Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nguyên nhân và giải pháp hạ nhiệt cho PC? (Phần I) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.35 KB, 12 trang )

Nguyên nhân và giải pháp hạ nhiệt cho PC? (Phần
I)
Nhiệt độ PC cao đã, đang và vẫn là nỗi ám ảnh
cho người dùng. Trong loạt bài viết này, chúng ta
sẽ cùng tham khảo qua về kinh nghiệm sủ dụng để
giúp chiếc PC yêu quý được dễ thở hơn đôi chút.
Mùa hè có vẻ như đã trôi qua nhưng có một điều “lạ
lùng” là dường như chiếc PC đáng yêu của bạn lại
không hề có dấu hiệu thuyên giảm nhiệt độ. Ngoài
việc gây phiền toái cho người dùng như độ ồn lớn thì
việc hoạt động trong nhiệt độ cao hơn sẽ khiến tuổi
thọ của các linh kiện bị giảm đi đáng kể. Để tránh
những hỏng hóc hay bất tiện không cần thiết đó, hoặc
đơn giản chỉ là chăm sóc hơn cho chiếc PC của mình,
bạn có thể tham khảo bài viết sau.



Thứ nhất chúng ta cần hiểu rằng, nhiệt độ máy tính
tăng cao được chia làm 2 lý do chính: từ phần cứng
và phần mềm. Hiểu được những tác động, ảnh hưởng
của chúng sẽ giúp chúng ta có thể “hạ nhiệt” tốt hơn
cho cho chiếc desktop đáng yêu của mình.

Từ phần mềm

Gaming

Chơi game không bao giờ là chán đối với game thủ.
Nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất không để ý đến
những việc xung quanh. Có thể là chiếc PC của bạn


vẫn còn đủ khả năng để “chiến” game nhưng không
thể chạy được ở mức high setting. Còn game thủ thì
vẫn cứ miệt mài theo sau từng cuộc phiêu lưu của
nhân vật mà không để ý đến chiếc PC đang “tá hỏa”.



Mặc dù desktop được đánh giá cao hơn về khả năng
chịu nhiệt so với laptop nhưng không vì thế mà
chúng ta khẳng định desktop “trơ” trước nhiệt độ. Rất
nhiều trường hợp đã phải mang PC đi bảo hành mà
không hiểu nguyên nhân do đâu. Hoặc thậm chí có
người còn phải ngậm ngùi nhìn main và chip của
mình đi về nơi “cực lạc”. Bên cạnh đó, nếu vừa chơi
game vừa duyệt web thì đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng
treo máy hoặc tốc độc truy xuất chương trình của ổ
đĩa sẽ giảm đi đôi chút.



Để tránh những trường hợp đáng tiếc như vậy, lời
khuyên nên chơi “game phù hợp với máy tính” không
bao giờ là thừa. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể kiểm
tra nhiệt độ máy tính bằng các phần mềm chuyên
dụng như Everest hay SpeedFan. Nếu nhiệt độ quá
cao, hãy giảm ham muốn chơi game lại!

Chạy nhiều tác vụ

Khi một tác vụ được kích hoạt, bạn sẽ chưa thấy điều

gì bất ổn. Thêm một tác vụ nữa, vẫn chưa có chuyện
gì xảy ra. Nhiệt độ HDD chỉ xấp xỉ 40°C, nhiệt độ
CPU giao động trong khoảng 50°C - 60°C. Tất cả
vẫn đang ở trong mức cho phép với từng linh kiện.
Nhưng gần như chẳng bao giờ chúng ta chạy default,
bởi như vậy thì PC đã dùng để ngắm chứ không phải
để dùng. Một khi chạy các chương trình nặng thì
CPU fan đã bắt đầu “rú” lên những tiếng hãi hùng.



Lý do ở đây là khi chạy các tác vụ nặng, lượng CPU
hoạt động nhiều hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn
dẫn đến việc tỏa nhiệt nhiều hơn. Vì vậy, nếu không
sở hữu một chiếc PC với BXL mạnh mẽ và tiêu tốn ít
năng lượng thì lời khuyên mà các chuyên gia tư vấn
dành cho chúng ta là tắt bớt các tác vụ không cần
thiết. Việc làm này vừa tiết kiệm điện vừa giảm bớt ì
ạch cho con chip Pentium đã “già nua” của mình.

Có thể máy bạn nhiễm virus



Virus – khái niệm gợi lên bao nỗi kinh hoàng cho
người sử dụng – vẫn còn đang tìm mọi cách tấn công
chiếc PC của bạn. Ngoài việc đánh cắp thông tin, hủy
dữ liệu, làm máy tính chạy ì ạch thì còn có một “chức
năng” khác là kích hoạt nhiều tác vụ ẩn mà người
dùng không biết. Cụ thể có loại virus có khả năng

download những đoạn mã độc có khả năng chạy nền
hoặc “gọi” những chương trình mà Windows đã ẩn đi
khi không cần thiết. Tất cả những lý do này sẽ khiến
CPU của bạn phải hoạt động nhiều hơn. Và tất nhiên
khi hoạt động nhiều thì nhiệt năng tỏa ra sẽ nhiều
hơn.



Liệu pháp tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên sở
hữu một trình diệt virus nào đó. Nếu có điều kiện thì
bạn có thể dùng những chương trình diệt virus bản
quyền. Còn nếu không thì những giải pháp như free
anti-virus cũng sẽ không làm bạn thất vọng nhiều.
Hãy quét qua một lượt toàn bộ hệ thống, đôi khi trình
anti-virus đó sẽ “tóm” về cho bạn cả một đống những
“kẻ thù” đang âm thầm góp phần gây “sốt” chiếc PC
của bạn.

Tránh overclock quá đà



Overclock là thuật ngữ đã được dân trong nghề biết
đến lâu nay với tên gọi “ép xung”. Ép xung sẽ giúp
cho máy tính chạy nhanh hơn nhưng kéo theo đó thì
nhiệt độ chip cũng tỏa ra nhiều hơn. Nếu phần cứng
PC của bạn cho phép ép xung trong khi bạn chưa có
giải pháp làm mát tương ứng thì lời khuyên của các
“chuyên gia” trong lĩnh vực overclock này là: “có sao

thì dùng vậy”.



Trừ những mẫu sản phẩm (thường là main) chuyên
dụng cho overclock thì bạn đừng táy máy nghịch
những loại phần cứng khác. Các nhà sản xuất đều
khuyến nghị bạn nên sự dụng cấu hình mặc định của
phần cứng và khuyến cáo không nên ép xung sản
phẩm của họ. Ngoài những hậu quả khó lường thì
việc không ép xung cũng giúp CPU của bạn đỡ phải
nặng gánh nhiệt độ hơn tránh những nguy cơ đáng
tiếc.

×