Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đông Y Châm Cứu - CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.43 KB, 56 trang )

Đông Y Châm Cứu

Phần thứ tư


CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH


- Dịch sách Châm cứu của Hà bắc Tân y Đại học. Nhân dân vệ sinh xuất bản xã,
Tân hoa thư điếm Bắc kinh phát hành sở. Xuất bản lần 1 tháng 4 năm 1975 (58
bài)

Có bổ sung phương huyệt kinh nghiệm mà người dịch đã dùng với các đầu (+)

- Đoạn cuối dịch thêm 14 bệnh ở sách Châm cứu nhập môn của Nam kinh Trung y
học viện biên soạn, Nhân dân vệ sinh xuất bản xã Bắc kinh xuất bản năm 1964

- Ba bài ở sách Thường kiến bệnh trung y lâm sàng thủ sách của Giang tô Tân y
học viện đệ nhất phụ thuộc Y viện biên, Nhân dân vệ sinh xã. Xuất bản năm 1974,
Bắc kinh

- Một bài ở sách Châm cứu tư sinh kinh của Vương Chấp Trung (Đời Tống)

- Một bài là kinh nghiệm của tác giả

Tổng cộng 77 bài

TÓM TẮT NỘI DUNG

I. Nguyên tắc trị liệu


II. Quy tắc xử phương

III. Chữa chứng bệnh thường thấy

1. Cảm mạo

2. Ho hắng

3. Hen

4. Đau đầu

5. Choáng váng

6. Mất ngủ

7. Say nắng

8. Hôn mê

9. Mệt xỉu

10. Trúng gió

11. Miệng mắt méo lệch

12. Động kinh (giản)

13. Nấc cụt


14. Nôn mửa

15. Đau dạ dày

16. Đau bụng

17. Tiêu chảy

18. Lỵ

19. Thổ tả

20. Sốt rét

21. Táo bón

22. Ỉa ra máu

23. Viêm ruột thừa

24. Chứng bại

25. Đau lưng

26. Đau sườn ngực

27. Đái dầm

28. Lòi dom


29. Kinh nguyệt không đều

30. Hành kinh đau bụng

31. Tắc kinh

32. Băng lậu huyết

33. Khó đẻ

34. Đẻ xong choáng váng

35. Đẻ xong táo bón

36. Thiếu sữa

37. Sa dạ con

38. Ho gà

39. Kinh phong

40. Phong lỗ rốn (uốn ván ở trẻ sơ sinh)

41. Trẻ em ỉa chảy

42. Trẻ em cam tích

43. Quai bị


44. Mụn nhọt

45. Viêm tuyến vú

46. Dị ứng mẩn ngứa

47. Bong gân

48. Sái cổ

49. Câm điếc

50. Chảy máu cam

51. Viêm xoang mũi

52. Viêm họng

53. Đau răng

54. Đau mắt đỏ cấp

55. Ra gió chảy nước mắt

56. Cận thị

57. Lao phổi

58. Nghẹn


59. Liệt nửa người

60. Viêm tinh hoàn

61. Di tinh

62. Liệt dương

63. Khí hư

64. Có thai nôn mửa

65. Quáng gà

66. Uốn ván

67. Lao hạch

68. Đảo kinh

69. Di chứng bại liệt trẻ em

70. Bạch hầu

71. Viêm màng não

72. Chó dại, rắn độc cắn

73. Viêm tai giữa


1. NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU

Trị liệu bằng châm cứu và dùng thuốc cùng theo một nguyên tắc giống nhau. Đầu
tiên phải chẩn đoán rõ ràng, chính xác, xác định vị trí bệnh ở kinh nào, bệnh thuộc
tạng phủ nào. Khi chữa dùng cách châm hay cách cứu; dùng phép bổ hay dùng
phép tả, sau đó tiến hành trị liệu, như vậy mới thu được hiệu quả mong muốn

Thực thì tả: Khi bệnh tà mới xâm nhập vào cơ thể, sức đề kháng còn mạnh, xuất
hiện bệnh lý thực, cần phải dùng châm nhiều, thủ pháp tả nhiều, không thể dùng
cứu (trừ trường hợp hàn thực chứng)

Hư thì bổ: Nói về tinh thần và trạng thái người bệnh không tốt, năng lực đề kháng
giảm yếu, xuất hiện chứng hư, cần dùng thủ pháp bổ, thường dùng phép cứu (trừ
trường hợp người bệnh âm hư, không thể dùng cứu)

Nhiệt thìn nhanh: Nói về bệnh nhiệt tà quá thịnh, cần dùng cách châm nhanh, rút
kim nhanh (hoặc kết hợp chích điểm nặn máu) để trừ trị

Hàn thì ôn: Hàn tà xâm nhập kinh lạc hoặc trú ở tạng phủ, cần dùng phương pháp
ôn cứu để trừ trị (hoặc châm xong cứu thêm)

Tác thì chích: Cục bộ ứ tắc thì dùng phép chích: là khi cục bộ kinh lạc không
thông, khí huyết ứ trệ, phải dùng cách chích máu làm lưu thông kinh lạc, khử trừ
bệnh tật

Không hư, không thực: Theo kinh mà chữa. Khi cơ thể có bệnh biến hư thực
không rõ ràng, mới chỉ là một số chứng trạng xuất hiện trên đường kinh đi, nên lấy
huyệt trên kinh đó mà châm, chích dùng phép bình bổ, bình tả.

2. QUY TẮC XỬ PHƯƠNG


Chữa bệnh bằng châm cứu là phương pháp điều trị thông qua châm ở huyệt vị.
Mỗi huyệt chữa được một số bệnh, mỗi bệnh thường dùng một số huyệt để chữa
mới có thể phát huy hết tác dụng. Vì vậy phải nắm vững các huyệt và phối hợp
chúng với nhau. Phối hợp huyệt cũng chính là xử phương. Phối hợp huyệt phù hợp
sẽ nâng cao kết quả chữa bệnh. Xử phương phải theo quy luật nhất định. Nói
chung có mấy loại như sau:

Theo kinh lấy huyệt: Xem bệnh ở kinh nào lấy huyệt ở kinh đó để chữa bệnh.
Như mũi có bệnh thuộc về kinh thủ dương minh đại trường, lấy huyệt Hợp cốc ở
kinh đó. Bệnh tim thuộc về kinh thủ quyết âm, lấy huyệt Nội quan trên kinh đó.
Bệnh dạ dày thuộc về kinh túc dương minh, lấy Túc tam lý trên kinh đó. Cách này
còn gọi là cách lấy huyệt đường xa (viễn đạo)

Lấy huyệt lân cận: Xem bệnh chỗ nào thì lấy huyệt ở gần đó, tại đó. Như đau đầu
lấy Bách hội, hoặc lấy Phong trì, Thượng tinh, Thái dương; đau vai thì lấy Kiên
ngung hoặc Khúc trì; đau lưng thì lấy Thận du hoặc Hoàn khiêu; bệnh mắt thì lấy
Tình minh hoặc Tán trúc

Lấy huyệt phối hợp: Nguyên tắc này là đã lấy một huyệt nhưng sức chữa chưa
đủ, lại lấy thêm 1 hoặc 2 huyệt nữa, để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh. Cách lấy
huyệt phối hợp này ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Đại thể có mấy loại như sau:

Phối hợp xa - gần: Là phối hợp cách lấy huyệt, đồng thời lấy một huyệt vị có tác
dụng chủ trị mỗi bệnh ở cả hai bên phải, trái. Như bệnh dạ dày, lấy hai Túc tam lý
hoặc hai Nội quan; đau đầu lấy hai Thái dương hoặc hai Liệt khuyết; bệnh phụ
khoa lấy hai Tâm âm giao hoặc hai Huyết hải

Phối hợp phải trái: Còn gọi là song huyệt, đồng thời lấy một huyệt vị có tác dụng
chủ trị mỗi bệnh ở cả hai bên phải, trái. Như bệnh dạ dày, lấy hai Túc tam lý hoặc

hai Nội quan; đau đầu lấy hai Thái dương hoặc hai Liệt khuyết; bệnh phụ khoa lấy
hai Tam âm giao hoặc hai Huyết hải

Phối hợp trên - dưới: Ta lấy huyệt ở chi trên phối hợp hỗ trợ tương ứng với huyệt
ở chi dưới. Như Nội quan với Túc tam lý chữa bệnh ruột và dạ dày; Thần môn với
Tam âm giao chữa mất ngủ; Chi câu với Dương lăng tuyền chữa đau hai bên sườn;
Hợp cốc với Nội đình chữa đau răng; Chi câu với Chiếu hải chữa táo bón

Phối hợp trước sau: còn gọi là trong ngoài hô ứng, lấy một huyệt ở trước, một
huyệt ở sau phối hợp hỗ tương. Như Nghinh hương với Phong trì mũi tắc khó thở

Phối hợp Biểu - Lý: Cũng gọi là phối hợp âm dương. Căn cứ vào ba kinh dương
với ba kinh âm phối hợp hỗ tương biểu lý, như lấy Hợp cốc ở kinh đại trường và
Liệt khuyết ở kinh phế để trị cảm mạo; lấy Túc tam lý ở kinh vị và Tam âm giao ở
kinh tỳ để trị tiêu hoá kém.

