Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cây thuốc vị thuốc Đông y – NẦN NGHỆ & RAU ĐẮNG ĐẤT pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.48 KB, 5 trang )

Cây thuốc vị thuốc Đông y – NẦN NGHỆ & RAU ĐẮNG ĐẤT
NẦN NGHỆ

Cây Nần nghệ

NẦN NGHỆ
Rhizoma Dioscoreae

Tên khác: Củ nần

Tên khoa học: Dioscorea collettii Hook. f. Họ Củ nâu Dioscoreaceae.

Mô tả:

Thân rễ màu vàng, phân nhiều nhánh ngắn tạo thành một khối đạt tới đường kính
20cm. Thân khi sinh quấn trái. Lá đơn mọc so le, cuống lá dài bằng phiến, phiến lá
hình tim, dài 6 - 10cm rộng 5 - 9cm, 7 gân, 3 gân giữa tới đỉnh lá. Gốc cuống lá có
2 gai nhỏ cong. Cụm hoa đực bông xim, dài 10 - 30cm, mỗi xim có 3 - 4 hoa.

Hoa đực không cuống. Bao hoa 6 bộ phận bằng nhau hàn liền ở gốc, 6 thùy hình
tam giác, đỉnh tròn, 3 nhị sinh sản, chỉ nhị chi đôi hình cái nạng, mỗi nhánh mang
một số phấn, 3 nhị lép, hình dùi. Cụm hoa cái chùm, dài 15 - 30cm. Hoa cái có 2
lá bắc. Bao hoa 6 thùy, không có nhị lép, núm nhụy 3 thùy, quả nang quặt lại, có 3
cánh, 3 ô, mỗi ô có 2 hạt; hạt có cánh tròn. Toàn thân khi khô có màu đen.

Thân rễ dưới đất, tháng 2 - 3, mọc thân khí sinh, tháng 5 - 6 ra hoa kết quả và tàn
vào tháng 11 - 12.

Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nần nghệ (Dioscorea
collettii Hook. f.).


Phân bố:

Việt Nam: Cây sống ở vùng đồi núi cao nguyên Mộc Châu.

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma.

Thành phần hóa học: Trong rễ có 2 - 4% diosgenin.

Tác dụng: Cao của thân rễ có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesteron trong
máu.

Công dụng: Điều trị những người mỡ trong máu cao, rối loạn chuyển hóa lipid.

Cách dùng, liều dùng: ngày 2-4 g, dạng thuốc sắc

Ghi chú: Loài hiếm. Cây mọc ở vùng đồi núi cao nguyên có nguy cơ bị tuyệt
chủng vì việc khai thác đất đai để trồng cây lương thực và cây công nghiệp. Mức
độ đe dọa: Bậc R.

RAU ĐẮNG ĐẤT

Rau đắng đất

RAU ĐẮNG ĐẤT
Herba Glini oppositifolii
Tên khác: Rau đắng lá vòng, Bitter Cumin, Slender carpetweed (Anh).

Tên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) DC. Họ rau đắng (Molluginaceae).

Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân và cành mảnh, mọc tỏa sát mặt đất, dài và

nhẵn. Lá mọc vòng 2-5 to nhỏ không đều, hình mác thuôn, mép nguyên, dài 1-
1,5cm, rộng 3-10 mm. Gân phụ không rõ, gốc và đầu nhọn. Lá kèm rất nhỏ, sớm
rụng. Cụm hoa dạng tán, lá bắc ở gốc. Hoa mọc tụ tập 2-5 cái ở kẽ lá, mầu lục
nhạt, có cuống dài 1-1,5 cm, không có cánh hoa. Mảnh bao hoa 5, hơi không đều,
các lá đài ngoài ngắn hơn và có mầu đậm hơn các lá đài trong. Nhị 5, chỉ nhị đều.
Nhụy có bầu thuôn dần ở đỉnh, 3 ô. Vòi nhụy uốn cong, ngắn, ở đỉnh có răng và
hơi phình rộng. Quả nang thuôn dài 3-4 mm, mở bởi 3-4 van. Hạt hình thận.

Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Glini oppositifolii)

Phân bố: Cây phân bố từ Hải Phòng, Nam Định tới Sóc Trăng và Trà Vinh.
Thường gặp trên đụn cát dọc bờ biển hay vùng ngập theo mùa, ao hồ và ruộng.

Thành phần hóa học: Rau đắng đất có saponin, flavonoid. Từ lá đã phân lập
được các chất: spergulagenin A, spergulin A, spergulin B, spergulacin và
spergulacin A.

Công năng: Có tác dụng kích thích tiêu hóa, khai vị, kháng sinh, lợi tiểu, nhuận
gan và hạ nhiệt.

Công dụng:

+ Rau đắng đất được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan, vàng da.

+Nhân dân ta có dùng cây đem đốt thành tro dùng ngâm lấy nước gội đầu.

Cách dùng, liều dùng: Mỗi ngày 20-30g, sắc nước uống.

Bài thuốc:


1. Bị sỏi mật, vàng da, rụng tóc, gan không lọc máu, dùng mỗi ngày 200gr rau
đắng đất, 200gr dây cứt quạ, sắc với 750ml nước còn 0,5 lít uống khi khát.

2. Thanh can giải độc: Rau đắng đất 6g, Nhân trần 5g, Dành dành 5g, cỏ Xước 6g,
Ké đầu ngựa 6g, dây Khổ qua 6g, cỏ Mực 8g, Muồng trâu 6g, rễ cỏ Tranh 6g, Sài
đất 6g, Cam thảo 3g, sắc uống hoặc tán bột, luyện viên uống (Lương y Đỗ Văn
Thanh, An Giang).

3. Người luôn nóng nực, cổ họng ngứa ngáy, khô khan: dùng 100gr rau đắng,
100gr cây me đất, sao khử thổ, nấu trong 0,5 lít nước còn 250ml. Uống 3 lần sáng,
trưa, tối. Trong 7 ngày.

×