Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

tổng quan về tổ chức lãnh thổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 99 trang )

TỒNG QUAN
VỀ TỔ CHỨC LÃNH
THỔ
PHẦN MỞ ĐẦU
Địa lí kinh tế - xã hội là một khoa học xã hội nghiên cứu quy luật
phân bố sản xuất xã hội và sự định cư của dân cư cũng như đặc điểm của
chúng ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Gắn với sự phân bố là việc tổ chức
lãnh thổ sản xuất nói chung và của từng ngành nói riêng. Một trong những
đơn vị tổ chức lãnh thổ kinh tế là các vùng kinh tế.
Vùng kinh tế là một khái niệm rất phổ biến, thông dụng, nhưng lại
được hiểu một cách khác nhau tùy thuộc vào từng ngành khoa học. Dẫu sao
khi đề cập đến vùng là phải nói đến một lãnh thổ với vị trí nhất định.
Đối với khoa học địa lí kinh tế - xã hội, vùng kinh tế được coi là một
thực thế khách quan, mà sự tồn tại của nó là do yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia quyết định. Ở nước ta, công tác phân vùng được
triển khai từ những năm 1960 và càng được phát triển hoàn thiện hơn.
Vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhưng không phải là bất biến.
Nó có thể thay đổi, phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển kinh tế từng
giai đoạn nhất định. Ở nước ta đã có nhiều phương án phân vùng khác
nhau, từ 4 vùng kinh tế của những năm 80 thế kỉ XX đến 7 vùng kinh tế
hay 8 vùng kinh tế đang hiện hành. Gần đây là phương án 6 vùng kinh tế
gắn với vùng kinh tế trọng điểm.
Với mục đích cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về tổ chức lãnh
thổ kinh tế, vùng kinh tế chúng tôi đã hoàn thành bài tiểu luận này. Hi vọng
đây sẽ là nguồn tài liệu giúp ích cho công tác giảng dạy Địa lí.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NỀN KINH TẾ
I. Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ, về đại thể, là sự kiến thiết lãnh thổ. Trong một
lãnh thổ có nhiều thành phần về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội …
Vấn đề là ở chỗ phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát


triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở đó, tổ chức lãnh thổ được hiểu là sự sắp xếp các thành
phần (đã, đang hoặc dự kiến sẽ có) trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ
ở một vùng nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất về
mặt kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững.
Từ quan niệm nói trên, tổ chức ở đây là việc sắp xếp, bố trí các thành
phần (các ngành hay lĩnh vực kinh tế, cơ cấu hạ tầng, các điểm dân cư…)
trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều. Với cách hiểu như vậy, một số
nhà khoa học phương Tây đã coi tổ chức lãnh thổ (không gian) như là việc
lựa chọn nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đúng đắn và có hiệu quả (Jean Pean
Paul De Gaudemar (1992). Chính việc sắp xếp, bố trí theo trật tự mới trên
lãnh thổ sẽ tạo ra những giá trị mới. Hơn nữa, việc tổ chức phải được triển
khai trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
chủ thể tổ chức cũng là chủ thể quản lí công tác phát triển vùng.
Trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu tổ chức lãnh thổ ra đời từ thế kỷ
XIX và đã trở thành một khoa học quản lý lãnh thổ.
Ở Việt Nam, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ là công việc đã có từ lâu
cách đây mấy chục năm khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vấn đề
phân vùng, quy hoạch, phân bố lực lượng sản xuất. Còn về khía cạnh nếu
coi tổ chức hành chính là một nội dung của tổ chức lãnh thổ thì từ khi lập
nước, cứ mỗi lần thay đổi triều đại, thì mỗi lần lại thay đổi cương vực và
ngay cả tên của các khu vực hành chính. Và điều thực tế là từ ngàn xưa, các
dân tộc sống trên lãnh thổ của từng quốc gia đã luôn luôn “tổ chức” lãnh
thổ của mình (dù tự giác hay không tự giác) nhằm đảm bảo cuộc sống và
hưng thịnh quốc gia.
“Không gian” và “lãnh thổ” là hai từ rất phổ biến trong các công trình
nghiên cứu địa lý. Nói chung, theo nghĩa thông thường hai từ đó là như
nhau, không kể vài trường hợp nói đến phạm trù có nội dung xác định.
Thuật ngữ “Tổ chức không gian” kinh tế - xã hội và “Tổ chức lãnh
thổ” kinh tế - xã hội gần như đồng nghĩa trong khoa học địa lý. Chúng tôi

hiểu tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội dưới hai khía cạnh:
1. Tổ chức lãnh thổ như toàn bộ quá trình hay hành động của con
người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử
dụng tự nhiên, có tính đến các mối quan hệ, liên hệ của chúng, các sự phụ
thuộc lẫn nhau của chúng. Các hành động này được thực hiện phù hợp với
các mục tiêu của xã hội và trên cơ sở các quy luật kinh tế hoạt động
trong hình thái kinh tế- xã hội ấy. Mục tiêu cơ bản của tổ chức lãnh thổ
là nhằm tiết kiệm lao động xã hội nhờ cải thiện cơ cấu sản xuất - lãnh thổ
của nền kinh tế và cải thiện cơ cấu tổ chức sản xuất của đất nước hay của
từng vùng cụ thể. Tổ chức lãnh thổ cũng nhằm phát triển tổng hợp, có hiệu
quả cao nền sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên. Có thể nói, tổ chức lãnh thổ kinh tế –xã hội là một biện
pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững.
2. Tổ chức lãnh thổ kinh tế –xã hội còn được hiểu như sự kết hợp của
các cấu trúc lãnh thổ đang hoạt động: cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc
không gian xã hội, cấu trúc không gian sản xuất, cấu trúc không gian sử
dụng tự nhiên…Ở đây không thể bỏ qua một số nội dung phân vùng và cả
quy hoạch vùng. Đó là xác định các tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển
kinh tế –xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng nhỏ trong
vùng lớn, giữa các vùng lớn trong một quốc gia và trên mức độ nào đó có
xét đến các mối liên kết giữa các quốc gia. Các cấu trúc này được thống
nhất lại bởi các cơ cấu quản lý quá trình tái sản xuất xã hội. Theo cách hiểu
này, thì khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế –xã hội của một vùng nhất
định, ta phải nghiên cứu các cấu trúc không gian thành phần. Cũng với
cách tiếp cận tổ chức lãnh thổ như vậy thì cấu trúc của một vùng (lãnh thổ)
còn bao gồm các điểm, các “cực”, các nút và các dải, các tuyến lực và một
không gian bề mặt. Các yếu tố đó có quan hệ, sức hút lan toả và ảnh hưởng
lẫn nhau.
Để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích những
phân dị địa lý để tìm ra các cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ); phân