Phối hợp Khoá - Chốt: Lấy huyệt phối hợp tương ứng, tương hỗ, tương liên, trên
vài ba huyệt đồng thời ở cùng một chi. Như chi trên đau đớn thì lấy Kiên ngung,
Khúc trì, Hợp cốc, bán thân bất toại thì lấy Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền; Huyền
chung

Phối hợp Du - Mô: mỗi một tạng phủ có bệnh, có thể lấy Bối du và Mộ huyệt
tương ứng. Như bệnh ở vùng dạ dày có thể lấy Trung quản phối hợp với Vị du;
bệnh ở bàng quang có thể lấy Bàng quang du phối hợp Trung cực.

Phối hợp Nguyên lạc: Nguyên huyệt có thể chữa bệnh hư, thực ở kinh ấy. Lạc
huyệt có thể chữa bệnh chứng ở kinh biểu lý. Nguyên huyệt và Lạc huyệt phối hợp
ứng dụng làm tăng tác dụng chữa bệnh. Như ho, hen xuyễn là bệnh chứng của thủ
thái âm phế kinh, lấy Nguyên huyệt của kinh ấy là Thái uyên, lấy Lạc huyệt Thiên
lịch của kinh biểu lý Thủ dương minh đại trường kinh; đau bụng, sôi ruột, ỉa chảy

là bệnh chứng của kinh thủ dương minh đại trường, lấy nguyên huyệt Hợp cốc của
kinh ấy, lấy Lạc huyệt Liệt khuyết của kinh biểu lý thủ thái âm phế kinh.

3. CHỮA NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP
1. Cảm mạo:

Cảm mạo, còn gọi là thương phong, có thể bị ở cả bốn mùa. Bệnh thường sinh vào
những lúc khí trời đột nhiên nóng, lạnh, hoặc lao động ra nhiều mồ hôi. Chủ yếu là
do ngoại cảm phong hàn, hoặc thân thể suy nhược, sức đề kháng giảm mà phát
bệnh

Cảm mạo có các biểu hiện là: nghẹt mũi chảy nước mũi trong, hắt hơi, ho hắng,
đau đầu, ăn không ngon

Cảm mạo nặng (cúm lây lan): phần nhiều là sợ lạnh, sốt, đau đầu, đau họng, ho,
đau lưng, đau khớp tứ chi, không muốn cử động, có thể quặn bụng, buồn nôn.

Cách chữa: lấy huyệt: Đại chuỳ, Hợp cốc, Phong trì, 3 huyệt này tác dụng chủ yếu
chữa cảm mạo. Đều dùng hào kim vê chuyển tiến kim, dùng thủ pháp bình bổ bình
tả. Lưu kim 30'

Gia giảm: Đau đầu gia huyệt Ấn đường, Thái dương, nặn máu; cuống họng đau,
dùng kim ba cạnh châm nặn máu ở Thiếu dương; ho hắng gia Liệt khuyết, Thái
uyên; tắc mũi gia Nghinh hương; sốt cao gia Khúc trì, Thập tuyên, châm nhanh,
nặn máu; toàn thân và tứ chi đau buốt gia Khúc trì, Thừa sơn; quặn bụng, buồn
nôn gia Nội quan

Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy giải biểu, tán hàn làm chính

Do phế và đại trường cùng biểu lý, nên lấy Hợp cốc ở kinh đại trường để giải biểu

tán hàn, phát hãn (*) tuyên thông phế khí để dứt ho. Lấy phong trì để khu phong
(**) mà dứt đau đầu. Đại chuỳ là huyệt ở đốc mạch, cũng là huyệt hội của thủ túc
tam dương kinh, cho nên có thể trị được ngoại tà xâm phạm vào cơ thể làm cho
kinh khí âm dương ngưng tắc phát thành nhiệt. Huyệt Thái dương là huyệt lạ
ngoài kinh (kinh ngoại kỳ huyệt), dùng kim ba cạnh châm nặn máu có tác dụng
tiết nhiệt, làm mát đầu mắt, có thể chữa đau góc đầu, trán. Huyệt ấn đường trị đau
trước đầu. Thiếu thương là kinh huyệt thủ thái âm phế có tác dụng làm tiết tà nhiệt
ở phế kinh, cho nên có là huyệt vị chính để chữa đau họng; Liệt khuyết là Lạc
huyệt của thủ thái âm phế kinh; Thái uyên là Nguyên huyệt của thủ thái âm kinh.
Hai huyệt này có tác dụng rất lớn đối với việc tuyên phế, vì vậy có thể chữa được
ho do phế khí không tuyên (không thông). Thủ dương minh đại trường kinh tuần
hành đến mũi, vì thế huyệt Nghinh hương có thể trị mũi tắc không thông, Thập
tuyên có công hiệu tuyên khiếu, khai bế (thông khiếu, mở chỗ bị đóng tắc), lưu
dương khí, thanh nhiệt, giải biểu, trị nóng đau; đau phía sau bụng chân có quan hệ
với kinh bàng quang, vì vậy lấy huyệt Thừa sơn của kinh đó để thông kinh khí mà
dứt đu. Nội quan là Lạc của thủ quyết âm, kinh mạch của khí cơ tam tiêu, khoan
cách, hoà vị, giáng nghịnh, điều khí, làm dứt nôn mửa.

(+) Phong trì - Can du - Túc tam lý (mùa xuân)

(+) Phong trì - Hợp cốc - Phục lưu (mùa đông)

2. Ho

Ho là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi, nhưng bệnh của các cơ quan khác
cũng có thể ảnh hưởng đến phổi mà sinh ra ho. Vì vậy rất nhiều bệnh có triệu
chứng này. Nguyên nhân dẫn đến ho tuy nhiều, nhưng không ngoài hai mặt ngoại
cảm và nội thương

a. Ngoại cảm ho hắng: phát sốt, sợ lạnh, mũi nghẹt, hắt hơi, ho có đờm lỏng và

trắng hoặc kèm đau đầu

Cách chữa: Đại chuỳ, Phong trì, Hợp cốc, Phế du, Liệt khuyết. Các huyệt kể trên
đều dùng hào kim vê chuyển tiến kim, thủ pháp bình bổ, bình tả, lưu kim 20 phút

Giảng nghĩa của phương: Đại chuỳ, Phong trì, Hợp cốc để tuyên thông (*) dương
khí, lưu giải biểu tà, Liệt khuyết tuyên phế để dứt ho; Phế du là chỗ khí của phế
tạng chuyển qua, tả thì lưu điều phế khí, bổ thì hoà ích phế khí, vì vậy là huyệt
chính để chữa ho

b. Nội thương ho hắng: có lúc ho, lúc không, nhổ ra đờm trắng, dính, hoặc ho khan
không có đờm, họng khô, đau rát, ngứa, miệng khô, môi hồng, có trường hợp đau
ở ngực và lưng trên, lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng.

Cách chữa: Lấy các huyệt Phế du, Đại trữ, Túc tam lý, Ngư tế, dùng hào kim châm
bổ, thêm cứu sau khi châm

Giảng nghĩa của phương: Lấy Phế du để tuyên thông phế khí, bổ phế để dứt ho.
Đại trữ khử phong tuyên phế. Túc tam lý bổ tỳ, ích khí. Ngư tế có thể thanh phế
hoả mà dứt ho.

3. Hen

Hen xuyễn cũng gọi là bệnh hống. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, nói chung
do thể lực suy nhược, ngoại cảm phong hàn, hoặc bị bệnh đường hô hấp không
chữa tận gốc cho dứt

Triệu chứng chủ yếu là thở hít nhanh gấp, đờm khó long, hầu kêu như kéo cưa,
nhổ đờm ra xong thì dễ chịu. Bệnh nặng thì há miệng so vai, không thể nằm ngay
ngắn, cử động dễ ra mồ hôi, chân tay lạnh, sắc mặt trắng bợt


Cách chữa: Khi phát cơn hen, lấy bình xuyễn làm chính, lấy huyệt. Định xuyễn,
Chiên trung, Nội quan. Trước hết lấy huyệt Định xuyễn, dùng phép vê chuyển,
làm cho châm cảm lan toả xuống dưới lưng, mông. Châm Chiên trung, châm dưới
da chếch thẳng xuống hơn một thốn, dùng phép vê kim.

