Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Địa chất Và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Chương 5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 30 trang )

Chöông
Caùc beå
traàm tích
Kainozoi
Vieät Nam
5
107
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
Các bể Đệ Tam ở Việt Nam bao gồm
các bể trầm tích và trầm tích núi lửa hình
thành trên móng đa nguồn của các miền
cấu trúc Việt - Trung và Đông Dương cố
kết vào Paleozoi, Mesozoi phân bố rộng rãi
ở đất liền và ngoài biển.
Vào giai đoạn Jura muộn - Creta, lãnh
thổ Đông Dương chòu sự tác động của rìa
lục đòa tích cực Đông Á hình thành cung
núi lửa - pluton chiếm phần lớn diện tích
Nam Việt Nam, ĐB Bắc Bộ, vònh Bắc Bộ
qua ĐN Trung Quốc (Hamilton W., 1979;
Gatinski Iu. G., 1986), cũng như quá trình
triệt tiêu Meso - Neotethys vào rìa TN
Đông Dương - Sundaland (Hutchinson C.S.,
1994; Metcalfe I., 1998; Barber A.J., 2000).
Vào đầu Paleogen, chế độ kiến tạo ở khu
vực này chuyển sang trạng thái bình ổn hơn,
quá trình bóc mòn, san bằng đòa hình, bình
nguyên hoá chế ngự trên phạm vi Đông
Dương rộng lớn. Tiếp sau là quá trình va
chạm của các mảng Ấn Độ - châu Á trong
khoảng 50 tr.n. trước đây gây ra sự thúc


trồi (extrusion), trượt bằng trái kèm theo
căng giãn (extension), xoay ở Đông Dương
(Tapponnier P. và nnk, 1986; Pakham G.,
1996), tách giãn Biển Đông (Taylor B.,
Hayes D., 1983; Briais A. và nnk, 1993)
với sự hút chìm của mảng Úc vào châu Á
(Hall R., 2002) đã tác động trực tiếp vào
quá trình hình thành và phát triển các bể
Đệ Tam ở các khu vực này.
Các bể Đệ Tam ở Việt Nam thành tạo
chủ yếu trong các trũng giữa núi, sông hồ
dọc theo các đới đứt gãy có phương TB-ĐN
và các vùng ven biển có nhiều kiểu cấu
trúc - kiến tạo, đòa hào, rift có kích thước,
tuổi, độ cao rất khác nhau và cả basalt lũ
phát triển rộng rãi trên các cao nguyên
Nam Việt Nam cũng như một số nơi hạn
chế ở Trung Bộ và Tây Bắc Bộ. Thành
phần chính của chúng là các trầm tích lục
nguyên vụn thô, bột kết, sét kết nhiều nơi
chứa các vỉa than lignit và một số nơi chứa
đá phiến dầu, diatomit, kaolin, bentonit.
Trên lớp phủ basalt thường có bauxit laterit
phổ biến ở cao nguyên Nam Việt Nam
(Đovjikov A.E. , 1965, Nguyễn Xuân Bao
1994).
Các bể trầm tích Đệ Tam nối liền với
nhau thành một dải từ Bắc xuống Nam và
chiếm phần thềm lục đòa, vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam và một phần biển

sâu trên Biển Đông, và hai vònh lớn trên
cùng biển là vònh Bắc Bộ và vònh Thái
Lan. Ngoài ra theo tài liệu hiện có, hàng
chục trũng Đệ Tam được ghi nhận ở phần
đất liền Việt Nam trong đó một số trũng
ở các châu thổ hoặc ven biển còn nối liền
ra các bể Sông Hồng (Miền võng Hà Nội
1. Mở đầu
108
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
ở đồng bằng Sông Hồng, trũng Cửu Long
ở đồng bằng sông Cửu Long). Sự phân bố
các trũng Đệ Tam trên đất liền có thể chia
ra các miền Đông Bắc Bộ, dải trung tâm
lưu vực sông Hồng, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Trung - Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Ranh giới các bể Đệ Tam ở Việt Nam
(hình 5.1) được vạch trên cơ sở phân bố
thực tế các đá trầm tích và núi lửa hiện
tại lộ ra trên mặt hoặc bò phủ nhưng được
chứng minh qua các công trình khoan sâu
hoặc khai đào nông. Nguyên tắc phân tích
bể và luận giải các bối cảnh kiến tạo hình
thành bể được dựa theo quan điểm kiến tạo
mảng (Dickinson W.R., 1976; Mail A.D.,
1990; Busby C.J. & Ingersoll R.V., 1995
v.v ). Trên thực tế, các trũng Đệ Tam ở
Việt Nam - phần đất liền đều là các trũng
nội lục trên các craton hoặc trên các miền
tạo núi sau va chạm, còn các bể ngoài khơi,

ngoài các bể nội mảng còn có bể được phát
triển trên rìa thụ động mà cơ chế thành
tạo chủ yếu liên quan với các đới cắt trượt
bằng tạo ra các đòa hào, rift căng giãn, các
bể kéo toác.
Hầu hết các bể trầm tích nói trên đều có
một lòch sử phát triển đòa chất tương tự với
các bể khác ở Đông Nam Á, từ Eocen đến
ngày nay. Xu hướng tách giãn chiếm ưu thế
trong Paleogen cho đến Oligocen hoặc có
nơi đến Miocen sớm với mặt cắt đòa tầng
gồm những tập lớn (megasequence) bắt
đầu bằng trầm tích lục đòa, chuyển dần
sang ven bờ (paralic), rồi đến các trầm tích
biển nông có thềm carbonat, cho đến sét
kết (mudstone) biển sâu. Các đồng bằng
ven biển lớn, các vònh giữa các phụ lưu
(interdistributary bay) và các hệ triều (tidal
system) phát triển trong giai đoạn này. Từ
cuối Miocen giữa - đến muộn, các bể Đông
Nam Á trải qua một sự nén ép nhẹ đến rõ
nét và ở nhiều nơi dẫn đến một sự nghòch
đảo (inversion) ở các trung tâm lắng đọng
(depocenter). Phun trào basalt phát triển
rầm rộ ở Nam Việt Nam từ đầu Miocen
giữa đến Holocen. Tuy nhiên mỗi bể trầm
tích đều có một lòch sử phát triển đòa chất
riêng biệt của mình, do đó tất cả các bể rất
khác nhau, tùy thuộc vào vò trí đòa lý và các
yếu tố kiến tạo (tectonic factors).

Trong chương này chỉ phân tích, đặc
điểm của một số bể trầm tích Đệ Tam lớn
ở thềm lục đòa và vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam với cố gắng làm sáng tỏ mối
quan hệ giữa các loại bể và các kiểu cấu
trúc cho đến các yếu tố đòa động lực tác
động đến sự phát triển tiến hóa của bể.
Các trũng Đệ Tam ở đất liền do còn ít
được nghiên cứu nên chỉ được đề cập khái
quát về các đặc điểm đòa chất của chúng.
Từ Bắc xuống Nam, thềm lục đòa và
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có
thể được phân chia thành bốn khu vực và
có các bể sau.
Thềm lục đòa Bắc Bộ (vònh Bắc Bộ) có
hành lang rộng và thoải. Đới bờ phá hủy
ở phía Bắc Đồ Sơn, nơi đó các trầm tích
Kainozoi thường mỏng hoặc vắng mặt. Phần
phía Nam Đồ Sơn là thềm cấu trúc. Ở đó
bể
Sông Hồng, bao gồm cả miền võng Hà Nội
ở phần đất liền, có móng trước Kainozoi bò
phủ bởi các trầm tích Kainozoi dày (5.000 -
18.000m) ngay cả trong phần đất liền cũng
có nơi trầm tích dày tới 7.000m (trũng Đông
Quan, Phượng Ngãi), đặc biệt là trầm tích
Pliocen - Đệ Tứ rất dày ở khu vực trung tâm
vònh Bắc Bộ. Trên phầm thềm này có hàng
loạt các bể trầm tích như: Phía Bắc - Đông
109

Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
Hình 5.1. Các bể trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam (phỏng theo Phan Trung Điền, Trần Văn Trò).
Số hiệu các trũng trầm tích trên đất liền theo bảng 5.1.
110
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Bắc bể Sông Hồng là bể Tây Lôi Châu
(Beibu Wan), còn về phía Đông Nam, phía
Nam đảo Hải Nam là bể Nam Hải Nam, bể
này có phương gần vuông góc với bể Sông
Hồng và giữa chúng không có ranh giới rõ
ràng, tạo nên miền cấu trúc hình chữ “Y”.
Bể Hoàng Sa là bể nằm ở vùng nước sâu
quanh quần đảo Hoàng Sa và có phương
cấu trúc vuông góc với đòa lũy Tri Tôn (hay
còn gọi là đới nâng Tri Tôn).
Thềm lục đòa Trung Bộ có hành lang
hẹp và dốc do sự khống chế của hệ thống
đứt gãy á kinh tuyến. Đới bờ chòu tác động
ưu thế của quá trình hủy hoại, vì vậy thường
lộ ra các thành tạo trước Kainozoi. Các trầm
tích Kainozoi có chiều dày mỏng ở sát đất
liền và tăng nhanh về phía biển, đặc biệt
lớp phủ Pliocen - Đệ Tứ. Bể Phú Khánh
chiếm phần lớn thềm Trung Bộ đến đới cắt
trượt Tuy Hòa (Tuy Hoa Shear zone), rìa
ngoài của bể phát triển ra cả phần sâu dưới
chân sườn lục đòa.
Phần thềm lục đòa Đông Nam Bộ có
hành lang rất rộng và thoải. Các trầm tích
Kainozoi phân bố rộng với các bể trầm tích

