Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Điều Trị Nội Khoa - Bài 25: SUY TIM DO SUNG HUYẾT ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.34 KB, 7 trang )

Điều Trị Nội Khoa - Bài 25: SUY
TIM DO SUNG HUYẾT


Bệnh này là chỉ công năng co rút của tâm tạng không đủ, dẫn đến tuần hoàn huyết dịch
trở ngại, đẻ ra một loạt biểu hiện lâm sàng, thường từ bệnh tâm tạng mạn tính thời gian
dài hình thành, cũng có thể từ bệnh khác, như bệnh cường công năng tuyến giáp trạng,
bệnh cước khí, thiếu máu đã dẫn tới, ở trong y học phương Đông đề cập đến chứng tâm
quý, chinh xung, khái suyễn, thuỷ thũng, hư hao, là nhiều loại chứng bệnh. Diễn biến
bệnh lý ấy là do ở bệnh lâu dài thể hư, tâm âm hao thương, tâm dương suy kiệt, cuối cùng
đến âm dương khí huyết lưỡng hư, tâm thận phế tỳ đều khuy, mà tới thuỷ thấp nội đình,
tâm huyết ứ trở, hư thực cùng thấy lẫn lộn; nếu như phát triển lên một bước, ngày càng
thêm nghiêm trọng, sau cùng là có thể đến âm dương ly quyết.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.

l. Chứng chủ yếu của bệnh này là tâm hoảng sợ, tâm hồi hộp, hụt hơi hoặc thở suyễn,
chứng nhẹ thì xuất hiện ở sau khi hoạt động, chứng nặng thì khi nghỉ ngơi cũng xuất
hiện, thậm chí không thể nằm ngang; chi dưới hoặc toàn thân phù thũng; lại có thể có ho
hắng, văng đờm có huyết, ngực đau, dạ bĩ, bụng trướng, đái ít.

2. Có bệnh sử tâm tạng mạn tính thời gian dài, hoặc bệnh sử mạn tính khác có thể tới suy
kiệt tâm lực, lại có làm mệt quá mức, viêm nhiễm đường hô hấp, có chửa, hoặc đẻ là
nhân tố dụ phát tồn tại.

3. Kiểm tra có thể thấy: Môi miệng, móng tay xanh tím, thở hít khó khăn, chí dưới hoặc
toàn thân phù thũng, tĩnh mạch cổ căng tức, chuyển động, rõ ràng, vùng phổi có tiếng ran
(hoặc đồng thời có tiếng ran khô, tiếng kêu rống), tim nở to ra, có thể có tạp âm, nhịp tim
tăng nhanh, gan ưng to lại có ấn đau, hoặc có nước ở ngực hoặc nước ở bụng chất lưỡi
hồng nhạt có hơi tím, mạch trầm tế sác, hoặc có kết đại.


PHƯƠNG PHÁP CHỮA

Do ở bệnh này là nặng, mạn tính, nhất định cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng
cường lòng tin và quyết tâm đấu tranh với bệnh tật.

Người bệnh chứng nặng phải nằm nghỉ tại giường. Nếu có thuỷ thũng ta cho ăn giảm
thấp muối hoặc không ăn muối. Nếu thở hít khó khăn, cho nằm tư thế nửa ngồi, có tím
tái, cho thở ôxy, bệnh nghiêm trọng thì phải kết hợp Đông Tây y để chữa.

1. Biện chứng thí trị.

Âm dương khí huyết lưỡng hư, tâm huyết ứ trở đã là bệnh lý cơ bản của bệnh này, bởi thế
mà trên trị liệu phải lấy ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết làm phép trị cơ bản,
nhưng là do ở nguyên nhân khởi bệnh không giống nhau, bệnh tình nặng nhẹ không như
nhau phía trái hoặc phía phải của tim suy kiệt có vùng riêng, bởi thế biểu hiện lâm sàng
thường không nhất trí, nên phép chữa nhất định cần căn cứ tình hình cụ thể mà đưa ra
biện chứng xử lý.

