông nam. Tại đây có trũng Nam
Yết (trũng Sơn Ca theo [11]) nằm trải theo
phương á kinh tuyến từ các đảo Song Tử
Đông, Song Tử Tây ở phía Bắc qua các đảo

Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn ở phía Nam.
Bề dày trầm tích Đệ Tam có thể tới 4km.
Ở phía Nam trũng Nam Yết là trũng Tiên
Nữ (Bãi Kiều Ngựa theo [8]), có phương á
Hình 13.11. Sơ đồ cấu trúc kiến tạo vùng QĐTS
428
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
kinh tuyến. Ranh giới giữa chúng là một gờ
nâng. Nằm về phía Đông của gờ nâng này
là có trũng Bình Nguyên - Suối Ngọc có
phương á kinh tuyến. Chiều dày trầm tích
Đệ Tam khoảng 2 km.
Về phía Đông Bắc có trũng Bãi Cỏ Rong
mà ở đây các giếng khoan đã gặp đá biến
chất tuổi Creta ở độ sâu 4 km. Trầm tích
Đệ Tam có bề dày từ 1km đến 4km, gồm 3
phần, phần dưới là tập cát kết, sét kết, cuội
sạn kết và đá vôi có tuổi Paleocen muộn
– Eocen; phần giữa là các thành tạo sét,
bột kết tuổi Miocen sớm nằm phủ bất chỉnh
hợp trên phần dưới, phần trên là tập hợp
đá carbonat dầy kiểu biển khơi được thành
tạo liên tục từ Miocen Muộn đến hiện đại.
Trong các trũng Đệ Tam đã phát hiện các
nguồn dầu khí [11].
- Trũng Borneo - Palawan. Đây là trũng
hẹp, đáy biển có độ sâu trên 3.000m tương
đối bình ổn, kéo dài theo hướng đông bắc
- tây nam đến 500 km. Ở Trung tâm trũng,
trầm tích Neogen - Đệ Tứ nằm gần song

song và liên tục , nhưng bên dưới chúng các
tầng phản xạ liên quan đến các trầm tích
Miocen sớm - Paleogen lại cắm dốc, độ
liên tục kém đến hỗn loạn và thường bò cắt
ở phía Đông Nam tiếp giáp với vùng chờm
nghòch (overthrust) Borneo – Palawan.
3.3. Đặc điểm hệ thống đứt gãy
Theo [8] trên cơ sở các tài liệu đòa vật lý
hiện có, tại khu vực QĐTS có hai hệ thống
đứt gãy sau:
• Hệ thống đứt gãy có phương đông bắc
- tây nam (đứt gãy Tây Trường Sa và
đứt gãy Nam Côn Sơn). Đứt gãy Tây
Trường Sa đồng thời là ranh giới phía
Bắc QĐTS. Đứt gãy Tây Trường Sa
phát triển từ Đông Bắc bãi Cỏ Rong tới
phía Tây đảo Trường Sa và đi sâu vào
thềm lục đòa Việt Nam. Đứt gãy Nam
Côn Sơn nằm ở phía Nam dải nâng Côn
Sơn có chiều dài hơn 1.000 km (Hình
13.11). Các đứt gãy này thể hiện rõ trên
các bản đồ từ, trọng lực bằng các dải dò
thường tuyến tính (lineament).
• Hệ thống đứt gãy có phương gần như
Bắc - Nam. Đây là các đứt gãy trượt
ngang (F1, F2, F3, F4) bò phân cắt thành
các đoạn khác nhau.
Theo [11] ngoài hai hệ thống đứt gãy
trên còn có các đứt gãy hướng TB - ĐN
song hình ảnh không được rõ nét.

3.4. Lòch sử phát triển đòa chất khu vực
QĐTS
Có thể nói sự hình thành và phát triển
các bể trầm tích Đệ Tam thềm lục đòa Việt
Nam nói riêng và các vùng xung quanh khu
vực Biển Đông nói chung là do sự tác động
của các mảng lớn: mảng Âu -Á ở phía Bắc
dòch chuyển về phía Đông; mảng Ấn-Úc
ở phía Tây, Tây Nam dòch chuyển về phía
Bắc-Tây Bắc; mảng Thái Bình Dương ở
phía Đông.
Nhóm bể Trường Sa nằm ở cánh Đông
của giãn đáy Biển Đông, trong đới rìa thụ
động của đới phân ly. Chúng đều có giai
đoạn tạo rift cùng với giãn đáy Biển Đông
và có cấu trúc dạng bán đòa hào, sau đó bò
quá trình giãn đáy Biển Đông đẩy trượt về
phía Đông Nam và được phủ bởi trầm tích
biển. Lòch sử phát triển nhóm bể Trường Sa
được khái quát trong ba giai đoạn chính:
a. Giai đoạn trước tạo rift
Xẩy ra cách đây 50-60 triệu năm. Còn
có thể gọi là giai đoạn phá vỡ các khối
429
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
móng cổ đã cố kết, có tuổi trước Đệ Tam.
Vào cuối Creta các khối móng cổ trước Đệ
Tam gồm khu vực QĐTS nằm gần thềm
Phan Rang, bình nguyên Phú Yên vốn đã
cố kết với nhau hình thành một thềm cổ