tích mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các cấu trúc không gian
thành phần để tổng hợp lại, nhận dạng một không gian chung.
Tổ chức lại lãnh thổ là một nhiệm quan trọng về mặt xã hội của khoa
học địa lý Việt Nam. Chính nó sẽ đảm bảo việc thực hiện tốt nhất mục tiêu
chung là xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
và văn minh”. Việc đặt kế hoạch cho sự phát triển kinh tế đất nước không
thể quên khía cạnh xã hội đó.
Để thực hiện các mục tiêu nói trên, sự phát triển kinh tế của đất nước
phải được bền vững và ổn định. Tính công bằng xã hội là một định hướng
lớn của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo những cơ hội
ngang bằng nhau cho từng vùng, từng địa phương và ngay cả cho từng
người dân nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Nếu tính công bằng xã
hội không được đảm bảo thì tính ổn định sẽ bị ảnh hưởng, nhất là tính ổn
định xã hội và ngược lại. Cả hai sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững. Ở nước
ta, hệ thống cấu trúc lãnh thổ cần phải giúp đạt được sự cân đối giữa các
yếu tố cấu thành (xem sơ đồ).
SƠ ĐỒ MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẤU TRÚC LÃNH THỔ
TÍNH ỔN ĐỊNH TÍNH BỀN VỮNG
- Chính trị - Tăng trưởng kinh tế đều đặn
- Luật pháp - Môi trường được bảo vệ
- Tiền tệ, giá cả
TÍNH CÔNG BẰNG
Giảm chênh lệch
giữa các địa phương
giữa giàu và nghèo
II. Nhiệm vụ
Tổ chức lãnh thổ có hai nhiệm vụ chính là:
- Dự báo về mặt phát triển: dự báo được sự phát triển trong tương lai của
các ngành (lĩnh vực) và các nội dung có liên quan trên lãnh thổ của vùng.
- Luận chứng các phương án kiến thiết lãnh thổ: trên cơ sở luận chứng

khoa học dự kiến phân bố ở đâu cho có hiệu quả nhất.
Hai nhiệm vụ kể trên có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích tổ
chức lãnh thổ sao cho hợp lí và hiệu quả.
III. Các hình thức tổ chức lãnh thổ.
Tổ chức lãnh thổ có hai hình thức chủ yếu tùy theo đối tượng cụ thể:
Tổ chức lãnh thổ theo các đối tượng quản lí và xây dựng kế hoạch
phát triển của nhà nước: Đối tượng ở đây được hiểu là các vùng kinh tế,
các đơn vị hành chính hiện hành (ở nước ta là tỉnh hay thành phố tương
đương cấp tỉnh, huyện, thị ). việc tổ chức lãnh thổ cần được triển khai
theo các vùng kinh tế, các tỉnh, thành huyện thị mà theo pháp luật đó là các
đối tượng quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển.
Tổ chức lãnh thổ theo các khu vực đặc biệt – là các đối tượng trọng
điểm đầu tư. Các khu vực (lãnh thổ) đặc biệt gồm có:
+ Vùng kinh tế trọng điểm: Vùng hội tụ các thế mạnh phát triển và có
vai trò quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Hành lang kinh tế: Hành lang dựa trên tuyến giao thông huyết mạch
kết nối các cực phát triển với sự tập trung dọc tuyến đó là các cơ sở kinh tế.
+ Tam giác tăng trưởng: Tam giác với 3 đỉnh tập trung nhiều tiềm
năng mà việc khai thác chúng sẽ tạo nên động lực phát triển kinh tế.
+ Khu công nghiệp: Gồm khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất,
khu công nghệ cao vơi mục đích chính là thu hút vốn đầu tư ở trong và
ngoài nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do – là những khu vực đặc biệt,
được hưởng nhiều ưu đãi của nước sở tại nhằm thu hút đầu tư nước ngoài
để phát triển kinh tế.
+ Các khu vực đặc biệt khác: khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên
CHƯƠNG 2: VÙNG KINH TẾ
I. Định nghĩa vùng kinh tế
1. Quan niệm về vùng

Vùng là một khái niệm mặc dù thông dụng, nhưng lại được hiểu khác
nhau. Tuy nhiên nói đến vùng là nói đến lãnh thổ nhất định.
Theo từ điển Bách khoa địa lí Xô viết (1988) vùng là một lãnh thổ
được tách ra trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu có quan hệ mật thiết với nhau,
là cấp phân vị trong hệ thống phân chia lãnh thổ. Còn về phương diện địa
lí, vùng là một lãnh thổ toàn vẹn thường được đặc trưng bằng sự đồng nhất
về nguồn gốc, về các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau của lớp vỏ địa lí
hoặc nền sản xuất xã hội. Còn ngắn gọn hơn, theo từ điển tiếng Việt
(1994), vùng là phần đất đai, hoặc nói chung là không gian tương đối rộng
có những đặc điểm về tự nhiên hay xã hội, phân biệt với các phần khác ở
xung quanh.
Trong công trình “Việt Nam – lãnh thổ và các vùng địa lí” (1998), GS
Lê Bá Thảo đã xác định vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một
sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối
quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như
mối quan hệ có chọn lọc với các không gian các cấp bên ngoài.
Trên cơ sở những quan niệm trên, có thể khẳng định rằng như một hệ
thống, vùng là một lãnh thổ tương đối đồng nhất bao gồm các bộ phận cấu
thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của bản than lãnh thổ đó cũng như giữa nó với các lãnh thổ khác
2. Định nghĩa vùng kinh tế
Theo Từ điển bách khoa Địa Lý Xô Viết (1988), vùng kinh tế là một
bộ phận tương đối hoàn chỉnh về lãnh thổ và kinh tế của đất nước. Nó được
đặc trưng bởi các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chuyên môn hóa sản xuất
trên cơ sở phân công lao động hợp lý cũng như bởi các mối liên hệ kinh tế
nội vùng ổn định.Vùng kinh tế còn là một khâu cơ bản trong việc tổ chức
lãnh thổ nền sản xuất xã hội, là đối tượng chủ yếu của chính sách vùng và
kế hoạch hóa lãnh thổ.
Kế thừa thành quả của khoa học địa lí Xô Viết, các nhà khoa học Việt
Nam cũng đưa ra quan niệm về vùng kinh tế, từ Minh Chi, Trần Đình Gián,