có diện tích rộng và trầm tích dày như bể
Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng
Mây. Nằm xa hơn, trong vùng quần đảo
Trường Sa, nhóm bể nước sâu Trường Sa
có chiều dày trầm tích mỏng hơn tạo hàng
loạt trũng nhỏ hẹp xen giữa các đảo của
quần đảo này.
Phần thềm lục đòa Tây Nam Bộ có
hành lang rộng và thoải, một số nơi từ Hòn
Đông Bắc Bộ
1. Cao Bằng 2. Thất Khê 3. Lạng Sơn
4. Nà Dương 5. Đông Triều 6. Hoành Bồ
Dải trung tâm lưu vực Sông Hồng
7. Tuyên Quang 8. TN Tam Đảo 9. Bản Cam
10. Bảo Yên 11. Đông Quán 12. Lục Yên
13. Phan Lương 14. Tân Quang 15. Lào Cai
16. Bảo Hà 17. Yên Bái 18. Phú Thọ
19. Trung Hà 20. Hà Nội
Tây Bắc Bộ
21. Lũng Pô 22. Nghóa Lộ 23. Pu Tra
24. Sài Lương 25. Đồng Giao 26. Nậm Bay
27. Nậm Chùa 28. Điện Biên 29. Sốp Cọp
30. Hang Mon 31. Thanh Hoá
Bắc Trung Bộ
32. Nghóa Đàn 33. Đơn phục 34. Việt Thái
35. Cửa Rào 36. Khe Bố 37. Chợ Trúc
38. Hương Khê 39. Thạch Hà 40. Ba Đồn
41. Đồng Hới 42. Gio Việt
Trung- Nam Trung Bộ
43. Ái Nghóa 44. Ba Làng An 45. Quảng Ngãi

46. An Sơn 47. Vân Hoà 48. Sông Ba
49. Ngọc Yêu 50. Nhóm Gia Lai-Kon Tum 51. Măng Đen
52. Nhóm Kon Hà Nừng 53. Nhóm Buôn Ma Thuột 54. Nhóm Đak Nông
55. Nhóm Bảo Lộc 56. Nhóm Di Linh 57. Phan Rí
58. Phan Thiết
Nam Bộ
59. Đông Nam Bộ 60. Cần Thơ 61. Tây Nam Bộ
Bảng 5.1. Số hiệu các trũng trầm tích Đệ Tam trên đất liền Việt Nam
111
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
Chuông đến Hà Tiên chòu tác động ưu thế
của quá trình hủy hoại nên các thành tạo
Paleozoi và Mesozoi thường được lộ rõ, các
trầm tích Pliocen - Đệ Tứ đới ven bờ không
dày. Phần thềm lục đòa Việt Nam thuộc
cánh Đông - Đông Bắc của bể Malay - Thổ
Chu.
Tất cả các bể của Việt Nam kể trên đều
nằm trên các miền vỏ lục đòa, vỏ chuyển
tiếp và các miền cấu trúc vỏ lục đòa sót do
quá trình đại dương hoá Biển Đông như
minh họa trong hình 5.2.
2. Mô hình về cơ chế tạo bể trầm tích
Đệ Tam ở Việt Nam
2.1. Các yếu tố đòa động lực
Trong khu vực Đông Nam Á có ba yếu
tố đòa động lực chính như đã trình bày trong
chương 4 liên quan đến cơ chế tạo bể trầm
tích là:
• Sự hút chìm của mảng phát triển từ Miến

Điện qua vòng cung đảo Indonesia,
• Sự va chạm của mảng Ấn Độ vào mảng
Âu - Á,
• Sự hình thành và giãn đáy Biển Đông.
Dọc cung đảo Indonesia, các bể trầm
tích được hình thành chủ yếu theo cơ chế
sau cung (back-arc), do sự thay đổi tốc độ
hút chìm theo thời gian (roll-back velocity).
So với các bể khác ở Đông Nam Á, các bể
sau cung này hình thành tương đối sớm, chủ
yếu trong Eocen, trước cả sự va chạm giữa
mảng Ấn Độ và mảng Âu - Á, có tác dụng
mạnh gây xô dòch các vi mảng.
Sự va chạm của mảng Ấn Độ vào mảng
Âu - Á xảy ra đồng thời với sự xoay và
dòch chuyển lên phía Bắc của vòng cung
Philippin tạo không gian cho các chuyển
Hình 5.2. Các kiểu vỏ thạch quyển khu vực Đông Nam Á (theo Metcalfe)
112
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
động thúc trồi của các đòa khối dọc theo
các đứt gãy lớn trong khu vực do sự chèn
ép của mảng Ấn Độ. Do đó các đòa khối
có xu thế trượt từ Tây Tạng về phía Nam
và Đông Nam. Nằm trong khung cảnh đó,
miền cấu trúc vỏ lục đòa Đông Dương cũng
được cho là đã bò thúc trồi mạnh từ phía
Tây Bắc xuống Đông Nam, dọc theo hệ
thống đứt gãy Sông Hồng, Three Pagodas
và Maeping.

Do mảng Ấn Độ húc vào mảng Âu - Á
với xu thế ngày càng tiến về hướng bắc từ
Eocen đến nay, nên các chuyển động thúc
trồi của các đòa khối này cũng có sự thay
đổi hướng theo thời gian. Các đòa khối nằm
ở phía Nam đứt gãy Three Pagodas bò thúc
trồi sớm hơn (Eocen, đầu Oligocen) và bò
đẩy về phía Nam, tạo ra các bể trầm tích
có phương đứt gãy B - N (như trũng Pattani
ở vònh Thái Lan). Tiếp theo là các đòa khối
nằm giữa hệ thống đứt gãy Three Pagodas
và Sông Hồng bò thúc trồi trong Oligocen
đến Miocen sớm. Phần phía Bắc bò đẩy
sớm hơn vào đầu hoặc giữa Oligocen, phần
phía Nam bò đẩy muộn hơn và kết thúc vào
cuối Miocen sớm. Khoảng cách bò đẩy thúc
trồi của phần phía Nam có lẽ mạnh hơn, xa
hơn so với phần phía Bắc, tạo ra hình chữ S
của bờ biển Việt Nam hiện nay (Hình 5.3).
Điều này cũng lý giải giai đoạn syn-rift ở
phía Nam bể Sông Hồng chỉ kết thúc vào
cuối Miocen sớm.
Sự hình thành và giãn đáy Biển Đông là
yếu tố đòa động lực quan trọng có tác động
mở rộng diện tích bể và tái hoạt động làm
phức tạp hoá bức tranh kiến tạo trong phạm
vi ảnh hưởng.
Trước khi giãn đáy rõ ràng phải là một
giai đoạn căng giãn, có lẽ là giai đoạn va
mảng vào Eocen được Holloway (1982) gọi

là giai đoạn khởi đầu rift (rift-onset) hay
giập vỡ (breakup). Vì vậy, chúng tôi cho
rằng sự hình thành một số bể trầm tích ở
Việt Nam (như nhóm bể Trường Sa, Hoàng
Ảnh hưởng do thúc trồiẢnh hưởng do thúc trồi
Hình 5.3. Mô hình yếu tố kiến tạo ảnh hưởng đến quá trình hình thành bể trầm tích (phỏng theo Metcalfe)
113
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
Sa) và sự giãn đáy Biển Đông có cùng
nguyên nhân đòa động lực và Biển Đông là
kết quả rõ nhất của quá trình căng giãn và
giãn đáy. Giai đoạn giãn đáy Biển Đông là
giai đoạn sắp xếp lại của các vi mảng tạo
không gian căng giãn thuận lợi nhất không
chỉ cho Biển Đông, mà còn tạo không gian
căng giãn để hình thành các bể căng giãn
rìa thụ động như Hoàng Sa, Trường Sa,
Phú Khánh, vì thế ở tất cả các bể đều có
phân bố rộng rãi các trầm tích Oligocen.
Quá trình giãn đáy Biển Đông kết thúc vào
cuốùi Miocen sớm, sau đó có nơi có thể còn
phát triển pha rift Miocen giữa với sự hoạt
động mạnh mẽ của núi lửa vào khoảng thời
gian 12 triệu năm. Ngoài những yếu tố đòa
động lực chính nêu trên còn những yếu tố
có thể không quan sát thấy hay khó quan
sát thấy hiện nay, nhưng có thể đã có vai
trò nhất đònh, trong việc tạo bể trầm tích ở
Việt Nam đó là:
• Chuyển động lên phía Bắc và xoay từ

Đông sang Tây của cung đảo Philippin,
• Chuyển động xoay của đòa khối
Borneo,
• Chuyển động xoay của Biển Đông từ
Bắc xuống Nam.
Những chuyển động này nhìn chung
Hình 5.4. Mô hình quá trình hình thành bể trầm tích trong giai đoạn Paleocen-Eocen
(phỏng theo Liang Dehua, 1990)
114
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
đã được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận
qua các tài liệu cổ từ, cổ sinh và khí hậu và
đã được đề cập đến trong các công bố của
Holloway, Longley và Hall Tất cả những
chuyển động này đã sắp xếp lại các vi
mảng trong Kainozoi, cùng với sự thúc trồi
của miền cấu trúc vỏ lục đòa Đông Dương
trong sự tác động tương hỗ, kết quả là hình
thành sự căng giãn tạo các bể trầm tích.
Còn một yếu tố đòa động lực ít được đề
cập và thảo luận là vai trò của lục đòa Nam
Trung Hoa đến khu vực Biển Đông (Hình
5.3). Như đã được trình bày trong mục 3.3
chương 4, vào thời kỳ Creta trường ứng lực
khu vực có hướng ĐB - TN làm cho các rạn
nứt (fractures) trước đó mở rộng thành các
trũng rift căng ngang ĐB - TN trong giai
đoạn cuối Creta - Paleocen và được coi là
các trũng giữa núi của pha Yến Sơn muộn.
Vào Eocen khi mảng Ấn Độ húc vào mảng

