Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những quan niệm “đúng - sai” khi mua card màn hình? (Phần I) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.34 KB, 9 trang )

Những quan niệm “đúng - sai” khi mua card màn
hình? (Phần I)
Bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn trong
việc quyết định lựa chọn một chiếc card đồ họa
máy tính ưng ý.
Có thể khẳng định, việc lựa chọn một chiếc card màn
hình vừa ý là điều hoàn toàn không đơn giản, thậm
chí cả với những tín đồ của công nghệ chứ chưa nói
đến những người dùng không quá am hiểu về công
nghệ. Bạn có thể không tin nhưng điều đó hoàn toàn
là sự thật. Trừ phi liên tục cập nhật những tin tức và
thông cáo về các sản phẩm hoặc công nghệ mới nhất,
bằng không bạn chắc chắn sẽ “hoa mắt, chóng mắt”
trước sự thay đổi và phát triển của các loại card đồ
họa theo từng năm.

Không chỉ vậy, một số loại card màn hình còn được
chia làm nhiều cấp, nhiều hạng nên lại càng… làm
khó người tiêu dùng. Một chiếc card mang trong
mình công nghệ mới nhưng được trang bị nửa vời sẽ
có hiệu năng kém hơn một chiếc card đời cũ nhưng
“nội công” thâm hậu. Bởi vậy, hãy chú ý đến những
điểm sau nếu như không muốn bị mất tiền oan mà
vẫn không tậu được món hàng ưng ý và hợp thời.



Quan điểm 1: Dung lượng bộ nhớ RAM trong
card đồ họa càng nhiều thì chiếc card đó càng
mạnh
Độ chính xác: Chưa chắc chắn



Đây là một quan điểm nhầm lẫn vô cùng phổ biến khi
lựa chọn card màn hình. Theo ý kiến này, một chiếc
card có dung lượng bộ nhớ 1GB chắc chắn sẽ tốt hơn
một sản phẩm có 512MB bộ nhớ RAM. Tuy nhiên,
điều này chỉ đúng khi hai chiếc card cùng một dòng
sản phẩm hoặc sử dụng chung một loại bộ nhớ. Ví
dụ, nếu cùng được trang bị bộ nhớ RAM GDDR3 và
nằm trong một dòng sản phẩm (ví dụ 9800GT), chiếc
card màn hình của hãng A có bộ nhớ 1GB sẽ mạnh
hơn sản phẩm tương tự của hãng B với chỉ 512MB bộ
nhớ.



Bởi vậy, nếu so sánh 2 chiếc card khác dòng sản
phẩm hoặc khác thương hiệu (nVIDIA hoặc AMD)
thì việc đánh giá sức mạnh của card màn hình thông
qua dung lượng bộ nhớ là hoàn toàn sai lầm. Lý do là
bởi mỗi GPU (bộ vi xử lý hình ảnh) của từng hãng
sản xuất sẽ có các thông số về xung nhịp, bus… khác
nhau. Và hiển nhiên, mỗi yếu tố này đều có ảnh
hưởng đến hiệu năng của sản phẩm (Xem lại bài viết
cách đọc các thông số trên card màn hình).

Quan điểm 2: GPU là nhân tố chính quyết định
sức mạnh của một chiếc card màn hình
Độ chính xác: Đúng




Bộ nhớ quan trọng, đó là điều không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, trái tim thực sự của một chiếc card đồ họa
chính là bộ xử lý (GPU – Graphics Processing Unite).
Khi bạn lướt qua tên gọi của một số card màn hình từ
những nhà sản xuất khác nhau, điểm tương đồng dễ
nhận ra nhất chính là loại GPU, khi con chip nhỏ bé
này đóng vai trò quyết định về hiệu năng của một sản
phẩm.

Ngày nay, thị trường card đồ họa vẫn là sân chơi
riêng của hai đại gia nVIDIA và AMD (ATI cũ). Tuy
nhiên, nên nhớ rằng mỗi hãng sản xuất đều có các
dòng chip đồ họa riêng biệt cho từng nhu cầu (Ví dụ
nVIDIA có Quadro, Tesla, Tegra và GeForce còn
AMD sở hữu thương hiệu Radeon, FirePro, FireGL).
Trong đó, mỗi thương hiệu lại có nhiều dòng sản
phẩm khác nhau và được ký hiệu bởi các con số và
ký hiệu phân cấp như GT, GTS, GS, GTX (của
nVIDIA) hay HD, X (của AMD). Các con số và ký
hiệu này sẽ cung cấp khá nhiều thông tin cho người
sử dụng về sức mạnh của từng GPU được trang bị
trong card đồ họa (Xem thêm bài viết cách đọc các
thông số trên card màn hình).



Quan niệm 3: GPU có clock speed cao là mạnh
Độ chính xác: Đúng nhưng chưa đủ


Bạn có thể dựa vào chỉ số xung nhịp của GPU để
khẳng định sức mạnh của một chiếc card đồ họa, điều
đó đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ. Bởi lẽ, ngày
nay những bộ vi xử lý đồ họa đã phát triển hơn nhiều
trong việc xử lý đến từng điểm ảnh. Ánh sáng, đổ
bóng, khử răng cưa và một số hiệu ứng khác đã tạo
nên tính chân thực và góp phần không nhỏ vào việc
quyết định hiệu năng và sức mạnh khi phô diễn hình
ảnh của một chiếc card đồ họa.



Vì lý do đó, dựa vào clock speed của GPU không sẽ
là một thiếu sót lớn. Bởi vậy, trong giai đoạn hiện
nay, người tiêu dùng có thể đánh giá sức mạnh của
một GPU thông qua các chỉ số như bus bộ nhớ, hỗ trợ
đổ bóng (shader model), khử răng cưa hoặc tỉ lệ làm
đầy (texture fill rate).

×