Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Điều Trị Nội Khoa - Bài 41 : Bệnh máu trắng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.1 KB, 16 trang )

Điều Trị Nội Khoa - Bài 41 :
Bệnh máu trắng

Bệnh máu trắng là một loại bệnh tăng sinh bạch cầu khác thường của toàn thân mà
nguyên nhân chưa rõ, hệ thống tạo máu tới các tổ chức và tạng khí khác đều bị ảnh hư-
ởng đến nỗi công năng mất thường thậm chí nguy đến tính mạng. Bệnh này dựa vào hoãn
cấp của bệnh trình và hình ảnh tuỷ xương khác nhau mà phân làm hai loại cấp tính và
mạn tính; lại căn cứ loại hình tế bào khác nhau phân làm tính hạt tế bào, tính lim phô tế
bào, tính đơn hạt nhân tế bào là nhiều loại hình. Bệnh máu trắng cấp tính thấy ở trẻ em
mới sinh, nhi đồng và người trẻ khoẻ là rất nhiều, bệnh máu trắng mạn tính thì thấy ở
người trung tuổi khoẻ mạnh là nhiều.

Phân tích chứng trạng lâm sàng của bệnh này, bệnh máu trắng cấp tính thường thuộc về
phạm trù "ôn bệnh", huyết chứng", "cấp lao" ở Đông y; bệnh máu trắng mạn tính thường
thuộc về phạm vi "chứng tích", "loa lịch", "hư lao". Nguyên nhân của bệnh lý ấy chủ yếu
là bởi chính khí bất túc mà phát sinh ra biến hoá ở hai mặt: Một là tà độc thừa hư hại
người, hãm ở trong tạng phủ, vào sâu tâm can doanh huyết, biểu hiện sốt cao, xuất huyết
hôn mê, co rút là chứng nặng của ôn nhiệt; một nữa là âm dương khí huyết của ngũ tạng
khuy hư, mà nhất là lấy tỳ thận làm chủ, bởi tỳ thận đều hư thì hoá sinh khí huyết tinh tuỷ
mất nguồn, nhất định đưa tới biểu hiện một dãy liền chứng hậu hư tổn. Do ở ảnh hưởng
giúp nhau của tà độc với chính hư, khí huyết tân dịch vận hành mất điều hoà, có thể dẫn
tới huyết không theo kinh mà đi càn, hoặc khí huyết tân dịch kết tụ mà hình thành chứng
tích, hạch đàm, thêm chính khí đó ngày càng hao, hư tổn ngày càng nhiều, cho nên biểu
hiện lâm sàng thường thấy hư thực chung lẫn, tình hình chứng là hiểm ác, biến hoá nhiều
đầu mối.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh má trắng cấp tính, dấy bệnh nhanh gấp, bệnh trình ngắn mà nghiêm trọng, lấy
phát sốt (hình sốt đa dạng hoá, kèm sợ lạnh, ra mồ hôi, vòm họng viêm, lợi răng sưng
đau, viêm vòm mồm là chứng, giống như cảm nhiễm cấp tính), xuất huyết (có thể tới


khắp toàn thân, lấy dưới da, vòm mồm, lợi răng và niêm mạc mũi là chủ), thiếu máu
(phát triển nhanh, xuất hiện da trắng bủng, đầu vận, tim thổn thức, thở dồn, mất sức, phù
thũng) làm chứng trạng chủ yếu, hạch bạch huyết, gan, lách có thể sưng to, tổng số bạch
cầu trong máu mức tăng nhiều, có xuất hiện lượng lớn bạch cầu nguyên thuỷ; số hồng
cầu, lượng albumin-huyết, số đếm tiểu cầu-huyết đều giảm còn ít.

2. Bệnh máu trắng mạn tính, dấy bệnh chậm chạp, lúc mới đầu chứng trạng tự thấy không
rõ rệt, lấy chứng thiếu máu và hư nhược nói chung như mất sức, đầu vận, gầy mòn, tim
thổn thức, sốt nhẹ, bụng trướng, không hăng hái muốn ăn làm chứng trạng biểu hiện chủ
yếu có thể có điểm ứ, ban ứ ở da, tỳ tạng sưng to rõ rệt, hoặc tạng can sưng to, hoặc hạch
limphô sưng to rõ rệt, tổng số bạch cầu tăng nhiều rõ rệt, lấy tế bào non làm chủ mà tế
bào nguyên thuỷ rất ít.