Âu - Á lại tạo ra một pha tạo rift mới ở phía
Bắc Biển Đông giáp với lục đòa Nam Trung
Hoa, giai đoạn này có thể coi là giai đoạn
rạn nứt vỏ trước giãn đáy Biển Đông.
2.2. Mô hình biến dạng tạo bể trầm tích
a. Hình dạng các bể
Hình dạng các bể trầm tích có liên quan
chặt chẽ và bò khống chế bởi các yếu tố đòa
động lực trong quá trình hình thành và phát
triển của bể. Chính do các yếu tố đòa động
lực riêng từng khu vực đã tạo nên các hình
dạng khác nhau của các bể trầm tích Đệ
Tam ở Việt Nam. Trên cơ sở các bản đồ
cấu trúc, hình dạng các bể được phân ra các
dạng như sau:
• Dạng hình thoi, hình bình hành gồm các:
bể Sông Hồng (phần Bắc và Trung tâm
bể) và bể Malay - Thổ Chu đặc trưng
cho kiểu kéo toác;
• Dạng đòa hình phân dò với các đòa hào
nhỏ, song song, xen kẹp nhau, đặc trưng
cho kiểu trượt cục bộ đó là bể Nam Côn
Sơn (phần Tây), bể Phú Khánh, nhóm
bể Hoàng Sa, Trường Sa;
• Dạng hình hạt đỗ (hoặc hình trăng
khuyết), đặc trưng cho hai pha tách bể
có hướng khác nhau điển hình là bể Cửu
Long;
• Dạng không phân đònh ranh giới do
nhiều nguyên nhân đòa động lực chồng

lên nhau như bể Nam Côn Sơn (phần
phía Đông).
b. Mô hình biến dạng tạo bể trầm tích
(dựa theo Tapponnier)
Có hai yếu tố chính để hình thành, phát
triển một bể trầm tích, đó là cần có lực gây
căng giãn và cần có không gian để căng
giãn xảy ra. Như đã trình bày ở phần trên,
lực gây căng giãn là lực húc của mảng Ấn
Độ ở góc hội tụ Tây Tạng gây ra chuyển
động thúc trồi của miền cấu trúc vỏ lục
đòa Đông Dương, còn không gian căng
giãn tập trung vào khu vực thềm lục đòa và
Biển Đông ngày nay. Để có được không
gian căng giãn này cần phải có sự sắp xếp
lại các vi mảng ở Biển Đông, chính các
chuyển động xoay đã góp phần tạo ra quá
trình này, và là sự kết hợp giữa hai mô hình
động lực đã được trình bày trong chương 4:
quan điểm thúc trồi (Tapponnier) và quan
điểm mô hình động nhiều vi mảng (Rangin,
Hall).
Trường lực gây tách giãn thay đổi theo
thời gian và không liên tục, nên các chuyển
động thúc trồi của miền cấu trúc vỏ lục đòa
Đông Dương cũng bò phân dò và có cường
độ khác nhau từ Nam lên Bắc, tạo tính
115
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
nhiều pha cũng như chi phối qui mô, diện

tích tại đây của sự căng giãn, tuy nhiên qui
mô diện tích này cũng cần phải xem xét
trong khung cảnh cho phép của không gian
căng giãn.
Quan sát hình dạng phần lục đòa của
miền cấu trúc vỏ lục đòa Đông Dương có
đường bờ biển cong hình chữ “S”, trong đó
phần bụng nhô ra phía Biển Đông nhiều
nhất là đòa khối Kon Tum cố kết rắn chắc,
đầu của chữ “S” tương ứng và liên quan đến
bể Sông Hồng, đuôi của chữ “S” tương ứng
và liên quan đến hai bể Cửu Long và Nam
Côn Sơn. Vì thế, chúng ta có thể giả thiết
rằng đòa khối Kon Tum bò đẩy thúc trồi xa
nhất, phần Bắc và Nam của miền cấu trúc
này, năng lượng đẩy bò tiêu hao vào căng
giãn, tạo các bể trầm tích.
Như vậy, các bể trầm tích Đệ Tam ở
Việt Nam được hình thành dưới sự tác động
qua lại của các yếu tố đòa động lực đã nêu
ở mục 1.1 của chương này (Hình 5.3) và tùy
theo vò trí mà có trọng số ảnh hưởng khác
nhau của các yếu tố này. Có bể hình thành
do một yếu tố đòa động lực và chỉ có một
pha căng giãn và có bể hình thành do nhiều
yếu tố đòa động lực và có nhiều pha căng
giãn chồng lên nhau (polyhistory) và các
yếu tố đòa động lực xảy ra theo thời gian
như sau:
• Pha căng giãn Creta-Paleocen (ở khu

vực Nam lục đòa Nam Trung Hoa);
• Va mảng Ấn Độ vào mảng Âu - Á vào
Eocen: giai đoạn đầu giập vỡ đáy bể
trầm tích;
• Chuyển động thúc trồi vào Oligocen-
Miocen: giai đoạn căng giãn, sụt lún
tạo bể trầm tích;
• Giãn đáy Biển Đông (32-17 tr.n.).
Do phần lớn các bể trầm tích Đệ Tam ở
Việt Nam có tuổi hình thành vào Oligocen
nên chòu tác động chủ yếu của hai yếu tố
đòa động lực trong thời gian này là chuyển
động thúc trồi và giãn đáy Biển Đông. Hai
yếu tố này xảy ra gần như đồng thời, chúng
tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.
3. Các kiểu bể trầm tích Đệ Tam Việt
Nam
3.1. Tổng quát về phân loại bể
Theo Bally (1975) một bể trầm tích được
đònh nghóa là “những phạm vi (realm) sụt
võng (subsidence) có chiều dày trầm tích -
thông thường vượt trên 1 km, ngày nay còn
được bảo toàn và gắn liền nhau (coherent)”.

Cần phải nói thêm về khái niệm bể, theo
nghóa rộng hơn của Bally (1975): bể trầm
tích là một diện tích của vỏ trái đất được
phủ bởi một tập trầm tích dày hơn so với
vùng xung quanh và theo cách hiểu trên thì
không có ranh giới rõ ràng, có bể có ranh

giới khép kín, có bể mở về phía các bể lớn
hơn. Vì thế khi bàn về các bể trầm tích Đệ
Tam ở Việt Nam, có những bể là bể trầm
tích thực theo cách hiểu thông thường, là
một đới trũng có ranh giới, nhưng cũng có
những diện tích được gọi là “bể” theo nghóa
rộng, không phải là đới trũng lớn và cũng
không có ranh giới rõ ràng.
Theo chế độ đòa động lực, cơ chế hình
thành các bể có thể được chia ra làm ba
loại: hình thành liên quan đến chế độ phân
ly hoặc căng giãn; liên quan đến chế độ
hội tụ hoặc nén ép; và liên quan đến các
cắt trượt. Có nhiều kiểu phân loại bể của
các tác giả khác nhau như Perrodon, 1971;
Bally, 1975; Klemme, 1975 và Dickinson,
116
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
1976, nhưng đều gắn với các kiểu vỏ lục
đòa và kiểu rìa mảng. Trong ngành dầu
khí, các quan điểm chủ yếu tập trung theo
hướng nghiên cứu các quá trình tiến hóa bể
liên quan đến việc sinh thành dầu khí, nên
có hai hướng phân loại: theo hình dạng,
cấu trúc bể và theo nguồn gốc, tiến hóa bể.
Mục tiêu của các phân loại này nhằm tương
tự hóa các bể chưa thăm dò dầu khí từ các
bể đã thăm dò và khai thác dầu khí.
Trên thực tế có thể phân loại các bể
trầm tích trên cơ sở những tiêu chuẩn như

sau:
• Vò trí của các bể trên các mảng thạch
quyển (lithospheric plate). Đa số các
bể phân bố ở những đới động (active
zone) - ở ranh giới các mảng. Ngoài
ra, còn có các bể, đặc biệt các bể rộng
nhất, nằm ngay trên mảng (bể nội lục
- intracratonic basin).
• Cơ chế tạo bể (basin drive mechanism)
và đặc tính của quá trình kiến tạo
(nature of tectonic process). Sự phát
triển của các bể trầm tích bò chi phối
bởi sự chuyển động tương đối giữa các
mảng và chòu ảnh hưởng của các ranh
giới (boundary) phân ly, hội tụ hoặc
biến dạng của mảng. Một số bể trầm
tích (bể nội lục) hiện đã ở xa các giới
hạn của mảng ngày nay, nhưng chúng
có thể có liên quan đến các ranh giới
mảng cổ.
• Sự tiến hóa của bể và cấu trúc bể. Bể
đã qua ba thời kỳ tiến hóa mới sinh
(Juvenile), trưởng thành (mature) và
cuối cùng (final). Một bể có thể trải qua
một, hai hoặc tất cả các giai đoạn tiến
hóa. Xa hơn nữa, một bể có thể chỉ trải
qua một chu kỳ hoặc nhiều chu kỳ phát
triển.
Dựa vào các tiêu chuẩn nêu trên, hiện
trong đòa chất dầu khí áp dụng rộng rãi

