Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

PHÒNG TRỊ BỆNH HẠI TRÊN HOA LAN CẮT CÀNH ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.19 KB, 7 trang )

PHÒNG TRỊ BỆNH HẠI TRÊN HOA LAN CẮT
CÀNH


Các nhóm hoa lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay
như Dendrobium, Mokara và Oncidium. Xu hướng gần
đây, hồ điệp cũng là một trong những nhóm hoa lan sẽ
được đưa vào khai thác như hoa lan cắt cành.
Một số bệnh chính khi trồng hoa lan cắt cành thường gặp
phải đó là:
I. Bệnh hại
1.1. Bệnh tuột lá chân
Xuất hiện nhiều ở những vườn lan trồng Mokara. Phần lá
chân của cây lan (sát mặt giá thể) thường vàng, héo và sau
đó rụng. Bệnh thường xuất hiện ở những cây lan suy dinh
dưỡng, sau khi trồng gặp nhiều nước.
Phòng trị: Sử dụng Ridomil với liều lượng 30g/lít.
1.2. Bệnh thối đen lá non
Những vườn lan trồng Mokara cũng thường xuất hiện
bệnh đen lá non. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ li ti,
sau đó vết bệnh lan rộng và làm thối cả một vùng rộng lớn.
Nguyên nhân là do điều kiện trồng quá ẩm.
Phòng trị: Hạn chế tưới nước.
Sử dụng Ridomil hoặc Physan 20.
1.3. Bệnh đốm lá
Do nấm Cercospora sp. gây ra
Bệnh thường phát sinh mạnh ở những vườn lan trồng
Dendrobium, Mokara; gây hại trong mùa mưa, ở những
vườn có ẩm độ cao.
Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi
lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu


đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá già, lá bánh tẻ.
Phòng trị: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như
Carbendazim, Zineb, Captan + Aliette.
1.4. Bệnh đốm đen lõm
Do nấm Phyllosticta capitalensis gây ra.
Bệnh thường xuất hiện ở những vườn lan trồng
Dendrobium, gây hại ở cuối mùa mưa đầu mùa nắng. Vết
bệnh là những chấm đen nhỏ, hơi tròn. Bệnh gây hại nặng
trên những vườn lan kém vệ sinh.
Phòng trị: Vệ sinh vườn lan.
Cứ 2 – 3 tháng phun khử trùng 1 lần, có thể sử dụng
dung dịch nước vôi.
Phòng trừ bệnh có thể dùộng một trong những loại thuốc
trừ nấm kể trên như Zineb, Topsin,…
1.5. Bệnh tuột lá trên cây Dendrobium
Đây là bệnh khá quan trọng và phổ biến nhất trên những
vườn lan trồng Dendrobium, còn gọi là bệnh đốm hoại tử.
Xuất hiện ở những vườn lan có biên độ dao động ẩm độ lớn
và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vết bệnh ban đầu là những
vết ố vàng nham nhở, sau đó lan rộng. Xuất hiện nhiều ở
những lá già, bánh tẻ. Nếu bệnh nặng có thể làm cây lam
rụng hết lá.
Để kiểm soát hoàn toàn bệnh này, có thể sử dụng
Ronilan, cứ 10 ngày/lần.
1.6. Bệnh thối giả hành
Bệnh thường do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, còn
gọi là thối nâu. Vết bệnh ban đầu màu nâu nhạt, hình tròn,
mọng nước. Sau đó, vếtg bệnh đậm dần lên và lan ra cả giả
hành. Bệnh gây hại mạnh trên những vườn lan trồng
Oncidium.

Bệnh thối mềm do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây
ra. Vết bệnh ban đầu có hình dạng bất định, ủng nước, màu
trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thới
tiết ẩm ướt, mô bệnh càng thối nặng hơn.
Phòng trị:
+ Vệ sinh thường thường xuyên.
+ Hạn chế tưới nước cho cây vào buổi tối.
+ Tách những cây bệnh để riêng, nếu nặng có thể đem
huỷ.
+ Có thể sử dụng các loại thuốc như Steptomycin hoặc
Tetracyline để phun.
II. Sâu hại
2.1. Bọ trĩ
Bệnh đốm đen của hoa lan là do nấm Fusarium sp. gây ra
kết hợp với bọ trĩ. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, ở
những vườn lan có ẩm độ thấp.
Phòng trị: Có thể sử dụng Mesurol và Dithane M45.
2.2. Rệp vảy
Rệp thường bám trên những giả hành còn non hoặc trên
những lá lan. Sâu gây hại nặng làm giảm quang hợp của
cây và ảnh hưởng lớn đến năng suất và mẫu mã cây. Rệp
vảy xuất hiện nhiều ở những vườn lan vệ sinh kém, ẩm độ
cao.
Phòng trị: Vệ sinh vườn thường xuyên.
Có thể chà xát rệp ở những cây bị nặng bằng bàn chải.
Hoặc dùng một trong những loại thuốc như Alpha
cypermethin hoặc Dimethoate.
Lưu ý: Có rất nhiều loại sâu bệnh hại trên lan, tuy nhiên
trên đây là một số bệnh, sâu thường gặp nhất. Và trồng
phong lan quan trọng nhất là ngừa bệnh. Do đó, vườn lan

cần phun định kỳ để hạn chế bị nhiễm bệnh.


Triệu chứng bệnh đốm vàng (Cercospora sp)




Triệu chứng bệnh thối nâu do vi khuẩn (Erwinia
carotovora)



Triệu chứnh bệnh đốm vòng lá (Alternaria porri)



Rệp vẩy

Lê Thị Nghiêm

×