rộng lớn và nối liền với thềm cổ Sunda ở
phía Nam biển Đông Việt Nam bò giập vỡ
tạo nên các đới móng có đòa hình gồ ghề, bò
phân cắt bới các đới nâng sụt, đòa phương.
b. Giai đoạn đồng tạo rift
Vào Paleocen- đầu Eocen, do va chạm
giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu-Á, sự hút
chìm mảng Ấn Độ dưới rìa Nam lục đòa
Âu-Á dẫn đến quá trình tách giãn các khối
móng tạo thành các bể trầm tích Đệ Tam
trong khu vực biển Đông, trong đó có khu
vực QĐTS. Vào cuối Eocen đầu Oligocen
các bể trầm tích như nói ở trên tiếp tục
được mở rộng.
Trục tách giãn khu vực có phương đông
bắc - tây nam hầu như trùng hợp với trục
phát triển của các bể trầm tích. Quá trình
tách giãn, hình thành các bể trầm tích gắn
liền với sự hình thành và phát triển của các
đứt gãy sâu trong đó có các đứt gãy Tây
Trường Sa, Nam Côn Sơn cùng với các hoạt
động magma xâm nhập và phun trào rộng
khắp. Vào giữa Eocen xảy ra sự giãn đáy
Biển Đông. Pha giãn đáy ghi nhận rõ nhất
vào Oligocen theo hướng bắc nam, xô đẩy
nhóm bể Trường Sa về phía Đông Nam,
trượt theo đứt gãy 109
O
KĐ và dẫn tới sự
hình thành hệ thống đứt gãy gần như có

phương bắc – nam (F1, F2, F3, F4) tại khu
vực QĐTS. Khác với bể Cửu Long, Sông
Hồng và Nam Côn Sơn, tại các bể trầm
tích khu vực QĐTS hầu như không nhận
được lượng vật liệu trầm tích (phù sa) từ
các sông cổ bắt nguồn từ lục đòa như sông
Hồng, sông Cửu Long, mà chỉ từ các sông
suối nhỏ tồn tại ngắn ngủi trong các vùng
nâng đòa phương, loại vật liệu từ các khối
nhô ngầm kề cận dẫn đến sự thành tạo trầm
tích trong điều kiện đền bù thiếu.
Một đặc trưng nữa của khu vực QĐTS
là chế độ biển nông thậm chí biển sâu được
xác lập rất sớm dẫn tới việc hình thành các
trầm tích vụn thô chủ yếu trong điều kiện
năng lượng thấp. Giai đoạn đồng tạo rift
tại khu vực QĐTS kéo dài tới cuối Miocen
sớm.
c. Giai đoạn sau tạo rift
Trong phạm vi TLĐVN đây là thời kỳ
phát triển và liên thông giữa các bể trầm
tích Đệ Tam, các hoạt động kiến tạo đã
suy yếu dần, chòu chế độ lún chìm từ từ,
nhưng liên tục, bằng chứng là sự thành tạo
các ám tiêu san hô có tuổi từ Miocen giữa
tới Pliocen- Đệ Tứ, các ám tiêu này đặc
biệt phát triển trên các khối nâng cổ, qua
nhiều thời kỳ. Còn tại các trũng sâu (Bắc
đảo Trường Sa, Nam QĐTS) hình thành các
tướng biển nông tới biển sâu với các trầm