bảng phân loại (đơn giản) các kiểu bể trầm
tích sau đây:
a. Bể căng giãn (extensional basin)
Trên cơ sở đặc điểm quá trình căng
giãn và vò trí hình thành bể được chia ra
các kiểu bể căng giãn sau đây:
• Bể kiểu bồn nội lục (intracratonic sag
basin) là các trũng đơn lẻ trên bình đồ
gần như đẳng thước, hiện tượng sụt lún
không bò khống chế bởi đứt gãy, mà
do vòm nhiệt dâng lên trong vỏ trên
manti.
• Bể rift căng giãn (extensional rift basin)
được hình thành trên ranh giới phân ly,
nơi quyển mềm (asthenosphere) trồi
lên, tạo sự tách giãn của vỏ lục đòa.
Kiểu này cũng có thể hình thành trong
nội mảng, có pha rift ban đầu, sau đó là
sụt lún nhiệt, được gọi là aulacogen hay
rift dở dang (failed rift).
• Bể căng giãn sau cung (back-arc
extension basin) hình thành trên một
rìa tích cực (active margin) vùng ranh
giới hội tụ của khung cấu trúc sau
cung (back–arc setting). Đây là kiểu
căng giãn do sự thay đổi tốc độ nén ép
ngang.
• Bể căng giãn rìa thụ động (passive
margin extensional basins) với sự phát
triển của delta, đây chính là một cánh

của một bể rift căng giãn ở giai đoạn
tạo vỏ đại dương.
b. Bể kéo toác (pull-apart basin)
Bể kéo toác, còn gọi là bể trượt
bằng căng/ép ngang (pull-apart hay
117
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
transtensional/transpressional strike-slip
basins), là các bể chòu tác động của cả sự
căng giãn (extension) và trượt bằng (strike-
slip).
Bể kéo toác hình thành cả trên các
ranh giới biến dạng (transform boundary)
của một mảng và cả trong nội mảng. Ví dụ
như trong mô hình thúc trồi của Tapponnier
cho vùng Đông Nam Á thì một số bể được
hình thành theo cơ chế này, lúc đầu là trượt
căng, tiếp theo là trượt ép trong nội mảng.
Kiến tạo nghòch đảo không tham gia
vào quá trình hình thành bể ban đầu, mà
là quá trình thứ sinh xảy ra trong các bể
căng giãn hình thành từ sự thay đổi chế
độ căng khu vực từ căng giãn đến nén ép
(compressional).
c. Bể nén ép (compressional basin)
Bể bò nén ép ở trên các ranh giới hội tụ
dạng đai chờm (thrust belt).
3.2. Tổng quan về các loại bể trầm tích
Đệ Tam Việt Nam
Toàn bộ các bể trầm tích Đệ Tam Việt

Nam đều nằm trong phần rìa Đông Nam
của mảng Âu - Á, gồm nhiều vi mảng gắn
kết với nhau và được bao quanh bởi các
ranh giới hội tụ ở phía Tây, Nam và Đông.
Hình 5.5. Mô hình quá trình hình thành bể trầm tích trong giai đoạn Eocen-Miocen và kiểu bể
(phỏng theo Tapponnier và Liang Dehua)
118
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Trong mảng gắn kết này sự giãn đáy Biển
Đông được coi như một quá trình tạo ra rìa
phân ly. Đi kèm theo rìa phân ly này là hai
đới rìa thụ động. Từ phía Đông sang phía
Tây, các bể nằm trên vỏ dạng chuyển tiếp
đến lục đòa (Hình 5.2). Các kiểu bể trầm
tích Đệ Tam ở Việt Nam trình bày dưới đây
chủ yếu được xem xét cùng với các quá
trình đòa chất xảy ra từ thời điểm giãn đáy
Biển Đông đến nay (hình 5.5).
Bể Nam Côn Sơn (hình 5.5, số 3) có
vò trí đúng vào phần kéo dài của giãn đáy
Biển Đông, thể hiện rõ nhất qua bản đồ từ
và trọng lực, vì thế có thể xếp bể này vào
bể rift căng giãn điển hình nhất ở Việt Nam,
bể nằm trên vỏ lục đòa với các đá có thành
phần và tuổi khác nhau được hình thành có
lẽ cả trong Paleozoi và Mesozoi.
Nhóm bể Trường Sa và bể Hoàng Sa
(hình 5.5, số 5 & 6) nằm ở hai cánh tách
giãn của Biển Đông, trên rìa thụ động của
đới phân ly. Chúng đều có giai đoạn tạo

rift đồng thời với giãn đáy Biển Đông và
có cấu trúc dạng các bán đòa hào, sau đó
bò quá trình giãn đáy Biển Đông đẩy trượt
sang hai phía Bắc và Nam và được phủ bởi
trầm tích biển. Nhóm bể này có móng nằm
trong đới vỏ chuyển tiếp và đều có thể xếp
vào bể căng giãn rìa thụ động.
Bể Tư Chính - Vũng Mây (hình 5.5,
nằm giữa số 3 & 5) còn ít được nghiên cứu,
vì thế có thể coi hoặc là phần nước sâu của
bể Nam Côn Sơn nối dài hoặc là miền cấu
trúc trung gian giữa bể Nam Côn Sơn và
nhóm bể Trường Sa, vừa có tính chất rift
vừa có tính chất rìa thụ động.
Bể Cửu Long (hình 5.5, số 4) là phần sụt
lún của đới magma Đà Lạt trong Kainozoi.
Cơ chế tạo bể Cửu Long có lẽ bò ảnh hưởng
nhiều bởi sự thúc trồi của đòa khối Kon Tum
theo kiểu căng giãn sau cung và có một
phần chòu ảnh hưởng của giãn đáy Biển
Đông. Toàn bộ bể Cửu Long nằm trong lớp
vỏ lục đòa và được xếp vào nhóm bể rift
nội lục.
Cả hai bể Sông Hồng và Malay - Thổ
Chu (hình 5.5, số 1 & 2) đều hình thành
gắn liền với hai hệ thống trượt bằng chính
là Sông Hồng và Maeping nên đều có cơ
chế kéo toác, tuy nhiên chúng cũng có cơ
chế ép ngang cục bộ. Trong khi bể Malay
- Thổ Chu chỉ là một phần diện tích của

vònh Thái Lan thì bể Sông Hồng chiếm gần
như toàn bộ vònh Bắc Bộ. Một điểm nữa
là bể Malay - Thổ Chu nằm xa và gần như
không bò ảnh hưởng của sự giãn đáy Biển
Đông. Bể Malay - Thổ Chu có thể coi là
một pha kéo toác lớn đi kèm với một đứt
gãy lớn, ngược lại, bể Sông Hồng đi kèm
với nhiều đứt gãy lớn ở Bắc Việt Nam như
Sông Hồng, Sông Mã và Rào Nậy, vì vậy
có thể cho rằng bể Sông Hồng là kết quả
của nhiều kéo toác với biên độ khác nhau,
từ lớn ở vùng trung tâm bể đến bé nhất ở
đòa hào Quảng Ngãi. Tổ hợp của nhiều kéo
toác đã tạo ra bể Sông Hồng có diện tích
lớn như hiện nay với sự đa dạng về cấu trúc
cũng như tướng trầm tích.
Bể Phú Khánh (hình 5.5, số 7) nằm giữa
đòa khối đá cổ Kon Tum và Biển Đông.
Khu vực này vừa mang tính rìa thụ động,
vừa chòu sự tác động của chuyển động trượt
và xoay của đòa khối Kon Tum. Bể có cấu
trúc dạng các đòa hào nhỏ hẹp, và bò phủ
bởi những nêm lấn tạo thềm về phía biển.
Đặc điểm khác biệt của bể Phú Khánh so
với các bể khác là chiều dày tầng trầm tích
sau rift lớn hơn nhiều so với tầng đồng rift
119
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
và như vậy có thể coi bể Phú Khánh là kiểu
bể rìa lục đòa.

Các trũng Đệ Tam ở đất liền đều là
các trũng nội lục được hình thành trên các
craton hoặc trên các miền tạo núi (miền
uốn nếp). Chúng thường có quy mô nhỏ và
trầm tích Đệ tam không dày, được phân bố
rải rác dọc theo các đới đứt gãy chủ yếu có
phương TB - ĐN và ĐB - TN.
3.3. Đặc điểm hình thành các bể trầm
tích Đệ Tam thềm lục đòa Việt Nam
a. Bể rift căng giãn Nam Côn Sơn
Bể có diện tích rộng, rìa Tây giáp với
nâng Khorat, rìa Bắc giáp với nâng Côn
Sơn, rìa Đông và Nam của bể chưa được
xác đònh rõ, có thể còn nối tiếp với các
bể Đông Natuna và vùng nước sâu, bể Tư
Chính - Vũng Mây. Trong bể Nam Côn
Sơn có hai hệ đứt gãy được thể hiện rõ nét
là hệ đứt gãy B - N phân bố ở phần phía
Tây bể và hệ đứt gãy ĐB - TN phân bố từ
Trung Tâm bể về phía Đông. Chúng được
hình thành trong hai pha kiến tạo, có cơ
chế (căng giãn) khác nhau, kết quả sự trượt
bằng theo phương B - N trong Oligocen chủ
yếu ở phần phía Tây và tác động của sự
giãn đáy phương ĐB - TN của Biển Đông
ảnh hưởng chủ yếu ở Trung Tâm và phía
Đông bể.
Có nhiều ý kiến khác nhau về sự hình
thành và phát triển bể Nam Côn Sơn:
• K.J.Watt (1997) cho bể Nam Côn Sơn

như các bể rift khác ở Đông Nam Á
được hình thành với pha tạo rift ban
đầu - pha rift 1 (rifting phase -1, initial
rifting phase) vào Eocen đến cuối
Oligocen, giai đoạn căng giãn rift này
tiếp tục phát triển sang Miocen và đạt
đỉnh điểm vào cuối Miocen giữa tạo pha
rift 2. Sau Miocen giữa là pha sụt bồn
sau rift (first-rift sag phase subsidence)
do lạnh nhiệt (thermal cooling) và dao
động mực đại dương.
• B. Simon, H.L.Hn Haven, C. Cramer
(1997) cho bể Nam Côn Sơn là bể sau
cung cận đới khâu (episutural back-arc
basin) hình thành trên miền khâu lớn
Meso-Kainozoi (Mz - Kz megasuture)
với sự phát triển rộng khắp chuyển
Hình 5.6. Mặt cắt tổng hợp bể Nam Côn Sơn
120
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
động đứt gãy trượt bằng (strike-slip
faulting) tạo các trung tâm lắng đọng
(depocentres) là các bể sau cung dưới
dạng kéo toác hoặc nửa graben. Quá
trình tạo bể được chia thành 3 pha nối
tiếp nhau:
- Pha tạo rift ban đầu (initial rift
phase) tuổi Eocen - Oligocen.
- Pha craton (cratonic phase) tuổi
Miocen sớm - giữa với sự đồng nhất

