Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

CÁCH làm và cắm vò HOA VOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 37 trang )

CÁCH LÀM VÀ CẮM VÒ HOA VOAN
HOA PHONG LAN
Nguyên liệu
Vải voan tím, trắng hoặc màu tùy thích
Vải voan màu xanh
Nhụy hoa
Dây chì (kẽm) nhỏ
Dây nhôm lớn
Keo sáp màu xanh
Chỉ buộc
Uốn dây kẽm
- Chậu gốm trồng lan
Dây kim loại không gỉ để buộc chậu: 1,5m
Nhụy hoa: 3 nhụy
Cách thực hiện
Nhụy hoa và dây dợn
Mua loại nhụy dành cho hoa lan có bán ở các hiệu sách hoặc các tiệm bán phụ liệu
làm hoa (xem hình). Nếu không tìm thấy, các bạn có thể dùng bông gòn, bọc một
lớp voan màu vàng.
Khung cánh uốn
Ta dùng dây kẽm nhỏ, dài 20cm quấn vào ruột bút bi, sau đó kéo ra để có sợi dây
kẽm dợn đều như lò xo rồi uốn lại thành khung hình cánh uốn.
Cánh hoa
Cánh uốn
Bạn có thể chọn số lượng bông và lá tùy ý. Dưới đây ta chọn theo thông lệ: một vò
lan gồm 3 bông và 8 lá. Mỗi bông gồm 6 cánh, vậy ta cần: 3 bông x 6 = 18 cánh.
Mỗi bông lan chỉ có 1 cánh uốn và 5 cánh thẳng. Dùng voan tím bọc khung đã bẻ
sẵn để tạo cánh hoa. Tương tự làm cho 2 bông còn lại, tổng cộng cuối cùng được 3
cánh uốn.
Làm 5 cánh thẳng: dùng dây kẽm nhỏ, dài 18cm để bẻ 5 khung theo hình cánh hoa
(3 cánh nhọn, 2 cánh bầu dục). Tương tự làm cho 2 bông còn lại, tổng cộng cuối


cùng được 15 cánh thẳng.
Cánh thẳng
Kết hoa (3 bông)
Kết hoa
- Trước hết đặt nhuỵ hoa chính giữa, xếp tiếp 1 cánh hoa, dùng chỉ buộc cố định
cánh đó, tuần tự xếp 2 cánh đối diện.
Sau cùng xen 3 cánh còn lại. Nắn từng cánh hoa theo hình để có 1 bông lan
như ý.
Lá (7 lá lớn)
Dùng dây chì để bẻ khung hình lá (giống như bẻ cánh hoa), dùng voan xanh để
bọc vào khung tạo hình chiếc lá.
Cách cắm
Bông lan
Cho miếng xốp (mút) vào chậu để cắm hoa. Bạn có thể dùng loại chậu trồng
lan để làm vò hoa treo ngoài vườn hoặc treo trên tường. Hoặc bạn có thể chọn các
loại chậu hình gốc cây để cắm.
Vò lan
- Cắm nhành hoa đã làm sẵn, kế tiếp cắm 2 lá đối xứng áp sát vào chân của nhành
hoa, 2 lá kế tiếp cũng áp sát đối xứng vào 2 lá đã cắm trước, 3 lá lớn còn lại ta sẽ
cắm riêng, giống như 1 cây lan con bên cạnh cây lan đã ra hoa.
Có thể để than lên mặt chậu dưới chân cây lan để vò hoa trông được tự nhiên.
Dùng dây kim loại không gỉ chia làm 3 đoạn để buộc chậu và treo chậu, ta sẽ
có một vò lan như ý.
Chúc các bạn thành công và có vò hoa xinh xắn để trang trí trong nhà thật đẹp mắt
vào sinh nhật hoặc ngày Tết.
H.K.M (ĐHAG)
Nguồn : đongtac
1. Nguyên vật liệu Phần này liệt kê những nguyên vật liệu và dụng cụ cần
thiết. Chị em ở HN có thể tìm mua ở; 1. Pooh, 2. 26 Hàng Mã Có các nguyên
liệu khác khá đày đủ: nhị, nhụy, sáp, keo sữa, kẽm giấy, cành nhưng rất tiếc

