Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nguồn: Một phần không thể thiếu của máy tính ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.09 KB, 11 trang )

Nguồn: Một phần không thể thiếu của máy tính
Cùng tìm hiểu về bộ nguồn, một phần rất quan
trọng khi lựa chọn máy tính cá nhân.
Hầu hết các thiết bị gia dụng trong gia đình đều
không thể sử dụng dòng điện xoay chiều từ lưới điện
cung cấp mà phải thông qua bộ chuyển đổi nhằm hạ
điện thế và nắn thành dòng điện một chiều cung cấp
cho các linh kiện điện tử trong các thiết bị đó. Chính
vì vậy, máy vi tính cũng có bộ chuyển đổi cho riêng
mình và được gọi chung là bộ nguồn (PSU: Power
Supply Unit).



Hơn thế nữa, những hệ thống mới ngày nay với rất
nhiều thiết bị chạy song song như Card đồ họa, CPU
đa nhân thì bộ nguồn càng trở nên quan trọng vì nó
quyết định sự ổn định của hệ thống cũng như tuổi thọ
của các linh kiện trong máy tính. Nếu không cung
cấp đủ công suất cho máy tính, bạn sẽ cảm thấy khó
chịu khi "đứa con cưng" của mình chạy một cách ì
ạch, tự nhiên khởi động lại khi đang chơi game với
bạn bè hay bỗng nhiên máy không thể khởi động
được và vô số những lỗi khác nữa.

Bởi vì tầm quan trọng của mình, bộ nguồn thường
được ví như "lá phổi" của một chiếc máy vi tính. Để
hiểu rõ về thiết bị này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu
các bộ phận cấu tạo nên một bộ nguồn máy vi tính.

Các thành phần cơ bản





Bộ biến áp: hạ điện áp xoay chiều từ lưới điện xuống
để phù hợp với thiết bị của bạn, cách ly thiết bị của
bạn với điện áp của lưới.

Bộ chỉnh lưu: biến đổi dòng xoay chiều thành dòng
một chiều.

Bộ lọc nhiễu: loại bỏ các xung điện có tác dụng xấu
cho thiết bị của bạn.

Bộ ổn áp: ổn định điện áp cung cấp cho máy khi có
sự thay đổi đột ngột.

Mạch bảo vệ: giảm thiệt hại khi có sự cố do nguồn
điện lưới gây ra.

Bộ tản nhiệt: giảm nhiệt độ của nguồn khi hoạt
động.

Các đường điện trong PSU:



-12V: cung cấp chủ yếu cho cổng song song (serial
port-COM) và các chip khuếch đại âm thanh cần đến
nguồn đối xứng +/-12V. Đường này có dòng thấp
dưới 1A (Ampe).


-5V: hiện nay các thiết bị mới không còn dùng đường
điện này nữa

+0V: đường nối đất (ground).

+3.3V: là đường cung cấp chính cho các chip, bộ
nhớ, một số thành phần trên bo mạch chủ, card đồ
họa và các card sử dụng khe cắm PCI.

+5V: đường điện được dùng phổ biến nhất trong máy
tính cung cấp điện chủ yếu cho bo mạch chủ, các
CPU đời cũ, các chip và các thiết bị ngoại vi khác.
Hiện nay các CPU đã chuyển sang dùng đường điện
thế 12V.

+12V: chủ yếu sử dụng cho các động cơ trong các
thiết bị lưu trữ, ổ quang , quạt, các hệ thống giải nhiệt
và hầu hết các thiết bị đời mới hiện nay đều sử dụng
đường điện 12V.

+5VSB (5V Standby): là nguồn điện được bộ nguồn
cấp trước, dùng phục vụ cho việc khởi động máy
tính, nguồn điện này có lập tức khi ta nối bộ nguồn
vào nguồn điện nhà (AC).

Các loại chân cắm chính trong bộ nguồn




Các loại dây của nguồn điện máy tính được đánh mã
màu rất chi tiết, màu đỏ là điện +5v, màu vàng là
+12v, màu đen là dây "mát" (Ground) Chúng được
tập hợp lại thành những dạng chân cắm cơ bản như:

Molex: Sử dụng cho các loại ổ đĩa CD/DVD, quạt tản
nhiệt, và một số thiết bị khác.

Đầu cắm nguồn: sử dụng chuẩn ATX (Advanced
technology Extended) với 20 chân cắm, hiện tại
chuẩn mới đã nâng số chân cắm lên 24 chân.

Đầu cắm SATA: đầu cắm đến ổ đĩa cứng (HDD).

Đầu PCI-Express: những bộ nguồn hiện đại ngày
nay luôn có 2 đầu cắm để sử dụng cho những bộ card
đồ họa kép, nếu bộ nguồn của bạn không có đầu cắm
bạn có thể sử dụng đầu chuyển đổi và bạn phải để ý
đến vấn đề công suất của nguồn có đủ đáp ứng hay
không.



Số lượng đầu cắm quyết định khả năng gắn thêm
thiết bị cho hệ thống của bạn ngoài các đầu cấp
nguồn chính (ATX 20 hoặc 24 chấn), molex. Thì các
đầu cấp nguồn cho thiết bị ngoại vi càng nhiều càng
tốt.

Hy vọng bài viết đã cho các bạn một cái nhìn tổng

quát về bộ nguồn máy tính. Chúng tôi sẽ nói về vấn
đề tính toán công suất và nhưng điều cần chú ý lựa
chọn bộ nguồn phù hợp ở những bài tiếp theo.

×