cao (maximum heterogeneity) về
kiến tạo và trầm tích, tạo các hệ châu
thổ tù (kín) (stacked deltaic system)
và khối xây carbonat (carbonate
build-up).
- Pha cuối cùng là pha phát triển rìa
phân ly thụ động (passive divergent
margin phase).
• Nguyễn Trọng Tín lại gắn lòch sử phát
triển bể Nam Côn Sơn với quá trình
tách giãn Biển Đông và chia thành 3
giai đoạn: trước tách giãn (trước tạo rift)
(Paleocen - Eocen), giai đoạn đồng tách
giãn (đồng tạo rift) (Oligocen - Miocen
sớm) và giai đoạn sau tách giãn (sau tạo
rift) (Miocen giữa - Đệ Tứ).
Bể Nam Côn Sơn có hai pha căng giãn
được ghi nhận ở hai thời điểm khác nhau và
thể hiện rõ trong cấu trúc bể. Pha căng giãn
thứ nhất vào Oligocen và được coi là tuổi
hình thành bể với tầng đồng tạo rift aluvi
- sông và đầm hồ, chuyển dần sang tướng
sông - đồng bằng ven biển. Hình thái cấu
trúc của pha này được thể hiện rõ ở nửa Tây
bể, còn ở nửa phía Đông của bể bò biến cải,
xóa nhòa bởi pha căng giãn thứ hai, xảy ra
chủ yếu vào Miocen giữa tạo các trầm tích
có tướng từ biển nông đến biển sâu. Sau đó
là giai đoạn sau tạo rift đặc trưng bởi phức
hệ tướng biển từ Miocen muộn đến nay và

được thể hiện qua mặt cắt hình 5.6.
Pha căng giãn thứ hai phản ánh rõ nhất
ảnh hưởng của giãn đáy Biển Đông cả về
cấu trúc cũng như môi trường trầm tích.
Hình 5.7. Mặt cắt tổng hợp bể Cửu Long
121
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
Về cấu trúc bể, từ Tây sang Đông có
thể quan sát thấy ba đới
riêng biệt với chiều
dày, thành phần trầm tích cũng như chế độ
đòa áp khác nhau, đó là đới phân dò Tây, đới
Trung tâm và đới nâng Đông, tiếp theo là
phần nước sâu khu vực bể Tư Chính - Vũng
Mây. Nguyên nhân tạo ra những đới này
ngoài yếu tố đòa động lực còn có nguyên
nhân trầm tích. Đó là ảnh hưởng của tải
trọng nêm lấn trầm tích sau rift lên các tập
đồng rift trước đó, làm các tập này bò võng
chìm hơn. Carbonat thềm phát triển ở các
đới xa bờ. Do chòu ảnh hưởng trực tiếp của
giãn đáy Biển Đông nên bể Nam Côn Sơn
chòu tác động sớm nhất của biển tiến từ
Biển Đông vào so với các bể khác như Cửu
Long, Sông Hồng và Malay - Thổ Chu.
b. Bể rift căng giãn Cửu Long
Bể Cửu Long (trước đây gọi là bể Mê
Kông) có diện tích khoảng 25.000 km
2
.

Đây là bể trầm tích có diện tích tương đối
nhỏ nhưng quan trọng nhất của Việt Nam
về dầu khí. Bể có ranh giới rõ ràng với các
đơn vò cấu kiến tạo xung quanh.
Bể Cửu Long là bể rift nội lục điển
hình, căng giãn theo cơ chế tạo bể sau cung
do thay đổi tốc độ chuyển động thúc trồi
xuống Đông Nam của đòa khối Kon Tum
trong suốt Oligocen muộn đến cuối Miocen
sớm. Bể đã trải qua hai pha căng giãn. Pha
căng giãn thứ nhất vào Eocen (?) - Oligocen
sớm, ứng với thời kỳ hình thành bể. Đây là
thời kỳ tạo ra các trũng nhỏ hẹp và cục bộ
có hướng TB - ĐN và Đ - T (chủ yếu ở phần
phía Tây bể) được lấp đầy bởi các trầm tích
aluvi, mà một số giếng khoan trên đất liền
cũng như ngoài thềm lục đòa đã gặp (tập
F, E1). Chúng có thành phần thạch học rất
khác nhau, khó xác đònh tuổi. Pha căng giãn
thứ hai vào cuối Oligocen muộn - Miocen
sớm (?) có hướng chủ yếu ĐB - TN. Đây là
thời kỳ căng giãn mở rộng tạo một bể trầm
tích có ranh giới khép kín như một hồ lớn,
ít chòu ảnh hưởng của biển. Trầm tích có
nhiều sét ở trung tâm các trũng và thô dần
về phía các đới cao và ven bờ. Từ Miocen
giữa (?) đến nay là giai đoạn sụt lún nhiệt
bình ổn, chòu ảnh hưởng nhiều của môi
trường biển.
Hình thái cấu trúc bể có dạng xen kẽ

những dải nâng của móng và các trũng
sụt. Các tầng trầm tích có thế nằm gối áp
(onlap) hoặc phủ chồng lên các khối nâng
cao của móng (Hình 5.7).
Ở phía Tây, các dải khối nâng của
móng có hướng Đ - T, từ Trung tâm bể về
phía Đông chúng có hướng ĐB - TN. Nằm
gối áp (onlap) trên móng chủ yếu là các
trầm tích aluvi và đầm hồ của tập đòa chấn
E, còn phủ chồng lên các khối móng cao
là các trầm tích đầm hồ của tập đòa chấn
D hay các trầm tích trẻ hơn nữa. Vào cuối
Oligocen, phần phía Bắc bể bò nén ép và
gây nghòch đảo đòa phương hình thành một
số cấu tạo hình hoa. Cũng ở phần phía Bắc
bể, hoạt động núi lửa xảy ra mạnh mẽ trong
Miocen sớm trên một diện rộng.
c. Bể căng giãn rìa thụ động Hoàng Sa
Sự giãn đáy của Biển Đông đã chia cắt
và đẩy một bộ phận (rìa Đông lục đòa Đông
Dương) di chuyển về phía Bắc. Sự căng
giãn phương ĐB - TN đã tạo trên khu vực
này các bán đòa hào Eocen - Oligocen lấp
đầy trầm tích chiều dày lớn tướng lục đòa,
chuyển dần lên tướng biển sâu từ Miocen
và tiếp tục cho đến nay.
122
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
d. Các bể căng giãn rìa thụ động Trường
Sa

Bộ phận rìa Đông lục đòa Đông Dương
bò Biển Đông giãn đáy đưa về phía Nam.
Khu vực này xa nguồn trầm tích lục nguyên
nên chiều dày trầm tích mỏng. Khu vực này
được đặc trưng bởi các bán đòa hào Eocen-
Oligocen có tướng lục đòa và được phủ bên
trên bởi trầm tích biển sâu từ Miocen đến
nay. Cũng như nhóm bể Hoàng Sa tuổi của
nhóm bể này được coi là trùng với giai
đoạn rạn nứt vỏ Biển Đông trước giãn đáy
vào cuối Eocen.
đ. Bể căng giãn rìa thụ động Tư Chính
- Vũng Mây
Gắn với bể Nam Côn Sơn ở phía Tây
và Đông Natuna ở phía Nam, bể Tư Chính
- Vũng Mây không có ranh giới rõ ràng và
có thể được xem là phần mở rộng về phía
Đông trong vùng nước sâu của bể Nam Côn
Sơn, chuyển tiếp từ phần rift đến phần rìa
thụ động khu vực Trường Sa. Trong lòch sử
hình thành bể cũng có hai pha căng giãn
được ghi nhận. Pha căng giãn đầu dẫn đến
sự hình thành các bán đòa hào đòa phương
tuổi Eocen muộn (?) - Oligocen phương TB
- ĐN. Pha căng giãn thứ hai kéo dài từ cuối
Oligocen đến Miocen giữa (?) liên quan
đến sự giãn đáy Biển Đông đã nối kết và
mở rộng các đòa hào tồn tại trước đó. Vào
cuối Miocen giữa hiện tượng nén ép đã làm
khu vực bò, nâng, bào mòn tạo ra bất chỉnh

hợp.
Sụt võng nhiệt từ Miocen muộn đến
hiện tại, làm phân dò lại đòa hình cổ cuối
Miocen giữa. Bể Tư Chính - Vũng Mây
có đặc điểm phát triển đòa chất Oligocen
- Miocen giữa tương tự như bể Nam Côn
Sơn, còn từ Miocen muộn, ngoài các trầm
tích hạt vụn còn phát triển rộng rãi các ám
tiêu san hô trên các dải nâng, nay là các
đảo nổi hay bãi ngầm.
e. Bể kéo toác Sông Hồng
Bể Sông Hồng (theo nghóa rộng) bao
gồm miền võng Hà Nội trên đất liền, chiếm
phần lớn diện tích vònh Bắc Bộ và vùng
biển miền Trung.
Về cấu trúc, trục của bể Sông Hồng
trong vònh Bắc Bộ gần như vuông góc với
bể Tây Lôi Châu và Nam Hải Nam. Trục
của miền võng Hà Nội và bể Sông Hồng
theo hướng TB - ĐN trong khi các bể Tây
Lôi Châu và Nam Hải Nam có phương ĐB
- TN. Phần phía Bắc đứt gãy sông Lô trong
lãnh hải Việt Nam có lẽ là phần kéo dài
của bể Tây Lôi Châu hay là vùng chuyển
tiếp giữa hai bể.
Chỗ giao nhau của phần Đông Nam bể
sông Hồng với sườn Nam bể Nam Hải Nam
và Đòa hào Quảng Ngãi ngoài khơi Đà
Nẵng đã tạo ra điểm giao ba (triple point)
của các phương cấu tạo. Trong cơ chế tạo