không có voan và kẽm xi
I. Nguyên vật liệu và dụng cụ
1. Nguyên vật liệu
Phần này liệt kê những nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết. Chị em ở HN có thể
tìm mua ở;
1. Pooh,
2. 26 Hàng Mã
Có các nguyên liệu khác khá đày đủ: nhị, nhụy, sáp, keo sữa, kẽm giấy, cành
nhưng rất tiếc không có voan và kẽm xi
Các nguyên vật liệu chính bao gồm:
i-Voan:
Voan là 1 loại vải mỏng, co dãn rất tốt, tương tự như tất da chân. Voan có nhiều
màu sắc khác nhau, hiện có 3 loại:
- Voan thường: voan 1 màu
- Voan loang: voan có 2 màu loang vào nhau
- Voan kim tuyến: có thêm những hạt kim tuyến lóng lánh, rất đẹp nhưng rất đắt,
gấp 3-4 lần voan loang và voan thường
Voan khi mua về được cuộn chặt, khi dùng đến, các chị em tháo ra, voan dài như 1
cái ống, lồng tay vào ống này để kéo giãn voan.
Trong tủ đồ nghề, nên có nhiều màu voan khác nhau. Ngoại trừ những loại hoa
đặc chủng, nhìn chung voan loang đẹp hơn voan thường. Voan kim tuyến đẹp
nhưng rất đắt, có thể dùng để làm những chi tiết nhỏ như môi hoa của các loại hoa
lan.
ii-Kẽm:
Kẽm dùng để tạo hình cánh hoa/ lá và quấn cành. Kẽm có nhiều kích cỡ khác
nhau, có đánh số. Khi sử dụng, chị em tùy ý lựa chọn kích cỡ phù hợp. Kẽm có 3
loại:
- Kẽm xi: là kẽm được sơn phủ 1 lớp màu bên ngoài nên trông bóng và long lanh.
Kẽm xi thường được dùng để làm cánh hoa và có rất nhiều màu.
- Kẽm giấy: là kẽm được quấn giấy bên ngoài, cứng hơn kẽm xi, có nhiều kích cỡ

hơn nhưng ít màu sắc hơn, thường dùng làm lá, cành. Về giá cả, kẽm giấy rẻ hơn
kẽm xi.
- Kẽm cành: là loại kẽm giấy to, cứng, dùng để làm cành.
Nên tích trữ nhiều màu kẽm xi khác nhau, phù hợp với màu voan. Trong đó màu
trắng bạc cần nhiều vì có thể sử dụng với nhiều màu voan. Kẽm giấy nên có nhiều
màu trắng và màu xanh lá đậm, nhạt.
iii- Nhị hoa
Các loại nhị hoa thông thường được bán thành từng gói nhỏ, mỗi gói có nhiều bó
nhị, nhiều màu sắc, có loại thường, có loại bóng, có loại kim tuyến lóng lánh.
Ngoài ra còn có những loại nhị đặc chủng như nhị hoa sen, hoa hướng dương, hoa
ly,…
iv- Giấy sáp
Giấy sáp bán theo cuộn như băng dính, là loại giấy mỏng có phủ sáp nên dính rất
tốt, dùng để quấn kẽm. Lưu ý là bình thường giấy sáp có vẻ không dính, nhưng
càng kéo căng, giấy càng dính. Giấy sáp cũng có nhiều màu. Tuy nhiên chỉ thường
sử dụng giấy màu xanh lá (đậm và nhạt), xanh lá non, trắng và nâu.
v- Chỉ
Chỉ dùng để buộc, nên dùng loại chỉ may dai sợi (chỉ Tiger). Có thể mua nhiều
màu chỉ khác nhau để cùng màu với hoa, tránh trường hợp bị lộ chỉ. Tuy nhiên,
khi đã quấn nhiều, kỹ thuật tốt, chỉ không bị lộ thì chỉ cần một vài cuộn.
vi- Keo sữa
vii- Các nguyên liệu khác như bông gòn, bọt biển (để cắm hoa), rêu/cỏ (để phủ
lên bọt biển sau khi cắm), sỏi/đá,…
II. Các kỹ thuật cơ bản
1. Kỹ thuật tạo dáng kẽm
1.1. Kẽm thẳng
Kẽm thẳng là dáng tự nhiên của kẽm, không cần tạo dáng
1.2. Kẽm hình sin
Quấn dây kẽm quanh ruột bút bi cho đủ số vòng cần thiết. Rút ruột bút ra, dùng
kìm kéo thẳng sợi kẽm.

Kéo giãn nhiều, đường hình sin thưa và thấp. Kéo giãn ít, đường hình sin dầy và
cao. Khi quấn kẽm quanh ruột bút, nếu quấn đều sẽ tạo ra những hình sin đều
nhau, nếu quấn không đều sẽ tạo ra các hình sin to nhỏ, cao thấp khác nhau. Tùy
yêu cầu của cánh hoa/lá mà lựa chọn cách tạo dáng phù hợp.
Chú ý: Tạo dáng kẽm hình sin trước khi tạo cánh hoa/lá.
1.3. Kẽm gợn sóng
Kẽm gợn sóng tương tự như hình sin nhưng không đều và chỉ gợn sóng rất ít, các
bước sóng không cao như kẽm hình sin, được tạo ra bằng cách dùng tay nắn kẽm
lần lượt vào, ra nhẹ nhàng. Chú ý tạo cánh hoa/ lá trước khi tạo dáng kẽm gợn
sóng.
1.4. Kẽm răng cưa
Kẽm răng cưa cũng được tạo ra sau khi đã tạo cánh hoa/lá. Dùng kìm để bẻ kẽm
vào phía trong, tạo ra hình răng cưa tự nhiên giống như lá hoa cúc, hoa cánh
bướm,…
2. Kỹ thuật tạo cánh hoa và lá
2.1. Tạo cánh hoa đơn
Quấn kẽm 1 vòng quanh khuôn, dùng kìm xoắn lại vài vòng rồi rút kẽm ra.
2.2. Tạo cánh hoa kép
Quấn kẽm quanh khuôn, số vòng tương ứng với số cánh hoa cần tạo ra (thường từ
2~5 vòng).
Xoắn kẽm 1 vòng, rút ra khỏi khuôn.
Luồn 1 trong 2 đầu kẽm qua các vòng cánh hoa, xoắn chặt lại, bẻ các cánh hoa ra.
2.3. Nắn cánh hoa
Sau khi tạo cánh hoa, cần nắn cánh theo những hình dạng phù hợp. Để cánh hoa
được cân đối, nắn dần từ gốc (chỗ kẽm xoắn vào nhau).
Thông thường có các hình sau:
- Hình tròn
- Hình giọt lệ
- Hình lá nhọn
- Hình lá dài