tích vụn thô giàu hóa đá sinh vật.
4. Đòa tầng - trầm tích
Trên cơ sở tài liệu giếng khoan PV-94-
2X ở bể Tư Chính - Vũng Mây và giếng
khoan Sampaguita-1 Bắc Palawan, các tài
liệu đòa chất, đòa vật lý hiện có, chúng tôi
xây dựng cột đòa tầng tổng hợp khu vực
QĐTS (Hình 13.12). Dưới đây là mô tả các
phân vò đòa tầng được dự kiến có mặt trong
vùng.
4.1. Móng trước Đệ Tam
QĐTS là khu vực có đặc điểm đòa chất
hết sức đặc biệt. Từ các mặt cắt đòa chấn
430
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
(Hình 13.7, 13.8, 13.9) cho thấy móng cổ
trước Đệ Tam là các khối nhô, sụt, gồ ghề,
có đòa hình phức tạp, hiện nằm ở các chiều
sâu rất khác nhau. Tại các trũng sâu, phủ
bất chỉnh hợp trên móng là các trầm tích
Paleogen, nhiều nơi là các ám tiêu san hô
có tuổi thay đổi từ Oligocen tới Pliocen, đôi
khi lại lộ ra trên đáy biển. Thành phần đá
móng bao gồm:
• Đá biến vò, biến chất: gặp tại các khoan
Sampaguita-1, chiều sâu 4.000m [8]
phía Đông Bắc QĐTS gồm cát kết,
bột kết, sét xen kẽ nhau, bò biến chất,
tuổi Creta. Quá về phía Nam bể Nam
Côn Sơn tại khoan Cipta-1X cũng đã

gặp đá biến chất với thành phần là đá
vụn thô cát kết, bột kết và sét. Tại khu
vực QĐHS (đảo Phú Lâm) móng trước
Đệ Tam là đá biến chất granit gneis,
migmatit (tại chiều sâu 1.251mét )[8]
có tuổi tiền Cambri.
• Đá magma: gồm cả hai thể là xâm nhập
và phun trào. Trong một số mặt cắt đòa
chấn các thân magma nổi cao, tạo thành
các núi ngầm, hoặc lộ ra trong nước
biển hiện tại. Trong khu vực QĐTS hiện
chưa có khoan gặp đá magma, nhưng tại
giếng khoan PV-94-2X ở bể Tư Chính-
Vũng Mây, từ chiều sâu 2.820-3.330
mét (đáy khoan) đã gặp đá phun trào núi
lửa axit, chủ yếu là ryolit xen một lượng
nhỏ tuf- ryolit và một vài lớp andesit.
Quá về phía Bắc tại khoan 122-CM-1X
lô 121 đã gặp đá móng là đá phun trào.
Magma xâm nhập đã gặp ở tại khoan
115-A-1X ở chiều sâu 3.498-3.538 m.
Tuổi của các thành tạo magma chủ yếu
cổ hơn Creta sớm nhưng không loại trừ
các thể phun trào có tuổi trẻ hơn.
• Đá carbonat: đá carbonat với các mạch
calcit đã gặp tại Bắc Palawan được
thành tạo trong môi trường biển nông
(Hình 13.8). Quá về phía Bắc tại lô 112
(112-BT-RD-1X) đã gặp đá móng là đá
vôi cứng chắc màu xám đen tuổi Devon.

Với các kết quả nêu trên và liên kết
với các tài liệu khu vực, các thành tạo
móng tại khu vực QĐTS sẽ khác nhau
về thành phần và tuổi.
4.2. Lớp phủ trầm tích Đệ Tam
Hiện tại chưa có đònh danh đòa tầng
nào cho lớp phủ trầm tích Đệ Tam khu vực
QĐTS. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả
hiện có, có thể dự báo các phân vò đòa tầng
tại khu vực QĐTS và các đặc trưng trầm
tích như sau:
a. Trầm tích tuổi Paleocen (E
1
)
Hiện trầm tích Paleocen đã gặp tại giếng
khoan Sampaguita-1 Bắc Palawan (phía
Đông Bắc QĐTS), gồm đá carbonat, các
thành tạo vụn thô như cuội kết, cát kết hạt
mòn tới trung xen kẽ sét bột kết và một vài
vỉa than, được thành tạo trong môi trường
lục đòa, lấp đầy các trũng đòa phương, tuổi
được xác đònh trên cơ sở các dạng bào tử
phấn hoa Retritiporite (P1, P2, P5. P6). Có
thể dự đoán các trầm tích Paleocen sẽ có
mặt rộng rãi tại các trũng sâu, nơi lớp phủ
Đệ Tam dày trên 6 km.
b. Trầm tích tuổi Eocen (E
2
)
Đã gặp tại giếng khoan Sampaguita-1