(basin drive mechanism) bể Sông Hồng có
hai cơ chế động lực cùng tồn tại, đó là lực
căng ngang và ép ngang xảy ra dọc theo
hệ thống đứt gãy Sông Hồng. Cơ chế căng
ngang mang tính liên tục khi mà sự đụng
độ giữa hai mảng Ấn Độ và Âu-Á vẫn còn
hoạt động cho đến ngày nay, tuy có yếu đi
rất nhiều. Nhưng dọc theo các hệ đứt gãy
Sông Hồng và Điện Biên chuyển động căng
ngang vẫn còn tiếp tục thể hiện qua những
những hoạt động động đất. Sự căng ngang
này có lẽ bắt đầu từ Paleocen - Eocen với
biên độ nhỏ và để lại dấu ấn là sự hình
thành loạt graben hẹp, sâu được lấp đầy
trầm tích lục đòa cùng tuổi với những trũng
123
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
nhỏ hẹp trên đất liền. Sự căng ngang xảy ra
mạnh nhất vào Oligocen và thời gian này
cũng được coi là tuổi hình thành bể. Tuy
nhiên ở bể Sông Hồng, sự căng ngang có lẽ
đã xảy ra không chỉ ở riêng đứt gãy Sông
Hồng, mà còn ở cả những đứt gãy khác như
Sông Mã, Rào Nậy… với biên độ giảm dần
về phía Nam và diện tích bể hiện nay là kết
quả nối kết của nhiều bể kéo toác nhỏ. Pha
nén ép ngang xảy ra mạnh nhất vào cuối
Miocen do sự thay đổi hướng từ trượt trái
sang trượt phải của đứt gãy Sông Hồng, gây
nghòch đảo ở phần trung tâm miền võng Hà

Nội (phần Tây Bắc Bể Sông Hồng) tạo dải
nâng Khoái Châu - Tiền Hải, cùng một loạt
cấu tạo vòm rất điển hình nằm dọc theo đứt
gãy chờm trên trũng Đông Quan, làm cho
miền võng Hà Nội khác biệt với phần còn
lại của Bể Sông Hồng và các bể khác.
Nhìn chung, cấu trúc bể Sông Hồng có
dạng cấu trúc lõm lớn hình thoi, ở phía cánh
có thể quan sát rõ các lớp trầm tích xắp xếp
kiểu tỏa tia, có chiều dày tăng dần về phía
trung tâm thể hiện sự căng ngang và sụt lún
nhiệt liên tục từ lúc mở bể cho đến ngày nay
(Hình 5.8). Tuy nhiên cấu trúc này có tính
không đối xứng, tương đối thoải ở phía Việt
Nam và dốc ở phía đảo Hải Nam. Tiếp theo
về phía Nam, trũng Huế-Quảng Đà là một
đới phân dò có xen kẽ các dải đòa hào, đòa
lũy nhỏ có bản chất móng thay đổi. Về phía
cực Nam bể, đòa hào Quảng Ngãi có cấu
trúc đơn giản, hẹp và kéo dài. Mặt cắt trầm
tích phía Nam bể cho thấy sự căng ngang
xảy ra trong Oligocen và kéo dài đến hết
Miocen sớm dẫn đến sự phân dò lớn về cấu
trúc bể Sông Hồng từ phía Bắc qua khu vực
trung tâm xuống phía Nam bể.
g. Bể kéo toác Malay - Thổ Chu
Cả khu vực vònh Thái Lan chòu ảnh
hưởng của hai hệ thống đứt gãy trượt bằng
chính là hệ thống Three Pagodas (trượt
trái) và hệ thống Ranong (trượt phải). Bể

Malay-Thổ Chu có dạng hình bình hành, đi
kèm với hệ thống đứt gãy Three Pagodas,
đặc trưng cho kiểu kéo toác. Quá trình tách
giãn này xảy ra chủ yếu vào Oligocen và
Hình 5.8. Mặt cắt tổng hợp Nam Bể Sông Hồng
124
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
ứng với tuổi hình thành bể, tạo không gian
lớn cho lắng đọng trầm tích tướng sông,
đầm hồ. Tiếp theo là giai đoạn sụt lún
nhiệt trong Miocen chủ yếu tạo các trầm
tích biển châu thổ, các thành tạo Miocen
dưới - giữa có tướng trầm tích biển tiến, còn
Miocen trên lại có tướng trầm tích biển lùi.
Vào Miocen giữa - muộn, bể Malay-Thổ
Chu bò nén ép và nghòch đảo với cường độ
tăng dần từ Bắc xuống Nam.
Bể Malay -Thổ Chu là bể không đối
xứng, rìa TN dốc đứng, lấp đầy bởi trầm
tích Đệ Tam dày trên 8 km, còn rìa ĐB
thoải hơn (Hình 5.9). Chính hình dạng
không đối xứng này cho thấy nguồn trầm
tích đến chủ yếu từ phía Đông Bắc và có sự
phân dò tướng trầm tích trong Oligocen từ
Bắc xuống Nam từ lục đòa, delta đến đầm
Hình 5.10. Mặt cắt tổng hợp bể Phú Khánh
Hình 5.9. Mặt cắt tổng hợp bể Malay-Thổ Chu
125
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
hồ và đó là nguyên nhân cho thấy phần ĐN

của bể chủ yếu chứa dầu trong khi phần
Bắc chủ yếu là khí.
f. Bể hỗn hợp kéo toác và căng giãn rìa
thụ động Phú Khánh
Bể phân bố thành dải hẹp phương kinh
tuyến dọc theo bờ biển miền Trung trên
thềm lục đòa và sườn lục đòa. Phía Bắc tiếp
giáp với đòa hào Quảng Ngãi, phía Nam giới
hạn bởi đới cắt Tuy Hòa (Tuy Hoa shear
zone), tiếp giáp với bể Cửu Long và Nam
Côn Sơn nhưng không có ranh giới rõ ràng.
Về động lực tạo bể có lẽ chủ yếu là căng
ngang. Móng của bể Phú Khánh được cố
kết và có thể đã gắn liền với đòa khối Kon
Tum, sau đó bò sụt xuống tạo ra bể căng
ngang dọc theo đứt gãy trượt kinh tuyến
109
o
. Do độ cố kết của đòa khối Kon Tum
nên lực căng ngang chỉ tạo ra các đòa hào
nhỏ, không liên tục có tuổi hình thành vào
Oligocen. Vì đáy bể Phú Khánh có biên độ
sụt lún nhỏ nên trầm tích đổ từ phía bờ ra,
tùy vào độ sâu của mực nước biển mà có
dạng song song hay tỏa tia với góc dốc thấp
trong Oligocen-Miocen dưới, song song biên
độ cao ở trầm tích carbonat Miocen giữa và
dạng nêm lấn biển ở phức hệ Miocen trên
(Hình 5.10). Đây là bể có đặc tính hỗn hợp
Bể Loại vỏ trái đất Cơ chế tạo bể Kiểu bể

Tuổi hình
thành
Các yếu tố đòa động lực
ảnh hưởng đến
quá trình tạo bể
Nam Côn Sơn
Vỏ lục đòa phía
Tây
Vỏ chuyển tiếp
phía Đông
Trượt cục bộ
phía Tây
Căng giãn phía
Đông
Rift căng giãn Oligocen
- Thúc trồi Oligocen -
Miocen
- Giãn đáy Biển Đông
Tư Chính-
Vũng Mây
Vỏ chuyển tiếp
Rạn nứt tạo bán
đòa hào, căng
giãn
Căng giãn rìa
thụ động
Eocen-
Oligocen
- Thúc trồi Oligocen -
Miocen

- Giãn đáy Biển Đông
Cửu Long Vỏ lục đòa
Kéo toác cục bộ
và căng giãn
Rift căng giãn
Eocen-
Oligocen
- Thúc trồi Oligocen -
Miocen
Phú Khánh
Vỏ lục đòa -
chuyển tiếp
Kéo toác
Hỗn hợp kéo
toác và căng
giãn rìa thụ
động (còn có
thể coi là bể rìa
lục đòa)
Oligocen
- Thúc trồi Oligocen -
Miocen
- Giãn đáy Biển Đông
Hoàng Sa
Vỏ chuyển tiếp
(lục đòa sót do
đại dương hoá)
Rạn nứt tạo bán
đòa hào
Căng giãn rìa

thụ động
Eocen-
Oligocen
- Va mảng Ấn Độ - Âu Á
(Eocen)
- Giãn đáy Biển Đông
Trường Sa
Vỏ chuyển tiếp
(lục đòa sót đại
dương hoá)
Rạn nứt tạo bán
đòa hào
Căng giãn rìa
thụ động
Eocen-
Oligocen
- Va mảng Ấn Độ - Âu Á
(Eocen)
- Giãn đáy Biển Đông
Bắc
Sông Hồng
Vỏ lục đòa vát
mỏng
Trượt bằng
căng/ép ngang
Kéo toác
Eocen-
Oligocen
- Va mảng Ấn Độ - Âu Á
(Eocen)

- Thúc trồi Oligocen -
Miocen
Nam
Sông Hồng
Vỏ lục đòa Kéo toác Kéo toác Oligocen
- Thúc trồi Oligocen -
Miocen
Malay-Thổ
Chu
Vỏ lục đòa bò vát
mỏng
Kéo toác và
căng/ép
Kéo toác Oligocen
- Thúc trồi Oligocen -
Miocen
Bảng 5.2. Tổng hợp các đặc điểm hình thành các bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam
126
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
của dạng bể kéo toác nội lục và bể rìa thụ
động. Do thềm lục đòa hẹp, sườn lục đòa
tương đối dốc và lấn về phía Biển Đông từ
Miocen đến hiện tại, cho nên phần lớn diện
tích bể nằm ở vùng nước sâu. Do những đặc
điểm nêu ở trên bể Phú Khánh còn có thể
xếp vào bể rìa lục đòa.
Đặc điểm hình thành các kiểu bể trầm
tích Đệ Tam thềm lục đòa và vùng đặc
quyền kinh tế Việt Nam được tóm tắt trong
bảng 5.2.

