Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều Trị Nội Khoa - Bài 7: BỆNH GIUN CHỈ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.22 KB, 5 trang )

Điều Trị Nội Khoa - Bài 7:
BỆNH GIUN CHỈ


Bệnh giun chỉ là bệnh do muỗi truyền nhiễm, ấu trùng tiến vào trong cơ thể con
người phát dục thành trùng, sống nhờ ở hệ thống limphô, trên lâm sàng có thể xuất
hiện phát làm cấp tính viêm ống limphô và hạch limphô, thuộc loại "lưu hoả" của
Đông y học. ở giai đoạn mạn tính, bởi ống limphô vướng tắc có thể dẫn đến chứng
bệnh nước tiểu như cháo sữa, sưng da voi và màng bao ngoại thận tích dịch.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.

1. Phàm cư trú ở vùng bệnh giun chỉ lưu hành, lại khi viêm ống lim phô có tính đi
ngược lên hạch lim phô hoặc tìm thấy ấu trùng chỉ nhỏ trong máu là có thể xác
chẩn.

2. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở thời kỳ cấp tính là viêm ống hmphô và hạch lim
phô. thân nhiệt lên cao lới khoảng 38-39oC, thường thấy sng lo hạch lim phó ở
rãnh háng và dưới nách, đỏ nóng, ấn đau, men theo ống lim phô phát viêm xuất
hiện cái "hồng tuyến" (đường chỉ đò) của viêm dạng ly tâm, hoặc dạng mảng sưng
đỏ chảy đi, tục gọi là “lưu hoả" (dòng lửa). Phải xem xét khác với viêm ống lim
phô do tế khuẩn. Viêm ống lim phô thường có thể phát hiện bám gần vùng da có ổ
viêm nhiễm, chứng viêm từ đầu xa bò vươn tới đầu gần, tổng số bạch cầu và phần
trăm hạt tế bào trung tính trong hình ảnh máu đều tăng rõ rệt.

3 . Có thể kèm có viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn, viêm phó tinh hoàn, và túi
bìu thũng nước, biểu hiện tinh hoàn sưng đau, liền tới cạnh trong đùi, ống dẫn tinh
tăng to và ấn đau, bìu sưng đỏ, có khi kèm màng bao có chứa dịch.

4. Thời gian mạn tính có thể xuất hiện thũng ở da, lấy rất thường thấy là chứng
chân voi (ở phụ nữ cũng có thẻ thấy sưng da voi ở môi âm và bầu vú) và nước tiểu


như cháo sữa.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

Hiện nay lâm sàng ứng dụng Đông dược và châm cứu , tiến hành quan sát thực
tiễn chữa chạy đối với bệnh này thu được hiệu quả nhất định; thông qua thực tiễn
không ngừng, nhất định sẽ phát hiện có rất nhiều cái mới. ở đây hiện đã có tài liệu
giới thiệu như sau:

1 . Chữa bằng Đông dược:

a. Sát trùng:

Bài 1

Thanh cao 1 lạng, Hoàng kinh 5 đồng cân, Uy linh tiên 5 đồng cân. Các thuốc trên
nghiền chung nhỏ min, rảy nước làm viên. Số thuốc đó làm 1 tễ uống một ngày,
chia làm ba lần uống hết, uống liền 2 ngày, sau khi uống thuốc có thể có choáng
đầu nhẹ một chút.

Bài 2

Mã tiền thảo 6 đồng cân, Tô diệp 5 đồng cân, Thanh cao 4 đồng cân.

Thêm 150 cm
3
nước, đun sôi đậm đặc tới còn 80 cm
3
. phân làm 2 lần sớm chiều
uống trước bữa ăn (nếu tuổi 1-10 uống 1/3 lượng dùng của người lớn, 11 - 15 tuổi

uống 2/3 lượng dùng của người lớn). 7-10 ngày là một liệu trình.

b. Thanh thấp nhiệt:

Dùng ở viêm ống lim phô và hạch lim phô, kế phát viêm nhiễm có phát sốt.

Bài 1

Tử hoa địa đinh 1 lạng, Bồ công anh 1 lạng, Ngân hoa 5 đồng cân. Sắc nước uống.

Bài 2

Trân châu thái 4 lạng, thêm nước 1 cân, sắc còn nửa cân, thêm 1 lạng đường phèn,
rượu nếp 2 lạng, trong vòng hai ngày, chia làm bốn lần, uống vào buổi sớm và
chiều.

Bài 3

Mã xỉ hiện tươi (rau sam), Bồ công anh tươi, mỗi thứ 3 lạng, giã nát đắp ngoài.

c. Tiêu sưng da voi

* Lá cây Hồ đào 2 lạng, Thạch đả xuyên 1 lạng, trứng gà 3 quả, đem thuốc và
trứng gà cùng nấu, đợi sau khi trứng chín thì bỏ vỏ, chọc rỗng ra (xăm lỗ), tiếp tục
đun cho đến khi trứng gà biến đen làm mức, mỗi buổi sớm ăn 3 quả trứng gà, 14
ngày là một liệu trình, cha khỏi lại ăn tiếp. Đồng thời lại dùng lá cây Bạch quả
lượng đủ dùng, mỗi ngày sắc nước xông rửa một vài lần.

* Liệu pháp sấy buộc trói: Xây đắp một cái lò sấy kết cấu bằng đất nung hoặc đá,
lấy củi gỗ đốt làm cho bên trong lò đạt tới 80

o
c, tạo thành điều kiện bức xạ nhiệt,
đem chân người bệnh bọc vải lụa lên thả vào đáy lò trên một viên gạch hoặc gô,
đậy kín miệng lò để phòng mất độ, nóng từ 40 - 60 phút, rút chân ra khỏi lò, lập
tức chùi khô nước mồ hôi ở cục bộ, lấy bông kê lót bọc, sau đó dùng loại vải băng
bao buộc từ dưới mà lên, lấy đầu chót chi thể đó chưa phát tê, phát tím làm mức.
Buộc trói giữ liền đất khoảng dưới một lần (thời gian) sấy nóng trước đó thì mở
lỏng ra, một lần sấy và một lần trói buộc như thế là hoàn thành một liệu pháp sấy
buộc, số lần thì dựa vào trình độ bệnh hình, bệnh biến mà định. ở mùa hạ khi sấy
nóng, phải phòng hôn quyết. Gặp lúc đói bụng, thể hư, hoặc thời gian phát đan
độc, có thể tạm hoãn sấy nóng, cục bộ có thấp chẩn mạn tính hoặc lở loét mạn tính
vẫn có thể tiếp tục trị liệu.

2. Chữa bằng châm cứu:

Lấy huyệt: Huyết hải, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền, Tam âm giao thấu
Huyền chung, Túc tam lý.

Mỗi lần lấy hai huyệt, thay chéo nhau sử dụng, vừa vê vừa tiến kim, kích thích
mạnh 5 phút. Mỗi ngày 1 lần, 12 ngày là một liệu trình. Trong huyết dịch kiểm tra
có ấu tơ nhỏ hoặc dẫn tới viêm ống lâm ba đều có thể sử dụng.

DỰ PHÒNG

1. Vùng lưu hành có thể thông qua kiểm tra rộng rãi mới phát hiện người bệnh và
giải đất có trùng, kịp thời tiến hành chữa trị, khống chế nguồn lây nhiễm.

2. Hết sức triển khai vận động vệ sinh yêu nước khắp quần chúng, làm tốt công tác
chống muỗi, cắt đứt con đường truyền rộng rãi.




KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ

Châm tả: Khí xung, Huyết hải

×