Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.1 KB, 26 trang )

Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
ĐỀ CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Câu 1: Trình bày hiểu biết về sự bại huyết, bại huyết có
mủ, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng qua máu, nhiễm độc
huyết.
- Bại huyết : vi khuẩn tồn tại và sinh sản trong máu trong
thời gian dài
- Bại huyết có mủ: vi khẩn tồn tại, sinh sản và phát triển
tạo và sinh ra mủ
- Nhiễm trùng huyết: Là mầm bệnh sinh sản và phát triển
một thời gian dài trong máu.
- Nhiễm trùng qua máu: Là hiện tượng vi khuẩn không sinh
sản trong máu, chúng chỉ ở trong máu một thời gian ngắn.
Máu làm nhiệm vụ chở mầm bệnh đến nơi khu chú.
- Nhiễm độc huyết: Là những loại vi khẩn gây bệnh sinh sản
và hình thành độc tố trong cơ thể nhưng không lan tràn xa tổ
chức cư chú. Đặc điểm là có độc tố cao và đầu độc cơ thể bằng
độc tố.
Câu 2: Trình bày quy luật hình thành kháng thể?
- Sự hình thành và sản sinh kháng thể đặc hiệu phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố.
- Thời gian xuất hiện và sự tồn tại của kháng thể:
+ Kháng thể không xuất hiện ngay sau khi tiêm mũi tiêm
đầu trước 24 giờ, mà chỉ xuất hiện trung bình từ ngày thứ
6-15.
+ Số lượng kháng thể tăng dần đến mức cao nhất 2-3 tuần
lễ. Sau đó kháng thể giảm nhanh rồi chậm dần nhưng tốc
độ giảm cũng thay đổi.
+ Kháng thể sẽ biến mất đi sau vài tuần, vài tháng hoặc vài
năm, nhưng sau khi kháng thể mất đi, nếu tiêm kháng
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi


1
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
nguyên lần thứ 2 thì kháng thể mới được sản sinh nhanh
hơn và nhiều hơn lần đầu đó là phương pháp tiêm nhắc để
tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
+ Sau khi tiêm lần thứ nhất, tính phản ứng của cơ thể được
kích thích và tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho lần
tiêm thứ 2.
Câu 3:Trình bày hiểu biết của anh chị về bệnh Lở Mồm
Long Móng?
1. Khái niệm: Bệnh lở mồm long móng là một loại bệnh
truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất rộng của
nhiều loài động vật và cả người. Bệnh phân bố ở khắp
mọi nơi trên thế giới.
2. Căn bệnh:
 Sức đề kháng: Đối với ngoại cảnh sức đề kháng của
virut tương đối mạnh.
- Với sức nóng virus dễ bị diệt: đun ở 60-70
o
C,
chết sau 5 phút, đun sôi 100
o
C chết ngay.
- Với sức lạnh bảo tồn virus trong tủ lạnh là 425
ngày.
- Cỏ sấy khô: virus sống 8-15 tuần
- Trong phân ủ day 15cm 7 ngày. 50cm 9 giờ.
 Loài vật mắc bệnh: Trâu bò mắc nhiều nhất, rồi đến lợn,
dê, cừu, các thú hoang khác (heo rừng, nhím, dơi, lạc đà),
mèo và người cũng có thể mắc bệnh.

 Lứa tuổi mắc: ở các giống bò cải tiến, con vật non,
được nuôi dưỡng tốt, to béo khỏe mạnh thường cảm
nhiễm bệnh hơn.
 Mùa vụ mắc: tập trung vào thu sang đông hoặc xuân hạ
khi giao mùa cơ thể gia súc bị suy yếu do thay đổi thời
tiết.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
2
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
 Đường truyền lây:
- Bệnh lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và sinh dục là
đường xâm nhập phụ.
- Vết thương ngoài da các vết trầy xước do húc nhau do bị các
loại gai chọc
- Sự truyền bệnh trực tiếp do nuôi nhốt chung, chăn thả
chung…
- Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi
mang mầm bệnh, người, phương tiện vận chuyển.
- Bệnh có thể lây qua cho người.
 Mức độ lây lan: Lây lan rất nhanh, mạnh và rộng
 Chất chứa mầm bệnh: có trong hạch lâm ba, các mụn
nước, nội tạng, trong máu, bệnh tích ở bắp thịt, các chất
bài tiết và bài xuất (nước bọt, nước tiểu, phân, sữa…)
3. Triệu chứng
 Trâu bò:
 Thể thông thường hay thể nhẹ Thường thấy ở vùng
nhiệt đới.
- Ủ rũ, sốt 40-41
0
C, sốt kéo dài 2-3 ngày, lông

dựng, da nóng, mũi khô, kém ăn hoặc không ăn,
thời gian kéo dài 3-4 ngày.
- Sau đó con vật có thể ăn nhiều hơn đồng thời xuất
hiện những mụn nước ở niêm mạc miệng, chân và
những chỗ da mỏng.
* Triệu chứng ở miệng
- Lúc đầu sốt, miệng nóng, lưỡi dày lên khó cử động
có màu đỏ ửng.
- Mụn bắt đầu mọc ở hàm trên, phía trong má, mép,
chân răng, môi, lợi, lưỡi.
- Những mụn nước lúc đầu nhỏ sau to dần lên bằng
hạt bắp, quả mận thường có hình tròn. Mụn có màng
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
3
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
bọc mỏng bên trong có nước, lúc đầu trong, vàng sau
vẩn đục. Mụn có màu trắng hay hơi hồng
*Triệu chứng ở mắt, mũi
- Mụn mọc ở niêm mạc mũi, sau đó vỡ ra làm loét
vành mũi, chảy nước mũi lỏng hay hơi đặc màu
trắng.
- Mụn mọc ở niêm mạc mắt thường ít thấy. Con vật
đau mắt, chảy nước mắt đặc có mủ, giác mạc có mụn
nhỏ, đục.
*Triệu chứng ở chân
- Móng chân nóng, đau vàng móng và kẻ móng hơi
sưng, da mỏng có màu trắng hồng, tụ máu, phồng
lên, đứng không yên, đi đứng khó khăn, sau đó què,
nằm một chỗ.
- Mụn bắt đầu mọc rõ ở kẽ chân, có màu trắng từ