Nguyễn Văn Quang… vào thập kỉ 60-70 của thế kỉ XX cho đến Ngô Doãn
Vình vào những năm đầu thế kỉ XXI.
Vùng kinh tế - xã hội là đơn vị lãnh thổ có vị trí địa lí rõ rệt, có ranh
giới xác định, trong đó chứa đựng các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất- kĩ
thuật cũng như cư dân cùng các hoạt động kinh tế - xã hội của họ dưới tác
động của tiến bộ khoa học công nghệ và các dòng thông tin, vật chất với
bên ngoài, kể cả với các vùng khác và quốc tế. Nó có thể được coi là một
hệ thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, bao gồm các mối liên hệ nhiều
chiều về địa lí, kĩ thuật, kinh tế, xã hội giữa các bộ phận cấu thành bên
trong hệ thống cũng như giữa nó với các hệ thống khác.
3. Đặc điểm vùng kinh tế.
3.1. Nền kinh tế của vùng đồng thời chuyên môn hóa và phát
triển tổng hợp, chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp kết hợp
chặt chẽ với nhau.
a. Chuyên môn hóa
+ Chuyên môn hóa sản xuất đòi hỏi mỗi vùng phải căn cứ vào nhu cầu
về sản phẩm hàng hóa của nền kinh tế quốc dân (tức là nhu cầu tiêu thụ
ngoài vùng) để lấy một hay một số sản phẩm của vùng có điều kiện sản
xuất thuận lợi nhất (nhiều vùng khác không có điều kiện đó, hay nếu có thì
cũng không thuận lợi bằng) làm đối tượng sản xuất chủ yếu làm thỏa mãn
nhu cầu nêu trên.
Như vậy, hệ thống những điều kiện trội (điều kiện thuận lợi nhất)
cùng với nhu cầu về sản phẩm hàng hóa sẽ giúp người phân vùng lựa chọn
được ngành sản xuất chuyên môn hóa của vùng. Nội dung chuyên môn hóa
của vùng có thể đơn giản (có ít ngành sản xuất chuyên môn hóa), thậm chí
thuần nhất (chỉ có một ngành sản xuất chuyên môn hóa), song nền kinh tế càng
phát triển, thì nội dung chuyên môn hóa sản xuất của vùng càng phức tạp.
+ Các vùng kinh tế phải chuyên môn hóa là vì:
- Trước hết đó là nhu về sản phẩm hàng hóa mà xã hội đòi hỏi. Đây là
yếu tố có vai trò quyết định – một vùng kinh tế chỉ có thể chuyên môn hóa về

một ngành sản xuất khi đã có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa của ngành đó.
- Thứ hai, điều kiện sản xuất của của mỗi vùng chỉ có thể có lợi nhất
cho việc sản xuất một hay một số loại sản phẩm nhất định, do đó muốn đạt
hiệu quả cao nhất trong sản xuất người ta phải bố trí những ngành sản xuất
có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa ở những nơi mà chúng có điều kiện tiến
hành thuận lợi nhất.
b. Phát triển tổng hợp nền sản xuất của vùng
+ Trong cơ cấu kinh tế của một vùng bên cạnh những ngành chuyên
môn hóa cần phát triển những ngành sản xuất bổ trợ cho nó (những ngành
cung cấp năng lượng, nguyên, nhiên liệu, hoặc bổ trợ cho các ngành
chuyên môn hóa về mặt tiêu thụ…) và những ngành sản xuất khác nhằm
thỏa mãn nhu cầu nội bộ về sản xuất và tiêu dung như: Lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu thông thường…
+ Phải phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng vì những lí do sau:
- Trước hết đó là do nhu cầu nội bộ của vùng đòi hỏi, bao gồm cả
nhu cầu bổ trợ cho các ngành sản xuất chuyên môn hóa.
- Hơn nữa mỗi vùng ngoài khả năng trội còn có những khả năng
khác tuy không thuận lợi bằng nhưng vẫn có thể sử dụng được không thể
để lãng phí.
Như vậy, phát triển tổng hợp nền sản xuất của vùng khiến cho vùng
khai thác được đầy đủ mọi tiềm năng kinh tế địa phương, thúc đẩy kinh tế
cả nước phát triển, làm phong phú thêm cơ cấu sản xuất của vùng và giảm
bớt hay xóa bỏ hẳn những chi phí vận chuyển không cần thiết. có nghĩa là
làm cho nền sản xuất của mỗi vùng và cả nước đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
c. Mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp – bản
chất của vùng kinh tế.
+ Vùng kinh tế luôn luôn phát triển trong mối quan hệ hữu cơ giữa
chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp tạo thành thể tổng hợp sản xuất –
lãnh thổ.
- Tính chuyên môn hóa chỉ rõ: Vùng kinh tể phải là “một mắt khâu