Cách chữa ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết.

Bài thuốc ví dụ Sâm phụ thang hợp sinh mạch tán gia giảm.

Đảng sâm 3 đồng cân hoặc Hồng sâm 1,5 đồng cân đến 3 đồng cân,

Hoàng kỳ 3 đồng cân, Chế phụ tử 1,5-3 đồng cân,

Ngũ vị tử 2-3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân,

Đương quy 3 đồng cân, Long cốt 4 đồng cân,


Mẫu lệ 1 lạng, Đào nhân 3 đồng cân,

Hồng hoa 1 đồng cân, Đan sâm 5 đồng cân đến 1 lạng.

Gia giảm :

+ Hiện tượng âm hư rõ rệt: Tâm bứt rứt, gò má đỏ, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, họng khô,
miệng khát, chất lưỡi hồng, thêm chừng Ngọc trúc 3 đồng cân, Nam Sa sâm 3 đồng cân,
Bắc Sa sâm 3 đồng cân, Thiên môn đông 3 đồng cân, Sinh địa 3-5 đồng cân. Lượng Phụ
tử nên ít. Nếu trong ngực nóng bứt rút, lưỡi khô không có nước bọt, mạch tế huyền thì bỏ
Phụ tử.

+ Phế thận khí hư, thở suyễn, hụt hơi nghiêm trọng, khó lấy liên tục, sau hoạt động càng
nặng, ít đờm, thêm chừng Hồ đào nhục 3 đồng cân, Trầm hương phiến 1 đồng cân (bỏ
vào sau), Tử thạch anh 3 đồng cân, Khảm khí 3 đồng cân, khi cần thì dùng riêng Mạc tích
đan 5 phân đến 1 đồng cân (cần thiết vẫn phải không tính đến viêm nhiễm vùng phổi).

+ Đàm ẩm ngược lên, ho hắng, thở suyễn, nhiều đờm có bóng bọt màu trắng, rêu lưỡi
trắng trơn hoặc nhầy, bỏ Long cốt, Mẫu lệ, Đương quy, Mạch đông; gia Đình lịch tử 3
đồng cân, Bạch giới tử 3 đồng cân.

+ Nếu hợp với viêm nhiễm, phế có đàm nhiệt, nhổ văng ra đờm vàng dính, rêu lưỡi vàng
trơn, bỏ Hoàng kỳ, Đảng sâm, Phụ tử, gia Ngư tinh thảo 1 lạng, Tang bạch bì 3 đồng cân,
Nam sa sâm 4 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Đại cáp tán 5 đồng cân bao lại sắc.

+ Thấy phù thũng hoặc bụng có nước, đái ít, thì bỏ Mạch đông, Ngũ vị tử, Long cốt, Mẫu
lệ, Đương quy; gia Quê' chi 1,5 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân,
Mã tiên thảo 5 đồng cân, Xa tiền tử 3 đồng cân, Trạch tả 3 đồng cân, Mộc phong kỷ 3
đồng cân. Phù nghiêm trọng, dùng riêng Hắc sửu, Bạch sửu, Lâu cô mỗi thứ từ 3-5 phân,
mỗi ngày uống 2-3 lần.


+ Ho văng huyết ra hoặc trong đờm có dây máu thì bỏ Đào nhân, Hồng hoa; thêm chừng
Tiên hạc thảo, Thiến thảo, Đan bì, Trắc bá thán, A giao, mỗi thứ 3 đồng cân.

2. Phương lẻ

a. Rễ vạn niên thanh tươi 5 đồn cân đến 1 lạng, hoặc thêm Hồng táo 5 - 7 quả, sắc nước
uông, mỗi ngày 1 tễ. Trị tâm lực suy kiệt mạn tính.

b. Rễ cây chè hái lá, chọn cây già, lấy rễ tươi 1 - 2 lạng. Rượu nấu bằng gạo nếp lượng
vừa đủ.