3. Có điều kiện thì có thể rút nước tuỷ sống, từ hình ảnh tuỷ xương có thể sẽ phân biệt
loại hình khác nhau của bệnh máu trắng, lại có thể phân biệt khác nhau với thiếu máu do
tái sinh che vướng, ban tím do tiểu cầu máu giảm, bệnh sốt đen, bệnh huyết hấp trùng,
gan xơ hoá (điểm phân biệt chủ yếu: Bệnh này có tế bào nguyên thuỷ hoặc tế bào non cha
thành thục).

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

Bệnh máu trắng với ung thư, quá khứ bị cho ngay là "chứng bất trị", ngày nay theo đường
lối kết hợp Đông Tây y, tích cực tìm kiếm khai thác cách trị bệnh này bằng thuốc cây cỏ,
kết hợp biện chứng thí trị, trên trị liệu cũng có mầm mống đầu tiên, chỉ cần mọi người nỗ
lực nối tiếp, thực tiễn lặp lại nhiều lần sẽ nhất định nâng cao và chuyên sâu, tiến tới
chuyển hoá "chứng bất trị" làm chứng có thể chữa được.

1. Biện chứng thí trị.

Do ở biểu hiện lâm sàng của bệnh này có đủ tiêu thực bản hư thác tạp nhiều biến hỗ là

đặc điểm chuyển hoá, bởi thế phải căn cứ vào hoãn cấp của bệnh tình, chọn dùng hai
nguyên tắc lớn khử tà trị tiêu và bổ hư trị b bản, hoặc tiêu bản cùng trị, theo đúng chủ thứ
của cái đó mà xử lý. Bệnh máu trắng cấp tính, khi nhiệt độc tích thịnh nên trị tiêu làm
chủ, thời gian hoãn giải nên tiêu bản cùng trị hoặc trị bản làm chủ; bệnh máu trắng mạn
tính, lấy tiêu bản cùng trị làm chủ, thời gian hoãn giải lấy trị bản làm chủ, nhưng ở khi
biến hoá cấp tính, lại phải chuyển lấy trị tiêu làm chủ. Do ở bệnh trình của bệnh này phức
tạp nghiêm trọng, phải ước chừng chọn dùng kết hợp Đông Tây y.

a. Trị tiêu:

Chứng tiêu lấy nhiệt độc, huyết ứ, đàm kết làm chủ, trị phân riêng lấy phép giải độc,
thanh nhiệt, hoạt huyết hoá ứ, hoá đàm tiêu kết.

(1) Nhiệt độc: Phát sốt đau đầu, mình đau, miệng khát, vật vã, nước tiểu vàng, mạch hoạt
sác, hoặc sác đại, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng hoặc vàng.

Bài thuốc ví dụ:

Hỷ thụ căn (lớp vỏ thứ hai của rễ cây Campototheca acuminate Decne), Bạch mao hạ khô
thảo, Miêu trảo thảo (cỏ móng mèo), Bán chi liên, Tử thảo, Nhẫn đông đằng, Cú thiệt
thảo (cỏ lưỡi cú), Thổ Đại hoàng, Mao môi, Xuyên tâm liên, Trư ương ương, Long quỳ,
Mã đề kim, Bạch hoa xà thiệt thảo, Quỳ thụ tử (hạt cây Livistona chinensis R Br.), Bạch
hoa đan căn, trong số thuốc cây cỏ kể trên, chọn lấy mấy loại, mỗi thứ đều dùng 1 lạng,
phối hợp với Sinh địa 5 đồng cân, Đan bì 4 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, sắc nước
uống.

Gia giảm:

+ Nếu vòm miệng lở loét, lợi răng sưng đau, gia Hoàng liên 1 đồng cân, Long đảm thảo 3
đồng cân, Huyền sâm 3 đồng cân; bên ngoài thì xát Khử hủ tán, Dưỡng âm sinh cơ tán.