trong chiếc xích lớn của nền kinh tế quốc dân” không tách khỏi nền kinh tế
chung của cả nước, mà trái lại phải hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế
nhất định đối với cả nước: Cung cấp cho nhu cầu ngoài vùng những sản
phẩm đặc thù của mình. Chuyên môn hóa sản xuất không phải là để cho
nền kinh tế của vùng trở nên què quặt hoàn toàn phụ thuộc vào bên ngoài.
- Phát triển tổng hợp nhằm mục đích lợi dụng được tới mức nhiều nhất
mọi khả năng tiềm tàng của vùng với phí tổn ít nhất. Phát triển tổng hợp kinh
tế của vùng cũng không phải làm cho vùng trở nên cô lập với cả nước.
Trong mối quan hệ trên, một bên sản xuất chuyên môn hóa chỉ đạo
phần lớn hướng phát triển tổng hợp và bên kia, phát triển tổng hợp lại tạo
cơ sở vững chắc cho sản xuất chuyên môn hóa được ổn định.
+ Một cơ cấu sản xuất đồng thời chuyên môn hóa và phát triển tổng
hợp là hình thức thể hiện của bản chất vùng kinh tế.
Bản chất của vùng kinh tế là sản xuất tiến tới cân đối với nhu cầu và
khả năng. Trong nhu cầu có nhu cầu của các vùng khác và nhu cầu nội bộ.
Trong khả năng của vùng ngoài khả năng trội, còn có khả năng khác không
trội, song có thể sử dụng vào sản xuất được đó là khả năng tiềm tàng. Vì
thế để đảm bảo bản chất của vùng kinh tế thì ở mỗi vùng kinh tế, phải đồng
thời dựa vào những khả năng trội để phát triển những ngành chuyên môn
hóa nhằm thỏa mãn những nhu cầu về sản phẩm hàng hóa và dựa vào
những khẳng tiềm tàng để phát triển tổng hợp sản xuất nhằm thỏa mãn
những nhu cầu nội bộ.
d. Tổ chức những mối liên hệ kinh tế.
Trong mỗi một vùng kinh tế có hai loại liên kết kinh tế: Liên kết
kinh tế nội bộ và liên kết kinh tế với bên ngoài. Những mối liên kết kinh tế
nội bộ phản ánh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nội bộ vùng do đó có vai
trò quan trọng trong xác định cơ cấu tổng hợp của vùng. Những mối liên
kết kinh tế liên vùng phản ánh nhu cầu về sản phẩm hàng hóa, do đó góp
phần xác định cơ cấu sản xuất chuyên môn hóa của vùng.
Hình 1: Sơ đồ bản chất vùng kinh tế

3.2. Nền kinh tế của vùng phải phát triển cân đối và đồng bộ giữa
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Những hoạt động kinh tế công nông nghiệp và dịch vụ liên hệ mật
thiết với nhau trong cơ cấu tổ chức cũng như trong phân bố địa lý (trên lãnh
thổ) tạo nên “khả năng hoàn chỉnh về mặt kinh tế của mỗi vùng”.
Thực vậy, dù ở dạng phát triển nào, các ngành sản xuất trong vùng
kinh tế cũng phải bổ trợ lẫn nhau bằng những mối quan hệ hữu cơ rất mật
thiết: Các ngành công nghiệp chuyên môn hóa phải bổ trợ cho các ngành
nông nghiệp thích hợp và ngược lại.
Đi đôi với sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp mỗi vùng
phải có một cơ cấu dịch vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương
mại…với yêu cầu trao đổi sản phẩm hàng hóa.
Vùng kinh tế là một thể tổng hợp sản xuất (lãnh thổ) công nghiệp –
nông nghiệp – dịch vụ tương đối hoàn chỉnh, đồng thời chuyên môn hóa và
phát triển tổng hợp với những mối liên hệ kinh tế liên vùng và nội vùng
chặt chẽ tạo điều kiện vững chắc cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nền
kinh tế quốc dân.
Phát triển tổng hợp
SẢN XUẤT
Chuyên môn hóa Trội
KHẢ NĂNG
Tiềm tàng
Ngoài vùng
NHU CẦU
Trong vùng
Hình thức thể hiện bản chất
Bản
chất
II. Ranh giới vùng kinh tế
1. Cấu trúc lãnh thổ và ranh giới vùng kinh tế

Xét về hình thái cấu trúc lãnh thổ, Vùng kinh tế có hai thành phần
chính: “hạt nhân” và “lớp vỏ”, lớp vỏ lại có hai lớp: lớp “vỏ trong” và lớp
“vỏ ngoài”.
“Hạt nhân” là những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng: đó là
những trung tâm công nghiệp, những trung tâm nông – lâm nghiệp lớn (ở
những vùng công chưa phát triển, đang ở giai đoạn hình thành bước đầu),
những trung tâm đô thị. Mỗi hạt nhân đều có sức hút kinh tế đối với lãnh thổ
nhất định do đó là yếu tố tạo vùng quan trọng. Mỗi vùng cấp cao hay vùng lớn
đã phát triển có thể có nhiều trung tâm, mỗi trung tâm lại có thể là hạt nhân
của vùng cấp thấp hơn. Trong số những trung tâm này trung tâm quan trọng
và lớn hơn cả là hạt nhân của toàn bộ vùng cấp cao hay vùng lớn.
Ví dụ, khi phân tích các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến cấp huyện có thể
chia đồng bằng Sông Hồng thành 2 á vùng:
- Á vùng bắc gồm các tỉnh: Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hà Nội phía bắc
của Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
- Á vùng Nam gồm Hà Nam, Phần Nam của Hưng Yên, Hải Dương,
Thái Bình, Nam Định và Nình Bình.
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhất là đô thị cấp quốc gia, đồng thời
là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Dự kiến đến năm 2020
đô thị “hạt nhân” Hà Nội sẽ có số dân khoảng 2,5 triệu người. Trong vùng
ảnh hưởng có bán kính 30 – 35 km, thủ đô hà nội có hàng loạt đô thị vệ
tinh. Sự liên kết chặt chẽ giữa Hà Nội và các đô thị xung quanh đang hứa
hẹn tạo ra “vùng Hà Nội”.
Hải Phòng là một đô thị trung tâm cấp quốc gia một trong những đô
thị trung tâm của địa bàn kinh tế trọng điểm bắc bộ. Chức năng chính của
Hải Phòng là đô thị cảng biển của các tỉnh phía bắc và là trung tâm công
nghiệp, dịch vụ, du lịch, cho vùng duyên hải bắc bộ.
Ở phần phái nam Nam Định đóng vai trò là đô thị trung tâm cấp
vùng và cùng với thành phố Thái Bình và thành Phố Ninh Bình thành một
“cực phát triển”.

