Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Báo cáo: Vì sao Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng vô sản(1911-1920).Ý nghĩa của sự lựa chọn đó đối với cách mạng Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.16 KB, 21 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM:

Nguyễn Thị Hạnh

Phạm Thị Phấn

Nguyễn Thị Sata

Trần Thị Thu

Nguyễn Thị Phương Liễu

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Vũ Phương Thảo

Lê Quốc Toàn

Phạm Thị Thanh Phương

Trần Thị Quỳnh An

Lương Nguyễn Thu Tâm

Đinh Xuân Biên

Nguyễn Tường Vy

Nguyễn Phong Phú

Bùi Đình Tuấn



Phan Thị Hân
I. SƠ LƯợC Về CHủ TịCH Hồ CHÍ
MINH
Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung
khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong những
năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác
Người sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim
Liêm huyện Nam Đàn, tình Nghệ An, mất ngày
2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội.
-Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước,
lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, lại được
chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân dưới
ách thống trị của đế quốc phong kiến, Người
đã sớm nuôi ý chí đánh đuổi thực dân Pháp,
giải phóng đồng bào
-Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người
cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt
xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh
không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì
Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì
hòa bình và công lý trên thế giới.
II. NHữNG YếU Tố HÌNH THÀNH NÊN TƯ
TƯởNG Hồ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một sản phẩm của
sự kết hợp giữa yếu tố khách quan (thực tiễn và
tư tưởng,văn hóa) với yếu tố chủ quan ( những

phẩm chất của người):
1. Truyền thống tư tưởng và văn hóa Việt
Nam đó là:

Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu
tranh để dựng nước và giữ nước

Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết
tương thân tương ái

Truyền thống lạc quan, yêu đời
2. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn
hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư
tưởng văn hóa phương Đông như nho giáo,
phật giáo và tư tưởng văn hóa phương Tây.

3. Chủ nghĩa Mác-Lênin .

4. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh .
III. CÁCH MạNG GIảI PHÓNG DÂN TộC
MUốN THắNG LợI PHảI ĐI THEO CON
ĐƯờNG CÁCH MạNG VÔ SảN:
Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất,
nhà tan, nhân dân ta sống đói khổ lầm
than, chứng kiến các phong trào yêu
nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hồ
Chí Minh tuy rất khâm phục lòng yêu
nước nhiệt huyết của các vị anh hùng
tiền bối như: Phan Bội Châu, Phan Chu

Trinh, Hoàng Hoa Thám… nhưng
không tán thành cách làm của họ.

Người quyết tâm ra đi tìm con
đường cứu nước mới. Ra nước
ngoài chứng kiến cuộc sống của
nhân dân lao động sau các cuộc
cách mạng tư sản như: cách mạng
tư sản Pháp (1789), cách mạng tư
sản Mỹ(1776), tuy đã giành thắng
lợi mà nhân dân vẫn khổ, họ vẫn
mưu làm cách mạng lần nữa.
Con tàu Latouche-Tréville
Bếp trưởng Văn Ba năm1911

Cách mạng tư sản chỉ thay thế chế độ bóc lột người này
bằng chế độ bóc lột người khác tinh vi hơn, chứ không
xóa bỏ nguồn gốc chế độ áp bức bóc lột người không
nhằm mục tiêu giải phóng cho nhân dân lao động.

Người thấy rằng các cuộc cách mạng đó
không triệt để. Vì thế cứu nước theo ngon cờ
của giai cấp tư sản không phải là lối thoát cho
dân tộc.
Trong khi đó, cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười Nga (1917) do Lênin lãnh
đạo có tiếng vang to lớn đối với quần chúng
lớn lao trên thế giới
Tiếp đến là việc thành lập Quốc Tế III (1919)
và đặt biệt V.I.Lênin công bố bản “Sơ thảo lần

thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa” mà Hồ Chí Minh đọc được trên
báo Nhân đạo (7/1920).
Người đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc,đặt cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo
cách mạng vô sản. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-
Lênin và cách mạng tháng Mười, Người chỉ ra
rằng :
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga
là thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được
hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.


Nguyễn Ái Quốc tại đại hội XVIII của đảng xã hội Pháp ở Tua 1920
Cách mạng Nga đã xóa bỏ được chế độ phong
kiến và ách bóc lột tư bản chủ nghĩa ở nước
Nga, sau đó lại hết sức giúp đỡ các dân tộc
thuộc trên thế giới làm cách mạng nhằm thoát
khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

Từ đó người rút ra kết luận: Cách
mạng tháng Mười Nga dạy cho chúng
ta rằng muốn cách mạng thành công
thì phải lấy công nông làm gốc, phải
có Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Tóm lại: CMVN muốn thắng lợi thì
phải đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin hay
con đường cách mạng vô sản.


Như vậy, từ thực tiễn phong trào dân
tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ
20 và ba cuộc cách mạng điển hình trên
thế giới là cách mạng tư sản Mỹ, cách
mạng tư sản Pháp, và cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, Hồ Chí
Minh khẳng định :
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”.
IV. Ý NGHĨA CủA Sự LựA CHọN CON ĐƯờNG
CÁCH MạNG VÔ SảN ĐốI VớI CÁCH MạNG
VIệT NAM:

Hồ Chí Minh lựa chọn con đường cách
mạng vô sản có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với cách mạng Việt Nam, giúp dân tộc ta
được giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ, khỏi
các tầng áp bức.

Đưa phong trào giải phóng dân tộc lên một
tầng cao mới, mở ra một con đường, một
chân lý mới cho phong trào giải phóng dân
tộc của các nước.

Đường lối giải phóng dân tộc bằng cách
mạng vô sản như là ngọn đuốc soi đường mà
Lênin đã vạch ra để giải phóng các dân tộc bị
áp bức trên thế giới.


Việc vận dụng sáng tạo đường lối của Lênin
vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
Nam là một quyết định đúng đắn đưa Việt
Nam từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất
nước, khẳng định được vai trò và tầm quan
trọng của giai cấp công nhân.
Trả lời câu hỏi
1. Câu khẩu hiệu nổi tiếng của quốc tế cộng sản:” vô sản toàn thế
giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”
2. Khi nói về tư tưởng văn hóa phương Đông Nguyễn Ái Quốc nêu
nho giáo trước vì: người phương Đông chịu nhiều ảnh hưởng của
nho giáo, theo cách gọi phương Đông của người xưa thì phương
Đông bao gồm các quốc gia trong đó có Trung Quốc, đất nước này
là nơi sinh ra nho giáo, mà đất nước ta đã trải qua 1000 năm đô
hộ của Trung Quốc nên ít nhiều có ảnh hưởng hơn nữa nho giáo
có lịnh sử phát triển song song với sự tồn tại của Việt Nam và
Trung Quốc.Nguyễn Ái Quốc tiếp thu nho giáo từ nhỏ nên Người
hiểu rất sâu sắc về nho giáo. Người nhận xét về cụ Khổng Tử,
người sáng lập ra nho giáo tuy là phong kiến nhưng có những cái
hay phải học lấy. Cái phong kiến lạc hậu của nho giáo là duy tâm,
đẳng cấp nặng nề, khinh thường lao động chân tay, coi khinh phụ
nữ… thì Hồ Chí Minh phê phán triệt để. Nhưng những yếu tố tích
cực của nho giáo như triết lí hành động, tư tưởng nhập thế, hành
đạo, giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, một “thế giới đại
đồng”, triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính, tư tưởng đề cao văn
hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học … đã được Hồ Chí
Minh khai thác để phục vụ nhiệm vụ cách mạng.
The end
Xin chân thành cảm

ơn!!!!!!!!

×