gồm các trầm tích vụn thô sét bột kết xen
cát kết.
Toàn bộ các trầm tích Paleocen được
thành tạo trong các hố trũng giữa núi trong
điều kiện lục đòa ngắn ngủi, sau đấy nhanh
chóng chuyển sang môi trường chuyển tiếp
431
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
tới biển nông ngoài vào cuối Eocen.
Tại một vài đới nâng của móng cổ trước
Đệ Tam có thể có mặt các ám tiêu san hô
phủ ngay trên đá móng. Đặc trưng này hoàn
toàn khác với bể Cửu Long, nhưng có nhiều
sự tương đồng với khu vực miền Trung Việt
Nam. Hóa thạch đònh tuổi dựa vào sự có
mặt của các bào tử phấn hoa Retritiporite
(P6, P9, P10, P12, P15, P17).
c. Trầm tích tuổi Oligocen (E
3
)
Gặp tại các giếng khoan khu vực bãi
Cỏ Rong, PV-94-2X bể Tư Chính – Vũng
Mây bao gồm cả trầm tích vụn thô cát,
bột, sét kết màu xám. xám xanh xen kẽ và
đá carbonat dạng ám tiêu. Các trầm tích
Oligocen được thành tạo trong môi trường
biển ven bờ tới biển nông. Ngoài ra còn
có thể có mặt carbonat dạng thềm tại các
trũng sâu. Hoá đá đặc trưng cho trầm tích
Oligocen là Fl. Trilobata.

d. Trầm tích tuổi Miocen (N
1
)
Ở cả hai khu vực Bãi Cỏ Rong, Bắc
Palawan và Tư Chính–Vũng Mây đã gặp
đầy đủ các trầm tích tuổi Miocen. Tại Bắc
Palawan các trầm tích Miocen gồm sét kết,
bột kết, xen một số vỉa cát và đá vôi. Khu
vực Tư Chính trầm tích Miocen dưới gồm
cát kết hạt nhỏ chứa glauconit, chuyển dần
lên Miocen giữa là đá vôi ám tiêu và đá
vôi dạng nền, màu trắng, trắng xám, thành
phần đá vôi gồm các mảnh sinh vật, calcit.
Mảnh sinh vật đa dạng về chủng loài như
textularia sp. Ammonia sp. Lepidocyclina
sp, san hô, tảo và tay cuộn [4]. Tuổi Miocen
được xác đònh bằng sự có mặt của bào tử
phấn hoa Fl. Levipoli. Các ám tiêu san
Hình 13.12. Cột đòa tâng tổng hợp khu vực QĐTS
432
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
hô rất phát triển trong Miocen và Pliocen
trong khu vực QĐTS, Nam và Đông Nam
bể Nam Côn Sơn. Điều này phản ánh trong
suốt lòch sử phát triển đòa chất QĐTS luôn
là vùng nổi cao, các bãi đá ngầm có hình
hài tương tự như hiện nay.
e. Hệ tầng Biển Đông
Tuổi Pliocen - Đệ Tứ (N
2

- Q bđ), bao
gồm các thành tạo vụn thô cát, bột, sét
xen kẽ. Các loại đá trầm tích kể trên đã
gặp ở tất cả các giếng khoan thuộc thềm
lục đòa Việt Nam. Ngoài đá vụn thô còn
có carbonat dạng ám tiêu và dạng thềm.
Trầm tích Pliocen-Đệ Tứ được thành tạo
trong môi trường biển nông, biển sâu tới
biển thẳm. Trong các trầm tích vụn thô
đáng quan tâm nhất là các tập cát bở rời
tới gắn kết yếu có thể là các tầng chứa với
sản phẩm chủ yếu là khí như đã gặp ở trung
tâm bể Sông Hồng, hoặc ở Brunei ngay rìa
phía Nam khu vực QĐTS.
4.3. Vài nét về đặc điểm cổ đòa lý-tướng
đá
Những đặc trưng cổ đòa lý-tướng đá cho
hai thời kỳ Eocen, Oligocen và Miocen sớm
khu vực QĐTS được mô tả dưới đây trên cơ
sở so sánh với các đặc trưng cổ đòa lý tướng
đá toàn bộ các bể trầm tích Đệ Tam thềm
lục đòa Việt Nam và khu vực Biển Đông.
a. Móng trước Đệ Tam và vùng cung
cấp vật liệu trầm tích
Móng của nhóm bể trầm tích QĐTS nằm
trong vùng chuyển tiếp. Vào cuối Creta,
móng trước Đệ Tam tại khu vực QĐTS là
các bãi ngầm, bãi cạn, đới nhô nhỏ. Tại các
trũng sâu về phía Tây Bắc, Nam và Tây
Nam quần đảo Trường Sa móng có đòa hình