Gia giảm: Đờm nhiều gia Phong long, Liệt khuyết. Xuyễn lâu người yếu, châm
thêm Phế du, Thận du, Khí hải, Phế khí tức đầy, có thể khiêu nặn máu ở Phế du,
gia bầu giác, làm cho máu ứ lại ở dưới da, có hiệu lực chặn cơn xuyễn.

Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy bình xuyễn (*), khử đờm làm chính.
Định xuyễn là huyệt kinh nghiệm lâm sàng. Nội quan nới giãn ngực và cơ hoành,
phế khí tự giáng. Chiên trung có công hiệu thuận khí hoá đờm thấp. Nếu đờm
nhiệt tại phế, cản trở phế khí, tuyên giáng (thông xuống) thất thường nên dùng
Phong long, Liệt khuyết để khử đờm tiết nhiệt. Người yếu cứu Phế du, Thận du,
Khí hải để bổ thêm phế khí và thận khí. Phế, thận đầy đủ khí lực thì trên có thể
khởi, dưới có thể nạp, khí cơ tự thăng giáng bình thường, chứng xuyễn tự khỏi

(+) Cứu huyệt Linh dài.

4. Đau đầu

Đau đầu là một triệu chứng thường có ở nhiều loại bệnh, ngoại cảm hay nội
thương đều dẫn tới đau đầu. Ngoại cảm dẫn tới đau đầu, phần nhiều biểu hiện sợ
lạnh, sốt, chảy nước mũi, ho hắng. Nội thương đau đầu do hư tổn ở ba tạng can, tỳ,
thận. Biểu hiện ngủ không ngon, thân thể mệt mỏi, váng đầu tức ngực, buồn nôn,
tiêu hoá kém, đầu não sinh chứng phiền muộn

Cách chữa: Do nguồn gốc sinh bệnh khác nhau, người bệnh thấy đau ở những chỗ
khác nhau, vì vậy tuỳ theo nguyên nhân và điểm đau mà xử lý.


1. Điều trị theo điểm đau

a. Đau cả đầu, lấy huyệt: Túc tam lý, Hợp cốc, Dương lăng tuyền. Ba huyệt trên,
lấy cả hai bên, dùng hoà kim châm tả pháp, đồng thời vê chuyển, có cảm giác tê
tức thì dừng, lưu kim 30 phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần

Phương pháp thứ hai, lấy huyệt: Bách hội, Thần đình, Phong trì. Cả ba huyệt đều
dùng mồi ngài cứu từ ba đến năm mồi.

b. Đau đỉnh đầu, lấy huyệt: Bách hội, Liệt khuyết. Dùng hào kim châm Bách hội,
Châm chếch ra phía sau, vê kim tiến sâu 3 phân (**). Liệt khuyết châm chếch lên,
vê chuyển tiến kim, đến khi cảm giác tê tức lan đến khuỷu tay thì dừng. Đều lưu
kim 30 phút. Các huyệt khác như Phong trì, Đại trữ, Thái dương có thể chọn dùng

(+) Bách hội, Thông thiên, Dũng tuyền, chữa đau đỉnh đầu do thận hư

(-) Bách hội, Hành gian, chữa đau đỉnh đầu do can hoả

c. Đau bên đầu

Phương I: Lấy huyệt Huyền chung. Dùng hào kim vê chuyển tiến kim theo phép
tả, lưu kim 15 phút

Phương II: Lấy huyệt Dũng tuyền, dùng ngải nhung cứu ba mồi

Phương III: Lấy huyệt Đầu duy, Liêt khuyết, dùng hào kim châm huyệt Đầu duy
trước, châm dưới da, chếch lên đỉnh đầu, đến khi đầu có cảm giác chướng tức thì
dừng, sau đó châm huyệt Liệt khuyết, châm chếch lên, lưu kim 30 phút. Hoặc
châm thêm huyệt Ty trúc không.(+) Đầu duy, Khúc phát, Chi câu, chữa đau một

bên đầu có nhức mắt

(+) Huyền lư, Ham yếm. Chữa đau vùng tóc mai hai bên đầu

d. Đau giữa phía trước đầu, lấy huyệt: Thượng tinh Bách hội, Hợp cốc, Liệt
khuyết. Các huyệt đều dùng hào kim vê chuyển tiến kim, theo phép tả, lưu kim 15
- 20 phút

(+) Thượng tinh, Tiền đình

đ. Đau phía sau đầu, lấy huyệt: Phong trì, Ngoại quan, Côn lôn, Liệt khuyết, cách
châm như trên

(+) Hậu đỉnh, Thân mạch

e. Đau quanh ụ mày, lấy các huyệt: Đầu duy, Tán trúc, Liệt khuyết, Thần đình, Ty
trúc không, cách châm như trên

2. Chứa theo nguyên nhân

Trước hết lấy các huyệt: Bách hội, ấn đường, Hợp cốc, dùng hào kim châm Bách
hội, châm chếch ra phía sau, vê tiến kim 3 phân. Sau đó châm ấn đường cho đến
khi tê tức rõ rệt tại chỗ thì rút kim. Hợp cốc vê chuyển tiến kim theo phép tả, kết
quả không tốt thì tiếp chứng lấy huyệt, nói chung lấy từ 2 đến 4 huyệt là vừa.

Gia giảm: Theo ngoại cảm đau đầu gia Phong trì, Liệt khuyết. Nội thương đau đầu
gia Túc tam lý. Sốt cao gia Đại chuỳ, Khúc trì. Váng đầu mất ngủ gia Thần môn,
Tam âm giao. Tiêu hoá kém gia Trung quản, Túc tam lý. Quặn bụng, nôn mửa gia
Nội quan. Bụng ngực cứng đau gia Nội đình. Đau quanh ụ mày gia Tán trúc thấu
Ngư yêu


Giảng nghĩa của phương: Các huyệt nêu ở các phương như trên như: Bách hội,
Thần đình, ấn đường, Đầu duy, Thượng tinh, Thái dương, Tán trúc, Ty trúc không
đều là cách châm gần để khử phong ở đầu. Châm đường xa lấy Túc tam lý để bổ
trung ích khí. Hợp cốc là huyệt chủ yếu để chữa bệnh vùng đầu mặt. Dương lăng
tuyền, Huyền chung, Thái xung lợi can, đảm, thanh thấp nhiệt. Phong trì, Ngoại
quan, Đại trữ để thanh phong tà ở đầu. Côn lôn, Liệt khuyết khử phong, thanh lạc,
Dũng tuyền thanh thận nhiệt, giáng âm hoả, phù hợp với chứng đau đầu do thần
kinh. Gia Đại chuỳ, Khúc trì để thanh nhiệt; Thần môn để an thần, định chí; Tâm
âm giao bổ ích thận; Trung quản điều trị; Nội quan; giáng nghịch, chỉ nôn; Nội
đình; thông giáng vị khí, hoà trường, hoá trệ; Tán trúc thấu Ngư yêu chữa đau cục
bộ

5. Choáng váng

Choáng váng, còn gọi là Huyễn vận, Huyễn não, là bệnh nhân cảm thấy chóng
mặt, hai mắt mờ tối như ngồi trên thuyền con bị chòng chành, mỗi lần đứng lên là
lại đổ xuống, có thể kèm chứng quặn bụng nôn nao, thường gọi là tối mặt, hoa
mắt. Bệnh này thường do khí huyết hư nhược gây ra (hội chứng thần kinh tiền
đình)

Cách chữa: Lấy huyệt Bách hội, Thái khê. Dùng ngải cứu, cứu hai huyệt Bách hội,
Thái khê trước. Nếu váng đầu, ngủ không yên, cứu Túc tam lý, Hợp cốc. Nếu
buồn nôn, châm thêm Trung quản, Nội quan, châm xong lại cứu. Nếu tâm phiền
tim hồi hộp, châm thêm Thần môn.

