Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giảm lãi suất pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.56 KB, 3 trang )

Giảm lãi suất: “Chìa khóa” nằm ở kiềm chế lạm phát?
Cập nhật 08:53:48 - 01/10/2010
Trong khi lãi suất ở các nước vẫn duy trì mức thấp nhằm phục hồi kinh tế thì ở Việt Nam, lãi suất vẫn cao.
Có ý kiến cho rằng mặc dù tỷ giá không phải là nhân tố tác động trực tiếp lên cung cầu của VND, nhưng chúng là nhân tố liên quan
nhiều đến lạm phát.
Có trường hợp doanh nghiệp nhỏ phải tiếp cận lãi vay ở mức 17,7%/năm, thậm chí cho vay tiêu dùng lên tới
19%/năm. Một số ý kiến trong giới phân tích cho rằng, muốn giảm lãi suất thì phải "canh chừng" chỉ số giá tiêu
dùng (CPI).
Lãi vay tới 19%/năm!
Một tuần nay, giám đốc một doanh nghiệp nhỏ ở Đầm Trấu (Hà Nội), chuyên hoạt động trong ngành quảng cáo tấm
biển lớn, đã mất ăn mất ngủ vì lãi suất của món vay 2,7 tỷ đồng để thi công các tấm biển lớn cho khách hàng trên
các trục đường Nội Bài và Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Ông cho biết, từ ngày 25/9/2009, doanh nghiệp này ký hợp đồng tín dụng với một ngân hàng có trụ sở trên phố Bà
Triệu (Hà Nội), trị giá 2,7 tỷ đồng, thời hạn 3 năm, 3 tháng điều chỉnh lãi vay một lần từ mức khởi điểm 10,5%/năm,
gốc và lãi trả hàng tháng, phương thức giải ngân theo từng khế ước vay.
Toàn bộ 2,7 tỷ đồng được chia thành 4 khế ước vay. Cụ thể, khế ước 1 vay ngày 25/9/2009 có giá trị 1,3 tỷ đồng,
khế ước 2 (28/9/2009) 800 triệu đồng, khế ước 3 (1/10/2009) 400 triệu đồng và khế ước 4 vay ngày 18/10/2009 giá
trị 200 triệu đồng.
Đến nay, doanh nghiệp này đã trả được 900 triệu đồng tiền gốc, lãi thanh toán sòng phẳng và cùng vào ngày 25 hàng
tháng.
Từ lúc nhận tiền vay đến nay, ngân hàng nói trên đã điều chỉnh các mức lãi suất tiền vay cụ thể như sau: lần thứ
nhất, ba khế ước đầu tiên bị điều chỉnh từ 10,5%/năm lên 12%/năm và một khế ước (thứ 4) bị điều chỉnh từ
10,5%/năm lên 15%/năm. Lý do khế ước thứ 4 bị điều chỉnh tăng 3%/năm so với 3 khế ước trên là do bị áp mức phí
quản lý tài sản đảm bảo 3%/năm.
Tuy nhiên, đến 25/6/2010, ba khế ước nói trên đang từ mức 12%/năm đã bị điều chỉnh lên 15,4%, còn khế ước thứ 4
vẫn giữ nguyên 15%/năm.
Và cao trào đẩy lãi suất đạt đỉnh khi ngày 25/9/2010, ngân hàng nói trên đã điều chỉnh khế ước thứ 4 từ 15%/năm
lên 17,7%/năm (3 khế ước trên vẫn 15,4%/năm) với “công thức riêng” của ngân hàng này: lãi suất tiền vay bằng lãi
suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng lãi trả cuối kỳ (hiện ở mức 11,2%/năm), cộng với biên độ điều chỉnh lãi suất
6,5%/năm.