Cách dùng Lấy rễ cây, sau khi dùng nước trong rửa sạch, cắt thành lát mỏng, thêm lượng
rượu nấu bằng gạo nếp và nước trong vừa đủ nấu chung, hoặc sau khi sắc bằng nước,
được nước cốt đậm đặc, lại thêm rượu vào nấu, nếu không có rượu bằng gạo nếp thì nấu
riêng một loại nước cũng có thể được, dùng hũ sành hoặc hũ gốm sắc ngào bằng lửa nhỏ,
uống trước khi đi ngủ buổi tối.

3. Chữa bằng châm cứu.

Thể châm:

Nội quan, Khí hải, Túc tam lý.

Gia giảm:

+ Ho hắng nhiều đờm, thở hít khó khăn, gia Xích trạch, Phong long

+ Ợ hơi nóng, bụng trướng, gia Trung quản.


+ Khi châm phải chú ý, không nên đâm kim quá mạnh, có thể kết hợp cứu ôn hoà (nóng
êm).

BÀI THUỐC THAM KHẢO.

Mạc tích đan:

Mạc tích 2 lạng, Lưu hoàng 2 lạng (đem thiếc nấu chảy từ từ đổ vào Lưu hoàng sao gấp
thành cát, đổ trên đất để hoả khí ra, nghiền nhỏ), lại thêm Nhục quả (Nhục đậu khấu) 1
lang, Tiểu hồi hương 1 lạng, Trầm hương 1 lạng, Phá cố chỉ 1 lạng, Nhục quế 5 đồng cân,
Chế Phụ phiến 1 đồng cân, Mộc hương 1 lạng, Hồ lô ba (tẩm rượu sao) 1 lạng, Đoạn
Dương khởi thạch 1 lạng, thuốc trên nghiền nhỏ, đun rượu Khúc hồ làm viên.

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

Suy tim còn gọi là suy tuần hoàn kinh diễn đối lập với suy tuần hoàn cấp diễn (ngất,
choáng, trụy mạch). Đặc điểm của việc điều trị suy tim trong những năm gần đây là
(trước năm 1971 ).

Những thuốc mới phát minh không thay thế được những phương pháp cổ điển.

Nhờ sự hiểu biết nhiều hơn về cơ chế sinh tim suy và sự thay đổi thể dịch, người ta sử
dụng tốt hơn các biện pháp như thuốc lợi tiểu, chế độ ăn nhạt, thuốc chống đông máu.
Tim suy là khi cơ tim không còn đủ sưc để đảm bảo nhu cầu của ngoại biên nữa. Đây là
biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, về động mạch, về phổi và một số bệnh
toàn thể (Bazơđô, tê phù, thiếu máu). Vì nữưng bệnh ấy mà tim có thể suy một bên trước
(suy tim trái hoặc suy tim phải), rồi dần dần suy toàn bộ, hoặc có thể suy toàn bộ ngay từ
đầu. Nhưng dù vì nguyên nhân gì, suy tim trái hay suy tim phải hay suy tim toàn bộ trong
mọi trường hợp đều có 2 nhân tố căn bản cấu tạo ra các triệu chứng:


- Nhân tố trung ương: Lưu lượng tim giảm

- Nhân tố ngoại biên: ứ máu trong hệ thống tuần hoàn ngoại biên.

Hai nhân tố đó chi phối các nguyên tắc đại cương về điều trị

1. Châm cứu:

a. Châm:

Chảm tả: Đại chuỳ, Trung Phủ.

Châm bổ: Chiên trung, Du phủ

b. Cứu:

Cách du, Đảm du, Thần môn, Chi chính.

2. Thuốc uống

Quả ngái (một loại sung) thái mỏng, phơi khô.

Cây cối xay, băm nhỏ cả cây, Phơi khô.

Hai vị đều sao vàng hạ thổ Mỗi ấm lấy mỗi vị 40 gam (thành 80 gam), sắc đặc, mỗi ngày
uống một ấm, uống liền 1 đến 2 tháng.

Hiệu quả: Có bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim độ 3, uống liên tục bài này đã có thể
trở lại lao động nhẹ một cách an toàn.


×