+ Nếu xuất hiện nghiêm trọng, thuộc về nhiệt độc bách huyết vọng hành, gia Đoạn Nhân
trung bạch 4 đồng cân bọc lại sắc, Đại hoàng thán 3 đồng cân, Bạch mao căn 1 lạng,
hoặc dùng Sinh địa tươi 1 lạng giã vắt lấy nước rót vào nước thuốc lúc uống.

+ Nếu đầu đau và khớp xương đâu đớn kịch liệt, gia Toàn yết 1 đồng cân, Địa long 3
đồng cân.

+ Nếu xuất hiện co giật, gia Thiên ma 3 đồng cân, Câu đằng 5 đồng cân, Sinh Thạch
quyết minh 1 lạng.

+ Nếu xuất hiện hôn mê, tham khảo bài Hôn mê.

(2) Huyết ứ: Sườn và sườn cụt trướng đau, gan lách sưng to rõ rệt, chất cứng.

Cách chữa: Hoạt huyết hoá ứ.

Bài thuốc ví dụ:

Đương quy 3 đồng cân. Xích thược 3 đồng cân,

Tam lăng 3 đồng cân, Nga truật 3 đồng cân,

Địa miết trùng 3 đồng cân, Bào giáp phiến 3 đồng cân,

Đan sâm 5 đồng cân, Hồng hoa 3 đồng cân,

Thuốc bó ngoài

Lấy riêng da con cóc sống buộc bên ngoài cục sưng của gan lách, mỗi ngày thay 1 lần.


3) Đàm kết: Hạch bạch huyết ở cổ, dưới hàm, dưới nách, rãnh háng sưng to, chất cứng,
không đau.

Cách chữa: Hoá đàm tiêu kết.

Bài thuốc ví dụ:

Hoàng dược tử 5 đồng cân, Hải tảo 5 đồng cân,

Côn bố 5 đồng cân, Sinh mẫu lệ 1 lạng,

Hạ khô thảo 5 đồng cân.

Thuốc bó ngoài:

Công Đinh hương 3 đồng cân,

Nhục quế 4 đồng cân, Sinh Nam tinh 3 đồng cân,

Nha tạo 2 đồng cân, Chương não 4 đồng cân,

Bạch Xuyên tiêu 1 đồng cân, A nguỳ 3 đồng cân.

Nghiền cực nhỏ mịn, dùng lượng va-dơ-lin vừa đủ (chừng 12 lạng) trộn thành cao mềm,
buộc ngoài chỗ cục hạch sưng.

b. Trị bản :

Lấy bổ ích tỳ thận, tư dưỡng tinh, khí, huyết làm chủ, căn cứ chứng trạng lâm sàng có thể

tuỳ chứng mà gia giảm.

(1) Khí hư: Sắc mặt trắng xanh hoặc vàng úa, đầu tối, mệt mỏi yếu sức tự ra mồ hôi, tim
hồi hộp, hụt hơi, lưng gối buốt đau, chất lưỡi nhạt, mạch tế. Trị thì lấy bổ khí bồi nguyên.
Chọn dùng Hoàng kỳ 5 đồng cân, Đảng sâm 5 đồng cân (hoặc bột Hồng sâm 6 phân đến
1 đồng cân nuốt uống), Bạch truật 3 đồng cân, Hoài Sơn dược 3 đồng cân, Chích cam
thảo 1,5 đồng cân, Tiên linh tỳ 5 đồng cân, Sơn thù nhục 3 đồng cân, Lộc giác phiến 3
đồng cân, Bổ cốt chỉ 3 đồng cân, Ba kích thiên 3 đồng cân, Tiên mao 3 đồng cân, Hồng
táo 5 quả.