Giảng nghĩa của phương: Phương này chủ yếu là an thần, kiện tỳ, tư thận (*).
Bệnh này phần nhiều do khí huyết hư nhược, dương khí không thể đi lên. Bách hội
khai thượng tiêu, thanh khiếu, Thái khê để tự thận âm. Túc tam lý ôn bổ tỳ, vị,
tăng tiến việc ăn uống, làm cho khí huyết được dồi dào, phối Hợp cốc để tăng

thông suốt kinh khí, giúp cho đầu mắt được thanh, choáng váng tự trừ. Trung
quản, Nội quan là hai huyệt nới giãn lồng ngực, giáng vị khí. Thần môn an thần,
định chí có kết quả rất rõ rệt.

(+) Bệnh này là Rối loạn thần kinh tiền đình, nguyên nhân rất phức tạp, có một
phương cho kết quả tốt, tỷ lệ khỏi bệnh cao, các huyệt như sau: Bách hội, Phong
trì, Can du (đều tả), Thận du, Nội quan, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Tam âm giao,
Thái khê (đều Bổ)

6. Mất ngủ

Mất ngủ là trong đêm không ngủ yên, ngủ không say, khó ngủ, hoặc ngủ được
nhưng dễ tỉnh, và không thể nào ngủ lại được, nghiêm trọng thì suốt đêm không
thấy buồn ngủ, đồng thời váng đầu, hồi hộp, trí nhớ giảm, chân tay mỏi mệt. Bệnh
này phần lớn do lao tâm quá độ gây nên.

Cách chữa:

Phương I: Lấy huyệt: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, dùng hào kim vê
chuyển đến kim, thủ pháp bình bổ, bình tả, lưu kim 30 đến 50 phút. Ngoài ra,
trước khi đi ngủ dùng mồi ngải nhỏ cứu Ẩn bạch, Chí âm, mỗi chỗ 3 mồi cũng có
kết quả. Mỗi ngày chữa một lần, thường chữa 15 ngày. Nếu không có kết quả lại
châm tiếp.

Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy an thần, kiện tỳ làm chính. Thần môn,
an thần, định chí; Nội quan, hoãn giải cơn co thắt cơ hoành, ngực, kiêm có tác
dụng hoà vị, Tam âm giao có tác dụng điều tỳ khí. Cơ năng tỳ, vị kiện toàn khoẻ
mạnh tức âm huyết được đầy đủ, thần có thể yên.

Phương II: Lấy huyệt: An miên (An miên 1, An miên 2, luân lưu sử dụng) và Túc

tam lý chập tối trước khi đi ngủ thì châm. Dùng cách vê nhẹ, lưu kim 15 - 30 phút,
giúp gây ngủ nhanh.

7. Say nắng

Say nắng, phần nhiều phát sinh do lao động lâu hoặc đi bộ đường dài dưới ánh
nắng mùa hạ. Triệu chứng chung: đầu tiên thấy đau đầu, choáng váng, chân tay rã
rời, nôn mửa, quặn bụng, tiếp đến đột nhiên té ngã, hàm răng cắn chặt, sắc mặt
trắng bợt. Nếu bị nắng mà không kịp thời cấp cứu, có thể chết.

Cách chữa: Trước hết cần phải chuyển bệnh nhân đến chỗ có bóng mát, thoáng
gió, đồng thời châm cứu các huyệt: Hợp cốc, Nội quan, Túc tam lý, Nhân trung.
Trước hết lấy móng tay bấm mạnh Nhân trung, rồi châm Hợp cốc, Nội quan, Túc
tam lý, trước dùng tả pháp, sau dùng bổ pháp, lưu kim 10 - 15 phút.

Gia giảm: Sốt cao gia Khúc trì, Thập tuyên, hoặc dùng 12 tỉnh huyệt chích máu.
Nếu có co rúm gân, chích ra máu ở Uỷ trung, Khúc trạch. Tâm phiền hồi hộp thì
châm thêm Thông lý.

Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy thanh thử, tỉnh thần làm chính. Hợp cốc
thoái nhiệt, giải biểu. Nội quan thanh tâm, an thần. Túc tam lý là huyệt chủ yếu
lưu điều trung khí, thanh hoà (*), trường, vị. Nhân trung khai thượng tiêu, thanh
khiếu (**) để thanh thần chí. Khúc trì tả nhiệt. Thập tuyên, thập nhị (12) Tỉnh
huyệt đều có thể dụng tuyên khiếu khai bế, lưu dương khí để thanh thử tà (***).
Uỷ trung, Khúc trạch chích máu để tả nhiệt ở huyết phần, Thông lý ninh tâm, an
thần.

8. Hôn mê

Hôn mê là trạng thái bệnh đã nghiêm trong, không những mất hẳn tri giác mà có

biểu hiện ngủ mê mệt rất sâu, dùng các loại kim đâm đều không có phản ứng.

Nguyên nhân của hôn mê rất nhiều: bệnh ở não, ngộ độc thuốc, số cao và một số
bệnh nặng đều dẫn đến hôn mê. Đông y cho rằng hôn mê thường do: khí, huyết,
đàm thực, thử nhiệt gây ra, khí cơ đột nhiên nghịch loạn. Nếu khí hư bất túc, thì
khí hãm không thể đi, thanh dương không thể thăng tán, do đó cũng dễ đột nhiên
gây ra hôn mê.

Trên lâm sàng thường chia ra hai loại: Thực chứng và hư chứng. Ngoài việc tiến
hành chữa theo nguyên nhân ra, cần phải hết sức nhanh chóng làm người bệnh tỉnh
lại và giảm nhẹ chứng trạng. Một số bệnh có chứng hôn mê có thể kết hợp phương
dưới mà chữa:

a. Thực chứng

Đột nhiên quay đơ, thần thức không rõ ràng, hàm răng cắn chặt, chân tay co rúm,
mình mẩy phát sốt hoặc không sốt.

Cách chữa: Lấy huyệt Nhân trung, Nội quan, Dũng tuyền. Trước hết lấy kim to
đâm vào Nhân trung, dùng hào kim châm vào huyệt Nội quan, Dũng tuyền để cấp
cứu lại. Nếu huyết áp tụt xuống thấp thì cứu Bách hội, châm Thái khê, thường làm
cho huyết áp trở lại bình thường và có thể duy trì được một vài giờ, điều này rất có
ý nghĩa cứu nạn.

Gia giảm: Đờm nhiều gia Phong long, sốt cao gia Đại chuỳ, Thập tuyên, co quắp
gia Tứ quan (cả hai Hợp cốc, hai Thái xung gọi là tứ quan)

Giảng nghĩa của phương: Phương này chủ yếu là thanh não, tỉnh thần. Châm Nhân
trung để tỉnh thần, thần thức tỉnh lại thì bệnh cũng giảm nhẹ. Nội quan là Lạc
huyệt của bào lạc, cũng để thanh tâm, an thần. Dũng tuyền tư thuỷ giáng nghịch

khí. Phong long trừ đờm, đờm mất thì khí cơ thêm thông suốt, thần được thanh.
Đại chuỳ tiết nhiệt. Thập tuyên thông khí 12 kinh và có tác dụng tỉnh thần tiết
nhiệt, nhiệt mất thì thần an. Gia Tứ quan để chữa co quắp

(+) Chích Nhĩ tiêm nặn máu để giảm đạm huyết, chống hôn mê gan.

b. Hư chứng:

Đột nhiên quay lơ, thần thức không rõ ràng, sắc mặt trắng bợt, mồ hôi vã ra, bàn
tay xoè, miệng há, đái dầm, chân tay mát lạnh, thở ra yếu

Cách chữa: Lấy các huyệt Khí hải, Thần khuyết, Túc tam lý, Bách hội, bốn huyệt
trên đều dùng điếu ngải cứu, hoặc cứu cách gừng từ 5 - 15 phút.

Giảng nghĩa của phương: Phương này chủ yếu là hồi dương cố thoát. Cứu Khí hải,
Thần khuyết để hồi dương, cứu Bách hộ để nâng dương khí lên; cứu Túc tam lý để
ôn bổ tỳ vị, làm cho hồi dương, tứ chi ấm áp, dứt mồ hôi.

9. Choáng (hưu khắc)

Choáng thường do các bệnh nghiêm trọng hoặc ngoại thương gây ra, chủ yếu là
sắc mặt trắng nhợt, tay chân lạnh, mồ hôi lạnh nhớt như dầu, chân tay mềm yếu
không có khí lực, đau thắt ngực, váng đầu, thần thức tỉnh táo hoặc mơ hồ, huyết áp
tụt.