Tất nhiên, người vay không hiểu 6,5%/năm kia ở đâu ra, nhưng vẫn phải trả. Chủ doanh nghiệp trên bức xúc: “Tôi
rất ấm ức và muốn trả tống một lần phần nợ còn lại rồi cạch đến già, nhưng cũng không được vì nếu trả trước hạn sẽ
bị phạt nặng”.
Mang thực tế này trao đổi với một quan chức ngân hàng, ông cho rằng, rất có thể do ngân hàng định giá lãi suất dựa
trên mức độ rủi ro của doanh nghiệp và ông cho biết thêm, có trường hợp cho vay tiêu dùng còn lên tới 19%/năm!
Tuy nhiên, khi kiểm tra, đối chứng với quá trình quan hệ hợp đồng tín dụng trên thì thời gian đầu mức lãi suất ngân
hàng đưa ra là chấp nhận được, nhưng những lần điều chỉnh lãi suất sau đó lại không liên quan gì đến mức độ tín
nhiệm hoặc rủi ro của món vay để áp lãi vay cao ngất như thế.
Vậy, lãi suất cao là do đâu?
Giữ CPI như giữ đê
Có thể nói, lãi suất cao đang là câu chuyện gây nhiều bức xúc hiện nay. Mang băn khoăn “làm sao giảm lãi suất”
đến với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, ông cũng cho rằng, hiện đó là một bài toán khó.
Theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước đã “làm tất cả những gì cần phải làm”, mà đầu tiên là tháo gỡ trở ngại tại
Thông tư 13, thông qua việc ban hành Thông tư 19.
Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã vui mừng khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 19. Nhờ đó, nguồn vốn của
các ngân hàng được tăng thêm. Có ngân hàng, con số này lên tới cả nghìn tỷ đồng, vì khi vay mượn lẫn nhau, họ
không bị vướng rào “vay mượn trên thị trường 2 không được quá 20% so với thị trường 1”; được sử dụng “25% tiền
gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng)”; tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay tổ chức tín
dụng khác có kỳ hạn 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời
đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại khoản 1, điều 14) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước
ngoài”; phần bảo lãnh thanh toán không bị tính vào tỷ lệ an toàn… Đặc biệt, ngân hàng cũng được tăng thêm quyền
tự chủ trong sử dụng nguồn vốn tự có như vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, lợi nhuận chưa chia…
Tiếp theo, ngày 29/9, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 20/2010/TT-NHNN, áp tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp
hơn trước đó đối với các tổ chức tín dụng có dư nợ lớn ở khu vực “tam nông”. Vì thế, những ngân hàng thương mại
có thị phần ở khu vực nông thôn được hỗ trợ một lượng vốn khá lớn từ phía Ngân hàng Nhà nước…
Song, “mặc dù đó là những động thái cần thiết của Ngân hàng Nhà nước để giảm mặt bằng lãi suất, nhưng giá như
CPI tháng 9/2010 không tăng vọt như thế”, chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh nhận xét.
Theo ông Ánh, việc CPI tháng 9 tăng ở mức 1,31%, đưa CPI của 9 tháng đầu năm tăng 8,64% so với cùng kỳ đã tạo
ra sự kỳ vọng không tốt về lạm phát, bởi dù ở đâu, ở thời điểm nào thì “lạm phát là bào thai của lãi suất”. Vì thế, vào
lúc này, các bộ ngành cần đưa CPI tháng 9 ra “mổ xẻ”, để tìm ra các nguyên nhân nội tại cũng như sự tác động bên

ngoài. Với sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng, sự linh hoạt trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước, thì việc
kiểm soát tốt lạm phát sẽ là các yếu tố then chốt để đưa mặt bằng lãi suất giảm xuống.
Ngoài ra, tổng giám đốc của một ngân hàng cổ phần phân tích thêm, có một yếu tố khác cũng tác động mạnh lên
CPI, đó là tỷ giá hối đoái, nhất là khi trong hai ngày gần đây, giá USD tự do đã tăng lên mức 19.680 đồng/USD.
Ông phân tích, mặc dù tỷ giá không phải là nhân tố tác động trực tiếp lên cung cầu của VND, nhưng chúng là nhân
tố liên quan nhiều đến lạm phát. Bởi, nếu giữ được kỳ vọng ổn định tỷ giá, sẽ khơi thông một lượng ngoại tệ được
sử dụng (vay thay vì mua) với mức lãi suất thấp hơn VND, từ đó gián tiếp tạo ra sự “pha loãng” cầu tiền đồng, nhờ
đó mà lãi suất có thể giảm theo.
Thứ hai, trong bối cảnh các đồng tiền châu Á đang tăng giá so với USD thì VND lại giảm giá so với USD. Nghịch lý
này tạo ra sự tác động luân chuyển và làm cho CPI tăng, ở chỗ: các đồng tiền châu Á cũng tăng giá mạnh so với
VND, nếu Việt Nam nhập khẩu nhiều trong khu vực thì yếu tố này sẽ truyền dẫn vào giá hàng hóa. Do đó, theo vị
tổng giám đốc này, việc giữ tỷ giá ổn định từ nay đến cuối năm là việc làm cần thiết, nếu muốn góp phần ổn định
CPI, và qua đó, có thể gián tiếp tạo ra kỳ vọng giảm lãi suất trên thị trường.
Thực hiện: / Nguồn: VnEconomy

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×