(2) Tinh huyết hư: Đầu tối mắt hoa, tai ù, nhìn vật lờ mờ, sau ngọ sốt nhẹ, hư phiền
không yên, có lúc mũi miệng ra huyết, da dẻ có ban ứ do xuất huyết, miệng khô, mồ hôi
trộm, chất lưỡi hồng, mạch tế sác. trị thì lấy tư dưỡng tinh huyết. Có thể chọn dùng:

Thục địa 5 đồng cân, Chích Hà đầu Ô 5 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân, Hoàng tinh 3
đồng cân, Ngọc trúc 5 đồng cân. A giao 3 đồng cân, Chích Quy bản 5 đồng cân, Kỷ tử 5
đồng cân, Chích miết giáp 1 lạng, Tang thậm tử 5 đồng cân, Hạn liên thảo 5 đồng cân,
Kê huyết đằng 5 đồng cân, Tử hà xa 3 đồng cân (hoặc nghiền bột, mỗi lần uống 1 đồng
cân, một ngày 2 lần).

2. Châm cứu.

a. Thể châm :

Đại chuỳ, Đại trữ, Tâm du, Cách du, Tỳ du, Huyết hải.

Nếu đầu tối, không có sức, ngực buồn bằn, bụng căng, sút cân, có thể châm : Nội quan,
Chiên trung, Khí hải, Túc tam lý. Sau khi châm phối hợp phép cứu.

b. Nhĩ châm:


Nội phân bí, Tâm, Tỳ, Thận.

3. Biện chứng luận trị của sách "Tân biên Trung y học khái yếu".

Nói chung có thể phân làm hai loại hình cấp mạn để luận trị.

a. Cấp tính hình:

Thường thuộc doanh huyết nhiệt thịnh, hoặc lại cảm ngoại tà. Luận trị cơ bản giống nhau
với ôn nhiệt bệnh. Khởi bệnh rất cấp, sợ lạnh phát sốt, đầu lú yếu sức, hầu họng sưng
đau, xương và khớp đốt toàn thân đau đớn, mũi chảy máu cam, lợi răng ra máu, dưới da
ban ứ, xuất huyết nội tạng. Chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Phát triển lên có thể
xuất hiện sốt cao, thần mờ tối, vật vã không yên, nói nhảm, co quắp.

Cách chữa: Thanh doanh lương huyết giải độc.

Bài thuốc ví dụ: Tê giác địa hoàng thang gia giảm.

Sinh Địa hoàng 8 đồng cân đến 1 lạng, Đan bì 4 đồng cân,

Thuỷ ngưu giác (sừng trâu) 1 lạng, Huyền sâm 1 lạng,

Thiến thảo (Tây thảo, Mao sáng, Thiên căn - Rubia cordifolia L.) 3 đồng cân, Bản lam
căn 1 lạng, Kim Ngân hoa 1 lạng, Sơn chi tử 3-4 đồng cân.

b. Mạn tính hình:

Lại phân hai hình dương hư và âm hư.


(1) Dương hư: Dấy bệnh,chậm chạp, mặt trắng môi nhạt, đầu xoay, nhiều mồ hôi, toàn
thân không có sức, dễ dàng mệt mỏi, ăn uống không hăng hái, phân lỏng nhão, rêu lưỡi
trắng mỏng, mạch yếu không có sức.

Cách chữa: ôn thận phù tỳ.

Bài thuốc ví dụ: Hữu quy ẩm gia giảm.

Thục địa 8 đồng cân, Đảng sâm 3 đồng cân,

Hoàng kỳ 6 đồng cân, Sơn thù nhục 3 đồng cân,

Câu Kỷ tử 3 đồng cân, Chế Phụ tử 1-2 đồng cân, sắc nước uống,

Nhục quế 3-5 phân ngâm nước sôi uống.

(2) Âm hư: Có khi phát sốt, hầu họng sng đau, đầu xoay, tai ù, miệng khát, xương khớp
toàn thân đau đớn, thường có kèm mũi chảy máu cam, lợi răng ra máu và da dẻ ban tím.
Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít hoặc sáng xanh không rêu, mạch tế sác.

Cách chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuốc ví dụ: Thanh cao Miết giáp thang gia giảm.

Ngân Sài hồ 3 đồng cân, Sa sâm 4 đồng cân,

Thuỷ ngưu giác 8 đồng cân đến 1 lạng.

