Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHỞI TỐ, KHỞI KIỆN VÌ LỢI ÍCH CHUNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.23 KB, 16 trang )

KHỞI TỐ, KHỞI KIỆN VÌ LỢI ÍCH CHUNG
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
NGUYỄN VĂN TIẾN
Giảng viên Khoa luật Dân sự, Trường ĐH Luật TP.
HCM

Khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung là một quy định
quan trọng trong tố tụng dân sự. Đó là công cụ pháp
lý cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà nước,
công dân khi có vi phạm, tranh chấp mà không có ai
khởi kiện. Theo quy định này, công dân do không có
năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc có năng lực
hành vi tố tụng dân sự nhưng vì một lý do nào đó mà
họ không tự bảo vệ quyền lợi của chính mình được
thì các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự sẽ tiến hành khởi tố, khởi
kiện nhằm bảo vệ các quyền lợi đó của công dân.
Ngoài mục đích bảo vệ quyền lợi của công dân, khởi
tố, khởi kiện vì lợi ích chung cũng là phương thức
bảo vệ các quyền và lợi ích trong lĩnh vực dân sự của
nhà nước bị xâm hại. Khởi tố, khởi kiện vì lợi ích
chung là một nội dung bảo đảm quyền bình đẳng của
công dân trước pháp luật, là hình thức bảo hộ của nhà
nước khi công dân có quyền, lợi ích hợp pháp bị vi
phạm hay tranh chấp.
Theo Điều 8, Điều 28, Điều 29 của Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự ngày 29-11-1989 thì Viện
kiểm sát, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam (Công
đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam) có quyền yêu cầu Tòa án


giải quyết các loại việc được quy định tại Điều 28 của
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự với tư
cách là người khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung –
chủ thể làm phát sinh vụ án dân sự.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì những
chủ thể khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung chỉ được
khởi tố, khởi kiện khi không có ai khởi kiện để bảo
vệ quyền lợi của nhà nước hoặc bảo vệ quyền lợi của
người khác. Các chủ thể này chỉ được khởi tố, khởi
kiện đối với các loại việc được quy định tại Điều 28
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Khi
khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung Viện kiểm sát và
các chủ thể có trách nhiệm khởi tố, khởi kiện bằng
văn bản (Quyết định khởi tố, Đơn khởi kiện) đưa ra
yêu cầu, cung cấp chứng cứ cho yêu cầu do mình đề
xuất và tham gia phiên tòa. Viện kiểm sát có quyền
kháng nghị, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm
của Tòa án nếu họ nhận thấy rằng Tòa án giải quyết
không thỏa đáng theo yêu cầu khởi tố, khởi kiện của
họ. Do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
ban hành đã lâu (1989) và vẫn còn hiệu lực nên một
số quy định về khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung
không còn phù hợp với những văn bản pháp luật ban
hành sau này. Do đó, trong thời gian chờ đợi ban
hành Bộ luật tố tụng dân sự, việc nhận thức lại một
số nội dung về khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung là
cần thiết cho việc nghiên cứu cũng như thực tiễn áp
dụng pháp luật; hơn vậy đây còn là cơ sở cho việc

hoàn thiện chế định khởi tố, khởi kiện vì lợi ích
chung trong Bộ luật tố tụng dân sự sắp tới để có sự
thống nhất giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố
tụng.
Trước hết về vấn đề tên gọi của chủ thể khởi kiện vì
lợi ích chung. Theo quy định tại Điều 29 của Pháp
lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì Công
đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức xã
hội khởi kiện vì lợi ích chung. Tuy nhiên, căn cứ vào
Điều 112 Bộ luật dân sự thì các tổ chức này là những
tổ chức chính trị – xã hội. Đó là những pháp nhân có
quyền khởi kiện vì lợi ích chung. Vì vậy, tên gọi của
chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung được quy định
trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
là không phù hợp với nội dung của Bộ luật dân sự.
Theo ý kiến chúng tôi, khi ban hành Bộ luật tố tụng
dân sự, tên gọi của chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung
phải thống nhất với Bộ luật dân sự; đó là tổ chức
chính trị – xã hội khởi kiện vì lợi ích chung.
Thứ hai, về chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung. Theo
Điều 8 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
thì chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung bao gồm: Mặt
trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận tổ quốc
Việt Nam gồm Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam. Theo Điều 9, Điều 31, Điều 39 và Điều 50
của Luật hôn nhân và gia đình 1986 và mục 9 của
Nghị quyết 01 ngày 20-01-1988 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thì Mặt trận tổ quốc lại