Sự phát triển của các đô thị trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng là
Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định cùng với nâng cấp và hiện đại hóa các
trục quốc lộ quan trọng của vùng QL5, QL1, QL10…đang tạo nên bộ
khung lãnh thổ của vùng. Các vùng ảnh hưởng của các đô thị này làm rõ
thêm những nét lớn trong cấu trúc lãnh thổ của vùng. Các tuyến quốc lộ 1,
2, 3, 5,18, Các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà
Nội – Thái Nguyên, đường sắt Thống nhất, các cảng Hải Phòng, Cái Lân,
sân bay Nội Bài tạo ra các “cửa mở” cho đồng bằng Sông Hồng.
Hình 3: Vùng đồng bằng sông Hồng
“Lớp vỏ ngoài” tức là miền ranh giới giữa 2 vùng, đây là nơi xáy ra
sự giao tiếp giữa hai vùng về nhiều mặt: Nó thường giữ nhiều chức năng
liên quan đồng thời đến cả hai vùng này (đối với cả hai vùng hoặc nó cung
cấp nguyên liệu, nhiên liệu, nhân lực hoặc nó tiêu thụ sản phẩm của vùng
đó. Như vậy nó thường không phải là một ranh giới tự nhiên mà là một
vanh đai – vành đai đó về mặt kinh tế, thường không thuộc rõ rệt về một
vùng nào ở hai bên nó. Vành đai này có thể liên tục, có thể đứt đoạn, nơi
đứt đoạn chính là nơi giới hạn cụ thể của vùng đã được xác định, vì sự đứt
đoạn chứng tỏ nên kinh tế nơi đó đã rõ ràng thuộc về thể tổng hợp sản xuất
của một vùng nhất định, đã bị vùng đó (cụ thể là hạt nhân, các ngành
chuyên môn hóa) hút mạnh hơn vùng kia. Sức hút kinh tế dừng lại ở đâu thì
ranh giới vùng kinh tế xuất hiện ở đó.
Miền ranh giới về mặt kinh tế, gắn với cả hai vùng ở hai bên nó,
song về mặt hành chính, người phân vùng phải nghiên cứu để đưa nó vào
lãnh thổ của một vùng nhất định trong hai vùng đó, việc sát nhập này phải
thực hiện theo nguyên tắc:
- Gây được hiệu quả kinh tế lớn nhất đối với nền kinh tế quốc dân,
nghĩa là làm sao để miền ranh giới bổ sung một cách tốt nhất cho bản chất
tổng hợp của vùng kinh tế mà nó được sát nhập.
- Chú ý đến những yêu cầu chính trị, lịch sử trong từng giai đoạn
phát triển kinh tế nhất định của đất nước.

Để đảm bảo nguyên tắc trên người phân vùng kinh tế phải tính toán
sự cân đối về nhiều mặt (sản xuất và tiêu thụ giữa miền ranh giới và hai
vùng kinh tế ở hai bên nó, để trên cơ sở đó xác định sức hút kinh tế của hai
vùng đối với nó). Một lãnh thổ không thể vừa nằm trong những vùng kinh
tế nhất định, lại vừa thuộc về đơn vị hành chính – lãnh thổ của một vùng
kinh tế khác. Trong những trường hợp như vậy, cần lấy nhân tố kinh tế làm
điểm xuất phát; lãnh thổ tiếp giáp giữa hai vùng phải được sát nhập vào
đơn vị hành chính gần nhất thuộc vùng kinh tế mà nền kinh tế của lãnh thổ
có xu hướng ngã theo.
Hình 2: Cấu trúc và ranh giới vùng kinh tế
2. Sự biến động của ranh giới vùng kinh tế
Cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế thường xuyên biến động. Sự biến
động ấy phản ánh tình hình phát triển khách quan của nền kinh tế quốc dân
và đến một mức nào đó, một bộ phận cấu thành lãnh thổ của vùng này có
thể chuyển thành một bộ phận cấu thành lãnh thổ của vùng khác, một vùng
kinh tế cấp thấp có thể trở thành một vùng kinh tế cấp cao hơn…Và như
vậy hệ thống vùng kinh tế cũ, cũng tức là ranh giới của vùng kinh tế cũ trở
nên không thích hợp với nội dung mới của nền kinh tế quốc dân. Lúc đó
chúng ta phải xác đinh lại cơ cấu sản xuất và ranh giới của các vùng, nghĩa
là xây dựng phương án phân vùng kinh tế mới phản ánh đúng hệ thống
vùng kinh tế đang tồn tại khách quan trong thực tế sản xuất mới.
III. Các yếu tố tạo vùng
1. Yếu tố tiền đề: Sự phân công lao động xã hội
Quá trình phân công lao động theo ngành đã kéo theo quá trình phân
công lao động theo lãnh thổ, hay nói cách khác đã có sự phân công lao
động theo ngành thì tất yếu phải có sự phân công lao động theo lãnh thổ.
Đó là đó là tiền đề để hình thành các vùng kinh tế.
Đúng vậy, khi phân công lao động theo ngành chưa phát triển mỗi địa
phương đều tự sản xuất nhiều loại sản phẩm để tự túc tự cấp. Khi phân
công lao động theo ngành đã phát triển, mỗi địa phương (thậm chí mỗi gia

đình) lại có xu hướng đi sâu vào sản xuất một hay một số loại sản phẩm
nhất định để trao đổi với các địa phương khác, bởi vì mỗi ngành mới khi
hình thành đều cần được phân bố ở những địa phương nhất định phù hợp
với những đặc điểm kinh tế và công nghệ của nó. Thế là từ chỗ phân công
lao động theo ngành chưa phát triển đến chỗ phân công lao động theo
ngành phát triển, ta thấy có một sự chuyển biến về phân công lao động theo
lãnh thổ (theo vùng), từ chỗ mỗi vùng đều sản xuất nhiều loại sản phẩm
đến chỗ mỗi vùng chỉ sản xuất một số loại sản phẩm nhất định để trao đổi
với các vùng khác, ta thấy những vùng chuyên môn hóa dần dần xuất hiện,
thay thế những vùng tự cấp tự túc trước kia.
2. Các yếu tố tạo vùng.
2.1. Phân loại các yếu tố tạo vùng:
Tiêu chuẩn để phân loại các yếu tố tạo vùng kinh tế là qui luật chủ
yếu chi phối sự vận động, phát triển của các yếu tố đó. Căn cứ vào tiêu
chuẩn này, ta có thể chia các yếu tố tạo vùng làm ba nhóm lớn:
a. Nhóm các yếu tố tự nhiên (địa hình- địa chất, khí hậu, thủy văn,
đất đai, khoáng sản, động, thực vật tự nhiên) chịu sự chi phối chủ yếu của
các qui luật tự nhiên.
b. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội (lịch sử khai thác lãnh thổ, dân cư
– lao động, mạng lưới đô thị và cơ sở hạ tầng, trình độ kĩ thuật của sản
xuất, vốn đầu tư, nhu cầu về các loại sản phẩm ) chịu sự chi phối chủ yếu
của các qui luật kinh tế - xã hội.
c. Nhóm vị trí địa lí (vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí chính trị, vị trí
địa lí kinh tế) chịu sự chi phối đồng thời của các qui luật tự nhiên và các
qui luật xã hội.
2.2. Vai trò khác nhau của các yếu tố trong tạo vùng kinh tế.
a. Vị trí địa lí.
Vị trí địa lí là yếu tố, như N.N. Baranxki nói, có khả năng cá biệt hóa
mạnh mẽ từng đối tượng kinh tế. Vị trí địa lí kinh tế nói riêng là một yếu tố
hết sức quan trọng trong tạo vùng kinh tế, vì thế nghiên cứu vị trí địa lí