gồ ghề bao gồm các khối nâng, hố sụt, bò
phân cắt phức tạp.
Trong bình đồ khu vực Đông Nam Á,
vùng nghiên cứu nằm rất xa miền lục đòa
cổ bao gồm khối lục đòa Đông Dương, dải
nâng cổ Côn Sơn, Khorat - Natuna. Do vậy
nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu mang tính
tại chỗ, chính ngay từ các khối nâng móng
kề cận. Mạng sông suối cổ lớn hầu như
không tồn tại.
b. Thời kỳ Paleogen (Eocen, Oligocen)
- Miocen sớm
Các trũng thuộc khu vực nghiên cứu
(sau này là các bể trầm tích) được hình
thành từ Paleocen đầu Eocen sau khi hình
thành bể trầm tích rộng lớn Sông Hồng và
Phú Khánh ở phía Bắc. Môi trường lục đòa
thuần tuý xẩy ra ngắn ngủi với sự thành tạo
các trầm tích vụn thô cuội kết, cát, bột kết
thuộc các tướng sườn tích, lũ tích và tướng
sông, sau đấy được nhanh chóng thay thế
bằng điều kiện biển nông (Hình 3.12), với
việc hình thành các tập sét, cát hạt mòn, đôi
nơi là đá carbonat. Các trầm tích được hình
thành trong điều kiện đền bù thiếu. Hầu
như không tồn tại chế độ đầm hồ ở khu vực
QĐTS.
c. Thời kỳ Miocen giữa - muộn
Vào thời kỳ này trừ các khối nâng còn
các trũng đã liên thông với nhau. Tại khu

vực nghiên cứu trầm tích vụn thô cát, bột
sét chủ yếu được thành tạo trong môi trường
từ biển nông tới biển sâu (Hình 13.12). Quá
trình sụt lún xẩy ra từ từ, liên tục dẫn tới
sự thành tạo các ám tiêu san hô tại các đới
nâng ngầm tại QĐTS. Các ám tiêu san hô
này có lòch sử phát triển lâu dài, hình thành
tại các vùng nổi cao hoặc bò phơi trên bề
mặt, có tính chất di dưỡng rất tốt.
433
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
5. Hệ thống dầu khí
5.1. Đặc trưng tầng đá mẹ
Khu vực quần đảo Trường Sa có thể có
mặt các tập sét như sau:
Các tập sét, bột kết có tuổi Paleogen
(Eocen, Oligocen) về phía Tây Nam
QĐTS, tại giếng khoan PV-94-2X trên đới
nâng Tư Chính đã gặp đá sét, sét kết màu
xám đen tuổi Oligocen, so sánh bình đồ cấu
trúc và đặc điểm đòa chất khu vực, dự đoán
tại các trũng sâu thuộc khu vực QĐTS (Bắc
đảo Trường Sa, Nam QĐTS) sẽ gặp các
trầm tích tuổi Paleogen (Oligocen), theo
tuyến mặt cắt 10-10’, 11-11’, 12-12’ (Hình
13.5, 13.6) các trầm tích Paleogen đều ở
rất sâu. Hiện không có tài liệu phân tích
đòa hoá đối với các tập sét này nhưng tại
giếng khoan PV-94-2X, các số liệu phân
tích mẫu đòa hóa cho thấy đây là các tầng

sét nghèo vật chất hữu cơ (VCHC). Tổng
hàm lượng carbon hữu cơ (TOC) thay đổi
từ 0,4-1,04 %wt, chủ yếu là các giá trò <0, 5
%wt, thuộc loại nghèo. So sánh với các khu
vực lân cận tại bể Nam Côn Sơn: 0, 42-8,
1 %wt, các giá trò TOC cao là các vỉa than
hoặc sét than. Kerogen chủ yếu thuộc loại
III. Từ so sánh trên có thể dự đoán rằng
sét, bột kết tuổi Paleogen khu vực QĐTS là
các tầng có hàm lượng VCHC từ nghèo tới
trung bình, nếu có khả năng sinh sản phẩm
thì chủ yếu là sinh khí.
Các tập sét kết, bột kết có tuổi Miocen
sớm có thể dự đoán tại các trũng sâu quanh
vùng đảo nổi, bãi ngầm là các tầng sinh
nghèo. Các kết quả phân tích đòa hoá của
đá sét, bột kết cùng tuổi tại giếng khoan
PV-94-2X cho thấy, tổng hàm lượng carbon
hữu cơ thường nhỏ hơn 0, 5%wt, thuộc loại
nghèo VCHC. Chỉ số HI (Hydrocacbon
Index) hầu như nhỏ hơn 50mgHC/gTOC,
kerogen thuộc loại III, chứng tỏ khả năng
sinh nghèo nàn [4], chỉ có khả năng sinh
khí. So sánh các bể lân cận có điều kiện
đòa chất tương tự như Nam Côn Sơn: 0,16
-0,53 %wt [1] ta thấy có đặc điểm tương
tự là các tầng sét nghèo VCHC, khả năng
sinh nghèo.
Các tầng sét, bột tuổi Paleogen,
Miocen sớm có chiều dày thay đổi từ 5-15

