Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác dụng phụ và chống chỉ định của một số nhóm kháng sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.5 KB, 6 trang )

Tác dụng phụ và chống chỉ định của
một số nhóm kháng sinh


Kháng sinh là những chất có nguồn gốc sinh học, tổng hợp hoặc
bán tổng hợp mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế
(bacteriostatic) hoặc tiêu diệt (bactericidal) vi sinh vật một cách đặc
hiệu.
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc sinh học, tổng hợp hoặc bán
tổng hợp mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế (bacteriostatic)
hoặc tiêu diệt (bactericidal) vi sinh vật một cách đặc hiệu. Việc khám phá và
phát triển các kháng sinh đã tạo ra các thế hệ vũ khí hữu hiệu giúp con người
chống lại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, để có hiệu quả, giảm đề kháng
thuốc và tránh được các tác dụng phụ thì kháng sinh phải được sử dụng theo
đúng chỉ định của thầy thuốc. Người sử dụng cần lưu ý đến các tác dụng
không mong muốn và chống chỉ định chính của một số nhóm kháng sinh.
Kháng sinh nhóm phenicol: tác dụng không mong muốn có liên
quan đến chống chỉ định của nhóm phenicol là các tác dụng phụ trên tủy
xương và thần kinh.
Trên tủy xương, nhóm phenicol có thể gây suy tủy với biểu hiện: thiếu
máu (giảm hồng cầu lưới, tăng sắt trong huyết tương, ngừng trưởng thành
các tiền chất của hồng cầu) khi dùng liều cao, dài ngày. Tình trạng này có
thể phục hồi sau khi ngừng thuốc 1-3 tuần. Tuy nhiên, thiếu máu bất sản là
tai biến nguy hiểm, không phụ thuộc liều lượng, có thể gặp sau khi ngừng
thuốc hàng tuần, hàng tháng.
Trên thần kinh: viêm dây thần kinh thị giác, viêm thần kinh ngoại
biên, mê sảng. Nghiêm trọng hơn là hội chứng xám (nôn, nhịp thở nhanh,
căng bụng, tím xanh, phân xanh, ngủ lịm tiến tới truỵ mạch và tử vong).
Trên cơ quan tiêu hóa: buồn nôn, viêm lợi, vị khó chịu, viêm miệng.
Tình trạng quá mẫn (ban đỏ, mày đay, phù mạch, phản vệ ) cũng có thể xảy
ra.


Kháng sinh nhóm cyclin: các tác dụng không mong muốn chủ yếu
bao gồm:
Với răng: vàng răng vĩnh viễn nếu mẹ dùng nhóm kháng sinh này khi
mang thai, hoặc dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi.
Trên hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn. Liều cao gây tổn
thương gan kèm theo viêm tuỵ.
Trên thận: gây tăng urê máu kèm theo nhiễm acid.
Trên thần kinh: rối loạn tiền đình (chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng,
đau đầu…).
Kháng sinh nhóm aminoglycosid: tác dụng không mong muốn quan
trọng nhất là độc tính kép với thính giác và thận.
Với thính giác, thường gây rối loạn ốc tiền đình: chóng mặt, ù tai, mất
thăng bằng, đau đầu, rung giật nhãn cầu, mất thính giác không phục hồi.
Với thận: gây tích luỹ mạnh ở vỏ thận, gây suy thận khó chẩn đoán,
có khi chỉ biểu hiện tăng protein niệu, cần đặc biệt chú ý khi dùng cho người
cao tuổi.
Trên cơ xương, có tác dụng giãn cơ giống cura, gây liệt mềm, ảnh
hưởng tới hô hấp, phải chú ý khi gây mê. Độc tính này có liên quan đến liều
dùng. Do đó, để phòng tránh và hạn chế các tác dụng không mong muốn cần
hạn chế liều dùng hằng ngày, đợt điều trị nên dưới 10 ngày và chỉ dùng khi
nhiễm khuẩn nặng. Tránh phối hợp với các thuốc có độc tính với thận và
theo dõi thường xuyên chức năng thận.
Kháng sinh nhóm quinolon: động kinh có thể xảy ra khi điều trị
bằng các kháng sinh nhóm quinolon. Do vậy, nhóm kháng sinh này nên
được sử dụng một cách thận trọng trên những bệnh nhân đã có hay đang
nghi ngờ có các bệnh lý hệ thần kinh trung ương. Khi sử dụng trên nhóm
bệnh nhân này, các quinolon có thể làm khởi phát động kinh hay hạ thấp
ngưỡng động kinh. Phản ứng ở hệ thần kinh trung ương cũng có thể xảy ra
ngay khi dùng quinolon liều đầu tiên. Điều trị bằng quinolon cũng đôi khi
gây trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần có thể tiến triển đến gây hành vi nguy

hiểm cho bản thân và xã hội. Viêm gân và đứt gân (thường là gân Achille)
có thể xảy ra khi điều trị bằng quinolon, đặc biệt trên bệnh nhân lớn tuổi và
những bệnh nhân đang điều trị hoặc trước đó đã điều trị bằng glucocorticoid.
Khi có những dấu hiệu đầu tiên của đau hay viêm, phải ngừng thuốc ngay và
bất động chi bị ảnh hưởng. Quinolon có thể gây các phản ứng nhạy cảm với
ánh sáng. Do đó, bệnh nhân đang điều trị bằng quinolon nên tránh tiếp xúc
trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím. Nên ngừng điều trị nếu có
xuất hiện ban đỏ hay phồng rộp trên da. Ngay cả khi sử dụng thuốc theo
đơn, quinolon vẫn có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản xạ đến mức làm giảm
khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc, đặc biệt là khi có uống rượu kèm
theo. Tác dụng phụ thường thấy trên tiêu hóa do quinolon là: nôn, buồn nôn,
đau thượng vị, cảm giác đè nặng ở dạ dày. Với tổ chức sụn, quinolon ảnh
hưởng đến sự phát triển của sụn tại các khớp chịu lực do đó chống chỉ định
cho phụ nữ có thai và trẻ em trong độ tuổi phát triển (dưới16 tuổi). Với hô
hấp, quinolon có thể gây ngừng thở khi tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Với các sulfamid: nhóm thuốc này chỉ được dùng hạn chế với các chỉ
định điều trị mới. Tác dụng không mong muốn chủ yếu bao gồm:
- Biểu hiện nhạy cảm: xảy ra sau 5-7 ngày (phát ban, ngứa, mày đay,
viêm quầng, bọng nước, bong biểu bì, đau khớp, khó thở dạng hen, viêm cầu
thận, viêm kẽ thận).
- Về máu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu cấp tính.
- Về gan, vàng da (do sulfamid đẩy bilirubin khỏi liên kết với protein),
có thể gây biến chứng thần kinh do đó cấm dùng sulfamid cho trẻ sơ sinh.
Với tiêu hóa, gây chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Với thần kinh, làm mất ngủ, mệt mỏi, nhức đầu. Sulfamid cũng có thể
gây ức chế miễn dịch và dị dạng thai nhi.

×