Cách chữa: Lấy huyệt: Nhân trung, Nội quan, Bách hội, Tố liêu. Trước hết châm
Nhân trung mấy lần (có cách thời gian), nếu hiệu quả không tốt, gia thêm Nội
quan. Huyệt Bách hội lấy kim ba cạnh đâm nhẹ 2 - 3 phân, nếu huyết áp không
lên, dùng huyệt Tố liêu làm thủ pháp vừa và mạnh.


Giảng nghĩa của phương: phương này chủ yếu là hồi dương, tỉnh thần. Dùng Nhân
trung để tỉnh thần. Nội quan, Tố liêu để hồi dương, nâng huyết áp. Bách hội khai
thượng tiêu, thanh khiếu, thanh đầu mắt.

10. Trúng gió

Trúng gió cũng gọi là Tốt trúng, phần nhiều là người già và người béo hay mắc
bệnh này. Thường thường do tình cảm không thoải mái dẫn đến can dương thiên
vượng (*), hoặc do uống rượu nhiều sinh đờm, hoá niệt, do thân thể gầy yếu hoặc
cảm thụ phong hàn gây ra. Khi mắc bệnh, đột nhiên té ngã, hôn mê không biết gì,
kèm theo có các chứng: miệng, mắt méo lệch, bán thân bất toại. Châm cứu có tác
dụng cấp cứu. Căn cứu vào nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, có thể chia ra
hai loại: bế chứng và thoát chứng

A. Bế chứng (thực chứng): phần lớn do khí hoả xung nghịch, đàm trọc toả thịnh,
chứng sẽ thấy là: hai mắt trợn ngược, hàm răng cắn chặt, hai tay nắm rất chắc,
trong họng có tiếng đờm như kéo cưa, sắc mặt đỏ, tiếng thở hít to, đại tiểu tiện bí.

Cách chữa: lấy huyệt Nhân trung, Thập tuyên, Hợp cốc, Bách hội. Trước hết lấy
kim ba cạnh chích máu Nhân trung, Thập tuyên; dùng bào kim châm huyệt Bách
hội và Hợp cốc, đều dùng tả pháp, lưu kim 10 - 15 phút.

Gia giảm: Đờm nhiều gia Phon long, Xích trạch, miệng mắt méo lệch gia Địa
thương, Giáp xa, Hạ quan. Nóng nhiều gia Đại chuỳ, Khúc trì. Thần chí mơ màng
gia Thần môn. Tứ chi co rúm gia Kiên ngung, Dương lăng tuyền, Bán thân bất toại
gia Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Uỷ trung.

Giảng nghĩa của phương: phương này để bình can*, dập tắt phong, khai khiếu, tiết
nhiệt. Cơ chế bệnh bế chứng là do khí âm dương bế tắc, nghịch loạn, lấy Thập
tuyên để tuyên khiếu, khai bến*. Hợp cốc thì lưu điều khí âm, dương. Bách hội là

chỗ hội của chư dương, Nhân trung điều đốc mạch, do đó đều có tác dụng thanh
hoả, tiết nhiệt của mọi thứ dương khí. Gia Phong long, Xích trạch để thanh nhiệt,
trục đờm. Địa thương, Giáp xa, Hạ quan điều kinh khí ở mặt. Đại chuỳ, Khúc trì
để tiết nhiệt, Thần môn tiết nhiệt, tỉnh thần chí. Kiên ngung, Dương lăng tuyền để
lưu khí huyết, thông kinh lạc. Hoàn khiêu, Huyền chung, Uỷ trung có tác dụng thư
gân, hoạt huyết, thông lạc

b. Thoát chứng (hư chứng)

Do chân khí suy yếu, nguyên dương bạo thoát, nên miệng há, mắt nhắm, hai tay
xoè, đái dầm, chân tay lạnh, hít thở yếu, hoặc trên người ra những giọt mồ hôi to.

Cách chữa: lấy huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Thần khuyết, Tam âm giao, Nhân
trung. Dùng mồi ngải cứu Quan nguyên, Khí hải, Thần khuyết (cứu cách muối),
Tam âm giao, mỗi chỗ cứu 10 mồi, châm huyệt Nhân trung. Nếu có đái dầm, cứu
Bách hội, lại châm Thận du, dùng phép bổ.

Giảng nghĩa của phương: lấy Quan nguyên, Khí hải, Thần khuyết, Tam âm giao để
bồi thêm nguyên khí, làm giảm khí âm, hối khí dương và giữ không cho thoát. Lấy
Nhân trung để thông điều đốc mạch, khai khiếu tỉnh thần. Cứu Bách hội để nâng
dương khí lên. Châm Thận du để bổ ích thận khí.

11. Miệng mắt méo lệch

Miệng mắt méo lệch gọi là liệt mặt , Thần kinh mặt tê bại. Phong hàn thấp gây ra
liệt mặt, thường phát sinh sau một đêm bị nhiễm lạnh hoặc bị ẩm thấp, ngày thứ
hai mới phát hiện ra. Một bên mí mắt không thể nhắm được, chảy nước mắt,
không thể chau mày, nếp nhăn ở trước trán mất đi, cơ bên mặt bị liệt nhẽo ra, cảm
thấy vướng, góc mép trễ xuống và lệch về bên lành, có thuyết gọi là Lậu phong vì
miệng chảy nước dãi, đồ ăn lưu ở bên má có bệnh.


Cách chữa: lấy huyệt: Địa thương thấu Giáp xa, Tứ bạch, Dương bạch, Hợp cốc.
Dùng hào kim châm Địa thương thấu Giáp xa. Huyết Tứ bạch châm dưới da từ
trên xuống. Dương bạch châm thấu Ngư yêu. Đều dùng thủ pháp bình bổ, bình tả.
Hợp cốc dùng tả pháp. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần. Những người
bệnh khó kéo về cân được, có thể gia thêm Địa thương thấu Nhân trung, hoặc Địa
thương thấu Thừa tương ở bên không méo có thể thu được hiệu quả. Bị gió lạnh
thì gia cứu hoặc chườm nóng.

Gia giảm: Chảy nước mắt thì gia huyệt Tình minh. Khó nhai đồ ăn thì gia huyệt
Hạ quan. Mắt khó nhắm thì gia Dương bạch thấu Ngư yêu.

Giảng nghĩa của phương: phương này chủ yếu là khử phong để thông kinh khí.
Dùng Địa thương, Giáp xa, Tứ bạch, Dương bạch để điều kinh khí ở mặt, phối
Hợp cốc để điều kinh khí ở kinh gốc ấy. Kinh khí dễ thông mà phong tự mất. Nếu
bị gió nhẹ gây ra thì dùng ngải cứu chườm nóng để ôn kinh, tán hàn (*) làm cho
khí huyết dễ thông, gân mạch được nuôi dưỡng. Tình minh, Hạ quan, Dương bạch
thấu Ngư yêu đều là đối chứng cục bộ mà lấy huyệt.

12. Chứng giản (động kinh)

Chứng giản (động kinh) thường gọi là dương giản phong còn gọi là điên giản.
Bệnh xuất hiện từng cơn. Đột nhiên mất ý thức, kèm chân tay co quắp, cơn thường
lắp đi lắp lại.

Ngoài tính chất bẩm sinh ra, phần lớn lúc mới sinh có co giật để lại di chứng. Khi
phát cơn đột nhiên ngã nhào, hôn mê không biết gì, sắc mặt trắng bợt, hàm răng
cắn chặt, tay chân co quắp, mắt trợn ngược, miệng mũi đờm dãi, có khi trong mồm
phát ra tiếng như dê, lợn kêu, sau một lúc lâu sẽ tự tỉnh lại, khi tỉnh lại thì như
người bình thường.


Trước lúc phát cơn thấy căng đầu, mệt mỏi. Cơn phát không có quy luật nhất định,
có khi mấy năm một lần, có khi mấy ngày một lần, có khi một tháng mấy lần.

Cách chữa: châm cứu đối với động kinh có tác dụng giảm bớt số lần, đối với cơn
nhỏ có thể chữa khỏi. Nếu lên cơn liên tục có thể lấy để cấp cứu.

Phương 1: Thương bạch, Dũng tuyền. Khi lên cơn lấy dây mềm buộc ép chặt hai
ngón cái tay, chân người bệnh lại ngay ngắn, mồi ngải đặt trùm lên chỗ hai gốc
móng (của từng đôi ngón tay hoặc chân), cứu đồng thời trên dưới, liên tiếp một số
mồi sẽ tỉnh lại. Lại cứu huyệt Dũng tuyền 4 hay 5 mồi.

