Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.23 KB, 5 trang )

7 câu hỏi phỏng vấn ‘xương xẩu’ nhất

Có những câu hỏi nghe rất quen thuộc trong các buổi phỏng vấn
xin việc, nhưng không phải câu trả lời nào cũng dễ "ghi điểm"
trước ban tuyển dụng.

1. “Điểm yếu của bạn là gì?”: “Đừng hiểu câu này theo nghĩa
đen rồi đi thẳng vào giải thích cặn kẽ những điểm yếu của bạn”,
Joen Challenger – CEO của công ty tư vấn toàn cầu Challenger,
Gray & Christmas, Inc. – nhắc nhở. Ông khuyên hãy lấy một
điểm yếu dạng tiềm năng và lồng vào nó điểm nhấn tích cực.

Gợi ý trả lời: “Tôi có thiên hướng tỉ mỉ và trong một số ngành
nghề, điều đó có thể không phù hợp. Nhưng với vị trí làm sổ
sách ở đây, tôi nghĩ đặc điểm này thật sự sẽ giúp tôi trội hơn các
ứng viên khác”.

2. “Anh/chị sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?”: Theo
Challenger, những loại câu hỏi mang tính giả thuyết dạng này có
thể gây “nguy hiểm” cho bạn. Trước tiên, ban tuyển dụng có thể
không thích câu trả lời của bạn, nhưng nếu họ ưng ý, có khả
năng họ sẽ “chôm” ý tưởng đó. Chuyện như vậy đã xảy ra với
June Sullivan khi cô dự phỏng vấn cho cho vị trí giám đốc tại
một cơ sở chăm sóc dài hạn. Lúc được hỏi về các ý tưởng
marketing, June hăng hái trình bày toàn bộ kế hoạch của mình.
Kết quả, cô không được nhận vào làm nhưng sau đó lại nhận ra
phần nào kế hoạch này đã được công ty ấy triển khai.

Gợi ý trả lời: “Tôi nghĩ ông/bà có thể nâng cao nhận thức về sản
phẩm công ty bằng cách đưa ra một số chiến lược marketing tận
dụng quảng cáo, thư trực tiếp hoặc sự sắp xếp với giới truyền


thông”.

3. “Sao anh/chị lại bỏ công việc trước?”: Một lần nữa,
Challenger gợi ý các ứng viên bày tỏ mọi thứ theo khía cạnh tích
cực. Một cuộc phỏng vấn không phải là thời điểm để “lau chùi
vết nhơ” trong công việc trước đó của bạn.

Gợi ý trả lời: “Công ty cũ không phải là nơi thích hợp lắm cho
bản tính ưa sáng tạo của tôi. Nhưng điều tôi học hỏi được chính
là mọi chỗ đều có những đặc trưng riêng biệt như tính cách của
con người vậy. Giờ tôi biết mình phải tập trung tìm việc ở
những nơi đánh giá cao khả năng tư duy độc lập và các biện
pháp sáng tạo”.

4. “Tại sao anh/chị muốn làm việc ở đây?”: Những câu hỏi kiểu
này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty đó ở nhà trước lúc
đến dự phỏng vấn.

Gợi ý trả lời: “Tôi muốn trở thành thành viên của một công ty
toàn cầu, mà chỉ trong năm qua đã đầu tư 1,4 triệu đô-la vào
việc nghiên cứu và phát triển quy trình công nghiệp thân thiện
với môi trường”.

5. “Nói cho tôi nghe về bản thân anh/chị đi!”: Đây là cơ hội để
bạn “tỏa sáng” nhưng không phải là lúc tường trình tiểu sử đời
mình. Nên bắt đầu bằng cách nêu ra những nét nổi bật cùng các
thành tích liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển. Đừng
đào sâu vào thông tin cá nhân trừ khi nó giúp ích cho cuộc cạnh
tranh xin việc của bạn.


Gợi ý trả lời: “Tôi sáng tạo và tháo vát. Tôi từng làm sales
manager trong 5 năm qua và đã phát huy óc sáng tạo để nghĩ ra
những cách khích lệ độc đáo nhằm giữ “lửa” cho nhân viên. Vì
thế, đội của tôi luôn giành được nhiều phần thưởng từ công ty”.

6. “Thử kể tôi nghe về người sếp đáng ngán nhất của anh/chị
xem nào!”: Hãy bình tĩnh và đừng để cách “xúi giục” này buộc
bạn phải trút ra bất kì nỗi thất vọng nào đã thuộc về quá khứ.

Gợi ý trả lời: “Không có cấp trên nào trước đây của tôi tệ cả,
nhiều người còn giúp tôi học hỏi những điều có ích”.

7. “Mục tiêu của anh/chị là gì?”: Cách trả lời hay nhất cho câu
hỏi này là lặp lại mục tiêu nghề nghiệp bạn đã ghi trong CV.
Nhớ nhấn mạnh đến mong muốn trở thành một phó giám đốc
marketing hoặc sở hữu công ty riêng

Gợi ý trả lời: “Tôi muốn làm việc cho công ty trẻ, chẳng hạn
như nơi đây, để có thể xây dựng mọi thứ từ nền móng và tận
dụng tất cả cơ hội mà một công ty đang trong quá trình lớn
mạnh đưa ra”.

Ty

Theo Career Builder

×