Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác hại của bệnh viêm vú trong chăn nuôi bò sữa ở nông hộ? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.03 KB, 6 trang )

Tác hại của bệnh viêm vú trong chăn nuôi bò sữa ở
nông hộ?
Đáp: Viêm vú là bệnh xảy ra khá phổ biến trên đàn bò sữa.
Theo khảo sát cho thấy, tỷ lệ bò cái cho sữa mắc bệnh viêm
vú chiếm khoảng 60% trong tổng đàn. Tuy không gây chết
ngay cho bò mắc bệnh, nhưng thiệt hại về kinh tế là khá
lớn, thậm chí phải loại thải vật nuôi. Do đó, nông hộ cần có
biện pháp phòng bệnh để hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh
viêm vú gây ra như:
- Trên bò đang vắt sữa, bệnh sẽ làm giảm khả năng tiết sữa
(từ 10 – 30%) và chất lượng sữa; gây một số biến chứng
hoặc tổn thương trực tiếp trên bầu vú (nang tuyến vú, ống
dẫn sữa, thậm chí có thể gây teo bầu vú), ảnh hưởng đến
chu kỳ sinh sản tiếp theo.
- Trên bê con đang bú sữa mẹ sẽ kém phát triển, tỉ lệ bệnh
và chết cao.
- Nông hộ sẽ bị lỗ do năng suất sữa giảm, chất lượng sữa
kém, bò cái sẽ chậm sinh sản hoặc phối giống không đậu
thai.
2. Hỏi: Tại sao bò sữa bị viêm vú?
Đáp: Viêm vú ở bò là loại bệnh do nhiều nguyên nhân gây
ra nhưng đa số các trường hợp là do nhiễm trùng trực tiếp
qua đầu vú. Có thể chia thành 4 nhóm nguyên nhân chính
gây bệnh viêm vú trên bò sữa:
* Vật nuôi:
- Do bò sữa có bầu vú quá to, núm vú dài thường gặp nhất
là trên bò cao sản. Trong quá trình cho bê con bú hoặc vắt
sữa làm xây xát, bầu vú bị tổn thương tạo điều kiện cho vi
khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở này.
- Ở một số con bò sữa, cơ vòng núm vú không co thắt hoặc
co thắt yếu làm lỗ núm vú hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi


trùng xâm nhập.
* Môi trường:
- Do chăn nuôi kém vệ sinh.
- Chuồng trại không thông thoáng, thiếu ánh sáng. Nền
chuồng dơ bẩn, ẩm ướt.
- Không có chỗ vắt sữa riêng, chỗ vắt sữa không sạch sẽ.
- Mật độ chăn nuôi dày, dinh dưỡng kém.
* Con người:
- Do thao tác vắt sữa không đúng.
- Không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trước và sau khi vắt
sữa.
* Vi khuẩn:
- Do nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh xâm nhập vào
tuyến vú qua các vết thương ở bầu vú, núm vú. Sữa là môi
trường rất tốt cho vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển nhanh
gây ra các ổ viêm, phá hoại các tổ chức tuyến sữa. Các vi
khuẩn gây bệnh viêm vú bò chủ yếu là Streptococcus (liên
cầu khuẩn) chiếm 86%, Staphylococcus (tụ cầu khuẩn)
chiếm 5,4%; và một số Enterococcus (vi khuẩn đường
ruột). Ngoài ra còn có vi khuẩn lao, virus FMD và nấm
Candida albicaus (theo Tài liệu Giải phẩu sinh lý và sinh
sản bò cái – TS. Đinh Văn Cải - 2002) cũng có khả năng
gây bệnh viêm vú bò. Đặc biệt nhóm Streptococcus
agalactiae, Streptococcus dysagalactiae có khả năng gây
viêm vú truyền nhiễm lây lan chủ yếu qua người vắt sữa,
dụng cụ chăn nuôi.
Các loại vi khuẩn, nấm trên thường xuyên có mặt trong
môi trường chăn nuôi, do đó nếu công tác vệ sinh chuồng
trại, nơi vắt sữa, bầu vú bò trước và sau khi vắt sữa không
tốt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú

gây viêm vú.
3. Hỏi: Có mấy loại viêm vú? Mối nguy hại của chúng
ra sao?
Đáp: Bệnh viêm vú trên bò sữa chia làm 2 loại:
- Viêm vú lâm sàng, là sự nhiễm trùng bầu vú, thể hiện
triệu chứng qua sự thay đổi hình dạng bầu vú, mức độ thay
đổi tính chất của sữa, có các triệu chứng bệnh thể hiện ra
bên ngoài rõ rệt. Căn cứ vào những biến đổi về bệnh lý và
triệu chứng lâm sàng, người ta chia làm 4 dạng khác nhau:
viêm vú thể tương mạc, viêm vú thể cata, viêm vú có mủ,
viêm vú có máu. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh và thể bệnh
sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sữa,
gây tổn thương bầu vú. Trường hợp nặng bò sữa có thể chết
do biến chứng nhiễm trùng huyết.
- Viêm vú tiềm ẩn, là thể viêm không có các triệu chứng
thể hiện ra bên ngoài rõ rệt, chỉ được phát hiện qua các xét
nghiệm mức độ nhiễm vi sinh trên sữa hoặc qua nuôi cấy vi
trùng, nhưng không có sự thay đổi rõ rệt về mặt cảm quang
của sữa. Viêm vú tiềm ẩn rất nguy hiểm vì có thể làm gia
tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh viêm vú cho toàn đàn, nhất
là trong trường hợp vắt sữa bằng máy.
4. Hỏi: Thế nào là bệnh viêm vú thể tương mạc?
Đáp: Bệnh thường xảy ra vài ngày sau khi sinh, biểu hiện:
- Con vật có hiện tượng sốt toàn thân (39,5 – 40 độ C), ít
hoạt động, kém ăn và lượng sữa giảm.
- Bầu vú bị xung huyết, sưng ở một thùy hay toàn bộ bầu
vú. Con vật có phản ứng đau khi ấn mạnh vào bầu vú.
- Lượng sữa sẽ giảm rõ rệt ở thùy vú sưng.
- Lúc đầu, sự biến đổi trên sữa không rõ rệt nhưng khi
bệnh lan rộng sẽ thấy sữa loãng, có những hạt lợn cợn.

Bệnh viêm vú thể tương mạc do các loại vi khuẩn
Staphylococci, Streptococci, E.coli xâm nhập qua các vết
trầy, xây xát trên bầu vú đi vào tuyến vú gây bệnh. Bệnh
cũng có thể kế phát do viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung,
vi khuẩn theo đường máu đến tuyến vú gây bệnh. Nếu bệnh
nhẹ, sau 7 – 10 ngày hiện tượng viêm giảm nhưng có thể
chuyển sang thể mãn tính. Khi bầu vú bị tổn thương nặng
có thể bị xơ cứng, mất khả năng tiết sữa ở chu kỳ sau.
5. Hỏi: Thế nào là viêm vú thể cata?
Đáp: Đặc trưng của bệnh viêm vú thể cata là tế bào thượng
bì biến dạng bị bong tróc ra, ở chỗ viêm có dịch thẩm xuất.
Dịch này cùng với tế bào bạch cầu tạo ra một màng phủ
trên niêm mạc đường tiết sữa. Khi vắt sữa, màng này tróc
ra lẫn vào sữa tạo thành cặn sữa và đôi khi cặn sữa này làm
tắt nghẽn ống dẫn sữa. Nếu tiếp tục vắt sữa, thời gian sau
có thể sữa trở lại bình thường nhưng lượng sữa sẽ giảm đi.
Kiểm tra bằng mắt thường thấy bầu vú gần như trở lại bình
thường nhưng thành vú dầy lên và mềm, kiểm tra bằng tay
thấy bên trong đầu vú có những cục mềm.
Bệnh viêm vú thể cata do vi khuẩn Staphylococci,
Streptococci hay E. coli xâm nhập khi cơ vòng đầu vú
không khép kín. Vi khuẩn đi vào bể sữa đến các tuyến vú
gây viêm. Ngoài ra, bệnh viêm vú thể cata còn do các
nguyên nhân: nền chuồng không sạch, sử dụng chung khăn
lau vú cho bò, hoặc do việc vệ sinh vắt sữa kém gây lây
nhiễm từ bò bệnh sang bò khỏe mạnh. Thông thường, bệnh
này sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc tốt thì bò sẽ khỏi
bệnh, ít ảnh hưởng đến sản lượng sữa và con vật không có
biểu hiện triệu chứng toàn thân.
(còn tiếp)


×