+ Hai loại hình kể trên, nếu có kèm gan lách sưng to, có thể thêm thuốc hoạt huyết khử ứ,
như Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Xích thược Đương quy, Thổ miết trùng; nếu có kèm

hạch limphô sưng to, có thể thêm thuốc hoá đàm tán kết, như Hải phù thạch, Bán hạ,
Triết Bối mẫu, Hạ khô thảo.

4. Nghiệm phương.

a. Phương 1: Đương quy long hội hoàn gia vị.

Đương quy, Hoàng bá, Long đảm thảo, Sơn chi tử, Hoàng cầm đều 1 lạng, Thanh đại, Lô
hội, Đại hoàng đều 5 đồng cân, Mộc hương 3 đồng cân.

Cách dùng: Thuốc trên nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên, mỗi viên 2 đồng cân,
mỗi ngày uống 3-4 viên. Nếu người bệnh có thể bền chịu, thì tăng dần thêm đến mỗi
ngày 6-9 viên.

Tác dụng phụ có ỉa chảy, đau bụng, (mỗi ngày 2-4 lần).

Hiệu quả: Đã từng dùng riêng phương này trị 28 ca bệnh máu trắng hạt (lạp) tế bào mạn
tính, hoãn giải 16 ca, tiến bộ 6 ca, vô hiệu 6 ca. Đa số người bệnh cần uống thuốc liên tục
17-30 ngày hiệu quả chữa mới rõ ràng.

b. Phương 2: Hỷ thụ chế tễ.

(Hỷ thụ - Camptotheca acuminata Decne).

(1) Hỉ thụ tẩm cao chú xạ dịch (thuốc nước tiêm cao ngâm Hỉ thụ, mỗi cm
3
chứa 250
miligam thuốc tươi): Mỗi ngày 4-8cm
3
, tiêm bắp.


(2) Hỉ thụ tẩm cao phiến Mỗi miếng 0,3 gam (chứa 5 gam thuốc tươi, mỗi lần uống 2-4
miếng (trẻ em xem chừng tình hình mà giảm lượng), mỗi ngày 2-3 lần uống.

(3) Hỉ thụ kiềm nạp (mỗi cm
3
chứa 5 alkali sinh vật): Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, hoặc
thêm vào huyết thanh mặn truyền nhỏ giọt, tiêm mỗi ngày 1-2 lần (truyền mỗi ngày 1
lần). Môi ngày dùng 10 - 15cm
3


(4) Hỉ bạch lục liệu phiến (trong có chứa quả Hỉ thụ, Trần bì, Bán hạ, Trúc nhự, Phục
linh, Đại giả thạch, Sơn dược, Long nhãn nhục, Mộc hương, Cam thảo, Sơn quất diệp,
Thương truật) : Cứ 10 mảnh thuốc chứa 2 đồng cân quả Hỉ thụ. Mỗi ngày uống 12- 15
mảnh.

(5) Hỉ thụ căn bì chế tễ: Hỉ tươi 2-4 lạng (khô thì giảm một nửa), sắc nước uống, mỗi
ngày 1 tễ. Bắt đầu có thể xem chừng tình hình tăng lớn.

Căn cứ vào quan sát các nơi toàn quốc, Hỉ thụ có hiệu với bệnh máu trắng lạp tế bào mạn
tính, đối với các loại ung thư thực quản dạ dày, gan, u thịt lim phô, u buồng trứng cũng
có hiệu quả nhất định.

c. Phương 3: Giả ư diệp căn (Giả yên diệp - Solanum verbascifolium L. Mã đâu linh -
cây Khố rách - họ Mộc hương) 3 - 6 đồng cân, sắc nước uống, mỗi ngày 3 lần. Đối với
bệnh máu trắng lạp tế bào mạn tính có hiệu.

BÀI THUỐC THAM KHẢO


1. Khứ hủ tán:

Chưa tìm thấy công thức, tham khảo thuốc dùng cục bộ số 1, Bài Ung thư cổ dạ con.

2. Dưỡng âm sinh cơ tán:

Sinh thạch cao 1 đồng cân, Hùng hoàng 2 phân,

Hoàng bá 2 phân, Bồ hoàng 2 phân,

Thanh đại 3 phân, Bạc hà 1,5 phân,

Cam thảo 1,5 phân, Long đảm thảo 1 phân,

Hài nhi trà 1 phân, Băng phiến lượng thích hợp, nghiền chung thành bột nhỏ.