trước ra sau, vỡ ra làm móng hở, nặng có thể làm
long móng, mụn vỡ chảy nước hôi thối, để lộ lớp
thượng bì đỏ tươi, có thể có giòi.
*Triệu chứng ở vú
- Thấy ở đầu vú, núm vú, mụn có thể to bằng trái
mận.
- Trong thời gian bệnh: sữa lỏng, ít, màu vàng, có
mùi hôi, dễ đặc.
- Sau khi khỏi bệnh con vật cho sữa ít hơn trước hoặc
mất hẳn.
*Triệu chứng ở các bộ phận khác
- Xuất hiện ở âm hộ, nách, ngực, bụng, phía trong đùi
(hiếm thấy).
- Bệnh tiến triển từ 10-17 ngày, nếu chăm sóc chu
đáo, bệnh có thể mau khỏi.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
4
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
 Thể nặng (thể ác tính): Thường gặp ở gia súc non, gia
súc nuôi vệ sinh chăm sóc kém, nếu:
- Nhiễm đường tiêu hoá - viêm ruột cấp, xuất
huyết, con vật chết sau vài ngày.
- Nhiễm đường hô hấp - viêm đường hô hấp, ngạt
thở - chết sau vài ngày - Nhiễm bộ máy tuần hoàn
- tim suy nhược, chết.
 Thể bại huyết: gia súc non nhiễm virus qua sữa- bại
huyết thủy thủng tương mạc, thối loét, chết bất ngờ.
 Lợn:
- Con vật kém ăn, thở nhiều, chảy nước dãi.
- Thường thấy mụn nước ở 4 chân và miệng, vú.

- Kém ăn, thở nhiều, chảy nước dãi. Miệng có mụn
loét, mụn nước ở kẻ móng, long móng.
- Mụn mọc ở đầu vú, ở bụng .
- Bệnh kéo dài từ 1-2 tuần, nếu chăm sóc kém, sức
đề kháng yếu con vật có thể chết.
 Ở Người:
- Sốt mụn mọc ở đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay,
có khi 1 nửa trên người hay ở mặt, chân đùi vú.
- Mụn nhỏ rất ngứa phải gãi nhiều có khi có mụn ti
tí ở lợi viêm mồm.
4. Bệnh tích:
- Đường tiêu hóa: mụn nước và vết loét ở miệng,
lợi, chân răng, lưỡi, hầu, thực quản, dạ dày, ruột
non, có khi có những mảng xuất huyết, thối nát, tụ
máu (hoặc có những vết sẹo).
- Bộ máy hô hấp: Viêm khí quản, phế quản, phổi và
màng phổi.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
5
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
- Tim: cơ tim biến chất, mềm, có vết xám, trắng nhạt,
vàng nhạt. Màng tim sưng, tích nước trong hoặc hơi
đục, tâm nhĩ lấm tấm xuất huyết (thể ác tính).
- Lách sưng màu đen.
- Chân: mụn loét ở kẽ móng, móng long ra đằng sau.
5. Phòng và điều trị
 Phòng bệnh:
*Vệ sinh phòng bệnh:
- Khi chưa có dịch
+ Thực hiện nghiêm ngặt quy chế vệ sinh phòng

bệnh. Kiểm dịch biên giới.
+ Kiểm soát vận chuyển gia súc.
+ Không được chăn thả gia súc trên cánh đồng có gia
súc bệnh.
- Khi có dịch
+ Khai báo nhanh chóng để có biện pháp đối phó với
dịch.
+ Công bố dịch và áp dụng các biện pháp chống dịch
triệt để.
+ Gia súc bệnh phải cách ly điều trị và chăm sóc chu
đáo.
+ Không vận chuyển và buôn bán gia súc.
+ Giới hạn đàn gia súc có mắc bệnh trong một vùng,
không được đưa ra ngoài phạm vi có dịch.
+ Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Phải
qua 14 ngày sau khi con vật cuối cùng mắc bệnh đã
khỏi, và sau khi đã tiêu độc triệt để mới được tuyên
bố hết dịch.
+ Nhưng những gia súc khỏi bệnh muốn đưa sang
vùng chưa có dịch phải đợi sau 3 tháng.
*Vacxin phòng bệnh:
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
6
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
- Ở nước ta vacxin phòng bệnh thường dùng là vacxin
chết.
- Đối trâu bò, cừu, dê sử dụng vaccine với các chủng O,
A, Asia1 Đối với heo sử dụng vaccine với các chủng A,
O, C. Vaccine cho miễn dịch từ 6 tháng- 1 năm.
 Điều trị:

- Chưa có thuốc trị đặc hiệu.
- Sát trùng miệng,chân móng bằng chanh,nước muối
(hoặc các loại cây có chất chua và chát)
- Sát trùng móng bằng thuốc xanh metylen + penicillin
- Có thể chích một số thuốc kháng
sinh:Ampicillin,Lincomycin,Gentamycin…
- Tăng cường trợ sức bằng các loại vitamin: vitamin C
1000mg,Vitamin nhóm B (B-Complex).
Câu 4: Trình bày hiểu biết của anh chị về bệnh Tai
Xanh?
1. Căn bệnh
 Sức đề kháng của virus:
- Virus tồn tại lâu ở nhiệt độ lạnh ở -70
o
C đến
-20
o
C sống hơn 01 năm. Ở +4
o
C sống hơn 01
tháng.
- Tuy nhiên ở nhiệt độ 37
o
C sống được 48 giờ; ở
56
o
C trong 60-90 phút virus bị vô hoạt.
- Virus đề kháng kém (nhạy cảm) đối với pH acid
và các chất sát trùng, dễ bị huỷ diệt bổi tia UV.
 Loài mắc bệnh: Động vật cảm thụ là lợn ở các lứa

tuổi.
 Lứa tuổi mắc: tất cả các lứa tuổi nhưng nhiều nhất là
lợn mẹ.
 Mùa vụ mắ: Bệnh xảy ra quanh năm.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
7
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
 Mức độ lây lan: Bệnh lây lan rộng,tồn tại lâu dài
trong đàn lợn nái, khó thanh toán.
 Chất chứa mầm bệnh.
- Virus có trong dịch mũi, nước bọt, nước tiểu, nước
mắt,
phân, tinh dịch, sữa…
- Trong cơ thể động vật mắc bệnh, Virus thường
khu trúb nhiều ở các tổ chức bộ phận: Hạch lâm
ba, trong máu, ở niêm mạc ruột, trong phổi, trong
cơ quan sinh dục …
 Đường truyền lây:
- Qua đường hô hấp : Thông qua gió, không khí
(mầm bệnh trong hạt bụi)
- Qua con đường tiêu hoá : Lợn ăn thức ăn bị
nhiễm bẩn như phân nước tiểu có Vius lẫn vào
thức ăn, nước uống vào cơ thể phát triển thành
dịch bệnh.
- Sinh dục : Thông qua truyền giống.
2. Triệu chứng
Triệu chứng trên lâm sàng thể hiện rất khác nhau ở lợn nái,
lợn đực, lợn con.
+ Ở lợn nái
- Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm bệnh: ăn uống kém,

sốt 40 - 41
o
C, một số con tai chuyển mầu xanh trong thời
gian ngắn, tím đuôi, tím âm hộ.
- Gây hiện tượng sẩy thai đẻ non, thai chết lưu, thai gỗ
hàng loạt.
- Lợn con đẻ ra yếu ớt tỷ lệ chết cao có thể lên tới 70%.
- Lợn nái trong giai đoạn nuôi con thường biếng ăn, lười
uống nước, viêm tử cung viêm vú, mất sữa nếu bệnh kéo
dài sẽ kế phát nhiều bệnh ghép và dẫn đến chết.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
8
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
+ Ở lợn đực giống
- Bỏ ăn, sốt cao, đờ đẫn hoặc hôn mê
- Viêm dịch hoàn
- Giảm hưng phấn hoặc mất tính dục
- Lượng tinh dịch/ 1 lần khai thác giảm đi.
+ Ở lợn con theo mẹ
Thể trạng gầy yếu, do không bú được, mắt có dử mầu nâu,
sưng mí mắt và các vùng quanh mắt, trên da xuất hiện
những đám phồng rộp, tiêu chảy, chân choãi ra, đi run rẩy,
lợn con rất dễ mắc các bệnh khác và tỷ lệ chết cao.
3. Bệnh tích
- Bệnh tích đặc trưng của bệnh là viêm phổi hoại
tử, các đám phổi bị đặc lại, chắc lại trên các thuỳ
phổi. (hiện tượng gan hoá phổi).
- Thùy bị bệnh thường có mầu xám đỏ, có mủ và
đặc chắc lại.
- Trên bề mặt cắt ngang của phổi lồi ra và khô,

nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở
mặt dưới của thùy đỉnh.
- Da Có những vết đỏ, thâm tím, loét, đôi khi tai
xanh
- Tích dịch và xuất huyết ở xoang bụng, xoang
ngực, màng bao tim
- Hạch bạch huyết sưng to, xuất huyết
4. Phòng bệnh
*Các biện pháp an toàn sinh học
– Mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo,
– Cách ly ít nhất 8 tuần mới nhập đàn, thực hiện cơ
chế cùng nhập cùng xuất.
– Thường xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng nuôi,
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
9
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
– Hạn chế người lạ vào chuồng (nhất là Thú y,
thương lái mua heo,…)
– Chú ý nguồn tinh dịch
– Lưu ý: các vật dụng chăn nuôi từ bên ngoài vào:
xe, cân heo, lồng và một số dụng cụ khác phải
được sát trùng thật kỹ
*Phòng bệnh bằng vắc xin
Hiện đã có ba loại vắc xin phòng bệnh nhược độc được
phép lưu hành:
- BSL.PS 100 của Besta – Singapore (chủng Bắc Mỹ)
- Porcilis PRRS của Intervet – Hà Lan (chủng Châu Âu)
- Amervac PRRS của Hipra – Tây Ban Nha (chủng Châu
Âu).
Có 1 loại vắc xin PRRS vô hoạt của Trung Quốc