không có quyền khởi kiện vì lợi ích chung. Như vậy,
có thể hiểu Mặt trận tổ quốc chỉ được khởi kiện đối
với việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản xã
hội chủ nghĩa theo Điều 28 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự. Đây là sự không thống nhất
trong việc lập pháp.
Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi bàn đến ở đây là sự bất
cập giữa Điều 8, Điều 29 của Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự với Luật hôn nhân và gia đình
2000 về chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung. Căn cứ
vào Điều 15, Điều 42, Điều 55, Điều 66, Điều 77 của
Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì các chủ thể có
quyền khởi kiện vì lợi ích chung bao gồm: Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam và Ủy ban bảo vệ và chăm sóc
trẻ em. Đối chiếu với Điều 8 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự thì Luật hôn nhân và gia đình
2000 không thừa nhận quyền khởi kiện vì lợi ích
chung của Mặt trận tổ quốc, Công đoàn Việt Nam và
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Trên thực tế
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự vẫn
còn hiệu lực thi hành, song chúng ta chỉ công nhận
quyền khởi kiện vì lợi ích chung của Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam và Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em. Chúng tôi đề nghị khi xây dựng Bộ luật tố tụng
dân sự, việc quy định các chủ thể khởi kiện vì lợi ích
chung phải phù hợp với Luật hôn nhân và gia đình
2000.
Vấn đề thứ ba là chúng tôi đề cập là đối tượng của
quyền khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung. Ngoài các
loại việc được quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Thủ

tục giải quyết các vụ án dân sự, Luật hôn nhân và gia
đình 2000 còn quy định một số loại việc khác mà các
chủ thể nêu trên có quyền khởi tố, khởi kiện vì lợi ích
chung. Đó là những loại việc sau đây:
- Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành
niên theo Điều 41 của Luật hôn nhân và gia đình
2000. Trước đây trong Điều 26 của Luật hôn nhân và
gia đình 1986 cũng quy định về loại việc này, song
không quy định về chủ thể có quyền khởi tố, khởi
kiện vì lợi ích chung yêu cầu Tòa án giải quyết khi
cha mẹ vi phạm quyền của con chưa thành niên. Theo
Điều 41 của Luật hôn nhân và gia đình 2000 khi cha
mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con, phá tài sản của con, có lối
sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc
trái pháp luật thì các chủ thể khởi tố, khởi kiện vì lợi
ích chung có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền
của cha mẹ đối với con chưa thành niên từ 1 đến 5
năm. Như vậy, đây là một loại việc mới nhằm bảo vệ
quyền lợi của người chưa thành niên bị cha hoặc mẹ
xâm phạm mà bản thân họ không thể khởi kiện để
bảo vệ quyền lợi của mình.
- Yêu cầu thực hiện cấp dưỡng. Khác với Luật hôn
nhân và gia đình 1986 quy định về cấp dưỡng còn sơ
sài, Luật hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định vấn
đề cấp dưỡng thành một chương riêng (Chương VI)
và hoàn thiện hơn. Trong chương này, quy định về
chủ thể phải cấp dưỡng người được cấp dưỡng, mức

cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng và chủ thể có
quyền yêu cầu Tòa án buộc người cấp dưỡng phải
thực hiện việc cấp dưỡng. Theo Điều 55 của Luật hôn
nhân và gia đình 2000, Viện kiểm sát, Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam và Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em có quyền tự mình yêu cầu Tòa án buộc người phải
cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng khi họ không tự
nguyện thực hiện việc cấp dưỡng. Đây là quy định
mới của Luật hôn nhân và gia đình 2000 nhằm bảo vệ
quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người đã
thành niên mà không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình. Cụ thể là quan hệ cấp
dưỡng giữa cha mẹ và con, anh chị em với nhau, ông
bà nội ngoại và cháu.
- Yêu cầu xác định cha, mẹ, con. Theo Điều 28 Pháp
lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì Viện
kiểm sát và các chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung chỉ
có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha mẹ cho con
chưa thành niên ngoài giá thú. Theo quy định này thì
việc xác định con cho cha mẹ, cha mẹ cho con thành
niên, các chủ thể nêu trên không có quyền khởi tố,
khởi kiện. Theo Điều 66 của Luật hôn nhân và gia
đình 2000, thì Viện kiểm sát, Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam và Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có
quyền yêu cầu Tòa án xác định cha mẹ cho con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc xác định con cho cha mẹ mất năng lực
hành vi dân sự. Đây là quy định mở rộng hơn về việc
xác định cha, mẹ, con và nhằm bảo vệ quyền lợi của
người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người

