Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Điện thoại nắp trượt - Của bền tại người? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.21 KB, 9 trang )

Điện thoại nắp trượt - Của bền tại người?
Người tiêu dùng ưa chuộng điện thoại nắp trượt.
Nhưng sử dụng thế nào cho bền cũng là điều băn
khoăn.
Nhu cầu của người dùng hiện nay khá đặc biệt. Họ
mong muốn có một chiếc điện thoại đa năng, mạnh
mẽ, hỗ trợ giải trí tốt với màn hình lớn, song đặc biệt,
họ lại yêu cầu kích thước của một chiếc điện thoại
phải nhỏ gọn. Xem ra với yêu cầu trái ngược (màn
hình lớn - máy nhỏ) này thì chỉ có thiết kế nắp trượt
là có thể đáp ứng. Nhờ có thiết kế gồm hai lớp nên
dòng điện thoại nắp trượt vừa mang đến phong cách
khá sành điệu, vừa giúp nhà sản xuất tích hợp nhiều
tính năng ưu việt hơn bên trong khối lượng hữu hạn
của một chiếc điện thoại.

Những chiếc điện thoại thông minh ngày nay là một
điển hình khác. Thiết kế trượt giúp nhà sản xuất tích
hợp vào chiếc điện thoại này cả bộ phím QWERTY
giúp người dùng nhập liệu dễ dàng, mặt trước là màn
hình cảm ứng rất lớn, nâng cao khả năng hiển thị,
trình diễn cũng như giúp người dùng thao tác bằng
ngón tay dễ hơn.

Tin tưởng hay không?



Tuy nhiên, dù có thiết kế ưu việt nhưng rất nhiều
người dùng tỏ ra không tin tưởng lắm đối với những
chiếc điện thoại dạng này. Họ luôn có định kiến rằng


những chiếc điện thoại này rất mỏng manh, dễ hỏng
hóc, mà vấn đề thường gặp nhất là đứt dây nguồn.
Điều này đúng, nhưng không phải là hoàn toàn!

Cụ thể, cấu tạo của điện thoại nắp trượt gồm hai
phần: phần trên chỉ gồm màn hình và vài nút chức
năng thường dùng, các phím nhập liệu khác nằm ở
phần bên dưới, được ẩn đi, khi cần sử dụng thì mới
trượt ra. Nối giữa hai phần này là một bản dây truyền
dẫn tín hiệu, còn được gọi là cáp nguồn. Do không
gian bên trong điện thoại khá nhỏ, lại có sự thay đổi
liên tục giữa hai đầu nối cáp nên nhà sản xuất chọn
giải pháp cáp dạng mạch mềm, vừa tiết kiệm không
gian, vừa có khả năng đàn hồi tốt.



Tuy nhiên, dù được tính toán khá kỹ về vị trí cũng
như thành phần chế tạo, nhưng sau một thời gian sử
dụng, khả năng đàn hồi của sợ cáp sẽ giảm. Khi
người dùng trượt nắp máy, sợi cáp sẽ bị bẻ một góc
rất nhỏ khiến các mạch dẫn nằm trên đó bị gãy, vì thế
điện thoại bị hỏng mà thường gặp nhất là lệch màu,
mất hình. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng phần nào
là điều kiện thời tiết không đảm bảo theo yêu cầu sử
dụng của nhà sản xuất.

Đó là giới hạn chung về mặt kỹ thuật. Dẫu biết rằng
cùng với sự phát triển về kỹ thuật sản xuất cũng như
áp dụng các vật liệu mới, tỷ lệ lỗi cáp của dòng máy

nắp trượt đã được giảm đáng kể, cho thời gian sử
dụng khá dài, có thể đến hai năm với tần suất sử dụng
trung bình. So với trung bình vòng đời một chiếc điện
thoại ở thị trường Việt Nam, đây là thời hạn khá dài.
Nhưng thật sự vấn đề sử dụng mới là cốt lõi.

Dùng đúng cách



Nếu sử dụng đúng cách, một chiếc điện thoại nắp
trượt vẫn có thể sử dụng rất lâu. Ví dụ, rất nhiều
người dùng có thói quen trượt điện thoại lên xuống
liên tục để… giết thời gian. Rồi khi cần kiểm tra các
sự kiện trên máy, họ cũng trượt điện thoại lên xuống
dù có thể bấm một nút bất kỳ để màn hình thoát khỏi
chế độ tiết kiệm điện (ScreenSaver). Với cách sử
dụng sai mục đích như trên, khó tránh khỏi sự cố xảy
ra cho chiếc điện thoại. Thế nên cần nhớ đến câu:
Của bền tại người!

Lưu ý khi dùng điện thoại nắp trượt

Để chiếc điện thoại nắp trượt bền hơn, có vài chi tiết
bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng.



Phải đảm bảo cơ trượt của máy nhẹ, êm, nhằm hạn
chế ảnh hưởng đến cáp. Khi cơ trượt gặp vấn đề, bạn

cần mang máy đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành
để nhân viên kỹ thuật phục hồi cơ trượt cho máy.
Không nên cố gắng sử dụng.

Hạn chế và không nên trượt máy ra vô liên tục nếu
không cần thiết. Chẳng hạn, nếu có cuộc gọi đến,
thay vì trượt lên để nghe máy, bạn có thể nhấn nút
nhận cuộc gọi. Nếu không cần nhập số điện thoại, có
thể thực hiện cuộc gọi từ danh bạ, bạn cũng không
cần trượt máy lên. Có thể cài đặt chế độ khẩu lệnh,
vừa tiện lợi, vừa an toàn cho điện thoại.



Ngoài việc sử dụng để liên lạc, điện thoại còn là một
chiếc đồng hồ khá hữu dụng. Tuy nhiên, khi xem giờ
hay xem có sự kiện nào trên máy hay không, bạn
cũng không cần phải trượt nắp máy. Thường các nhà
sản xuất luôn thiết kế một vài nút giúp bạn làm điều
này. Chẳng hạn với mẫu điện thoại nắp trượt của
Samsung, khi máy đang ở chế độ chờ, để xem giờ và
các sự kiện trên máy, bạn có thể nhấn giữ nút tăng
giảm âm lượng vài giây để màn hình sáng lên.

×