Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

CÁC BÀI VĂN MẪU ÔN THI TUYỂN SINH 10 QUỐC LONG9A2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.56 KB, 184 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC
Không trung thực là một hiện tượng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống, nó đã và đang diễn
ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó trở thành một cách sống phổ biến.
Vậy trung thực là gì ? Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống
ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người,
luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí,
bảo vệ lẽ phải.
Do vậy, ngay từ tuổi ấu thơ, tuổi học trò, chúng ta cần được và tự bản thân xây đắp, rèn
luyện tính trung thực. Nhưng đây đó vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh thiếu trung thực. Cứ
nhìn vào các giờ kiểm tra, các kì thi cử, hay tự hỏi, mình đã một lần nói dối bố mẹ, thầy cô
giáo chưa là rõ. Ấy thế mà nhiều bạn còn rủ rê nhau, bao che cho nhau.
Ngoài xã hội cũng vậy. Trong kinh doanh, trong công việc, trong chính trị họ vẫn thường lợi
dụng lòng tin của mọi người để trục lợi cá nhân, lừa đảo kiếm tiền hay tham nhũng, che giấu
tội ác trước pháp luật. Một dẫn chứng điểm hình dễ thấy nhất là trong khi nhà nước đang
phải bồi thường cho người dân mang gà đi tiêu huỷ thì tại Đông Anh - Hà Nội các cán bộ đã
khai khống lên đến hàng nghìn con gà, vịt các loại. Họ là những cán bộ đại diện cho dân, cho
nước mà lại thiếu trung thực. Rồi gian lận thuế, ăn cắp bản quyền, khai tăng thiệt hại hay
BẢN QUYỀN BÀI SOẠN NÀY THUỘC VỀ VIPBOY 9A2
NGHIÊM CẤM PHOTOCOPY DƯỚI MỌI HÌNH THỨC
thành tích, xử án gian lận, dối trên lừa dưới Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm
mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt
đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Bởi vậy cần phải trung thực, không vì cái lợi trước
mắt mà bán rẻ lương tâm. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư,
cương trực, thẳng thăn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ,
văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh, tính trung thực sẽ giúp có
được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu
quả không thể lường trước được. Những tai biến xã hội từ nạn làm hàng giả hay ngộ độc
thực phẩm, bằng cấp giả hẳn ai cũng thấy.
Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới
trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành


thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác” (Uy-li-am Sếch-xpia).
Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ
thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của
quý bị dấu kín. Thảng thắn, dũng cảm lại phải chân thành, khéo léo. Nêu không trung thực -
thẳng thắn - dũng cảm sẽ không có tác dụng hoặc bị hạn chế tác dụng. Ta nên rút ra một điều
: rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng
hơn. Chẳng hạn, không nhất thiết ta phải thể hiện rõ, đôi lúc ta cũng phải có ứng xử khéo léo
để tránh cho người khác nỗi đau đớn về một sự thật phũ phàng nào đó. Nói như vậy có nghĩa
là ta không cần phải cứng nhắc, rập khuôn mà phải biết cư xử sao cho hợp lí, hợp tình.
Đức tính trung thực là điều mà con người, nhất là con người trong xã hội hiện đại cần phải
có, cần phải được rèn luyện. Vậy sao ta không rèn luyện nó ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường để khi ra đời ta sẽ xem nó là một trong những điều cần thiết nhất để bước vào
cuộc sống hiện đại ngày nay.
ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC 2
Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua
nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng
Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng
ngày, đức tính trung thực được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người
Việt Nam như câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng”.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất
nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật,
không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân
lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật.
Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà,
dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện
rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật,
không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những
biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp,
chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không
chạy điểm, không dùng bằng giả,

Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung
thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người
khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự
gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người
trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực
do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung
thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có
tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch
bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung
thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở
thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ
có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội
trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không
thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra
những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”.
Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với
mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập
mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số
liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Trong kinh
doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng,
thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, đặc
biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ
biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy của thầy cô giáo
và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội.Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh
lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.
Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất
nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần
xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn

ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động
viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu
biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh
tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam.
Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần
lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên
tuỳ theo khả năng của mỗi người.
Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi
chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực
lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm
lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi
người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố
gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân
và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè. Không ngừng học tập tốt 5 điều Bác Hồ Dạy
“ Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm”.
ĐẠO LÍ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,
nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển
hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người.
Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm
người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc
ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên
thành quả cho người đời sau hưởng thụ.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự hưởng
thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả
những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống.
“Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự
nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người
làm ra chúng.
Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra

những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay. Cuộc đời có nhiều loại người cùng chung
sống. Không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ dữ tợn, giả dối,
vong ân bội nghĩa người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý
nghĩa của mình nhằm khuyên răn những kẻ “khỏi vòng cong đuôi”, “có mới nới cũ”, “qua
cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”, “ăn cháo đá bát”,…
Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà
Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã
giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng nhơ duy trì nền hoà bình dân tộc bền
vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với
đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xưa đã
nhắc nhở:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta
đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài
hòa với phát triển văn hóa, xã hộ. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của
đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng
làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,
người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn
dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ.
Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh
hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự
thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động
đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri
ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn” Dân
tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình.
Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng
tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là
người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con
luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ

chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời,
đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao
to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được
thể hiện cụ thể nhất.
Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia
đình, xã hội ấy tốt đẹp, bền vững biết bao. Đây là đạo lý cần có ở mỗi người, nó luôn có sẵn
trong mỗi người, thể hiện tuỳ vào từng người. Mỗi khi nhận định một người, người ta vẫn
hay quan tâm đến cách thực hiện và thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ở người ấy. Bởi
vì đó là chuẩn mực quan trọng để đánh giá một con người có đạo đức tốt đẹp.
Mỗi khi được hưởng một thành quả nào do người khác làm nên, chúng ta phải có nghĩa vụ
giữ gìn, trân trọng và phát huy chúng. Không chỉ có thế, mỗi người còn cần tự cố gắng, cống
hiến bằng chính sức lực của mình cho đất nước để trở thành một con người có ích cho xã
hội. Có như thế, xã hội mới phát triển, đó là cách “nhớ nguồn” thiết thực.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị. Nhưng chính nó là một
chân lí muôn đời. Nó là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa đến mai sau. Nếu chúng ta
biết thực hành tốt lời dạy này, ta sẽ sống đẹp, sống có nhân cách, góp phần làm đẹp truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.
Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại
ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ
vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và
của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc
ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây".
LÒNG BIẾT ƠN
Biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta
luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không
bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị
ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình
ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được

hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết
ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh
thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ
hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta
ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng
ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao
động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành
tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công
sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng Còn rất nhiều,
nhiều nữa những công trình vĩ đại mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người.
Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên,
vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong
những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm
đánh đuổi kẻ thù để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta
không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ
của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể
hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng
những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc
đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây
không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về
đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và
phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn
quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu
được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta
cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà
trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với
những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu
được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao
quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất
cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng
thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có
giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp
sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và
có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết
ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong
đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước
nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những
người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những
trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó
được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối
với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã
thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó
chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống
ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng
ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp
người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt
lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những
bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá
nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều
những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau.
Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo
nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu
dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói

mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết
thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục
ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta
hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này
chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến
nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi
cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục
ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang
một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để
bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có
những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách
nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy
sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé
trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó
là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng
cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ
người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng
của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn
không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau
dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ
nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có
công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như
cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ
trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN 2
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,
nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển

hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp
và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm
nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa
hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn”
chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập
thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ
những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu
ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những
thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.
Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng
ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao
nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều
việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công
với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp
nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt
hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã
xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng
khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn” Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt
Nam là vậy - chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ Ai ai cũng lớn
lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi
khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những
người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững
chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô,
không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống
nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo
lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất
phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.
Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia
đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành,

trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành
quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm
khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…
Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và
phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa
quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có
chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong
phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật
nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn
cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có
giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn
tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của
những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý
làm người và truyền thống dân tộc ta.

CÔNG CHA, NGHĨA MẸ
Trong cuốc sống hàng ngày , đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hiiện tượng con cái bất
hiếu , vô lễ với cha mẹ . Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
truyền thống đạo đức của dân tộc , xúc pạhm đế tỳh mẫu tữ thiêng liêg. Để khuyên răng ,
giáo duc họ về đạo làm con , ông cha ta từ xưa đã có 1 bài ca dao rất nỗi tiếng mà ko 1 ng`
VN nào mà ko thuộc:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao ! Sự to lớn của công cha được ca ngợi ,
được so sánh với hình ãnh cao vời vợi của núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nổi tiếng ỡ TQ ,
mà ngày xưa trong thơ văn , các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các
lớn lao của sự vật .Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh
được dùng để thể hiện sự vô tận , vô cùng bao la của nghĩa mẹ .Ca ngợi công lao vừa to lớn ,
vừa bất tận của cha mẹ , bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con , đạo