3.4. Đặc điểm các trũng Đệ Tam trên đất
liền
Các trũng trầm tích Đệ Tam ở đất liền
thường có quy mô nhỏ (trừ Miền võng Hà
Nội và trũng Cửu Long) nên chúng ít được
nghiên cứu do vậy sau đây chỉ giới thiệu
khái quát một số trũng Đệ Tam đặc trưng
mà không mô tả hết tất cả các trũng hiện
có.
a. Các trũng Đệ Tam ở Đông Bắc Bộ
Các trũng Đệ Tam ở Đông Bắc Bộ được
phân bố chủ yếu dọc theo đới đứt gãy Cao
Bằng - Tiên Yên và giữa hai đới đứt gãy
Trung Lương và Chí Linh - Hòn Gai.
Các trũng dọc đới đứt gãy Cao Bằng
- Tiên Yên
Đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên có
phương kéo dào TB-ĐN qua các thò xã Cao
Bằng, Lạng Sơn xuống Tiên Yên ra biển,
tái hoạt động trong Kainozoi tạo điều kiện
cho sự hình thành các trũng Cao Bằng,
Nà Dương có nguồn gốc sông hồ theo cơ
chế trượt, kéo toác có tuổi Mio-Pliocen
(Đovjikov A.E. và nnk, 1965; Trònh Dánh,
1998) hoặc Oligocen - Pliocen (Nguyễn
Đòch Dỹ, 1996) hình thành theo cơ chế kéo
toác trượt bằng (Lê Triều Việt, 2004).
Trũng Cao Bằng
Trũng Cao Bằng có dạng hình thoi mà
ranh giới hai bên là các đứt gãy, còn đường

chéo của trục nếp lõm không đối xứng kéo
dài khoảng 20km theo phương TB-ĐN hình
thành theo cơ chế kéo toác.
Ảnh 5.1. Cát bột kết xen kẽ sét than, lignit. Thế nằm thoải đơn nghiêng. Nà Dương
127
Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
Trầm tích Đệ Tam ở đây gồm các tập
cuội - tảng kết, cuội sạn kết, xen kẽ những
lớp mỏng cát kết hạt thô, chuyển dần lên
cát kết, bột kết, sét than, thấu kính than
lignit và trên cùng là sét kết xen bột kết.
Bề dày chung của trầm tích này khoảng
1000m trong đó trầm tích vụn thô chiếm
ưu thế nằm không chỉnh hợp góc trên các
trầm tích - núi lửa Trias và đá vôi Carbon
- Permi.
Trũng Nà Dương
Trũng Nà Dương là một trũng không
đối xứng có diện tích trên 70km
2
, ranh giới
TN dọc đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên,
trượt tách và sụt lún mạnh hơn.
Trầm tích Đệ Tam ở đây có tướng
sông hồ gồm cuội kết, sạn kết ở phần dưới
chuyển lên cát kết, bột kết xen kẹp các vỉa,
thấu kính lignit ở phần giữa (Ảnh 5.1) và
trên cùng là sét bột kết sắp lớp mỏng nằm
rất thoải, khá ổn đònh có bề dày chung 500
- 600m và chứa nhiều di tích cổ sinh thực

vật, động vật được xếp vào Neogen (Trònh
Dánh, 1998).
Đáng chú ý là trong phần giữa của
mặt cắt, qua công tác thăm dò, khai thác
đã ghi nhận sự có mặt của đá phiến sét-
vôi chứa bitum và xác đònh được 9 vỉa than
lignit có tổng trữ lượng và tài nguyên 104
triệu tấn nằm trong hai phân vò đòa tầng
Oligocen và Miocen phủ không chỉnh hợp
lên trên móng trước Đệ Tam (Borisov
V.S. Romanov 1959). Những tài liệu gần
đây đã ghi nhận nhiều di tích bào tử phấn
hoa tuổi Oligocen như Cicatricosisporites
dorogensis, Oculopollis, Pentapolleniter
(Nguyễn Đòch Dỹ, 1996).
Trũng Hoành Bồ
Trũng Hoành Bồ nằm kẹp giữa hai đới
đứt gãy Trung Lương ở phía Bắc và Chí Linh
- Hòn Gai ở phía Nam, có dạng không đối
xứng, trũng rift căng giãn, kéo dài khoảng
13km theo phương TTB-ĐĐN với diện tích
khoảng 80km
2
. Trầm tích phủ không chỉnh
hợp góc trên móng là các trầm tích vụn thô
lục đòa có tuổi Trias muộn và Jura.
Ảnh 5.2. Vách đường bờ phải Sông Hồng gần cầu Cốc Lếu - Lào Cai
128
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Trầm tích Đệ Tam ở phần dưới là hệ

tầng Đồng Ho chủ yếu là cuội kết, sỏi sạn
kết xen kẽ vài lớp mỏng cát-bột kết, sét kết
màu đen chứa dầu lộ ra một vài nơi ở cánh
phía Tây, còn phần trên là hệ tầng Tiêu
Giao gồm sét bột kết nằm thoải tònh tiến
dần về phía Đông, có lẽ phủ không chỉnh
hợp lên hệ tầng Đồng Ho.
Đá phiến chứa dầu ở Đồng Ho đã được
Tổng cục Đòa chất tổ chức thăm dò từ
những năm 1958 - 1959 xác đònh được tập
“đá dầu” dày 22m nằm ở phần giữa của hệ
tầng Đồng Ho kéo dài theo phương TB -
ĐN trên 840m, cắm thoải 15
o
- 20
o
về phía
ĐB theo chiều dốc dài đến 300 - 500m rồi
vát mỏng dần, có hàm lượng % wt dầu =
2-21,5, W
a
=4,0-10, A
c
=22,5-77,0, V
c
=14,4
- 44,5, S=0,34 - 1, Q(kcal/kg)=1160-5165
với trữ lượng trên 4,2 triệu tấn (Lê Văn Cự
và nnk., 1979).
Gần đây, Phạm Quang Trung (1999)

đã phát hiện nhiều di tích bào tử phấn hoa
có tuổi Oligocen như Cicatricosisporites
dorogensis, Lycopodiumsporites neogenicus,
Verruticolporites, Pachidemus tuy nhiên
phần thấp nhất của mặt cắt ở đây vẫn chưa
được nghiên cứu kỹ.
b. Các trũng Đệ Tam dải Trung tâm lưu
vực sông Hồng
Đới cắt- trượt Sông Hồng như nhiều tài
liệu đã mô tả kéo dài trên 1500km theo
hướng TB-ĐN từ Tây Tạng qua Hà Nội
ra vònh Bắc Bộ theo cơ chế trượt bằng trái
trong Đệ Tam gây ra quá trình căng giãn
và ép ngang khu vực. Trong phạm vi Việt
Nam, đới cắt trượt này có trục là đòa luỹ
Núi Con Voi, kèm theo các đới đứt gãy gần
song song ở hai phía khống chế sự thành
tạo của hệ các trũng Đệ Tam dải trung tâm
lưu vực sông Hồng.
Về phía ĐB có các trũng Đệ Tam:
Tuyên Quang, TN Tam Đảo, chúng phân
bố dọc đới đứt gãy Sông Lô; các trũng
Đông Quán, Lục Yên, Phan Lương được
hình thành dọc các đới đứt gãy Sông Chảy,
Vónh Ninh. Về phía TN là các trũng: Lào
Cai (Ảnh 5.2), Yên Bái, Phú Thọ, Trung
Hà phân bố dọc đới đứt gãy Sông Hồng.
Cuối cùng các trũng này nhập lại ở vùng
ĐN Việt Trì và kéo dài ra vònh Bắc Bộ tạo
thành bể Sông Hồng theo cơ chế kéo toác

(Rangin C. và nnk, 1995).
Phần Tây Bắc bể Sông Hồng (Miền
võng Hà Nội)
Phần TB bể Sông Hồng thường được
gọi là miền Võng Hà Nội (Golovenok V.K.;
Lê Văn Chân, 1966; Kislakov V.N. và nnk.,
1997; Nguyễn Hiệp, Hồ Đắc Hoài, 1972
v.v ) hoặc rift Hà Nội (Trần Văn Trò và
nnk., 1979) có dạng hình tam giác, có diện
tích khoảng 9000km
2
mà đỉnh ở gần Việt
Trì và cạnh đáy quy ước là dải ven biển Hà
Nam Ninh - Thái Bình - Hải Phòng dài trên
100km chứa các phức hệ bào tử phấn hoa vi
cổ sinh có tuổi từ Eocen đến Đệ Tứ (Phạm
Quang Trung và nnk, 1999; Nguyễn Ngọc,
1985; Đỗ Bạt, 2003).
Miền võng Hà Nội được phân thành các
dải Trung tâm nằm kẹp giữa hai đới đứt gãy
Sông Chảy và Vónh Ninh, dải Đông Bắc từ
đới đứt gãy Vónh Ninh qua đứt gãy Sông
Lô còn dải Tây Nam nằm giữa các đứt gãy
Sông Hồng và Sông Chảy. Trong đó, dải
Trung tâm do hoạt động nghòch đảo vào
cuối Miocen trên đã tạo nên các cấu trúc
lồi dạng đòa luỹ: Tiền Hải ở phía Đông Bắc
và Kiến Xương ở phía Tây Nam; dải ĐB
có các cấu trúc nếp lõm Văn Giang, Đông
129