kinh tế là hoàn toàn cần thiết đối với phân vùng kinh tế.
Tuy nhiên, trong tạo vùng kinh tế vị trí địa lí không phải là nhân tố
quyết định, vì những thuận lợi do vị trí địa lí mang lại, đúng như N.N.
Baranxki nhận định “dù có lớn lao bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là nhân tố
tạo ra khả năng”.
b. Các yếu tố tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo vùng hết
sức quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định. Chúng ta biết, trong
bất kì hệ thồng kinh tế - xã hội nào, thì các phân hệ tài nguyên thiên nhiên
đều là cơ sở, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống. Bởi vì mọi
xã hội tồn tại và phát triển đều phải khai thác tài nguyên làm phương tiện
tồn tại làm nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên những
ảnh hưởng đó không có tính quyết định bởi so với sự thay đổi và phát triển
của hoàn cảnh địa lý thì sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế - xã hội tiến
hành nhanh chóng hơn nhiều. Hơn nữa, do sự tác động của các yếu tố khoa
học, công nghệ, giao thông vận tải, do tổ chức hợp lý hóa sản xuất mà vai
trò của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của một lãnh thổ sẽ
thay đổi nhiều khi là thay đổi lớn trong quá trình lịch sử.
Ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện ở chỗ:
- Sự tổ hợp tài nguyên thiên nhiên là cơ sở quan trọng để hình thành
cơ cấu ngành kinh tế của vùng. Trên cơ sở đánh giá kinh tế các tài nguyên
này mà một lãnh thổ lớn, giàu tài nguyên có thể ưu tiên phát triển các
ngành sản xuất định hướng tài nguyên (nông – lâm – ngư nghiệp, công
nghiệp khai thác, các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều nguyên liệu,
năng lượng. các loại hình du lịch thiên nhiên…). Ngược lại, một vùng lãnh
thổ nhỏ, tài nguyên thiên nhiên không phong phú về trữ lượng, nhưng lại
có lợi thế về vị trí địa lý lại lựa chọn những ngành sản xuất ít phụ thuộc vào
tài nguyên thiên nhiên (các ngành công nghiệp mũi nhọn sử dụng lợi thế về
nguồn nhân lực, công nghệ cao, các ngành dịch vụ…)
- Nếu các yếu tố kinh tế - xã hội xét về mặt thời gian không có

những thay đổi cơ bản, hay về mặt không gian không có những khác biệt
sâu sắc, thì các yếu tố tự nhiên quyết định sự hình thành và phát triển các
ngành sản xuất trong vùng kinh tế, ít nhất thì cũng quyết định quy mô phát
triển của những ngành đó. Đặc biệt đối với những ngành nông nghiệp và
khai khoáng…
c. Các nhân tố kinh tế - xã hội.
Các nhân tố kinh tế - xã hội là những nhân tố động lực, đóng vai trò
quyết định trong tạo vùng kinh tế. Mỗi nhân tố có vị trí nhất định của mình
trong đó một số nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển của vùng.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ:
Lịch sử khai thác lãnh thổ sẽ để lại ở thời hiện tại trên lãnh thổ đó
cộng đồng dân cư – dân tộc, cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ cấu ngành kinh tế
và cả vị thế của vùng trong hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ của
cả nước hay thậm chí là trong khu vực và thế giới.
Một vùng được khai thác lâu đời có thuận lợi là có nguồn lao động dồi
dào, nhất là nguồn lao động có chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở hạ tầng kĩ
thuật được tích lũy có cơ cấu ngành đa dạng. Tuy nhiên ở những vùng khai
thác lâu đời các tài nguyên thế mạnh bị cạn kiệt, việc đổi mới cơ sở vật
chất kĩ thuật, đổi mới công nghệ có những khó khăn nhất định.
Ngược lại, ở những vùng mới phát triển, tài nguyên có nhiều, nhưng
việc khai thác tài nguyên đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, nhất là việc phát triển cơ
sở hạ tầng. Các vùng này cũng thường thiếu lao động, nhất là lao động có
chuyên môn kĩ thuật, nên thường phải có những cuộc nhập cư lớn, kéo dài.
Tuy nhiên ở các vùng này có thể phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi
nhiều nguyên liệu, phát triển các dự án quy mô lớn, các ngành kinh tế mũi
nhọn. Tốc độ phát triển của các vùng này thường khá cao khi đầu tư lớn.
• Nhu cầu
“Nhu cầu” ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế của vùng thông qua
vai trò quyết định đầu tiên đối với sự hình thành của một ngành sản xuất