Phương 2: Đại chuỳ, Bách hội, Nhân trung, Giản sử, các huyệt trên dùng hào kim
mà châm, lưu kim 20 phút. Đại chuỳ, Bách hội châm xong thì gia cứu. Các huyệt
khác như Phong phủ, Giáp xa, Thừa tương, Thần môn, Khúc trì, Phong long, Hậu
khê đều có thể tuỳ chứng mà chọn để châm thêm.

Giảng nghĩa của phương: Thương bạch và Dũng tuyền là phương huyệt kinh
nghiệm tốt, có tác dụng khai khiếu thì lại cơn ngất; Bách hội, tỉnh não; Nhân
trung, Giản sử tỉnh thần; Đại chuỳ thanh tiết phong dương (*), ninh thần, tỉnh não.

13. Nấc

Nấc chủ yếu là do vị khí xung lên, khi đến giữa hầu thì phát ra tiếng nấc, tiếng nấc
ngắn, liên tục. Chứng trạng này nếu tự nhiên sinh ra có thể không cần chữa cũng
tự nhiên mất đi, nếu kéo dài cơn thì phải chữa

Cách chữa: lấy huyệt Nội quan, dùng hào kim châm. Thày thuốc lệch cho bệnh
nhân hít vào thì tiến kim, ngón cái vê mạnh về phía trước, tiến sâu 5 phân, lui kim
ra ba phân, lệch cho người bệnh thở ra; lại tiến kim theo hơi thở như trên, 3 lần;

rồi lưu kim 10 - 15 phút. Nếu không dứt có thể gia các huyệt Thái khê, Cách du,
ách nghịch hoặc Nhân trung.

Giảng nghĩa của phương: Nội quan giải cơn co thắt cơ hoành, hoà vị. Thái khê: ôn
vị dương, tán hàn. Cách du, Ách nghịch có tác dụng giáng khí, hoà trung

14. Nôn mửa

Nôn mửa là một triệu chứng của rất nhiều bệnh. Nôn mửa thường do ngoại cảm,
ăn uống không giữ gìn, đồ ăn uống tích trệ, can khí không thư và trong vị ứ nước
nhiều quá gây ra. Trên lâm sàng thường chia ra hai loại hàn và nhiệt.

Nhiệt thổ: Sau khi ăn một tí là nôn ra, vật nôn có mùi hôi, nóng, chua, đắng, kiêm
miệng hôi, khát, tiểu tiện ít, vàng, đại tiện táo bón.

Hàn thổ: ăn xong sau một thời gian rất dài mới nôn, nôn ra dãi trong, sợ lạnh, thích
ấm, đại tiện phân nát, toàn thân mỏi mệt không có khí lực.

Cách chữa: Lấy huyệt Khúc trì, Nội quan, Túc tam lý. Trước hết lấy hào kim châm
Khúc trì, Nội quan, đều dùng tả pháp. Sau đó lại châm Túc tam lý, chếch xuống
dưới vê chuyển tiến kim, thủ pháp bình bổ, bình tả, lưu kim 30 phút

Gia giảm: Nhiệt thổ gia Hợp cốc, Uỷ trung. Hàn thổ gia Tỳ du, Trung quản, Khí
hải. Sau khi châm dùng cứu cách gừng hoặc sao muối chườm ở bụng. Nôn không
dứt gia chích máu ở Kim - tân, Ngọc - dịch.

Giảng nghĩa của phương: phương này chủ yếu là giáng vị khí, dứt nôn. Huyệt
Khúc trì thanh thấp nhiệt (*) ở ngực và cách; phối Nội quan để thông (xướng)
trung tiêu; phối Túc tam lý để dẫn vị hoả xuống dưới. Nhiệt thổ gia Hợp cốc để
tiết nhiệt ở thủ dương minh, Uỷ trung để tiết nhiệt ở phần huyết. Hàn thổ gia Tỳ

du để ôn vận tỳ dương. Trung quản để thông giáng vị khí. Khí hải để ôn dương ở
hạ tiêu mà khử hàn thấp. Nếu không dứt, gia Kim - tân, Ngọc dịch để tiết nhiệt
sinh tân

15. Đau dạ dày

Thường đau ở chính giữa vùng bụng trên, phần nhiều do bị lạnh, nóng, đàm ẩm,
no, đói không đều hoặc tức giận quá độ, can khí không thư dẫn đến vị khí bất hoà,
sinh ra đau

Bị lạnh mà đau dạ dày thì nôn ra nước trong, hoặc dãi lỏng, ăn xong lâu mới nôn,
thích uống nước ấm, sợ lạnh. Bị nhiệt hoặc nhiệt bên trong quá thịnh, thường ăn
xong nôn ngay, nôn ra thứ chua, đắng, nóng, hôi, miệng khát đòi uống nước mát,
sợ nóng. Đau mà nôn ra bột dãi, váng đầu, hồi hộp, thường là đàm ẩm, đồ ăn
không tiêu hoá, ngực bụng chướng đầy, đau, ăn xong càng đau tăng, khó chịu, ợ
hơi. Can khí không thông thì đau buốt xương sườn. Vị khí hư nhược thì vùng dạ
dày đau lâm râm, ăn nhiều nhưng thường gầy mòn.

Cách chữa: lấy huyệt: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý, vị du, bốn huyệt trên đều
dùng phép nâng ấn tả (nâng mạnh, ấn nhẹ), lưu kim 30 phút, cách ngày châm 1
lần.

Gia giảm: Nhiệt thì châm, hàn thì cứu: Hợp cốc, Nội đình; can khí bất thư, gia
Thái xưng, Dương lăng tuyền: tỳ, vị hư hàn, cứu Khí hải; đàm ẩm gia Chiên trung,
Phong long; nhiệt thổ không dứt, gia Kim tân Ngọc dịch, chích ra máu.

Giảng nghĩa của phương: phương này hoà vị chỉ thống (**), Trung quản, Vị du là
phối hợp du, mộ; gia Túc tam lý để thêm công năng thông giáng vị khí. Nội quan
có tác dụng tuyên thông khí cơ sở ở Tam tiêu, điều trung, thư giãn dạ dày. Hợp
cốc, Nội đình, tả khí thủ dương minh, túc dương minh để tiết nhiệt, dùng cứu có

thể ôn vị, tán hàn. Thái xung, Dương lăng tuyền để bình Can mộc hoành nghịch
(***). Cứu khí hải để ôn dương tán hàn, đại bổ trung khí. Phong long vận khí tỳ,
vị. Chiên trung điều khí ở mình mẩy, làm khí hành thì hết đau. Kim tân, Ngọc dịch
điểm chích ra máu để tiết nhiệt.

16. Đau bụng

Cả vùng ổ bụng đau, đây là một triệu chứng của rất nhiểu bệnh, có khi chỉ gặp
lạnh, sinh hơi, thức ăn không tiêu cũng đau bụng. Theo nơi đau mà phân thành:
đau bụng trên, đau quanh rốn, đau bụng dưới. Thông thường, khi chưa tìm ra
nguyên nhân chính xác có thể điều trị bằng châm cứu. Sau khi chẩn đoán chính
xác, thì căn cứ vào bệnh tình mà chọn cách chữa cho phù hợp.

Cách chữa: Đau bụng trên, lấy huyệt: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý. Cách
châm và gia giảm xem ở bệnh đau dạ dày.

Đau quanh rốn, lấy huyệt: Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý. Nếu có sốt chỉ được
châm, không cứu, khi không sốt thì cả châm và cứu, hoặc thêm cứu cách muối ở
thần khuyết.

Giảng nghĩa của phương: Thiên khu là mộ huyệt của đại trường, có thể điều hoà
cơ năng của trường, vị. Khí hải ôn dương khí của hạ tiêu, khử hàn thấp. Túc tam lý
điều khí của tỳ, vị.

- Đau bụng dưới: lấy huyệt: Tam âm giao, dùng hoà kim vê chuyển tiến kim, sâu 6
phân, dùng phép tả (ngón cái hướng phía sau, lui kim lên 3 phân lại vê chuyển tiến
kim đến 6 phân, làm lại như thế đủ 3 lần, cuối cùng châm đứng kim sâu 1 thốn,
lưu kim 15 - 20 phút. Nếu châm xong không giảm đau, có thể phối hợp với huyệt
ở cục bộ như Khí hải, Quan nguyên, hoặc gia thêm Vị du. Nếu không sốt có thể
dùng cả châm và cứu, có thể cứu cách gừng ở Quan nguyên, Khí hải.


Đau bụng trên nhất thiết châm Túc tam lý trước. Đau bụng dưới, nhất thiết châm
Tam âm giao trước. Các huyệt ở tay chân thường dùng tả pháp. Các huyệt cục bộ
dùng phép bình bổ bình tả.