làm con phãi thờ mẹ kính cha , phải cho tròn chữ hiếu .Đạo là đường lối phải theo cho phù
hợp với luân lý xã hội .Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ .Thờ . kính là sự
yêu mến , sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính .Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn
đề đạo đức là làm con pgải có hiếu với cha mẹ .Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca
ngợi .
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?Đó chính là vì cái công lao sinh thành , dưỡng dục
của cho mẹ đối với con cái .Không có cây thì không có quả , không có người sinh thành thì
không có bản thân mỗi người chúng ta .Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì
sánh bằng .Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này . Cha mẹ ầ
người sinh ra ta , đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dạy ta bao năm tháng , từ một
đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết . Cơm ăn,áo mặc hằng ngày ,
thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta , tất cã đều do công sức lao
động gian nan, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ .Ta hiểu biết điều hay lẽ phải , biết cách
cư xử trong gia đình , trong xã hội cũng là nhờ công lao dạy bảo , giáo dục của cha mẹ ,Rồi
ta được đi học mở mang kiến thức , cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật
đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể .Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy , đạo
làm con phải giữ tròn chữ hiếu .Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha
mẹ .Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội , trong cuộc sống .
Ngoài ra , câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn , đem lại nhiều lợi ích
trong cuộc sống , nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm sau .Trong
kho tàng văn học dân gian VN , chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa
tương tự :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên ,
khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống , một cơ sở đạo đức của xã hội , của
con người .
Tuy nhiên , hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy :Trung với
Đảng , hiếu với dân .Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân
dân .Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu , người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác viễc nuôi

dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân việc nước .Trong trường hợp đó , hiếu với dân cũng
là hiếu thảo với cha mẹ .Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ
để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ
hiêú vẫn chưa tròn . Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng
thờ mẹ kính cha , họ vẫn là người con chí hiếu .
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào ? Người con có hiếu là người yêu thương
kính trọng cha mẹ , vâng lời cha mẹ , biết tuân thao những lời chỉ bảo đúng đắn của cha
mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập , bằng
những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa , về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong
công việc gia đình .Nhất là khi cha mẹ già yếu , ốm đau , người con càng phải hết lòng chăm
sóc , phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình .Hành động hiếu thảo này chính là
lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .
Với lòng hiếu thẻo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm , hạnh phúc .Người con hiếu thảo trong
gia đình và đồng thời cũng trở thành trò giỏi trong nhà trường , một công dân tốt , biết làm
tròn nghĩa vụ , giúp ích cho nước nhà , tạo cho xã hội ngày càng phát triển .Đó cũng chính là
một kết quả . Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải thừa kế và càng phát huy lòng hiếu thảo
để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi .
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc , vừa là lời khuyên bảo thật cao
quý .Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo ,
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Tục ngữ ca dao xưa có nhiều bài rất hay, rất sâu sắc nói về đạo đức, về cách ăn ở, cư xử của
những người trong gia đình, trong làng xóm và rộng hơn là trong một vùng, một nước. Trong
số đó, bài ca dao mà người Việt Nam nào cũng nhớ, cũng thuộc là bài ca dao nói về công
cha, nghĩa mẹ và đạo làm con:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Vì sao mà ai cũng biết đến bài ca dao này? Có lẽ vì nó nêu rõ và khẳng định công lao to lớn