này hay một ngành sản xuất khác. Thực vậy, có trường hợp ở một vùng có
những yếu tố thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của không chỉ một
mà nhiều ngành sản xuất khác nhau, lúc đó để đạt hiệu quả kinh tế cao cho
một phương án tối ưu, yếu tố nhu cầu có thể giúp ta lựa chọn được những
ngành sản xuất thích hợp nhất. Ngược lại, cũng có trường hợp các yếu tố ở
một vùng không thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của một ngành
sản xuất, nhưng do nhu cầu đòi hỏi ta vẫn phải xây dựng ở trong vùng
ngành sản xuất đó để đáp ứng nhu cầu.
Yếu tố nhu cầu được thể hiện qua những mối liên hệ kinh tế (trong nội
bộ vùng và với các vùng khác) yếu tố đó bắt nguồn từ sự phân công lao
động xã hội. Do đó sức sản xuất càng phát triển, phân công lao động theo
ngành và theo lãnh thổ càng sâu sắc thì nhu cầu trao đổi sản phẩm xuất
hiện nhiều, những liên hệ kinh tế càng rõ ràng và phát triển.
• Sức sản xuất
Nói đến tác động của yếu tố sức sản xuất trong tạo vùng kinh tế chính
là nói đến tác động của yếu tố kĩ thuật. Khi xét tác động của yếu tố sức lao
Lực
lượng
sản
xuất
của xã
hội
Phân
công
lao
động
theo
ngành
Phân
công

lao
động
theo
lãnh
thổ
Nhu
cầu về
sản
phẩm
hàng
hóa
Liên hệ
kinh
tế
Sản
xuất

hội
Càng
phát
triển
Càng
sâu
sắc
Càng rõ
rệt
Càng
phát
triển
Càng

phát
triển
Càng
phát
triển tự
giác
theo
nhu cầu
động, điều chủ yếu là xét chất lượng kĩ thuật của nó, cụ thể là phải xét tác
động của nguồn nhân công kĩ thuật.
Tiến bộ khoa học và kĩ thuật gây ảnh hưởng quyết định đến sự hình
thành nền kinh tế của các vùng kinh tế và đến toàn bộ hệ thống tổ chức
nền kinh tế quốc dân theo lãnh thổ, vì tiến bộ khoa học và kĩ thuật tạo ra
những khả năng rộng lớn thực hiện một sự chuyên môn hóa sản xuất mới,
có hiệu quả cao…, một sự phân công lao động theo lãnh thổ tốt hơn và
hoàn thiện những mối liên hệ sản xuất liên vùng.
• Mạng lưới đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng
Trong lý thuyết về vùng kinh tế thì các đô thị cùng với mạng lưới giao
thông vận tải luôn được coi là bộ khung của lãnh thổ.
Các thành phố, thị xã, tùy theo quy mô và tầm ảnh hưởng, là các trung
tâm phát triển của cả nước, vùng hay địa phương. Từ các thành phố tương
đối lớn đến các thành phố lớn và các chùm đô thị có thể là các hạt nhân tạo
vùng, vì ở đây cùng với sự tập trung dân cư, lao động là sự tập trung cao độ
các ngành sản xuất, dịch vụ, các nguồn vốn đầu tư, công nghệ, cơ sở hạ
tầng…Do ảnh hưởng của các đô thị mà không gian kinh tế - xã hội của
vùng và của đất nước cũng thay đổi lớn.
Mạng lưới giao thông vận tải tạo nên các “tuyến lực” cho tổ chức lãnh
thổ của vùng. Các cảng biển nhất là những cảng nước sâu, các cửa khẩu
lớn, các trục giao thông liên vùng tạo nên các cửa cho các “đầu vào”, “đầu
ra” của hệ thống và duy trì mối liên hệ liên vùng là những mối liên hệ có ý

nghĩa rất cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của vùng trong hệ thống chung
của các vùng trong cả nước. Các nguồn vật tư, vốn, năng lượng, thông tin
đều được duy trì trên hệ thống cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy những vùng có
cơ sở hạ tầng hiện đại thì có điều kiện phát triển tôt, những vùng nào có cơ
sở hạ tầng yếu kém thì gặp nhiều khó khăn.
• Chính sách phát triển.
Chính sách phát triển, trong đó có chính sách phát triển vùng có tác
dụng điều chỉnh sự phát triển và quản lý của cả hệ thống vùng. Các chính
sách không chỉ nhằm mục tiêu về hiệu quả kinh tế mà còn tính đến các hiệu
quả xã hội, an ninh quốc phòng…chính vì vậy nhà nước luôn coi những sơ
đồ vùng là tài liệu tiền kế hoạch cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của các tỉnh và các lãnh thổ hành chính cấp thấp.
2.3. Yếu tố gốc và yếu tố trội.
Ở trên ta đã nghiên cứu việc phân loại các yếu tố và đã xác định vai
trò của các nhóm yếu tố cũng như của một số yếu tố quan trong. Đó là nói
một cách khái quát, xét cụ thể trên các phạm vị lãnh thổ khác nhau và ở các
giai đoạn phát triển kinh tế khách nhau, thì tác động của các yếu tố nói
chung không ngang bằng nhau.
a. Yếu tố trội
Nhìn riêng tác động của từng yếu tố dù là yếu tố tự nhiên hay là yếu tố
kinh tế - xã hội, thì thuận lợi hay khó khăn do nó gây ra thường không có
tính chất tuyệt đối (chỉ có tính chất tương đối). Thật vậy, bởi vì có yếu tố,
nếu như gây tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của
ngành sản xuất này, thì lại gây tác đông yếu ớt thậm chí gây tác động trở
ngại đối với sự hình thành và phát triển của ngành sản xuất khác, có khi
một yếu tố có thể đồng thời gây tác động thuận lợi và cả tác động trở ngại
đối với cùng một ngành sản xuất. Vì thế so sánh tác động của các yếu tố
khác nhau trong cùng một phạm vi lãnh thổ khách nhau ta sẽ thấy ở mỗi
phạm vi lãnh thổ một hệ thống tạo vùng trội – hiểu là những yếu tố gây tác
động đặc biệt thuận lợi đới với sự hình thành và phát triển của một hay một