Giảng nghĩa của phương: Tam âm giao điều kinh khí của tam âm. Khí điều thì tả
không ngưng trệ nên hết đau. Gia khí hải để điều khí hành trệ (*). Vị du để hoà
trường, vị, tiêu ứ đọng. Quan nguyên đại bổ khí, chữa chứng đau bụng do hư.

17. Tiêu chảy

Tiêu chảy còn gọi là thác dạ. Nếu số lần ỉa tăng lên nhiều, phân lỏng hoặc có lẫn
nước dính thì gọi là tiêu chảy. Rất nhiều bệnh có thể gây ra tiêu chảy, thường là do
ăn uống không cẩn thận, ăn nhiều đồ ăn tươi sống, hoặc không sạch sẽ, hoặc bị
lạnh. Trên lâm sàng chia ra 2 loại: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính. Ngoài
ra có một loại gần sáng ỉa chảy cũng thuộc về loại mãn tính.

1. Tiêu chảy cấp tính

Phát bệnh rất nhanh, đau bụng, mỗi ngày ỉa mấy lần, hoặc nhiều lần, phân lỏng
mầu vàng nhạt, hoặc có nước trong, có lẫn nhiều thức ăn chưa tiêu hoá được, tiểu
tiện ít, đỏ, có thể đau đầu và sốt nhẹ.

Cách chữa: Lấy huyệt: Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, ba huyệt trên dùng hào
kim vê chuyển tiến kim theo tả pháp, lưu kim 20 phút. Bụng đau nhiều gia cứu
Thần khuyết cách muối.

Giảng nghĩa của phương: Lấy tăng cường công năng của trường, vị là chính.
Trung quản là mộ huyệt của kinh vị. Thiên khu là mộ huyệt của kinh đại trường, vì
vậy lấy hai huyệt này có công năng điều hoà vị, trường, làm cho vị, trường khôi

phục chuyển hoá bình thường, dinh dưỡng được bổ sung, tăng cường sức chống trị
bệnh, tiêu chảy tự dứt. Châm Túc tam lý để khôi phục công năng của tỳ, vị.

2. Tiêu chảy mãn tính

Bệnh phát chậm, tiêu chảy lâu không khỏi. Mỗi ngày số lần ỉa ít nhưng ăn xong
một tí thì ỉa. Sức ăn giảm dần, bụng đau âm ỉ, ỉa ra đồ ăn chưa tiêu, lẫn nước dẻo
hoặc giống như nước mủ.

Cách chữa: lấy huyệt: Trung quản, Thiên khu, Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, các huyệt
trên đều cứu cách gừng. Nếu phân có lẫn ít máu thì gia cứu Mệnh môn

Giảng nghĩa của phương: Trung quản, Thiên khu và Túc tam lý châm bổ và cứu
làm cho công năng của tỳ, tăng cường sức đề kháng

3. Gần sáng ỉa chảy

Là một loại tiêu chảy mãn tính. Khi trời gần sáng, bụng dưới đau, kế theo đó là đi
ỉa 1 lần, bụng lạnh, có khi bụng chướng, chân lạnh

Cách chữa: Lấy huyệt: Chiếu hải, Khí hải, Thận du, Quan nguyên. Dùng hào kim
châm Chiếu hải, Khí hải, Thận du, đều dùng bổ pháp, lưu kim 30 phút. Thời gian
lưu kim vê chuyển 3 lần. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm một lần. Khí hải và Thận
du châm xong, gia cứu Quan nguyên, cứu cách gừng.

Giảng nghĩa của phương: Phương này lấy ôn bổ thận dương làm chính. Bổ chiếu
hải, Quan nguyên, Thận du, hoặc dùng ngải cứu để tăng công năng thận khí. Thận
dương sung túc (*) mới có thể ôn dưỡng tỳ, vị, tăng sức vận hoá của trường, vị
chính khí vượng thịnh thì bệnh sẽ tự trừ.


18. Bệnh lỵ

Bệnh lỵ là một bệnh truyền nhiễm đường ruột, thường thấy vào giữa mùa hạ và
mùa thu. Phần nhiều do không chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, ăn phải thức ăn ôi
thiu và hoa quả sống lạnh, hoặc bị hàn, thử, thấp tà mà dẫn đến bệnh. Triệu chứng
chủ yếu là đi ỉa, mỗi ngày mấy lần, có khi mấy chục lần, bụng đau quặn từng cơn,
ở hậu môn nặng tức khác thường, giống như mót ỉa, nhưng ỉa không nhiều, phân
có nhầy trắng, nhầy đỏ, có khi trắng đỏ lẫn lộn. Nhầy trắng nhiều gọi là bạch lị,
nhầy đỏ nhiều gọi là xích lị.

Cách chữa: Lấy huyệt Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, cả ba huyệt trên dùng
hào kim mà châm, vê chuyển tiến kim, dùng phép bình bổ, bình tả, lưu kim 30
phút, mỗi ngày châm 1 lần.

Gia giảm: Có cơn nóng lạnh gia Đại chuỳ, Hợp cốc, Khúc trì. DDaubungj nhiều
gia Thái xung, Chi câu. Đau đầu gia Phong trì, Bách hội. Nhầy trắng nhiều thì
trong khi lưu kim cần cứu thêm Thiên khu. Lòi dom, gia cứu Bách hội. Nếu không
sốt mà số lần đi nhiều, có thể cứu cách muối ở Thần khuyết.

Giảng nghĩa của phương: Phương này chủ yếu là thanh điều khí ở đại trường.
Trung quản là hoà vị khí để hoá thấp, giáng trọc. Thiên khu, Túc tam lý để điều
chỉnh chức năng của trường, vị làm cho chức năng của tỳ, vị trở lại bình thường,
thải nhiệt độc, bệnh lỵ tự hết. Gia Đại chuỳ, Hợp cốc, Khúc trì để thanh nhiệt, giải
biểu. Thái xung để điều kinh khí ở can kinh. Chi câu thông tiện, Bách hội để thăng
thanh dương khí (**). Phong trì để khử phong. Cứu Thiên khu để ôn tán hàn thấp,
cứu Bách hội để trị hư khí hạ hãm (***), cứu Thần khuyết để cố nguyên hồi
dương (*).

19. Thổ tả


Thổ tả là loại bệnh vừa nôn vừa ỉa chảy cùng một lúc, bệnh do công năng của
trường vị bị rối loạn gây ra, thường phát sinh về mùa hạ, mùa thu. Đặc điểm lâm
sàng là: tự nhiên miệng nôn, trôn tháo, nước dãi trắng trong, bụng đau dữ dội,
miệng môi xanh nhợt n hạt, chân tay lạnh ngắt, trên mình vã mồ hôi nhớt như dầu,
hoặc hôn mê bất tỉnh, chân tay co quắp.

Cách chữa: lấy huyệt Túc tam lý, Trung quản, Nội quan, Hợp cốc, Thiên khu. Các
huyệt kể trên đều dùng hào kim vê chuyển tiến kim theo thủ pháp bình bổ bình tả,
lưu kim 30 phút

Gia giảm: nếu chân tay lạnh giá, ra nhiều mồ hôi, gia cứu Quan nguyên, Khí hải.
Bụng đau không dứt châm Khí hải, Tam âm giao, Dương lăng tuyền. Mê mệt bất
tỉnh gia châm Ngoại quan, Nhân trung, Nội đình, Thái xung. Nếu phát sốt, miệng
khát, bứt rứt không yên gia châm Uỷ trung, Thập tuyên xuất huyết. Bắp chân co
rút gia châm Côn luân, Thừa sơn.

Giảng nghĩa của phương: Túc tam lý, Trung quản, Thiên khu có thể sỏ điều trung
khí, thanh hoà trường, vị, để dứt nôn, chữa tháo. Nội quan thư giãn lồng ngực, cơ
hoành, ổn định bụng dạ dày. Phối Hợp cốc để khử tà ở ngực và bụng. Gia cứu Khí
hải, Quan nguyên để tán hàn, giữ nguyên khí. Tam âm giao điều kinh khí. Dương
lăng tuyền để thư giãn gân, Ngoại quan, Nhân trung, Tam âm giao điều kinh khí.
Dương lăng tuyền để thư giãn gân và thanh nhiệt trong máu: Thập tuyên để tỉnh
thần, tiết nhiệt. Côn lôn, Thừa sơn để lưu thông kinh khí mà dứt đau.