5. Điều trị
- Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh
này.
- Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng,
điều trị triệu chứng
- Tuy nhiên, để giảm thiểu mức độ trầm trọng do phụ
nhiễm làm bệnh phổi nặng thêm nên việc dùng kháng
sinh là điều cần thiết.
- Bệnh khó thanh toán nên khi phát hiện thường tiêu hủy
hết cả đàn và thay thế đàn mới.
6. Chống dịch
- Phát hiện nhanh xử lý gọn
- Công bố dịch (QĐ số 1037/QĐ-BNN-TY)
- Thực hiện 3 không:
+ Không dấu dịch
+ Không bán chạy
+ Không vứt xác bừa bãi
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
10
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
Câu 5:Trình bày hiểu biết của anh chị về bệnh Dịch tả?
1. Căn bệnh
Vi rút dịch tả heo có đáp ứng miễn dịch chéo với virut
dịch tả trâu bò BVDV(Bovine Viral Diarrhea Virus)
thuộc họ Togaviridae.
 Sức đề kháng của virus:
- Vi rút DTL có sức đề kháng yếu, mặc dù có khả
năng tồn tại lâu ở ngoại cảnh.
- Trong phân sống vài ngày, sản phẩm thịt chin và
đông lạnh(sống vài năm).

- Tuy nhiên vi rút dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát
trùng thông thường như xút (NaOH) 2%, nuớc
vôi 5%. Ở nhiệt độ cao vi rút bị tiêu diệt nhanh.
 Loài mắc: Lợn nhà, lợn rừng, lợn thuộc các giống.
 Lứa tuổi mắc: Các lứa tuổi đều mắc, nặng nhất là lợn
con và lợn cai sữa.
 Mùa vụ mắc: Bệnh xẩy ra quanh năm, nhưng tập
trung vào vụ đông xuân(lạnh, ẩm).
 Đường truyền lây:
- Trực tiếp: giữa lợn khỏe sang lợn ốm.
- Gián tiếp: qua các chất bài tiết như nước mắt,
mũi, tiểu, phân, TĂ, dụng cụ chăn nuôi có chứa
virus.
- Đường tiêu hóa->hầu->tuyến hạnh nhân, ruột
non.
- Đường sinh dục.
 Mức độ lây lan: Nhanh, mạnh, xảy ra ở khắp trên TG.
 Chất chứa virus: máu, các chất bài tiết(nước dãi, tiểu,
mũi, mắt, phân) các phụ tạng (hạch lâm ba, lách chứa
nhiều virus).
2. Triệu chứng
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
11
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
Thời gian nung bệnh từ 2 - 12 ngày (trung bình 6 – 8
ngày).
*Thể quá cấp
Sốt cao 41- 42
0
C, đờ đẫn bỏ ăn, ở những vùng da mỏng,

mặt trong đùi đỏ ửng lên rồi tím, co giật. Con vật chết sau
1-2 ngày.
*Thể cấp tính
- Sốt cao 41 - 42
0
C, sốt lên xuống. Khi gần chết nhiệt độ
hạ.
- Con vật kém ăn, heo con run rẩy nằm chồng chất lên
nhau, táo bón, ói mữa, co giật.
- Viêm kết mạc mắt, mắt nhiều ghèn - 2 mí mắt dính lại
nhau.
- Giai đoạn cuối đi đứng siêu vẹo, bại liệt chân sau.
- Trên da có những nốt xuất huyết ở tai, mõm, bụng và 4
chân.
- Bệnh kéo dài 8-15 ngày. Tỉ lệ chết 85-95%. Heo con
chết nhiều hơn heo trưởng thành.
*Thể mãn tính
- Bệnh kéo dài trên 30 ngày.
- Con vật kém ăn, sốt, táo bón, ho và tiêu chảy kéo dài
heo có thể khỏi nhưng chậm lớn.
- Heo cái mang thai mắc bệnh do các chủng có độc lực
trung bình và thấp có thể dẫn đến sẩy thai, thai khô, đẻ
non, heo con yếu ớt, có thể rụng lông và phù nề, thủy
thủng dưới da và chết sau đó.
3. Bệnh tích
*Thể quá cấp
Không rõ, chỉ thấy niêm mạc viêm đỏ, vỏ thận xuất
huyết, hạch lâm ba sưng đỏ.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
12

Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
*Thể cấp tính
- Xuất huyết ở nhiều mô và cơ quan của cơ thể, nhiều nhất
là ở hạch lâm ba.
- Xuất huyết điểm ở sụn tiểu thiệt, thanh quản,
phổi, dạ dày, ruột, tim, thận, bàng quang và các
màng thanh mạc khác.
- Lách không sưng, nhồi huyết hình răng cưa ở rìa
lách.
- Dạ dày có nhiều cơ xuất huyết, ở hạ vị có nhiều tơ
huyết.
- Ruột xuất huyết, niêm mạc ruột hoại tử có những
nốt loét hính cúc áo ở gần van hồi manh tràng,
manh tràng và ở kết tràng.
- Một số trường hợp viêm phổi, viêm màng phổi,
phổi gan hóa, có ổ áp xe.
- Hạch hạnh nhân sưng, hoại tử.
- Hệ thần kinh trung ương đôi khi bị xung huyết,
xuất huyết. Ngoài ra nếu có sự kết hợp của các vi
khuẩn khác bệnh tích thể hiện phức tạp hơn.
*Thể mãn tính
- Ruột viêm có mụn loét.
- Phổi viêm dính vào lồng ngực=tổ chức liên kết chứa
những cục hoại tử có vỏ liên kết cứng.
4. Phòng bệnh
1/ Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn
nuôi.
2/ Chọn con giống phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng,
đạt tiêu chuẩn chất lượng, được tiêm phòng đầy đủ vắc
xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy

định.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
13
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
3/ Thực hiện “3 không”: không dấu khi heo mắc bệnh,
không bán chạy heo bệnh và không vứt xác heo chết bừa
bãi
4/ chuẩn đoán chính xác và công bố dịch.
5/ cách li heo bệnh hoặc nghi lây lan bệnh, tốt nhất là
giết mổ, luộc chín, rán mỡ.
6/ tiêu độc kĩ chuồng trại dụng cụ chăn nuôi bằng nước
vôi 10% hoặc luộc kĩ dụng cụ y tế.
7/ xử lí triệt để thức ăn thừa, phân rác, chất bài xuất của
heo bệnh và heo chết.
8/ khi có dịch tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch.Tiêm 1 năm
2 lần( có 2 loại đc dùng vacxin phụ tạng kết tinh tím và
vacxin nhược độc thể chế ngay vùng có dịch).
* Công bố hết dịch sau 15 ngày con ốm cuối cùng chết
hoặc khỏi bệnh và sau khi thực hiện đầy đủ các biện
pháp vệ sinh tiêu độc.
5. Điều trị
- Điều trị không có kết quả, chủ yếu là phòng bệnh , tăng
cường sức đề kháng cho lợn bằng vitamin C, B1, B2
- Chỉ điều trị trong trường hợp heo mới sốt bằng kháng
huyết thanh dịch tả heo.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để phòng bệnh kế
phát cho lợn.
Câu 6: Trình bày hiểu biết của anh chị về bệnh Cúm gia
cầm?
1. Căn bệnh

 Sức đề kháng:
- Virus có sức đề kháng yếu và bị vô hoạt nhanh ở môi
trường bên ngoài nếu như không được bảo vệ bằng các
chất hữu cơ có trong nước bọt và phân.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
14
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
- Bị diệt dưới ánh sang mặt trời và các chất sát trùng
thông thường như: d
2
xút(NaOH) 3-5%, acid phenic
5%, formol 3%, cresyl 5%, nước vôi 10%
- Nhiệt độ 80
o
C bị diệt sau 1 phút, 4
o
C virus sống ít nhất
35 ngày, bảo tồn độc lực trong 1 thời gian lạnh.
-Virut mất độc tính ở 56-60
o
C. Trong ao hồ nếu không
được xử lý hoá chất, virut duy trì tính gây bềnh trong
4 ngày ở 220C và hơn 30 ngày ở 00C.
 Loài vật mắc bệnh:
- Gà, gà tây và vịt là mẫn cảm nhất, ngan, ngỗng, cút,
chim công, trĩ, các loài gia cầm khác và chim hoang dã ở
tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm virus.
-Người, lợn, ngựa, chồn, mèo, khỉ … cũng có thể bị nhiễm
bệnh.
 Lứa tuổi mắc: Ở tất cả các lứa tuổi đều bị cảm nhiễm

virus và phát bệnh.
 Mùa vụ mắc: lây nhiễm quanh năm ko phụ thuộc mùa
vụ.
 Đường truyền lây: theo 2 đường
- Virus xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp do hít
thở không khí có mầm bệnh.
- Qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn có mầm bệnh.
- Bệnh có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa gà bệnh và
gà khỏe hoặc gián tiếp qua dụng cụ, người chăn nuôi,
thức ăn, nước uống có mầm bệnh.
 Mức độ lây lan: Rất nhanh, mạnh tỉ lệ chết cao 100%.
 Chất chứa mầm bệnh: Các phụ tạng, phân…
2. Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh của gà rất ngắn: từ vài giờ đến 3 ngày.
- Viêm đường tiêu hóa, hô hấp, xuất huyết tràn lan.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
15
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
- Thể nặng: Nhiệt độ tăng đột ngột từ 44
o
C – 45
o
C, đi
loạng choạng, run rẩy, khó thở, ho khẹc, chảy dịch mắt,
mũi, dãi liên tục. Mào tích sưng và xuất huyết từng
đám. ỉa chảy rất nặng, có máu và mùi tanh, xuất huyết
da chân.
3. Bệnh tích
- Đầu mặt cổ sưng phù.
- Phù thủng quanh hóc mắt.

- Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím.
- Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi
Fabricius xuất huyết.
- Phổi sung huyết, một vài nơi có xuất huyết.
- Gan, thận, lách, tuyến tụy có những điểm hoại tử.
- Lưu ý: Dạ dày tuyến xuất huyết gần giống như bệnh
niucatxon, gan sưng có hoại tử dễ nhầm với tụ huyết
trùng gia cầm.
4. Phòng bệnh
 Khi chưa có dịch:
- Tăng cường việc sát trùng chuồng trại. Thuốc sát
trùng NOVACIDE Sát trùng chuồng trại, Sát trùng
dụng cụ, xe chở gia súc, nhà giết mổ, lò ấp trứng. Tiêu
độc xác chết, hố sát trùng.
- Tăng cường sức đề kháng: vitamin B1, B.complex,
NOVA-DEXTROLYTES…
- Sử dụng kháng sinh phòng chống bệnh đường hô hấp
và ngăn chặn sự phụ nhiễm vi trùng: NOVA-ANTI
CRD.
 ĐỐI VỚI NHỮNG KHU VỰC, TRANG TRẠI
CÓ DỊCH
- Ngay sau khi tiêu diệt toàn bộ gia cầm, thủy cầm.
Cần dọn sạch phân, chất độn chuồng và tiến hành sát
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
16
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
trùng chuồng trại bằng các sản phẩm trên với liều
10ml/ lít nước.
- Phun thuốc toàn bộ bề mặt chuồng trại và khu vực
xung quanh chuồng trại.

