Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Coi chừng ngộ độc tai do thuốc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.17 KB, 4 trang )

Coi chừng ngộ độc tai do thuốc


Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới hai tuổi, khi sử dụng thuốc nhỏ
tai không đúng chỉ định sẽ để lại hậu quả nặng nề là nhiễm độc tai trong
gây điếc không hồi phục.
Thuốc nhỏ tai là những loại thuốc dạng dung dịch, mỡ và bột, được
pha chế để điều trị những bệnh lý của tai, đặc biệt là chống viêm nhiễm,
giảm đau của tai ngoài và tai giữa. Thuốc dùng trong các bệnh tai dưới dạng
bột hoặc dạng mỡ thường được thầy thuốc trực tiếp tự sử dụng, họ thường
chỉ kê đơn những thuốc dạng dung dịch cho bệnh nhân dùng tại nhà. Thuốc
dạng bột là những thuốc nguyên chất như bột clorocid 0,4%, bột sulfamid,
penicillin
Thuốc nhỏ tai thường được chia làm hai loại: Loại thuốc dùng cho
những bệnh lý về tai không thủng màng nhĩ và những bệnh lý thủng màng
nhĩ. Màng nhĩ là phần ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa, có nhiệm vụ bảo
vệ niêm mạc tai giữa và các bộ phận của tai giữa cũng như tai trong, tránh
các tác nhân hóa học, vật lý tác động từ bên ngoài.
Khi màng nhĩ thủng, thuốc tiếp xúc trực tiếp với một số cấu trúc nhạy
cảm của tai trong gây ngộ độc cho bộ phận ốc tai và tiền đình nằm trong đó
làm tổn thương chúng và hậu quả là bệnh nhân bị điếc hoàn toàn.
Những loại thuốc nhỏ tai dùng khi màng nhĩ không thủng chủ yếu là
những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt
ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát trùng tại
chỗ betadin , đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết
trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax. Các thuốc này
chứa một số kháng sinh nhóm aminozid (gentamycin, neomycin ). đây là
nhóm thuốc hay gây tác động lên các bộ phận của tai trong.
Thuốc chứa hoạt chất kháng viêm và kháng sinh dùng cho tai, tác
dụng như một trị liệu tại chỗ và đa năng do tính kháng viêm của
dexamethason. Thuốc thường có khả năng kháng khuẩn của hai loại kháng


sinh phối hợp cho phép mở rộng phổ diệt khuẩn. Thuốc không đi vào máu
(trừ trường hợp ống tai hay màng nhĩ bị thủng hoặc bị xây xước). Thầy
thuốc phải kiểm tra màng nhĩ thật kỹ trước khi sử dụng thuốc. Trường hợp
màng nhĩ bị thủng mà vẫn dùng, thuốc tiếp xúc với các cấu trúc của tai trong
gây các tai biến nặng nề lên ốc tai và tiền đình gây điếc, rối loạn thăng
bằng
Khi sử dụng thuốc mà thấy các dấu hiệu bất thường như chóng mặt,
đau đầu, rát bỏng trong tai, biểu hiện mẩn ngứa, dị ứng ngoài da, phải thông
báo kịp thời cho bác sĩ điều trị để thay thuốc và tránh sử dụng các kháng
sinh cùng nhóm đường dùng toàn thân. Thời gian điều trị không quá 10
ngày, nếu quá thời hạn này nên xem lại phương pháp điều trị. Theo nguyên
tắc chung, thuốc nhỏ tai không sử dụng dưới áp suất.
Thuốc dùng cho tai khi màng nhĩ thủng là những thuốc có tác dụng
chữa viêm nhiễm mạn tính của tai giữa như otofar, effexin, collydexan,
norquin trong đó có chứa những kháng sinh tương đối lành tính như
rifampicin, cephalosporin thế hệ III Những loại thuốc này cần được ngâm
ấm tới nhiệt độ của cơ thể khoảng 30-37°C trước khi nhỏ (tránh gây hiện
tượng chóng mặt khi thuốc lạnh tác động kích thích lên hệ thống tiền đình).
Cách sử dụng: Để thuốc được sử dụng có hiệu quả nên chú ý trước khi
nhỏ thuốc phải lau sạch mủ trong ống tai bằng que bông nhỏ. Khi nhỏ tai,
bệnh nhân phải nghiêng đầu về phía đối diện. Dùng tay trái kéo vành tai lên
trên và ra sau, nhỏ vào tai từ 2-5 giọt thuốc tùy theo từng loại thuốc cũng
như theo chỉ định của bác sĩ. Nhỏ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần giữ 10-15 phút,
sau đó nghiêng đầu về phía tai bệnh để thuốc chảy ra hết rồi thấm khô ống
tai ngoài.
Khi tai chảy mủ tuyệt đối không được dùng các dạng thuốc viên
nghiền ra để thổi vào trong tai vì các thuốc này có chứa tá dược không tan
trong nước, không bị hấp thu gây bít tắc đường dẫn ra của dịch, làm cho dịch
viêm đọng lại trong tai giữa và biến chứng ngược vào trong như viêm xương
chũm, viêm màng não, viêm mê nhĩ

Chúng tôi khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc nhỏ tai theo chỉ định và
dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng.

×