của cha mẹ, nhắc nhở trách nhiệm làm con của mỗi người. Nó đề cập tới mối quan hệ giữa
cha và mẹ và con cái trong gia đình. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là ai ai cũng có mẹ có
cha, cũng do cha mẹ sinh ra, cũng mang ơn sinh thành của cha mẹ từ khi trứng nước.
Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Trở lại bài ca dao chúng ta cần bình luận. Không phải ngẫu nhiên mà công cha được so sánh
với núi Thái Sơn. Chỉ nghe nói núi Thái Sơn, ngọn núi to lớn, sừng sững đã có từ lâu ở
Trung Quốc. Đây là một hình ảnh tượng trưng mà người xưa thường lấy để ví những gì to
lớn nhất và không có gì thay thế "Công cha như núi Thái Sơn". Vậy là công cha lớn lắm,
cũng vô tận như nghĩa mẹ: "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nước trong nguồn là
thức nước chảy từ suối, ra sống rồi đổ ra biển cả mênh mông không bao giờ cạn. Thứ nước
khởi thuỷ đó trong nhất, mát nhất, tinh khiết nhất như nghĩa mẹ ngọt ngào, bất tận. Ca ngợi
và đề cao công cha nghĩa mẹ như thế có đúng không? Câu ca dao ấy đã đúng, đang đúng và
sẽ mãi đúng đắn. Tại sao một câu ca dao lại có khả năng xuyên suốt lịch sử như vậy? Bởi nó
đã nêu lên một chân lí vĩnh hằng: Cha mẹ là người sinh ta ra, là trụ cột của gia đình. Gia đình
như ngôi nhà, cha như cái nóc. Nhà không có nóc là nhà trống, nhà vô giá trị. Có lẽ chính vì
vậy nên trong kho tàng tục ngữ đã có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Cha là người đã
nuôi gia đình, che chở cho con cái, là chỗ dựa cho con cái. Chỉ khi nào ta cảm hết nỗi đau
của những đứa trẻ không cha như bé Xi-mông thì ta mới thấy cần cha đến mức nào. Ta cũng
phải công nhận rằng mẹ là người gần ta nhất. Mẹ đã mang nặng đẻ đau. Mẹ đã nâng niu, bú
mớm, dành tất cả những gì ngọt ngào cho ta:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
Ai chưa tận hưởng được sự ngọt ngào của bầu vú mẹ? Ai chưa nghe những lời ru thiết tha từ
đáy lòng người mẹ? Mẹ đã dành cho chúng ta tất cả: cả cuộc đời, cả tình yêu, cả nụ cười và
nước mắt. Mẹ đã chăm sóc ta, che chở cho ta, lo lắng về ta. Cứ như vậy, tuổi xuân của mẹ
trôi đi theo tháng năm. Tóc mẹ phai màu vì những nỗi lo chất chứa đã lớn dần lên, như
những đứa con của mẹ. Thật là thiết tha và da diết, một tác giả nào đó đã viết: "Mẹ là nước
chứa chan, trôi dùm con phiền muộn". Mẹ là thế, như nước trong nguồn chảy mãi, lai láng
đến vô cùng.

Công ơn của cha mẹ không sao kể hết. Vấn đề đặt ra là thái độ của chúng ta với cha mẹ như
thế nào? Bài ca dao đã khuyên nhủ:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.
Chữ “hiếu” là quan niệm đạo đức của người xưa nói về thái độ, về bổn phận của con cái đối
với cha mẹ. Chữ “hiếu” đó được cụ thể hoá bằng thái độ kính trọng, tôn thờ cha mẹ. Biết bao
tấm gương hiếu thảo đã được nêu trong ca dao, trong các tác phẩm văn học:
Đói lòng ăn hạt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Thuý Kiều đã hi sinh mối tình đầu của mình để cứu cả gia đình, trước hết là cứu mẹ, cha:
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Có bao nhiêu là cách để bày tỏ tình cảm hiếu thảo với cha mẹ. Quan tâm đến cha mẹ, giúp
đỡ cha mẹ làm những việc như thổi cơm, rứa bát, quét nhà… luôn có gắng làm một người
con ngoan, trò giỏi. Lớn lên làm một người công dân tốt, người lao động giỏi. Vậy là ta đã
luôn làm cho cha mẹ vui lòng, như thế là ta đã đền đáp một phần công ơn cha mẹ
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Mẹ cha chưa dễ ở đời với ta.
Không có người cha người mẹ nào có thể sống mãi cùng với con cái, vì vậy cơ hội để cho ta
phụng dưỡng cha mẹ cũng không phải là nhiều. Tuy thế trong xã hội vẫn có người làm khổ
mẹ khổ cha vì những thói hư tật xấu của mình. Vẫn có nhiều học sinh không chịu học hành,
chơi bời hoặc tệ hại hơn theo bạn bẻ xấu rủ rê vào nghiện hút. Những việc làm ấy không
những không “tròn đạo hiếu” mà còn bất hiếu. Trong thời đại kinh tế thị trường có người mải
làm ăn mà quên cả cha mẹ, có người chạy theo tiền, ngược đãi hay đối xử tệ bạc với cha mẹ.
Những hiện tượng đó tuy không nhiều và phổ biến nhưng xã hội cần phải phê phán và lên
án, bởi vì điều đó đi ngược lại với truyền thống đạo đức dân tộc ta.
Đạo hiếu là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó phải được kế thừa và
phát huy. Bác Hồ đã phát triển chữ “hiếu” rộng hơn phạm vi gia đình. “Trung với nước, hiếu
với dân”. Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một con người có hiếu với nhân dân.
Khi đất nước và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu không những ngày đêm phụng dưỡng,