- Hình trái tim
- Hình lá trầu
2.4. Tạo gân
Đối với những cánh hoa hoặc lá to, cần tạo gân ở giữa để khung kẽm được chắc
chắn, đồng thời dễ uốn hình cánh hoa/lá khi cắm hoa. Trước khi tạo gân, phải
nắn cánh hoa/ lá về hình dạng và kích thước phù hợp.
Cách 1: Dùng một sợi kẽm khác gấp đôi, xoắn lại:
Cách tạo gân thứ 2: bẻ cong 1 đầu sợi kẽm khoảng 1mm, dùng kìm kẹp chặt vào
đầu cánh hoa/lá, đầu kia của sợi kẽm xoắn chặt vào cuống.
Cách thứ 3: sau khi rút cánh hoa/lá ra khỏi khuôn, gấp ngược 1 sợi kẽm lên, nắn
cánh hoa/lá thành hình dạng cần thiết, cắt bớt sợi kẽm làm gân, chỉ thừa ra khoảng
1-1.5mm, dùng kìm kẹp chặt lại.
3. Kỹ thuật bọc voan
3.1. Bọc voan cánh hoa đơn
Bọc voan vào khuôn cánh đã nắn, chú ý kéo giãn voan vừa phải, dùng chỉ buộc lại,
cắt bỏ phần voan thừa:
Hãy nhìn cách buộc chỉ nhé:
Quấn chỉ vài vòng:
Sau đó vòng sợi chỉ qua như thế này để thắt:

Rút chỉ:
Làm như thế vài vòng cho chắc. Nếu buộc chỉ không chắc, voan bị tuột ra, làm lại
rất mệt.
3.2. Bọc voan cánh hoa kép
Bọc voan trùm qua tất cả các cánh hoa, chú ý bọc thật trùng.
Dùng chỉ buộc chặt lại ở gốc.
Sau đó luồn sợi chỉ qua khe giữa các cánh hoa, buộc chặt lại, tạo ra các cánh hoa
riêng biệt.

4. Kỹ thuật tạo nhị

4.1. Nhị làm sẵn thông thường
Nhị làm sẵn thông thường bán thành từng bó. Lấy ra đủ số lượng nhị cần thiết, gấp
đôi, dùng giấy sáp quấn lại, buộc chùm nhị vào 1 đầu kẽm.
4.2. Nhị làm sẵn đặc chủng
Tùy loại nhị mà có cách quấn tương ứng. Nhìn chung, nhị làm sẵn đặc chủng dễ
dùng nhất, có khi chẳng phải làm gì, lấy ra ghép với cánh hoa luôn, chẳng hạn như
nhị hoa hướng dương
4.3. Nhị quấn bông
Bẻ cong 1 đầu sợi kẽm khoảng 2mm.
Quấn bông gòn vào vào đầu kẽm đã uốn cong. Quết một lớp mỏng keo sữa lên
bông gòn đã quấn, nắn thành hình dạng cần thiết, bọc voan bên ngoài. Có thể bọc
2-3 lớp voan để đạt được màu nhị hoa như ý.
5. Kỹ thuật làm nụ hoa
5.1. Nụ quấn bông
Làm giống như nhị quấn bông
5.2. Nụ khung kẽm
Cắt 3 đoạn kẽm bằng nhau. Dùng 1 đoạn kẽm quấn 1 vòng quanh 2 đoạn kẽm còn
lại ở điểm giữa của mỗi đoạn.
Quấn cả 3 đoạn kẽm quanh khuôn, xoắn lại.
Lấy ra, tách rời các đoạn kẽm ra, tạo thành 1 khung 6 cạnh.
Bọc voan vào, có thể bọc 2-3 lớp voan.
5.3. Nụ cánh hoa
Dùng 1 cánh hoa gập lại, có thể bọc nhị ở trong
6. Kỹ thuật quấn hoa, nhị, lá và cành
Dùng chỉ buộc nhị vào sợi kẽm, lần lượt buộc các cánh hoa vào theo đặc điểm của
từng loại hoa cho đến hết.

×