3. Đương quy long hội hoàn:

Xem ở bài Viêm túi mật mạn tính.

Mỗi lần uống 2 đồng cân, 1 ngày 3-4 lần uống (nếu có thể chịu bền, có thể tăng đến mỗi
ngày 1 lạng 2 đồng cân, đến 1 lạng 8 đồng cân). Có thể dùng ở bệnh máu trắng mạn tính
do tế bào hạt (lạp tế bào), cũng có thể hoãn giải và cải thiện bệnh tình sau 1 tháng dùng
thuốc tác dụng nổi lên.

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

Bệnh bạch cầu cấp và bệnh bạch cầu mạn tính.

1. Bệnh bạch cầu cấp.


Bệnh bạch cầu cấp là một bệnh máu ác tính, đã biết rõ về triệu chứng: Chẩn đoán thường
dễ nhưng trái lại nguyên nhân sinh bệnh chưa rõ nên cách điều trị còn khó khăn và phức
tạp. Mặc dù hiện nay sự điều trị đã có tiến bộ rõ rệt nhưng tiên lượng vẫn còn rất xấu.

Tỷ lệ tử vong 100%.

Thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi.

Có rất nhiều thể tuỳ theo triệu chứng, tuỳ theo biến chuyển. Lúc khởi phát, sự chẩn đoán
thường dễ nhầm với các bệnh thường hàn, sốt rét, viêm họng, lao hạch cấp,v.v

Nhng khi đã toàn phát. sự chẩn đoán lại dễ vì triệu chứng rất đầy đủ

a. Triệu chứng.

( 1 ) Trạng thái nhiễm trùng.

- Sốt nhiều như thương hàn, mạch nhanh.

- Lưỡi khô, môi khô.

- Bệnh nhân đái ít và đi rửa.

(2) Triệu chứng thực thể.

Hạch bạch huyết ở cổ to ra, không đau, không nóng đỏ, di động được, tách rời nhau và
không dính vào da.

- Hạch bạch huyết ở các nói khác về sau cũng to với những tính chất ấy.


- Lách và gan to nhưng mềm.

- Họng bị đỏ, loét hạch Hạnh nhân, do đó hơi thở rất hôi.

- Lợi răng bị viêm. loét và chảy máu.

Ở dưới da có những nốt chảy máu.

(3 ) Xét nghiệm máu và tuỷ xương.

- Có vai trò quyết định chẩn đoán.

- Số bạch cẩu tàng rất nhiều: 200.000-300.000/ml.

- Số hồng cầu và tiểu cầu hạ.

- Công thức bạch cầu bị rối loạn: 90% là những bạch cầu non, chỉ có một lượng nhỏ bạch
cầu trưởng thành ( 1 - 2% ).

- Tuỷ đồ: Tỷ lệ hai loại tế bào non chiếm rất cao 90%

b. Biến chuyển.

Biến diễn hên tục trong 1-2 tuần lễ, càng ngày càng nặng thêm các triệu chứng thiếu máu
và chảy máu mỗi ngày một tăng. Có khi biến diễn từng đợt tăng giảm, và như thế có thể
kéo dài trong 2-3 tháng. Nhờ phương pháp điều trị hiện nay, đợt tăng bệnh rút ngắn, đợt
giảm bệnh dài ra, thời gian biến chuyển bệnh cũng lâu hơn.

Nhưng dù biến diễn liên tục hay từng đợi, bệnh bao giờ cũng đi đến chỗ chết: tỷ lệ tử

vong 100%.

c. Nguyên nhân sinh bệnh.

Tuỷ xương sản xuất ra nhiều bạch cầu lấn át các dòng huyết bào khác nhưng không thể
làm cho bạch cầu trưởng thành. Nguyên nhân tại sao? Hiện nay vẫn chưa rõ. Người ta
cho là do một loại siêu vi trùng, nhưng chưa được hoàn toàn công nhận.

Lao cấp toàn thể có khi biểu hiện giống nh bệnh bạch cầu cấp.

d. Kết luận (của Tây y).