chăm sóc cha mẹ mình mà lên đường đi chiến đấu, có khi ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở
lại. Biết bao liệt sĩ đa hi sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Họ không
còn được chăm sóc cha mẹ mình, nhưng Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn họ.
Họ vẫn là những con chí hiếu vì đã làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, đất nước.
Bài ca dao đã nêu lên một quan niệm đạo đức đúng đắn. Nó có tác dụng giáo dục mọi người
trong mọi thời đại. Chắc chắn bài ca dao đó sẽ còn giúp ích cho chúng ta khi xây dựng một
xã hội mới ngày càng văn minh, công bằng và tốt đẹp.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (2)
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu thơ vang lên như xoáy mạnh vào tim tôi. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng thứ tình cảm nào là
cao cả và thiêng liêng nhất? Đó chính là tình cảm gia đình, một thứ tình cảm mà bấy lâu nay
đã bảo bọc, nuôi dưỡng tâm hồn ta. Nó khiến tôi suy nghĩ đến trách nhiệm của một người
con đối với gia đình thân yêu của mình. Vậy trách nhiệm đó là gì?
Trách nhiệm có nghĩa là mỗi người cần phải ý thức tự giác làm những gì mình được giao và
những gì người khác muốn mình làm, cụ thể ở đây chính là cha mẹ. Đó là bổn phận mà con
cái phải hoàn thành, đây cũng chính là đạo làm con từ xưa đến nay.
Mỗi con người cần phải xác định rõ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cha mẹ.
Bởi trên thế gian này, không có tình thương yêu nào sánh bằng tình thương yêu của cha mẹ
dành cho con. Nó to lớn như núi cao biển rộng và đã được thể hiện rất nhiều trong thơ ca. Vì
thế, mỗi người con đều phải có trách nhiệm làm tròn chữ hiếu để không phụ lòng cha mẹ.
Vậy chúng ta phải làm gì để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình? Bổn phận lớn nhất của
con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, nghe theo những lời hay lẽ phải của cha mẹ. Khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt để có thể xây dựng một tương lai
tươi đẹp cho bản thân, không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải biết
tránh xa những thói hư tật xấu của xã hội và rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân
như cư xử đúng mực với những người xung quanh mình nhất là người lớn, yêu thương và

tôn trọng mọi người, không xa hoa đua đòi với bạn bè…Và quan trọng hơn hết, chúng ta
phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất. Đó là tất cả những
gì mà một người con phải có trách nhiệm thực hiện để làm tròn chữ hiếu của mình.
Chữ hiếu là nền tảng của đạo lý và luân thường của con người, vì thế ai mà không đối xử tốt
với cha mẹ là người thân của mình thì xã hội cũng không còn tử tế với họ nữa. Hiếu với cha
mẹ không những chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho cha mẹ vui lòng. Cha
mẹ là người sinh ra con cái, và có một kỳ vọng lớn lao vào con cái, con cái hạnh phúc, cha
mẹ hạnh phúc. Vì vậy hiếu thảo với cha mẹ là một nền tảng của tình yêu thương trong xã hội
con người chúng tạ Con cái dù có thành công hay thất bại, gia đình vẫn là mái ấm duy nhất
luôn cùng con trên bước đường đời.
Bên cạnh đó, trong thực tế có rất nhiều đứa con không có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ.
Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, vui chơi quên ngày tháng mà không hề nghĩ đến
cha mẹ đang ngày đêm lao động, đổ mồ hôi nước mắt để cho con một cuộc sống ấm êm,
sung sướng. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu
như thế? Nỡ nào quên đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Có phút giây bất
chợt nào đó, những người con chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ, một người cha
sống trên cõi đời này không? Nếu sau này cha mẹ mất đi mà có hối tiếc thì cũng đã muộn
mất rồi.
Tóm lại, mọi người con đều phải sống có trách nhiệm với gia đình của mình, nhất là khi còn
có cha mẹ để yêu thương, để làm chỗ dựa cho mình trong những lúc vấp ngã trong cuộc
sống. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có
thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có
trách nhiệm với cha mẹ, không bao giờ làm cha mẹ buồn lòng để không phải hối hận khi họ
đã ra đi mãi mãi…
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (Dàn ý chi tiết)
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này
đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu
ca dao từ ngàn xưa của người bình dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa
tình này:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về đạo làm con.
B. Thân bài
1) Giải thích
Người bình dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài
ca dao với những hình ảnh so sánh thắm thía. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong
nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ cạn. So sánh hai hình
ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn
sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn “thờ
mẹ kính cha”, phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình.
2) Bình luận
Khẳng định:
Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.
Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất
vả chín tháng mười ngày thai nghén, bao gian truân cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian

×