mất năng lực hành vi dân sự. Quy định này là cần
thiết và phù hợp để đảm bảo quyền lợi chính đáng
của người mà họ không có khả năng để tự bảo vệ
quyền lợi của mình thông qua việc yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền giải quyết về mặt dân sự.
Vấn đề cuối cùng mà chúng tôi đề cập trong bài viết
này là quyền khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân.
Theo chúng tôi, trong pháp luật tố tụng dân sự quy
định quyền khởi tố vì lợi ích chung của Viện kiểm sát
là cần thiết. Viện kiểm sát thông qua chức năng kiểm
sát của mình nếu phát hiện có những hành vi vi phạm
pháp luật, vi phạm quyền lợi của nhà nước, công dân
mà không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát tiến hành
khởi tố.
Căn cứ vào Điều 15, Điều 42, Điều 55, Điều 66, Điều
77 của Luật hôn nhân và gia đình 2000, Viện kiểm
sát có quyền khởi tố vì lợi ích chung trong hai trường
hợp sau:
- Viện kiểm sát có quyền trực tiếp yêu cầu Tòa án
giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật khi việc kết
hôn đó vi phạm khoản 1 Điều 9, Điều 10 của Luật
hôn nhân và gia đình; hạn chế quyền của cha mẹ đối
với con chưa thành niên; yêu cầu Tòa án buộc người
cấp dưỡng phải cấp dưỡng; xác định cha mẹ cho con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha mẹ mất
năng lực hành vi dân sự và yêu cầu Tòa án ra quyết
định chấm dứt việc nuôi con nuôi theo khoản 2,
khoản 3 Điều 76 của Luật hôn nhân và gia đình 2000.
Đối với các loại việc trên, nếu không có ai khởi kiện,

Viện kiểm sát có quyền tự mình khởi tố yêu cầu Tòa
án giải quyết. Trong những trường hợp này, việc khởi
tố là do Viện kiểm sát chủ động thực hiện sau khi đã
xem xét sự việc và nhận thấy có hành vi vi phạm
pháp luật hoặc quyền lợi của công dân bị xâm hại.
- Viện kiểm sát khởi tố vì lợi ích chung theo đề nghị
của đương sự hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác. Căn cứ vào khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 42,
khoản 1 Điều 55, khoản 1 Điều 66 và khoản 1 Điều
77 của Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì Viện kiểm
sát có thể xem xét và khởi tố khi có đề nghị của
đương sự, của người thân thích với đương sự hoặc
của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác quy định trong
các điều luật trên. Viện kiểm sát cũng có thể xem xét
và khởi tố vì lợi ích chung theo đề nghị của Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam hoặc của Ủy ban bảo vệ và
chăm sóc trẻ em khi các tổ chức này không tự mình
khởi kiện.
Trên đây là những bất cập về vấn đề khởi tố, khởi
kiện vì lợi ích chung giữa các quy định của Pháp lệnh
Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và các luật nội
dung ban hành sau khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết
các vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật. Theo chúng
tôi, để đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng
pháp luật, trong khi chờ đợi Bộ luật tố tụng dân sự
được ban hành thì trước mắt những quy định của Bộ
luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình 2000 là cơ sở
pháp lý điều chỉnh vấn đề khởi tố, khởi kiện vì lợi ích
chung.
Tuy nhiên, để có sự phù hợp, thống nhất giữa pháp

luật tố tụng và pháp luật nội dung, theo ý kiến chúng
tôi khi xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự chúng ta phải
quy định vấn đề khởi tố, khởi kiện vì lợi ích chung
như sau:
“Viện kiểm sát có quyền khởi tố các loại việc sau
đây: Vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản
XHCN; kết hôn trái pháp luật; xác định cha mẹ cho
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha mẹ mất
năng lực hành vi dân sự; hạn chế quyền của cha mẹ
đối với con chưa thành niên; chấm dứt việc nuôi con
nuôi và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Viện kiểm sát khởi tố khi không có ai khởi kiện. Viện
kiểm sát tự mình khởi tố hoặc khởi tố theo đề nghị
của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Viện kiểm
sát khởi tố có trách nhiệm đưa ra yêu cầu, cung cấp
chứng cứ và tham gia phiên tòa”.
Đối với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban bảo
vệ và chăm sóc trẻ em nên quy định:
“Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban bảo vệ và
chăm sóc trẻ em có quyền tự mình yêu cầu Tòa án
hoặc đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án
giải quyết các loại việc mà Viện kiểm sát có quyền
khởi tố. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban bảo
vệ và chăm sóc trẻ em có trách nhiệm đưa ra yêu cầu,
cung cấp chứng cứ và tham gia phiên tòa khi khởi
kiện

×