Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Điều Trị Nội Khoa - Bài 27: BỆNH CAO HUYẾT ÁP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.13 KB, 11 trang )

Điều Trị Nội Khoa - Bài 27:
BỆNH CAO HUYẾT ÁP


Cao huyết áp có thể phân hai loại nguyên phát tính và thứ phát tính, cái sau là một loại
chứng trạng do các loại bệnh tật khác dẫn tới như thận tạng, nội tiết, bệnh biến trong hộp
sọ, mà không phải là một bệnh tật độc lập; cái trước gọi là bệnh cao huyết áp, là một loại
bệnh tim mạch mạn tính toàn thân, thuộc ở phạm trù đầu thống, huyễn vận, can dương
trong Đông y học, lại có quan hệ nhất định với “tâm quý, hung bại, trúng phong:'.

Nguyên nhân phát bệnh là âm dương trong cơ thể mất cân bằng, lại thêm tinh thần căng
thẳng kéo dài, lo nghĩ buồn giận hoặc quá nghiện rượu cùng thức ăn cay béo mà tới nỗi
tâm can dương cang, hoặc can thận âm hư, hai cái giúp nhau làm nhân quả, lại có thể phát
sinh hoá hoả, động phong, sinh đàm là biến hoá bệnh lý. Nói chung thời gian đầu nghiêng
về dương cang là nhiều; thời gian giữa thường thuộc về âm hư, dương cang, hư thực thác
tạp; thời gian sau thường thấy âm hư, nhiều lắm thì âm thương tới dương hoặc lấy dương
hư làm chủ.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.

1. Chứng trạng thường thay có: Đầu tối, đầu đau, đầu trướng, huyễn vận, tai ù, tâm
hoảng, tứ chi tê như gỗ, mặt đỏ, phiền thao (vật vã) mất ngủ.

2. Huyết áp 140/90 trên cột thuỷ ngân.

3. Bệnh trình rất dài, xuất hiện tâm hoảng, tim thổn thức thở gấp, hoặc về đêm hít thở khó
khăn là thời chứng. phải kiểm tra tâm tạng.

Nếu phát hiện phía trái tâm tạng giãn to ra, vùng mỏm tim có tạp âm thì tâm thu dạng gió
thổi, van động mạch chủ âm thứ hai cang tiến, là đưa ra rõ ràng cao huyết áp bệnh tâm
tạng.



4. Nếu phát hiện huyết áp đột nhiên lên cao, kèm có chứng trạng đau đầu dữ dội đầu
xoay, quặn bụng trên, nôn mửa, ý thức chướng ngại, co quắp hoặc tạm thời liệt nửa ng-
ười, mất tiếng,v.v đưa ra rõ ràng cao huyết áp bệnh não (tức hình ảnh nguy của cao
huyết áp), bệnh tình nguy nặng.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1. Biện chứng thí trị.

Biện chứng bệnh này đầu liên phải phân biệt tiêu bản hư thực, tiêu thực là phong dương
thượng cang, trị thì lấy tiềm dương tức phong làm chủ, có hiệp với đàm hoả thì mượn lấy
thanh hoả hoá đàm; bản hư thường là can thận âm hư, trị thì lấy tư dưỡng can thận làm
chủ, khi thấy cần thì phải lấy tiêu bản kiêm cố; nếu âm hư cập dương, lại cần chú ý bổ
dương.

a. Phong dương thượng cang:

Đầu huyễn vận, mắt hoa, tai ù, vùng thái dương và vùng đỉnh đầu đau co kéo, đầu nặng
chân nhẹ, bắp thịt nhảy động, bàn tay run, môi lưỡi và tay chân tê như gỗ hoặc có co rút
bàn tay bàn chân, gáy cứng, tiếng nói không dễ, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi hồng,
mạch huyền hoặc kình.

Cách chữa Tiềm dương tức phong.

Bài thuốc ví dụ Thiên ma Câu đằng ẩm gia giảm.

Thiên ma 1,5 đồng cân, Câu đằng 4 đồng cân bỏ vào sau.