20. Sốt rét

Sốt rét thường phát sinh vào mùa thường phát sinh vào mùa thu, do muỗi truyền.
Khi phát cơn, trước hết sợ lạnh, lạnh phát thành cơn rét lại phát cơn nóng, sau đó
toàn thân ra mồ hôi. Bệnh phát có thời gian nhất định, có loại mỗi ngày một lần,
có loại cách ngày một trận, có loại 3 ngày một trận.


Cách chữa:

Phương I: Lấy huyệt Đại chuỳ, Giản sử, Hậu khê. Trước cơn sốt vài giờ, dùng
hào kim châm huyệt Đại chuỳ, chếch mũi kim lên, sâu 5 phân hoặc 6 phân, gây
cảm giác tê, cứu cán kim 2 hay 3 mồi (ôn châm), tiếp theo dùng hào kim châm 2
huyệt Giản sử và Hậu khê, vê chuyển tiến kim theo thủ pháp bình bổ bình tả, đều
lưu kim 30 phút.

Gia giảm: Nôn mửa gia huyệt Trung quản, Nội quan. Đau bụng gia Trung quản,
Túc tam lý. Đau đầu giữ dội gia Bách hội, Phong trì. Nếu sốt rét lâu ngày gày yếu,
hạ sườn trái có báng (sưng lá lách) thì cứu thêm Tỳ du, Túc tam lý.

Phương II: Lấy A thị huyệt, trước khi lên cơn sốt vài giờ, bảo người bệnh cởi áo,
ngồi ngay ngắn, thầy thuốc dùng hai ngón tay cái và trỏ ấn dọc hai bên gai sống,
cách đều giữa là một thốn, bắt đầu từ Đại chuỳ ấn xuống, ấn tới đâu thấy cảm giác
khó chịu nhất, đấy là huyệt, dùng hào kim châm sâu 3 - 5 phân, cứu 7 mồi.

(+) Sốt sưng lá lách (kể cả tới số 3 số 4) ôn châm hoặc cứu các huyệt: Tỳ du, Bĩ
căn, Chướng môn, Công tôn.

(+) Sốt thể lạnh, hạ thân nhiệt dưới 35,5 cứu Thái khê, Côn lôn

21. Táo bón

Đại tiện ra máu có hai loại: ra máu trước phân và đại tiện xong ra máu. Loại ra
máu trước phân, máu thường đỏ tươi hoặc đục mà phân không rắn, hoặc hậu môn
sưng đau là trong ruột có nhiệt. Loại đại tiện phân trước máu sau, máu xám tím
bầm, trong bụng đau lâm râm, tinh thần mệt mỏi, lười nói, phân nát, sinh ra do có
bệnh lâu dài, cơ thể yếu.


Cách chữa: Lấy huyệt Chi câu, Chiếu hải. Huyệt Chi câu vê chuyển tiến kim
Chiếu hải hướng vào giữa gầm bàn chân đứng kim, vê theo thủ pháp bình tả, có
cảm giác tê buốt thì ngừng vê. Lưu kim 30 phút

Giảng nghĩa của phương: Chi câu có thể tuyên thông khí cơ tam tiêu. Chiếu hải bổ
thận thuỷ để trị chứng táo bón có hiệu quả

(+) Táo bón lâu dài, châm bổ - Đại chung sẽ thông

22. Đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu có hai loại: ra máu trước phân và đại tiện xong ra máu. Loại ra
máu trước phân, máu thường đỏ tươi hoặc đục mà phân không rắn, hoặc hậu môn
sưng đau là trong ruột có nhiệt. Loại đại tiện phân trước máu sau, máu xám tím
bầm, trong bụng đau lâm râm, tinh thần mệt mỏi, lười nói, phân nát, sinh ra do có
bện lâu dài, cơ thể yếu.

Cách chữa: Lấy huyệt Mệnh môn, Thiên khu, Trường cường, Cách du, Thận du.
Trước hết lấy các huyệt Mệnh môn, Thận du, đều cứu 7 mồi. Cách du cứu 10 mồi.
Lại dùng hào kim châm huyệt Trường cường, mũi kim chếch lên, châm xong gia
cứu 10 mồi, cách hai ngày châm cứu một lần. Nếu hậu môn sưng đau, chỉ châm
không cứu.

Giảng nghĩa của phương: Thiên khu là huyệt chủ yếu để thông tiết khí ở đại
trường. Trường cường có tác dụng lưu tiết khí uất trệ (*) ở hậu môn. Huyết hội là
Cách du, lấy huyệt này để bổ huyết. Mệnh môn, Thận du để bồi nguyên, cố bản
(**), làm cho khí huyết sung túc mà huyệt tự giữ vững.

(+) Ỉa ra máu tươi, cứu Yên dương quan 10 mồi


23. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là trong ruột sinh ra mụn nhọt (viêm loét), thường do ăn uống
không giữ gìn, hoặc ăn phải vật tươi sống, làm cho thức ăn bị trệ vướng trong ruột,
vận chuyển khó khăn, khí cơ bị vây hãm. Cũng có khi do vấp ngã tổn thương, làm
cho đoạn ruột bị thương có máu ứ ở trong gây ra. Triệu chứng chủ yếu là bụng
dưới đau, lúc đầu thường ở bụng trên, hoặc chung quanh rốn, sau chuyển sang đau
đoạn ruột non bên phải. Lấy tay sờ vào đau tăng lên dữ dội, da bụng căng nhanh rõ
rệt, không trở mình được, đùi phải có không duỗi được, chỉ muốn co mà nằm
nghiêng, nêu kéo chân ra phía sau thì đau càng tăng.

Cách chữa: Lấy huyệt: Lan vỹ, Quan nguyên, Túc tam lý, dùng hào kim châm Túc
tam lý, vê chuyển tiến kim theo pháp bình bổ bình tả, lưu kim 20 - 30 phút. Cứ 5
phút vê kim một lần, châm xong lấy muối sao bọc vải chườm huyệt Quan nguyên,
chườm nhiều lần, nguội thì sao lại. Mỗi ngày theo phép trên châm chữa một vài
lần, làm đến khi nào dứt bệnh mới thôi.

Gia giảm: Bụng đau nhiều gia huyệt Thiên khu, nôn mửa nhiều gia huyệt
Nooijquan, đều theo phép tả, lưu kim 1 giờ, cứ 15 phút vê kim một lần. Bệnh tình
nghiêm trọng phải châm ra máu ở các huyệt Khúc trì, Uỷ trung, có sốt gia huyệt
Khúc trì

Giảng nghĩa của phương: Phương này chủ yếu là thanh nhiệt tiêu sưng, tán ứ, dứt
đau. Viêm ruột là do khí cơ của đại trường bất hoà, huyết dịch ngưng ứ sinh viêm,
vì vậy lấy Lan vỹ để lưu dẫn khí ở thủ túc dương minh kinh và phủ. Túc tam lý để
thanh tiết uất nhiệt ở trưởng phủ. Quan nguyên để điều bổ chính khí, làm cho
chính khí vượng thịnh thì bệnh từ trừ. Lấy mộ của Đại trường là Thiên khu để
tuyên thông khí cơ ở trường phủ. Lấy Nội quan để lưu thông lồng ngực và cơ
hoành. Châm Khúc trì và Uỷ trung để tiết nhiệt tà mà giữ tân dịch.


24. Chứng bại liệt

Bắp thịt hoặc khớp xương đau buốt, tê dại gọi là bại. Bại cũng có nghĩa là tà khí
bế tắc và khí trệ. Chứng bại phần lớn sinh ra do bị cảm gió lạnh hoặc ở lâu nơi ẩm
thấp. Do mức độ cảm thụ ba khí: phong, hàn, thấp khác nhau, cho nên phân ra như
sau: nếu phong khí nặng gọi là phong bại, nếu hàn khí nặng gọi là hàn bại (đau
bại), nếu thấp khí nhiều gọi là thấp bại. Đau lung tung khắp tứ chi, nơi đau không
cố định gọi là Phong bại. Đau nửa người hoặc đau cục bộ, có nơi đau cố định,
chườm nóng hoặc hơ nóng giảm đau, những ngày trời âm u đau tăng gọi là Thống
bại. Da thịt tê bại, đau các khớp chân tay, đau một chỗ nhất định, nhạy cảm với
thời tiết gọi là Thấp bại. Nếu các khớp sưng đỏ, nóng, đau, chườm mát thấy dễ
chịu hơn gọi là Nhiệt bại.

Cách chữa: Căn cứu vào nơi đau và theo kinh mà lấy huyệt đường xa là chính

Lấy huyệt:

Đau vai: Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan

×