mét [8] cá biệt tới 50 mét. Hiện tại chưa có
thể đánh giá mức độ phân bố của các tập
sét này nhưng với những chỉ tiêu như trình
bày ở trên và phù hợp với đặc điểm môi
trường thành tạo trầm tích là hầu như vắng
mặt các môi trường đầm hồ, vũng vònh tại
khu vực QĐTS và đây là lý do chính làm
cho các tầng sét nghèo về VCHC.
5.2. Đặc điểm các tầng chứa
a. Đá móng trước Đệ Tam
Đá magma: đá magma chỉ có thể là
tầng chứa dầu khí khi bò phong hoá, nứt nẻ.
Đặc điểm trên hầu như rất ít khả năng tồn
tại ở khu vực QĐTS do các đới nhô móng
luôn bò ngập nước, không chòu tác động
phong hoá mạnh mẽ của môi trường (khí
hậu). Mặt khác do hoạt động kiến tạo chủ
yếu là tách giãn và liên tục lún chìm, ít các
hoạt động nén ép nên khó có khả năng hình
thành các đới nứt nẻ, phong hoá. Vai trò
tầng chứa của đá magma chỉ có thể tồn tại
đối với một vài thể phun trào như ryolit,
andesit.
Đá carbonat: khó có thể là tầng chứa
dầu khí vì hầu hết đá có tuổi rất cổ, bò biến
vò, biến chất, rắn chắc, độ rỗng và nhất là
độ thấm rất thấp (giếng khoan 112-BT-
434
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
1X).

b. Tầng chứa vụn thô có tuổi Đệ Tam
Đá vụn thô Paleogen chủ yếu là cát kết
hạt mòn, thuộc loại feldsfathic litharenit
lithic arenit (ảnh 13.1 [1]) bò biến đổi thứ
sinh từ catagen muộn tới metagen sớm.
Hiện bò chôn vùi ở chiều sâu 3- 6 km có thể
là các tầng chứa kém tới trung bình.
Đá cát kết, cát kết gắn kết yếu tuổi
Miocen: chủ yếu là cát kết arkos, hạt có độ
mài tròn, chọn lọc tốt (ảnh 13.2 [1]), được
thành tạo trong môi trường biển nông, biển
ven bờ. Có độ rỗng cao 15-25 %, độ thấm
tốt là các tầng chứa từ trung bình tới tốt.
Các tầng chứa tốt nhất trong khu vực QĐTS
là tập cát xen kẽ sét, bột tuổi Miocen muộn
tới Pliocen. Đây là đối tượng thăm dò quan
trọng nhất.
c. Tầng chứa carbonat tuổi Đệ Tam
Carbonat dạng ám tiêu: các ám tiêu san
hô, thành phần vụn san hô là xác foram,
tảo, là các tầng chứa tốt tới rất tốt, độ rỗng
lớn 4-20%, không gian rỗng chủ yếu là rỗng
hang hốc, rỗng khe nứt được hình thành do
quá trình hoà tan các khoáng vật carbonat,
hoặc do quá trình dolomit hoá (ảnh 13.3,
13.4 [1]). Các ám tiêu san hô đặc biệt phát
triển trong khu vực nghiên cứu, là các tầng
chứa rất tốt, đặc biệt là các ám tiêu tuổi
Miocen muộn, Pliocen.
Carbonat thềm: dạng vỉa mỏng, phân