Bạch tật lê 4 đồng cân, Cúc hoa 3 đồng cân,


Hạ khô thảo 5 đồng cân, Hy thiêm thảo 3 đồng cân,

Sú Ngô đồng 3 đồng cân, Địa long 3 đồng cân,

Sinh mẫu lệ 1 lạng, Trân châu mẫu 1 lạng, hoặc Thạch quyết minh 5 đồng cân bỏ vào tr-
ước đun trước.

Gia giảm:

+ Nếu đầu đau rất nhiều, mắt đỏ, mặt hồng, phiền thao dễ cáu giận, miệng đắng, rêu lưỡi
vàng thì bỏ Hy thiêm thảo, Sú Ngô đồng; phối chừng Long đảm thảo 1,5 đồng cân,
Hoàng cầm 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân. Hoặc uống riêng bột Linh dương, mỗi lần 1
phân, một ngày hai lần uống.

+ Nếu thể béo nhiều đờm, đầu tối mắt hoa nặng, chi thể nặng lại tê như gỗ, rêu lưỡi trơn
nhẫy, thì bỏ Mẫu lệ, Trân châu mẫu; thêm chừng Trần đảm tinh 1,5 đồng cân, Trúc nhự 3
đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân, Cương tàm 3 đồng cân, Quất hồng 1,5 đồng cân.

b. Can thận âm hư:

Đầu tối đầu đau, huyễn vận, tai ù, mắt hoa, nhìn vật mơ hồ, tâm hoảng dễ sợ, mất ngủ
nhiều mộng, lưng đùi buốt mềm, hoặc có di tinh, hình gầy miệng khô, mặt đỏ hoả bốc
lên, chất lưỡi hồng, ít rêu, mạch tế huyền sác.

Cách chữa Tư dưỡng can thận.

Bài thuốc ví dụ Phức phương đầu Ô hoàn gia giảm.

Chế Hà đầu ô 5 đồng cân, Đại sinh địa 4 đồng cân


Câu Kỷ tử 3 đồng cân, Quy bản 5 đồng cân,

Tang thậm tử 3 đồng cân, Tang ký sinh 5 đồng cân,

Đỗ trọng 3 đồng cân, Mẫu lệ 1 lạng

Linh từ thạch 5 đồng cân

Gia giảm:

+ Tâm hoảng dễ sợ, mất ngủ rất nhiều, có thể gia Sao Táo nhân 3 đồng cân, Bá tử nhân 3
đồng cân, Đan sâm 3 đồng cân.

+ Nếu âm hư cập dương, kiêm thấy sắc mặt trắng bợt, chi dưới buốt mềm, đái đêm nhiều
hoặc có liệt dương hoạt tinh, mạch trầm tế, chất lưỡi hồng nhạt, nên nuôi âm giúp dương,
thêm chừng Tiên mao 3 đồng cân, Tiên linh tỳ 3 đồng cân, Ba kích thiên 3 đồng cân,
Nhục thung dung 3 đồng cân, Thục địa 3 đồng cân, Thù nhục 3 đồng cân; âm hư không rõ
rệt thì bỏ Đại Sinh địa, Quy bản; mặt và bàn chân phù thũng, bỏ Quy bản, Linh từ thạch;
phối Hoàng kỳ 3 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân, Phòng kỷ 3 đồng cân. Hình hàn chi
lạnh rất rõ rệt, có thể gia Chế phụ tử phiến 1,5 đồng cân, Nhục quế 1 đồng cân.

2. Phương lẻ.

a. Tiểu kế thảo 1 lạng, Xa tiền thảo 1 lạng, Hy thiêm thảo 5 đồng cân, sắc uống.

b. Trắc bá diệp, Sú Ngô đồng, Rễ dâu cây, mỗi thứ 1 lạng, sắc uống.

c. Dã Cúc hoa (toàn thảo) 1 lạng, Hạ khô thảo 5 đồng cân, hoặc gia Xa tiền thảo 5 đồng
cân, Khắc thị bài thảo 1 lạng, sắc uống.


d. Hạn cần thái (rau cần cạn) bỏ lá già và râu, từ 4-6 cân, cắt nát ra sắc với nước, cho vào
lọ sành bịt kín để cho biến thành vị chua, mỗi ngày một lần, mỗi lần uống 1 bát, thêm 80
đến 120 gam đường.