Như trên chúng ta đã thấy, mặc dù sự điều trị đã tiến bộ nhiều, bệnh bạch cầu cấp vẫn là
một bệnh nặng, chưa có phương pháp điều trị. Các phương pháp hiện nay chỉ có công
hiệu rõ rệt đến sự chuyển biến của bệnh, kéo dài thêm một thời gian, chứ không làm thay
đổi tiên lượng khốc hại của nó: Tỷ lệ tử vong vẫn còn 100% Chỉ khi nào tìm được
nguyên nhân sinh bệnh, khoa học mới có thể giảm được tỷ lệ đó.

2. Bệnh bạch cầu mạn tính.Cũng như bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh bạch cầu mạn tính là
một bệnh máu ác tính đã biết rõ về triệu chứng, biến chuyển và tổ chức học, nhưng chưa
biết rõ nguyên nhân sinh bệnh cho nên mặc dù điều trị có tiến bộ nhưng chỉ là điều trị
triệu chứng làm cho bệnh giảm, biến chuyển lâu hơn nhưng không khỏi hẳn. Phương
pháp điều trị rất có công hiệu lúc đầu nhưng về sau dần dần ít có kết quả cho nên tiên lư-
ợng vẫn còn rất xấu, tỷ lệ tử vong 100%.

Có hai thể bạch cầu mạn tính:

- Bạch cầu mạn tính thể tuỷ thường có hơn.

- Bạch cầu mạn tính thể limphô ít hơn.


Hai thể ấy:

Khác nhau về:

- Triệu chứng thực thể.

- Loại bạch cầu trong máu.

Giống nhau về:

- Các triệu chứng khác.

- Biến chuyển, biến chứng.

- Tiên lượng.

a. Triệu chứng.

Bệnh thường xảy ra cho người từ 30-50 tuổi, ít gặp ở trẻ em.

Ngoài các triệu chứng cơ năng: Mệt mỏi, biếng ăn, xanh xao, chúng ta có các triệu chứng
thực thể, xét nghiệm đặc biệt cho từng thể:

(1) Thể tuỷ.

* Lách to rất nhanh:Trong vài tháng. lách có khi đã xuống đến rốn hoặc quá rốn.

* Gan hơi to: Chỉ hơi to, nhô ra khỏi bờ sườn.


* Các hạch bạch huyết: Có khi hơi to ở một vài chỗ, phần nhiều không to.

* Xét nghiệm máu:

- Số hạch cầu tăng rất nhiều: 200.000 - 400.000/mm
3
.

- Số hồng cầu hạ nhiều l .000.000 - 800.000.

- Công thức bạch cầu bị rối loạn: Có tất cả các loại bạch cầu ấu thể trùng gian loại tuỷ
bào (nguyên tuỷ bao - myélobìaste; tuỷ bào - myélocyte) với tỷ lệ bạch cầu đa nhân trư-
ởng thành rất ít: 20-30%.

(2) Thể lim phô.

* Hạch bạch huyết rất to: Ở cả hai bên và ở nhiều địa điểm: Cổ, nách, bẹn.

* Gan và lách: Chỉ hơi to, nhô ra khỏi bờ sườn.

* Xét nghiệm máu:

- Số bạch cầu tăng rất nhiều: 100.000 - 300.000/mm
3


- Số hồng cầu cũng hạ nhiều.

- Trong công thức bạch cầu: Tân cầu tăng nhiều 90-92% kể cả các loại to, nhỏ; ấu thể và
trưởng thành) và có các bạch cầu ấu thế trung gian loại nguyên bào lim phô

(lymphoblaste).

b. Biến chuyển, biến chứng.

Là một bệnh mạn tính, kéo dài 1 -2 năm, có khi 5 năm, khi tăng, khi giảm.

Có nhiều biến chứng làm rút ngắn thời gian lại như:

- Chảy máu nội tạng.

- Tắc mạch.

- Nhiễm trùng.

Và cuối cùng, một đợt bạch cầu cấp với nhiều bạch cầu non xuất hiện thường báo hiệu sự
trầm trọng của bệnh, khó thuyên giảm được.

×