- Các dụng cụ chăn nuôi đều phải rửa sạch và ngâm
trong dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng trong
một giờ, sau đó phơi khô ngoài ánh sáng mặt trời.
- Các loại phân, chất độn chuồng, chất phế thải, thức ăn
dư thừa đều phải thiêu hủy hết.
5. Điều trị
 Trong tình hình hiện nay khi chưa có thuốc đặc trị để
điều trị cúm gia cầm . Vì vậy trong công tác phòng
ngừa dịch cúm gia cầm ta cần chú ý những vấn đề
sau:
- Cho gia cầm ăn uống đầy đủ, chăn nuôi hợp vệ sinh,
sạch sẽ thoáng mát.
- Khi mua bán gia cầm phải có xác nhận của cơ quan thú
y.
- Tìm mọi cách xua đuổi chim hoang dã không cho chúng
tiếp xúc với gia cầm nuôi. Tránh các côn trùng, ruồi,
chuột vào chuồng nuôi.
 Khi cơ sở có dịch bệnh phải tiêu hủy hoàn toàn ko đc
mổ khám và điều trị vì:
- Tất cả các kháng sinh nấm và các hóa dược hiện đang
sd đều ko diệt đc virus cúm trong cơ thể gia cầm.
- Virus lây lan rất nhanh, rất nguy hiểm có thể lây nhiễm
và gây bệnh cho các loài gia cầm, chim 1 số loài thú và
kể cả người.
6. Phòng chống dịch
 Mỗi hộ chăn nuôi phải cam kết thực hiện “5
không”:
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
17
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm

- Không nuôi thả rong gia cầm.
- Không mua bán gia cầm bị bệnh.
- Không ăn thịt gà bị bệnh hoặc gà không rõ nguồn gốc.
- Không giấu dịch.
- Không vứt xác gia cầm bừa bãi.
 Tiêu độc hố sát trùng:
- Hố sát trùng: định kỳ hai ngày một lần thay thuốc
trong hố sát trùng ra vào trại và giữa các khu, các dãy
chuồng. Hóa chất sử dụng chlorine 5-6%,
glutaraldehyde 2-4%.
- Các đối tượng khác như xe vận chuyển, phân rác thu
gom hằng ngày xử lý bằng chlorine 5-6%,
glutaraldehyde 2-4%, vôi bột.
 Tiêm phòng vacxin cúm cho gia cầm:
Câu 6:Trình bày hiểu biết của anh chị về bệnh Niu cat
xơn?
1. Căn bệnh
 Sức đề kháng của virus:
- Virus dễ bị phá hủy bởi các hóa chất, tác nhân vật lý
như: Tia cực tím, các chất sát trùng như: Formol 5%,
NOVACIDE.
- Ở nhiệt độ thấp 1-4
o
C virus tồn tại 3-6 tháng, nhiệt độ
20
o
C tồn tại một năm.
 Loài mắc: Gà, chim cút, bồ câu, chim sẻ, quạ,
ngỗng vẹt cũng có thể mắc bệnh. Người, chó, chuột
cũng có thể mắc bệnh.

 Lứa tuổi mắc: Mọi lứa tuổi gà đều mắc bệnh, gà
con là cảm thụ mạnh nhất.
 Mùa vụ mắc: bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng
tập trung nhiều trong vụ đông xuân.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
18
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
 Đường truyền lây: Virus xâm nhập vào cơ thể gà
qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc niêm mạc, da do
tiếp xúc với thức ăn, nước uống hoặc môi trường đã
nhiễm bệnh.
 Mức độ lây lan: Lây lan nhanh trong đàn và trong
khu vực. tỉ lệ chết và ốm rất cao.
 Chất chứa mầm bệnh: Óc, lách và hầu hết các phụ
tạng đều chứa virus.
2. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh từ 3-5 ngày có trường hợp hơn 1 tuần.
*Thể quá cấp
Xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, con vật
ủ rũ cao độ sau vài giờ rồi chết.
*Thể cấp tính
- Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, gà mái thường ngưng đẻ,
trên chuồng có những bãi phân trắng.
- Gà sốt 42-43
0
C, hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khó trầm
trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nước
nhớt.
- Gà rối loạn tiêu hóa trầm trọng, bỏ ăn, uống nhiều
nước, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi

dốc ngược gà xuống thấy chảy nước nhớt mùi chua
khắm.
- Vài ngày sau gà tiêu chảy, phân có màu nâu sẫm,
trắng xám hoặc trắng xanh có nhiều urat. Niêm mạc hậu
môn xuất huyết thành những tia máu đỏ.
- Bệnh kéo dài khoảng vài ngày, gà chết. Tỉ lệ chết cao
có thể lên đến 100%.
*Thể mãn tính
- Xảy ra ở cuối ổ dịch. Do rối loạn hệ thần kinh, tổn thương
tiểu não, vặn đầu ra sau, đi giật lùi, đi vòng tròn, mổ không
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
19
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có bị
kích thích.
- Bệnh kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nếu được chăm sóc
tốt gà có thể khỏi nhưng mắc dị chứng thần kinh trong thời
gian dài.
- Gà lành bệnh đc miễn dịch suốt đời.
3. Bệnh tích
*Thể quá cấp
Bệnh tích không rõ, chỉ thấy những dấu hiệu xuất
huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực, niêm mạc hô hấp.
*Thể cấp tính
Xoang mũi và miệng có nhiều dịch nhớt màu đục.
Niêm mạc miệng, hầu họng, khí quản xuất huyết, viêm
phủ màng giả có tơ huyết.
Tổ chức vùng đầu, hầu, cổ bị thủy thủng, thấm dịch
xuất vàng (một số con).
- Bệnh tích điển hình thường tập trung ở đường tiêu

hóa: diều, dạ dày tuyến. Xuất huyết niêm mạc mắt.
- Dạ dày cơ xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu
gelatin.
- Ruột non xuất huyết, viêm, trong trường hợp bệnh
kéo dài, có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu
dục, cúc áo. Trường hợp nặng, nốt loét có thể lan
xuống ruột già, hậu môn.
-Hạch manh tràng viêm, xuất huyết, hoại tử.
-Gan có một số đám thoái hóa mỡ nhẹ màu vàng. Thận
phù nhẹ, có màu nâu xám.
-Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết thành từng vệt,
từng đám. - Trứng non vỡ trong xoang bụng.
-Bao tim, xoang ngực, bề mặt xương ức xuất huyết.
*Thể mạn tính
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
20
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
Thoái hóa và viêm tế bào thần kinh với sự thâm
nhiễm tế bào lâm ba quanh mạch (thường thấy nhất ở
tiểu não, cũng có thể thấy ở tủy sống).
4. Phòng bệnh
 Vệ sinh phòng bệnh
* Ở những vùng chưa có dịch
Áp dụng nghiêm nhặt quy trình vệ sinh phòng bệnh:
- Hạn chế người đi lại tham quan, trước khi ra vào trại phải
tắm rửa, thay quần áo và giày dép, cách ly.
- Chậu thuốc sát trùng phải đảm bảo đậm độ.
- Gà, trứng mua phải đảm bảo chắc chắn từ những nơi không
có bệnh.
- Gà mua về phải cách ly theo dõi ít nhất là 10 ngày.

- Đảm bảo đầy đủ qui trình tiêm phòng Newcastle và
Gumboro.
* Khi có dịch xảy ra phải dập tắt dịch nhanh chóng.
- Xử lý toàn bộ gà đang mắc bệnh và đang nhiễm bệnh.
- Tẩy uế chuồng trại và tiêm phòng cho toàn bộ gà còn lại
bằng vaccine giảm độc. Sau 2 tuần có thể dập tắt ổ dịch.
 Phòng bằng vaccine và kháng huyết thanh
Kháng huyết thanh 1ml/kgP
Vaccine chết: thường sử dụng trên đàn gà giống, có thể dùng
cho gà con.
Vaccine giảm độc: được sử dụng phổ biến ở nước ta
- Hệ II: F, B1, Lasota: dùng cho gà con nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
- Hệ I: chủng H, M : dùng cho gà trên 2 tháng tuổi.
5. Điều trị
- Ko có thuốc điều trị đặc hiệu
- Thuốc sát trùng: NOVASEPT sát trùng chuồng trại 3
ngày phun thuốc một lần.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
21
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
- TRIMOXIN trong 5 ngày liên tục qua nước uống để
hạn chế sự phụ nhiễm của vi trùng.
- Dùng Vaccin LASOTA chủng toàn bộ số gà trong đàn.
- Cung cấp đầy đủ chất điện giải và vitamin qua nước
uống bằng cách chọn 1 trong các sản phẩm sau: NOVA-
C COMPLEX.
- Bổ sung thêm vitamin nhóm B,C các chất điện giải cải
thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong
trong giai đoạn cuối ổ dịch.
- Sử dụng một số loại kháng sinh thông dụng và có thời gian

lưu lại trong cơ thể gà lâu để phòng các bệnh kế phát.
Câu 7:Trình bày hiểu biết của anh chị về bệnh Tụ Huyết
Trùng?
1. Căn bệnh
 Sức đề kháng:
- Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh sáng,
các thuốc sát trùng như: NOVADINE, formol 1%…
- vi khuẩn sống khá lâu trong đất ẩm. Trong nền
chuồng, đồng cỏ chăn thả, đất ẩm ướt thì vi khuẩn
có thể sống được hàng tháng.
 Loài mắc: Trâu mắc bệnh mạnh hơn bò. cừu, lợn, thỏ,
chuột bạch.
 Lứa tuổi mắc: Trâu bò non từ 6 tháng đến 2-3 năm
tuổi thì cảm thụ mạnh hơn trâu bò già. Bệnh của trâu
bò có thể lây qua cho lợn, gà và ngược lại.
 Mùa vụ mắc: Bệnh thường xảy ra quanh năm ở các
vùng nóng ẩm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa
từ tháng 6 đến tháng 9, lúc khí hậu nóng ẩm và những
lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng
gia súc bị suy nhược.
 Đường truyền lây:
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
22
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
- Bệnh lây chủ yếu là do thức ăn bị nhiễm mầm bệnh
hoặc qua đường hô hấp, da bị sây sát (nhất là ở nơi mổ
thịt gia súc bệnh,bán thịt,da,móng )
- Khi sức khỏe gia súc yếu sẽ giảm sức đề kháng,mất thế
cân bằng sinh học, thì vi khuẩn trở nên cường độc gây
bệnh hoặc bài thải ra môi trường gây bệnh cho con khác