đ. Thanh Mộc hương, nghiền bột, bọc chất dẻo, mỗi lần uống 5 phân, một ngày 3 lần
uống, uống sau bữa ăn, ba tháng là một liệu trình.

e. Mã đâu linh tươi 1 lạng, sắc nước, thêm lượng đường Phù hợp uống.

g. Phương lẻ kể trên có thể dùng riêng làm cho huyết áp xuống, cũng có thể liệu tình hợp
dùng với bài thuốc biện chứng thí trị.

h. Các thứ khác như Bạch mao hạ khô thảo, Câu đằng, Quyết minh tử, Hoàng cần, Dã
Cúc hoa, Địa long, Hòe hoa, Sung uý tử, Đan bì, Đại kê, Đỗ trọng, Tang ký sinh đều có
tác dụng giáng áp nhất định có thể tuỳ chứng chọn dùng từ 2-3 vị, sắc uống, lượng dùng
mỗi vị 5 đồng cân.

3. Cách chữa mới.

a. Huyệt vị liệu pháp chôn chỉ.

Lấy huyệt:

Nhóm 1 : Hợp cốc, Tam âm giao.

Nhóm 2: Huyết áp điểm, Tâm du.

Nhóm 3 : Khúc trì, Túc tam lý.


Mỗi lần châm một nhóm, 20-30 ngày làm một lần, luân lưu sử dụng 3 nhóm.

b. Huyệt vị liệu pháp thuỷ châm.

Lấy huyệt: Túc tam lý, Nội quan, Hợp cốc, Tam âm giao. Mỗi lần lấy 1 huyệt chi trên, 1
huyệt chi dưới, luân lu sử dụng các huyệt, mỗi lần tiêm Nôvôcain 0,25% một cm
3
, mỗi
ngày một lần, 10-15 ngày là một liệu trình.

4. Chữa bằng châm cứu.

a. Thể châm Phong trì, Khúc trì, Dương lăng quyền, Hành gian.

b. Nhĩ châm Can, Thận, Rãnh giáng áp.

BÀI THUỐC THAM KHẢO

1. Dưỡng can tức phong hoàn:

Phương này có 2 phần:

a. Phục linh 7,5 cân, Sao Bạch thược 11 cân 4 lạng,

Nữ trinh tử 11 cân 4 lạng, Pháp Bán hạ 7 cân 4 lạng,

Tang thậm tử 11 cân 4 lạng, Câu đằng 15 cân,

Bá tử nhân 15 cân, nghiền chung nhỏ mịn. .


b. Sinh địa 15 cân, Hạn liên thảo 11 cân 4 lạng,

Cúc hoa 15 cân, Chê' hà đầu Ô 15 cân,

Bạch tật lê 15 cân, Cam thảo 7 cân 4 lạng,

Hạ khô thảo 7 cân 4 lạng.

Bảy vị trên đây chưng lấy nước cất đậm thay nước rảy vào bột thuốc trên làm viên.

Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở chứng can thận âm hư.

2. Thanh can hoàn:

Long đảm thảo 1 cân 8 lạng, Hoàng cầm 3 đồng cân, Câu đằng, Bạch tật lê, Quyết minh
tử, Sú ngô đồng, Địa cốt bì, mỗi thứ 4 cân, Xuyên khung 8 lạng, Trúc lịch Bán hạ 1 cân 8
lạng, Địa long 1 cân 8 lạng, nghiền chung nhỏ mịn.

Dùng Cúc hoa, Hy thiêm thảo, Hạ khô thảo, mỗi thứ 5 cân. Sắc thang lấy nước cốt rảy
vào bột thuốc trên làm viên, mỗi lần uống 1 ,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp
ở chứng can dương thượng cang.

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y .

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến ở các nước âu, Mỹ. ở nước ta bệnh này có
xu hướng tăng lên mặc dù tỷ lệ còn thấp hơn so với các nước khác.Điều trị nội khoa có
nhiều tiến bộ vì toàn diện, những hiện này chưa có phương pháp đặc hiệu làm giảm huyết
áp xuống mức bình thường một cách lâu dài. Chỉ có thể làm giảm nhất thời, huyết áp tăng
quá cao và hạn chế những tai biến có thể xảy ra.


Người ta cũng chỉ biết được vài khâu trong toàn bộ cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp nên
việc phòng bệnh và ngừa biến chứng cũng khó khăn, ít kết quả.