số ngành sản xuất nhất định trong phạm vi lãnh thổ đó.
Chính hệ thống yếu tố trội này sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra
một hệ thống các ngành sản xuất đặc thù của mỗi phạm vi lãnh thổ (mà các
phạm vi lãnh thổ khác không có, hoặc có nhưng lại chỉ chiếm địa vị thứ
yếu trong toàn bộ cơ cấu sản xuất).
b. Yếu tố gốc
Ngoài ra, ở mỗi phạm vi lãnh thổ nhất định, còn thấy những yếu tố
đặc biệt, có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khác, do đó sự thay đổi của
chúng sẽ đưa đến sự thay đổi mạnh mẽ của một loạt yếu tố khác đó là
những yếu tố gốc. Xác định được yếu tố gốc và bằng những biện pháp kinh
tế - kĩ thuật, tác động vào nó, ta có thể trước hết làm cho nó trở thành một
yếu tố trội, từ đó do phản ứng dây chuyền, nó sẽ tác động đến các yếu tố
khác khiến cho yếu tố này cũng trở thành trội, gây nên những tác động
thuận lợi đối với sự hình thành và phát triển của một loạt ngành sản xuất
cần thiết, do đó gây tác động tạo vùng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Trong mỗi phạm vi lãnh thổ nhất định, một yếu tố trội có thể đồng
thời là yếu tố gốc, song cũng có thể không phải là yếu tố gốc và một yếu tố
gốc có thể đồng thời là yếu tố trội, song cũng có thể chưa phải là yếu tố
trội. Yếu tố gốc và yếu tố trội không chỉ thay đổi trong không gian như trên
đã nói, mà còn thay đổi theo thời gian: một yếu tố hiện nay là trội (hay
gốc), nhưng sau một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, có thể không
còn tính chất đó nữa.
Như vậy không phải yếu tố nào cũng có vai trò quan trọng vĩnh cửu
(về mặt thời gian) và phổ biển (về mặt không gian) đối với quá trình tạo
vùng kinh tế. Vì thế lựa chọn để xác định hệ thống yếu tố trội và yếu tố gốc
nhằm xây dựng những phương án phân vùng kinh tế tối ưu trong từng giai
đoạn phát triển kinh tế nhất định là nhiệm vụ quan trọng của những người
làm công tác phân vùng ở mỗi nước, mỗi vùng. Không thể xây dựng hệ
thống các yếu tố trội và gốc cho mọi nước, mọi vùng để áp dụng trong mọi
giai đoạn phát triển kinh tế.

IV. Các loại vùng kinh tế
Có nhiều loại vùng khác nhau. Mỗi loại được phân chia tùy thuộc
vào mục đích, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp xác định vùng thích hợp.
Về đại thể có một số vùng chủ yếu sau:
- Với mục tiêu hoạch định chiến lược, xây dựng và quản lý các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, nhiều quốc gia trên thế giới
đã chia đất nước thành các vùng kinh tế (kinh tế - xã hội).
- Dựa vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật và yêu cầu phát triển
của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế, lãnh thổ quốc gia được phân
thành các vùng (kinh tế) ngành.
- Để phát triển kinh tế - xã hội có trọng điểm, tránh dàn trải nhất là
trong lĩnh vực đầu tư, người ta chia thành các vùng kinh tế trọng điểm.
- Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội để làm cơ sở cho
việc quản lý, điều hành các quá trình phát triển theo lãnh thổ thì có vùng
phát triển, vùng chậm phát triển, vùng suy thoái.
- Nhằm mục đích quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội theo đơn vị
hành chính, đất nước được chia thành các tỉnh cùng với các đơn vị hành
chính cấp thấp hơn.
1. Vùng kinh tế - xã hội (vùng kinh tế tổng hợp)
a. Ở nước Nga
Để phân vùng kinh tế, Lê Nin đã dựa vào một số đặc điểm sau:
 Hướng chuyên môn hoá
 Mức độ phát triển tổng hợp
 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Từ đó, Lê Nin chia nước Nga Sa Hoàng thành 3 vùng kinh tế. Đó là
vùng Trung tâm, vùng phụ cận và vùng xa trung tâm cùng các lãnh thổ biên
khu (kinh tế lạc hậu).
Để thực hiện chính sách của nhà nước Xô Viết, trong thập niên 20
của thế kỉ XX, khi tiến hành phân vùng kinh tế đã đưa ra một số nguyên tắc
chủ yếu sau đây:

- Nguyên tắc năng lượng
- Nguyên tắc kinh tế
- Nguyên tắc quốc phòng
- Nguyên tắc dân tộc
- Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Do sự phát triển kinh tế không đồng đều theo lãnh thổ nên các vùng
kinh tế cũng có những mức độ khác nhau. Về đại thể, có thể chia thành:
vùng kinh tế phát triển, vùng kinh tế đang phát triển, vùng kinh tế mới hình
thành, vùng kinh tế tiềm năng.
2. Vùng kinh tế ngành.
Nếu như vùng kinh tế - xã hội bao gồm tất cả các hoạt động của nền
kinh tế thì vùng ngành chỉ liên quan đến một ngành cụ thể.
Cũng như vùng kinh tế tổng hợp sự ra đời của vùng ngành liên quan
chặt chẽ đến sự phân công lao động theo lãnh thổ. Nền kinh tế của quốc gia
tất nhiên gồm nhiều ngành, chúng được tập hợp lại thành khu vực 1, khu
vực 2, khu vực 3. Để xây dựng, triển khai và quản lý chiến lược phát triển
một ngành nào đó theo lãnh thổ, căn cứ vào nguồn lực và yêu cấu phát triển
của ngành người ta phân chia lãnh thổ của một quốc gia thành các vùng ngành.
3. Vùng kinh tế trọng điểm.
a. Quan niệm
Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) là vùng có ranh giới “cứng” và
“mềm”. Ranh giới cứng bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và
ranh giới mềm là khu nhân, gồm các đô thị và phạm vi ảnh hưởng của nó.
Lãnh thổ được gọi là VKTTĐ phải thoả mãn các yếu tố sau:
- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia và trên cơ sở đó,
nếu được đầu tư tích cực sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh
cho cả nước.
- Hội tụ các điều kiện thuận lợi và ở mức độ nhất định, đã tập trung
tiềm lực kinh tế (kết cấu hạ tầng, lao động kĩ thuật, các trung tâm đào tạo
và nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và vùng, có vị thế hấp dẫn các nhà

đầu tư, có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước…).
- Có khả năng tạo tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời,
có thể tạo nguồn thu ngân sách lớn. Trên cơ sở đó, vùng này không những
chỉ tự đảm bảo cho mình, mà còn có khả năng hỗ trợ một phần cho các
vùng khác khó khăn hơn.
- Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành
dịch vụ then chốt để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong
phạm vi cả nước. Từ đây, tác động của nó lan truyền sự phân bố công
nghiệp ra các vùng xung quanh với chức năng là trung tâm của một lãnh
thổ rộng lớn.

×