 Mức độ lây lan: lây lan hẹp mang tính địa phương.
 Chất chứa vi khuẩn: Phụ tạng, chất bài tiết chứa
nhiều vi khuẩn, máu chứa ít.
2. Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh từ 1-3 ngày
 Thể ác tính
-Trâu bò phát bệnh rất nhanh: Con vật đột nhiên lên
cơn sốt cao(41-42
o
C) và trở nên hung dữ, điên loạn rung
rẩy, chạy hoạn, ngã qụy hay đập đầu vào chuồng, có thể
chết trong vòng 24 giờ. Thường rất ít triệu chứng lâm
sàng.
 Thể cấp tính
- Không nhai lại, mệt lả, sốt cao đột ngột (40-42
o
C),
nước mắt, nước mũi chảy liên tục, các niêm mạc mắt,
mũi, mồm, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm, tối
xám.
- Ở hạch lâm ba: nhất là ở hầu sưng rất to do vậy thú
bệnh phải lè lưỡi ra, khó nuốt, thở khó khăn. Hạch lâm
ba trước vai, trước đùi sưng thủy thũng làm cho con
vật đi lại khó khăn.
- Ở phổi: con vật thở mạnh và khó khăn do màng phổi
viêm, chảy nước mũi đặc lẫn mủ, ho khan, ho từng
cơn.
- Ở bụng: lúc đầu con vật táo bón, sau đó tiêu chảy dữ
dội, phân có thể lẫn máu và nhày. Bụng con vật
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi

23
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
chướng to do viêm phúc mạc và có tương dịch trong
xoang bụng.
- Lúc gần chết, con vật nằm liệt đái ra máu, thở rất khó
khăn, xuất huyết ở các niêm mạc.
- Bệnh tiến triển 3-5 ngày.Tỉ lệ chết cao từ 90% - 95%.
Nếu bệnh chuyễn sang nhiễm trùng máu thì con vật sẽ
chết trong thời gian 24 – 36 giờ
 Thể mãn tính.
- Ruột viêm làm con vật lúc ỉa chảy, lúc táo bón.
- Viêm khớp làm thú đi lại khập khiễng, khó khăn.
- Viêm phế quản và phổi mãn tính(ho kéo dài).
- Trong vài tuần gia súc có thể khỏi bệnh nhưng gầy rạc
đi và chết do kiệt sức.
3. Bệnh tích
* Bệnh tích chung.
- Tổ chức liên kết dưới da, niêm mạc, bắp thịt lấm tấm
xuất huyết.
- Hạch lâm ba viêm, sưng to, thủy thủng,vùng xung quanh
hạch bị ứ nước màu vàng nhạt (ở bò), hơi xanh ở trâu.
- Mặt cắt thịt ướt.
- Hạch lâm ba và mạch lâm ba nhiều nước.
* Bệnh tích đặc biệt
- Bệnh khu trú ở hạch lâm ba: hạch sưng màu đỏ, xuất
huyết, vùng xung quanh hạch lâm ba bị thủy thủng.
- Bệnh khu trú ở ngực: thủy thủng lồng ngực (có nước
vàng), màng phổi
lấm tấm xuất huyết, phổi viêm nhất là phần trước. Viêm
ngoại tâm mạc, bao tim tích nước vàng, cơ tim viêm có

chấm xuất huyết.
- Bệnh khu trú ở bụng : Viêm phúc mạc, có nước vàng,
thủy thủng, xuất huyết ở các phủ tạng, hạch ruột.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
24
Trường ĐH Tây Bắc Khoa: Nông Lâm
4. Phòng bệnh
* Khi chưa có dịch
- Tăng cường vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng tăng sức đề
kháng.
- Thường xuyên tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
- Định kỳ tiêm phòng hàng năm
* Khi đã có dịch
- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
- Cách ly gia súc ốm.
- Chuyển gia súc khỏe xa khỏi vùng có dịch.
- Tránh chăn dắt trên những cánh đồng ẩm thấp.
- Xác chết phải được chôn sâu nơi khô ráo, không bị ngập
nước.
- Hạn chế vận chuyển, sát sinh.
- Tiêu độc triệt để phân, rác, dụng cụ chăn nuôi.
- Tiêm phòng cho gia súc khoẻ.
2. Phòng bệnh bằng vaccine
- Tiêm phòng vaccin: Hiện nay người ta dùng 1 trong 3 loại
vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng .
+ Vaccin pha fomol và keo phèn: là vaccin chết chế từ môi
trường nuôi cấy vi khuẩn xử lý bằng formol, có chất bổ trợ
là keo phèn
Liều dùng: 3-5 ml/con .Sau khi tiêm 14 ngày, trâu bò có
miễn dịch và miễn dịch kéo dài 5-6 tháng.

+ Vaccin nhũ hóa: chế tạo từ canh khuẩn đã xử lý, pha
thêm chất bổ trợ bằng dầu thực vật hoặc dầu
khoáng(Monotanide, Oleic, Parafin)
+Vaccin nhược độc: đó là vi khuẩn tụ huyết trùng gậy bệnh
đã được làm yếu đi bằng các yếu tố vật lý, hóa học, không
gây ra bệnh cho trâu bò, nhưng vẫn tạo ra miễn dịch chống
bệnh.
Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
25

×