1 . Nhắc lại vài điểm bệnh học.

Tăng huyết áp là một triệu chứng của nhiều bệnh như:

a. Thận.

Viêm thận cả hai bên.

- Bệnh mà tổn thương chỉ ở một bên thận như lao, sỏi, teo thận hậu phát hay bẩm sinh.

b. Động mạch.

Hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh.

Hẹp động mạch thận.

Viêm tắc động mạch thận do xơ cứng.

c. Nội tiết.

Cường tuyến yên hay thượng thận.

U tuyến thượng thận (phéochromocytome).

Tăng huyết áp được coi là một bệnh nếu không tìm thấy những nguyên nhân nói trên.
Trong bài này, chúng tôi chỉ nói về điều trị bệnh tăng huyết áp chiếm đa số (90%) trường
hợp.


2. Các thể bệnh.

Về phương diện điều trị, chúng ta có thể chia ra hai thể bệnh, tuỳ theo sự biến chuyển và
sự xuất hiện các biến chứng.

a. Thể nhẹ.

Số tối thiểu < 12, thay đổi lên xuống.

- Không có biến chứng.

- ít biến chuyển.

b. Thể nặng.

Số tối thiểu trên 12, cố định, xu hướng tăng.

- Xuất hiện biến chứng (mắt, thận, tim).

- Biến chuyển nhanh.

Theo tuổi, tuổi nào cũng có thể nhẹ hay nặng nhưng nói chung thể nặng thường xảy ra ở
người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), thể nhẹ xảy ra ở người già trên 60 tuổi.

3. Cơ chế sinh bệnh.

Tăng huyết áp là hậu quả của một cơ chế phức tạp trong đó thần kinh đóng một vai trò
quan trọng, sau đó là thể dịch và nội tiết. Do thần kinh luôn luôn trong tình trạng kích
thích nên các động mạch nhỏ ngoại biên co lại, ban đầu còn cơ năng nghĩa là hồi phục

được, sau dần dần thành thực thể xơ cứng các động mạch nhỏ nghĩa là không hồi phục
được nữa, huyết áp tăng vĩnh viễn.

Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến xơ cứng (artério-sclérose) và xơ mỡ
(arthérosclérose) động mạch gây ra tất cả những biến chứng mà ta thường gặp trên lâm
sàng.

4. Chỉ định điều trị.

a. Điều trị nguyên nhân gây lăng huyết áp.

Cắt bỏ u tuyến thượng thận.

Cắt bỏ bên thận bị teo.

Phẫu thuật để làm thông động mạch thận bị tắc.

b. Điều trị triệu chứng tăng huyết áp.

Bằng thuốc an thần, ức chế thần kinh từ trung ương đến ngoại biên để làm cho động
mạch nở ra.

Tao điều kiện cho thần kinh đỡ bị kích thích.

Hoặc bằng phẫu thuật cắt một số dây thần kinh giao cảm và tuyến thượng thận.

c. Điều trị biện chứng do tăng huyết áp gây ra.

5. Phòng bệnh.


a. Phòng tăng huyết áp: Còn nhiều khó khăn.

Có những biện pháp khó áp dụng vì không thực tế hoặc không thực hiện được vì điều
kiện gia đình, đời sống của bệnh nhân. Trên thế giới có nhiều cố gắng nhưng số người
tăng huyết áp vẫn tăng

b. Phòng ngừa biến chứng của tăng huyết áp cụ thể là chảy máu não, nguyên nhân tử
vong nhiều nhất.

Nên đo huyết áp cho tất cả nhân dân và đăng ký người có huyết áp cao, giáo dục bệnh
nhân không nên quá bi quan hay ngược lại quá coi thường. Thường xuyên theo dõi huyết
áp và điều trị .

Người ta đã biết một số nguyên nhân thuận lợi gây chảy máu não mà bệnh nhân cần tránh
như:

Thay đổi thời tiết quá nhanh, từ phòng ấm ra chỗ gió lạnh, gió lùa, ra nắng đầu trần.

Gắng sức quá đột ngột, quá kéo dài.

Bữa án quá sang, uống nhiều rượu.

Táo bón (bệnh nhân rặn lúc đi ngoài).

Giao hợp, cơn tức giận hay cảm động.

×