bố hẹp, khả năng chứa kém.
5.3. Đặc điểm đá chắn
Các tác giả trong [8] cho rằng trên một
số mặt cắt đòa chấn có thể quan sát một số
tập phản xạ mờ đặc trưng cho các tập sét
tướng biển sâu. Đây có thể là các tầng chắn
dầu khí tốt, đặc biệt cho các vỉa cát tuổi
Ảnh 13.2. Cát kết arkos, hạt nhỏ lựa chọn và mài
tròn tốt; Độ rỗng (xanh) giữa các hạt
cao (24, 5%); độ thấm cao do giữa các
lỗ rỗng có độ lưu thông rất tốt. Sâu
2.395 m; tuổi Miocen giữa; Nicol -;
x 125.
Ảnh 13.1. Cát kết hạt mòn tuổi Oligocen? bò biến
đổi thứ sinh ở catagen muộn - metagen
sớm, đặc trưng bởi cấu tạo đònh hướng
và phân phiến rõ do bò nén ép và tái
kết tinh mạnh. Xi măng với tỷ lệ cao
gồm nhiều sericit (xám vàng), thạch
anh (mũi tên) và khoáng vật không
thấu quang (đen) lấp đầy toàn bộ lỗ
rỗng; sâu 2.650 m; Nicol +; x 125.
435
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
Miocen muộn nằm tại các trũng sâu. Các
trầm tích Miocen-Pliocen Đệ Tứ thể hiện
bằng các tập phản xạ mạnh, liên tục, có thể
là các tầng sét đóng vai trò tầng chắn cho
chính các tầng chứa cùng tuổi.
Điều rủi ro lớn đối với khu vực QĐTS

là thiếu vắng các tầng chắn cho các ám tiêu
san hô, do vậy loại bẫy ám tiêu này rất ít có
khả năng triển vọng về mặt dầu khí.
5.4. Các dạng bẫy tiềm năng
Từ các trình bày ở trên có thể thấy rằng
dạng bẫy tiềm năng để tìm kiếm thăm dò
dầu khí tốt nhất tại khu vực QĐTS là các
nếp lồi với tầng chứa là cát kết, tầng chắn
là sét có tuổi từ Miocen tới Pliocen, là cấu
tạo nếp lồi cuốn (rollover) và cấu tạo phát
triển kế thừa từ các khối nhô cổ. Mỏ dầu
Champion và Ampa của Brunei là những ví
dụ gần gũi nhất.
Hai đối tượng móng trước Đệ Tam và
các ám tiêu san hô tại QĐTS không phải là
các bẫy tiềm năng.
Đá carbonat dạng thềm là đối tượng có
tiềm năng thấp.
6. Tiềm năng dầu khí
6.1. Kết quả khoan thăm dò
Như đã trình bày ở các phần trước, tại
khu vực bãi Cỏ Rong, các nhà thầu nước
ngoài đã khoan tổng cộng 7 giếng khoan
thăm dò, trong đó giếng khoan Sampaguita-
1, sâu 4.124m, khoan năm 1976 (Salen) đã
có phát hiện khí trong cát kết tuổi Paleogen
tại chiều sâu 3.150m-3.160m, còn lại các
khoan khác đều khô, đặc biệt các giếng
khoan vào đối tượng carbonat.
6.2 Các bể trầm tích và phân vùng triển

vọng
Trên cơ sở phân tích tổng hợp các tài
Ảnh 13.3. Đá vôi sinh vật chứa nhiều foram (F)
và các mảnh vụn lục nguyên (các hạt
màu trắng xám); Nền chủ yếu là calcit
vi hạt (micrit). Một số lỗ rỗng dạng
khuôn đúc (đỏ) do hòa tan; tuổi Miocen
muộn; sâu 1.160 m; Nicol -; x 125
Ảnh 13.4. Các lỗ rỗng dạng hang hốc và vi khe
nứt (xanh đen) phát triển nhiều trong
đá vôi ám tiêu Miocen muộn do quá
trình hòa tan và dolomit hóa; Sâu 1.508
m; Nicol +; x 125
436
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
liệu trọng lực, từ, đòa chấn và bản đồ đẳng
dày trầm tích Đệ Tam, các tác giả trong
[8] đã phân các vùng triển vọng theo thứ
tự sau:
Vùng ưu tiên 1: Bể An Bang, các đảo
san hô.
Vùng ưu tiên 2: Bể Cỏ Rong, Nam Yết,
Đá Lát.
Kết hợp nhiều phương pháp cho thấy
tổng tiềm năng dự báo cho khu vực Trường
Sa giao động trong khoảng: 3.330 - 6.680
triệu tấn qui dầu [8].
Nếu xét trên quan điểm môi trường
thành tạo trầm tích với khả năng có mặt
tầng sinh dầu, khí tại khu vực QĐTS chúng

