Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.27 KB, 5 trang )
Những quan niệm sai lầm
về răng sữa
Nhiều người nghĩ rằng không cần điều trị răng sữa bị bệnh vì đằng nào
chúng cũng rụng đi. Điều này rất sai lầm vì tất cả những gì xảy ra với răng sữa đều
ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn. Nếu không chữa khỏi, những chỗ sâu
sẽ gây viêm lợi, viêm các dây thần kinh và mô gần răng, làm chết các mầm răng
vĩnh viễn..
Các răng sữa không được điều trị sẽ trở thành những ổ bệnh thường
xuyên gây viêm trong khoang miệng. Ngoài ra, nếu cần chỉnh hình để sửa lại răng
cho đẹp thì trước hết phải trám tất cả các lỗ sâu. Vì vậy, nếu con bạn bị sâu răng
sữa, hãy đưa đi khám và điều trị ngay.
Việc chữa răng cho trẻ phải do nha sĩ nhi khoa thực hiện. Răng sữa có ít
mô cứng, men và mô hơn so với răng vĩnh viễn. Vì vậy, nha sĩ không khoan các
vết sâu mà bôi dung dịch nitrat bạc nếu nó chỉ ở trong phạm vi men răng. Các vật
liệu đông cứng hiện đại cũng không được dùng cho răng sữa còn sống (dây thần
kinh trong đó chưa chết). Nguyên do là men và mô răng của trẻ có độ thẩm thấu
cao, việc dùng các chất trên sẽ dẫn đến tình trạng chết lợi, răng sữa bị đen và mầm
răng vĩnh viễn bị chết.
Ngoài việc không điều trị răng sữa, các bậc phụ huynh còn hay có những
quan niệm sai lầm sau:
1. Trẻ em không cần đánh răng vì răng của chúng thưa, không bị giắt
thức ăn
Răng trẻ chỉ thưa khi số lượng còn ít. Đến 2 tuổi rưỡi, trẻ đã có đủ 20
chiếc, răng đã khít vào nhau. Răng càng khít, nguy cơ sâu càng cao, nước bọt
(chứa chất vô hiệu hóa vi khuẩn) sẽ không rửa hết các mặt răng. Vì vậy, cần dùng
bàn chải để làm sạch các chất bám. Hãy mua cho trẻ 2 bàn chải có màu khác nhau