Chương 5. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam
Quan và dải TN hẹp, kéo dài giữa đứt gãy
Sông Chảy và Sông Hồng. Trầm tích ở
miền võng Hà Nội chủ yếu là lục nguyên
chứa than, tướng sông - hồ, châu thổ, ven
bờ - biển nông có bề dày từ 3200m đến trên
7000m (chi tiết xin xem các chương 6 và 7
trong quyển sách này).
Ngoài dầu khí đang được thăm dò
khai thác ở Thái Bình, than lignit cũng là
tài nguyên năng lượng đáng kể ở miền
võng Hà Nội. Qua các giếng khoan thăm
dò dầu khí, than được phát hiện ở các độ
sâu từ 100m đến 4000m, có trên 100 vỉa,
thấu kính, trong đó 90 vỉa có bề dày 0,8
- 10m cá biệt đến 21m như ở Khoái Châu.
Than phân bố trong các trầm tích Oligocen,
nhưng chủ yếu là trong đòa tầng Miocen,
tập trung nhiều ở dải trung tâm Khoái Châu
- Tiền Hải kéo ra vònh Bắc Bộ.
Ở phần nông than thuộc loại lignit và
á bitum (sub-bituminous) ở phần sâu với
hàm lượng trung bình (%) của độ tro A
k
=
14,2, chất bốc cháy V
ch
= 40,5, lưu huỳnh S
=0,95, nhiệt năng Q=7000 kcal/kg, với trữ
lượng cấp (C

1
): 2,3 tỷ tấn, tài nguyên dự
tính (C
2
) 8,8 tỷ tấn và tổng tài nguyên dự
báo 252 tỷ tấn nhưng phần lớn nằm dưới
sâu (Trần Văn Trò và nnk.2000).
c. Các Trũng Đệ Tam ở Tây Bắc Bộ
Các trũng Đệ Tam ở Tây Bắc Bộ thường
có kích thước nhỏ, gồm các trầm tích giữa
núi hoặc sông- hồ và các đá núi lửa kiềm,
mafic.
Các trũng trầm tích Nậm Bạy, Nậm
Chúc, Nghóa Lô, Sài Lương, Đồng Giao,
Sốp Cọp, Hang Mon, Thanh Hoá gồm cuội
kết, cát kết, đôi chỗ xen kẽ vỉa, thấu kính
than nâu và sét kết, có tuổi Oligocen đến
Mio-Pliocen, trong đó trũng Nậm Bạy nằm
không chỉnh hợp trên trầm tích lục đòa màu
đỏ Creta thượng và có tuổi Eocen muộn-
Oligocen.
Đáng lưu ý là trũng Sài Lương tỉnh Sơn
La gồm ba trũng nhỏ, kéo dài theo hướng
TB-ĐN nằm không chỉnh hợp trên basalt
Permi thượng và tiếp xúc kiến tạo với trầm
tích lục đòa màu đỏ của điệp Yên Châu-
Creta thượng. Trầm tích này có bề dày
khoảng 100m gồm cuội kết, cát kết, sét bột
kết trong phần thấp của mặt cắt có các lớp
đá phiến chứa dầu màu xám đen xen trong

tập sét- bột kết được xếp vào điệp Nậm Ún
(Đỗ Văn Hãn, 1985). Trầm tích đá phiến dầu
chứa Verrucatosporites, Piceapollenites,
Nothofagidites, Polypodiacies-porites,
Quercidites tuổi Oligocen (Phan Huy
Quynh, 1992) được xếp vào hệ tầng Sài
Lương (Lê Thanh Hưu, 2004).
d. Các trũng Đệ Tam ở Trung và Nam
Trung Bộ
Các trũng ở khu vực này phân bố ở dải
đồng bằng ven biển như Ái Nghóa, Ba Làng
An, Quảng Ngãi, Vân Hoà, Phan Rí v.v
và rừng núi, cao nguyên như Ngọc Yêu, Gia
Lai - Kon Tum, Mang Đen, Kon Hà Nừng,
Buôn Ma
Thuột, Sông Ba, Đăk Nông, Bảo
Lộc, Di Linh v.v gồm các trầm tích sông
hồ và nhiều nơi phun trào basalt phát triển
rộng rãi (như ở Tây Nguyên).
Trũng Sông Ba
Trũng Sông Ba kéo dài trên 200km theo
phương TB - ĐN từ vùng Đắc Tô qua Kon
Tum, Pleiku xuống Cheo Reo, Phú Bổn,
Krông Pa, bò ngắt quãng ở vùng Củng Sơn
rồi lại phát triển ra vùng Vân Hoà - Tuy
Hoà. Các đá trầm tích và phun trào Đệ Tam
phát triển theo hệ đứt gãy tạo thành đòa
130
Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
hào Sông Ba có bề dày 200-900m, trong đó

đoạn ngã ba các sông Adun-Ba, Cheo Reo
còn quan sát rõ các đứt gãy thuận giới hạn
ven rìa gây ra hiện tượng vò nhàu, đôi nơi
thế nằm dốc đến 50
0
(Trần Văn Trò và nnk,
1985).
Trầm tích Đệ Tam ở đây gồm cuội tảng
kết lẫn cát kết hạt thô (tập 1), cát- sạn kết,
bột kết, sét than, thấu kính than nâu sắp lớp
dạng nhòp dày (tập 2), cuội- sạn kết chứa
nhiều kết hạch sét-silic-vôi hoặc những
thấu kính bentonit (tập 3) và tuf hoặc phun
trào basalt (tập 4) phủ thoải trên diện rộng
không chỉnh hợp trên hệ tầng Sông Ba. Môi
trường trầm tích ở giai đoạn đầu là trũng
giữa núi, lòng sông và giai đoạn sau tướng
sông, bãi bồi, hồ lầy hoá, hồ lục đòa có lẫn
vật liệu núi lửa.
e. Các trũng Đệ Tam ở Nam Bộ
Các trũng Đệ Tam ở Nam Bộ có thể
chia ra ba dải: Tây Nam Bộ gồm các
trầm tích Neogen tiếp với đới nâng Paleo-
Mesozoi Rạch Giá, trũng Cần Thơ thuộc
dải trung tâm gồm các trầm tích Paleogen
- Neogen và Đông Nam Bộ, gồm các trầm
tích Neogen tiếp giáp với đới nâng Đồng
Nai, mà phần rìa còn phát triển nhiều lớp
basan lũ Neogen - Đệ Tứ
Các trũng Đệ Tam ở Nam Bộ là một

phụ bể của bể Cửu Long rộng lớn kéo ra
biển nằm trên móng không đồng nhất của
các phức hệ núi lửa - pluton gồm andesit,
ryolit, tuf, granit tuổi Mesozoi muộn và các
trầm tích lục nguyên - carbonat Paleozoi
giữa - muộn.
Phần đất liền có trũng Cần Thơ là sâu
nhất. Trũng Cần Thơ phân bố chủ yếu dọc
các đới sông Hậu, sông Tiền là phần kéo
dài của đới đứt gãy Maeping từ Thái Lan -
Campuchia kéo xuống theo hướng TB - ĐN
theo cơ chế trượt bằng trái trong Đệ Tam
tương tự như đới cắt trượt Sông Hồng. Phần
thấp nhất của trũng bao gồm cuội dăm kết,
cát-sạn kết đa khoáng màu loang lổ, tướng
sườn lũ tích chứa phức hệ bào tử phấn hoa
Trudopollis-plicapollis có tuổi Eocen thuộc
hệ tầng Cà Cối được xác lập qua giếng
khoan Cửu Long 1, độ sâu 1.255-2.100m ở
tỉnh Trà Vinh. Tiếp trên là các trầm tích
tướng sông hồ, đồng bằng, châu thổ và biển
nông có tuổi từ Oligocen đến Đệ Tứ (Lê
Văn Cự và nnk., 1985, 1987; Nguyễn Đòch
Dỹ, 1985), trong đó phần rìa ĐB đôi nơi
còn gặp những lớp basalt Pliocen - Đệ Tứ
có tuổi đồng vò K-Ar 2,6 - 0,5 tr.n. (Nguyễn
Ngọc Hoa và nnk, 1996).
Trầm tích Đệ Tam ở Nam Bộ có bề
dày thay đổi lớn từ 1.000 - 2.500m, hình


thành trên các đòa hào, đòa luỹ thuộc châu
thổ sông Mê Kông và còn kéo dài ra thềm
lục đòa nối liền với bể Cửu Long hiện đang
thăm dò khai thác dầu khí.
4. Tóm tắt và kết luận
Nhìn chung lòch sử hình thành và phát
triển các bể trầm tích Đệ Tam ở thềm lục
đòa Việt Nam được nghiên cứu tương đối
kỹ cho giai đoạn từ Oligocen tới nay. Tuy
nhiên cho giai đoạn trước Oligocen thì còn
ít được nghiên cứu do hạn chế về tài liệu,
dẫn đến còn tồn tại nhiều cách hiểu khác
nhau về lòch sử đòa chất của giai đoạn này.
Dù còn nhiều vấn đề còn phải tiếp tục
nghiên cứu, chúng ta vẫn có thể rút ra được
số kết luận sau:
• Tất cả các bể chính đều là những bể nằm
trên lục đòa, một số khác như bể Hoàng
Sa, Trường Sa, Phú Khánh là những bể

×