tôi cho rằng vùng có tiềm năng nhất phải là
các trũng ở phía Nam QĐTS sau đấy là các
trũng nằm ở phía Bắc đảo Trường Sa.
7. Kết luận
Nhóm bể Trường Sa là bể căng giãn rìa
thụ động được hình thành từ đầu Eocen (?)
chòu ảnh hưởng của giãn đáy Biển Đông.
Đặc trưng bởi các trầm tích có tướng lục
đòa, ven bờ (Eocen - Oligocen) và các trầm
tích biển nông, sâu từ Miocen đến nay. Mặc
dù hệ thống dầu khí còn nhiều vấn đề chưa
rõ, đặc biệt là tầng sinh, nhưng với lớp phủ
trầm tích Đệ Tam dày, có nơi tới 6 km, hy
vọng tồn tại các tầng sinh trong Oligocen và
Miocen sớm tạo nguồn hydrocarbon cung
cấp cho các bẫy trong các play móng phong
hóa nứt nẻ, cát kết Oligocen - Miocen và
carbonat Miocen. Bởi vậy để có đònh hướng
công tác thăm dò dầu khí ở đây trong thời
gian tới cần phải đẩy mạnh công tác khảo
sát, nghiên cứu, đặc biệt là khoan thăm dò
để có cơ sở làm sáng tỏ các vấn đề lòch
sử phát triển đòa chất, cơ chế tạo bể và hệ
thống dầu khí của nhóm bể Trường Sa.
437
Chương 13. Nhóm bể trầm tích Trường Sa và tài nguyên dầu khí
1. Hoàng Đình Tiến, Nguyễn Thúy
Quỳnh, 2003. Đặc điểm đòa hóa của
các bẻ trầm tích thềm lục đòa Việt Nam.
Tạp chí Dầu khí số 7/2003. Hà Nội, Việt

Nam.
2. Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Huy Phúc,
1998. Thành phần vật chất của đá vụn
hình thành nên các đảo nổi Trường Sa.
Tạp chí Dầu khí số 7/1998. Hà Nội,
Việt Nam.
3. Lý Trường Phương, 1999. Một số kết
quả thăm dò dầu khí của Trung quốc
ở Vònh Bắc Bộ. Tạp chí Dầu khí số
1/1999. Hà Nội, Việt Nam.
4. Ngô Xuân Vinh, 2000. Đòa chất và tiềm
năng dầu khí đới nâng Tư Chính, tây
nam QĐTS trên cơ sở nghiên cứu giếng
khoan PV-94-2X. Tạp chí Dầu khí số
4+5/2000. Hà Nội, Việt Nam.
5. Lý Trường Phương, 1982. Đá trầm
tích Paleogen bể Nam Côn Sơn, mối
liên quan của chúng tới tiềm năng dầu
khí. Tạp chí Dầu khí số 3/1982. Hà Nội,
Việt Nam.
6. R. C Selley, David C. Moril, 1985.
Basic concepts of petroleum geology.
International Human Resources
Development Corporation.
7. Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Tiến Hải,
1987. Các đảo nổi vùng biển Trường
Sa. Tạp chí Dầu khí số 3/1987. Hà Nội,
Việt Nam.
8. Nguyễn Hiệp, Trần Ngọc Toản, Hà
Quốc Quân và nnk, 1993. Đặc điểm

đòa chất và tiềm năng dầu khí vùng
QĐTS. Hà Nội, 1993.
9. Lý Trường Phương, 1996. Tướng, môi
trường thành tạo và tiềm năng dầu
khí đá trầm tích tuổi Oligocen bể Cửu
Long. Tạp chí Dầu khí số 2/1996. Hà
Nội, Việt Nam.
10. Lý Trường Phương, 1998. Đặc điểm
đòa chất và tiềm năng dầu khí vùng
phía nam bể NCS. Tạp chí Dầu khí số
2/1998.
11. Mai Thanh Tân và nnk, 2003. Biển
đông III. Đòa chất- Đòa vật lý biển.
NXB Đại học Quốc Gia. Hà Nội
12. Hoàng Văn Vượng, Đỗ Chiến Thắng,
2003. Về khả năng minh giải tổng hợp
tài liệu trọng lực, từ nghiên cứu móng
trước Kainozoi TLĐ Việt Nam. Tạp chí
Dầu khí số 3/2003.
13. Nguyễn Như Trung, Nguyễn Thò Thu
Hương, 2003. Cấu trúc vỏ trái đất khu
vực biển Đông theo số liệu dò thường
trọng lực vệ tich và đòa chấn sâu. Hội
nghò KHCN Viện Dầu khí 25 năm xây
dựng & trưởng thành. Hà Nội, Việt
Nam.
Tài liệu tham khảo

×