kinh tế doanh nghiệp thương mại
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương Ι: c¸cnguån lực của doanh nghiệp thương mại 4
Ι. nguồn lực lao động 4
1.1 Lao động trong doanh nghiệp thương mại 4
1.1.1 Đặc điểm 4
1.1.2 Phân loại 5
1.2 Năng suất lao động trong các doanh nghiệp thương mại 6
1.2.1 Khái niệm năng suất lao động 6
1.2.2 Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp thương mại
7
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong doanh nghiệp
thương mại 7
1.3 Tiền lương trong doanh nghiệp thương mại 9
1.3.1 Khái niệm và bản chất tiền lương trong doanh nghiệp thương mại 9
1.3.2 Chức năng của tiền lương 9
1.3.3 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp thương mại 9
II. nguồn lực tài chính 10
2.1 Vốn và cấu thành vốn của doanh nghiệp thương mại 10
2.1.1 Khái niệm về vốn của doanh nghiệp thương mại 10
2.1.2 Cấu thành vốn của doanh nghiệp thương mại 10
2.2 Tốc độ chu chuyển vốn lưu động 11
2.2.1 Khái niệm 11
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc đọ chu chuyển vốn lưu động của doanh
nghiệp thương mại 11
2.2.3 Phân tích vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp 12
2.2.3.1 Mục tiêu của phân tich 12
2.2.3.2 Cơ sở dữ liệu để phân tích 12
Chương II: phân tích các nguồn lực tại công ty vận tải và du lịch tiến thành 13
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 13
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 13
3. Các yếu tố về nguồn lực 14
nhóm: 07 lớp: k6hq8
1
kinh tế doanh nghiệp thương mại
3.1 Nguồn nhân lực 14
3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật 14
3.3 Khả năng tài chính 15
4 Thực trạng về sử dụng vốn của công ty vận tải và du lịch Tiến Thành 15
5. Nhận xét chung 16
5.1 Những mặt đã đạt được 16
5.2 Những hạn chế cần khắc phục 16
chương III: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại
công ty vận tải và du lịch tiến thành 17
1. Hoàn thiện nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất 17
2. Phát triển thêm khách hàng mới 17
3. Các giải pháp về vốn 17
4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 17
KẾT LUẬN 18
LỜI MỞ ĐẦU
nhóm: 07 lớp: k6hq8
2
kinh tế doanh nghiệp thương mại
Môi trường kinh doanh ngày càng hiện đại với áp lực đối với doanh
nghiệp ngày càng một gia tăng buộc doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp cung
cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, có uy tín hơn và
ngày càng có thương hiệu để đứng vững trên trị trường, để đạt được các mục
tiêu này thì yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn thiện công tác quản lí để sử dụng
hiệu quả các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ
Việc doanh nghiệp của mình có thể chiến thắng trên thị trường hay không
là phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực của doanh nghiệp minh. Sự cạnh tranh
trên thị trường ngày càng có xu hướng quốc tế hóa phần lớn các doanh nghiệp
phải đối mặt với những khó khăn và thách thức doanh nghiệp cần chủ động đón
nhận những thách thức dĩ để tạo nên sụ hoàn thiện và ngày càng được khách
hàng biết đến, đồng thời khẳng đinh thương hiệu là một trong những yếu tố quan
trong để giúp doanh nghiệp nổi hơn trong sự phát triển nhanh của kinh tế.
Đối với mỗi doanh nghiệp vai trò của nguồn lực là rất quan trọng, đây là
điều kiện để có thể tồn tại và phát triển. Một người lãnh đạo tài năng, quyết đoán
có thể đưa doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn và phát triển toàn diện.Trong
đó nguồn lực tạo tiền đề vật chất có được tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn lực.
Chính vì vậy mà nhóm đã chọn Công ty vận tải và du lịch Tiến Thành là
nơi khảo sát. Đây là một dịp tốt để nhóm có thể hiểu rõ hơn về nguồn lực lao
đông và nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp không chỉ trên lý thuyết mà còn
thông qua thực tế.
Bài thảo luận gồm 3 chương:
Chương Ι: Các nguồn lực cua doanh nghiệp thương mại
Chương II: Phân tích các nguồn lực tại công ty vận tải và du lịch Tiến Thành
chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
tại công ty vận tải và du lịch Tiến Thành
Chương Ι: c¸cnguån lực của doanh nghiệp thương mại
nhóm: 07 lớp: k6hq8
3
kinh tế doanh nghiệp thương mại
Các nguồn lực doanh nghiêp thương mại bao gồm tất cả các yếu tố thuộc
hệ thống bên trong của doanh nghiệp các doanh nghiệp cần cố gắng đánh giá
một cách cặn kẽ các yếu tố nội bộ nhằm xác đinh rõ ưu điểm của mình. Trên cơ
sở đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy các ưu điểm để
đạt được lợi thế tối đa trong từng chu kì kinh doanh. Khi xem xét về nguồn lực
nội bọ của doanh nghiệp cũng cho thấy rằng, sự sống còn của doanh nghiệp phụ
thuộc vào khả năng doanh nghiệp có nhận được nguồn lực từ môi trường bên
ngoài hay không. Các nguồn lực chủ yếu để doanh nghiệp tồn tại bao gồm: tiền
vốn, con người và vật chất hàng hóa mỗi bộ phận chức năng của doanh nghiệp
có nhiệm vụ tìm kiếm, bảo toàn một hoặc nhiều nguồn lực trên. Vì các nguồn
lực mà doanh nghiệp cần lại nằm trong các doanh nghiệp khác cho nên thường
mỗi bộ phận chuyên môn giao dịch với một hoặc nhiều doanh nghiệp bên ngoài
đó và là móc xích kết giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
Ι. nguồn lực lao động
1.1 Lao động trong doanh nghiệp thương mại
1.1.1 Đặc điểm: Là bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công
thực hiện quá trình lưu thông hàng hóa. Bao gồm thực hiện quá trình mua bán,
vận chuyển, đóng gói, chọn lọc, bảo quản và quản lý hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Mục đích lao động của họ là nhằm đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản
xuất đến lĩnh vực tiêu dùng.
Lao động thương mại nói chung và lao động trong các doanh nghiệp
thương mại nói riêng tồn tại như một tất yếu khách quan cùng với sự tồn tại của
sản xuất, lưu thông hàng hóa và thương mại, đó là sự phân công lao động xã hội
quyết định.
Cũng như trong các doanh nghiệp khác của nền kinh tế quốc dân, quá
trình lao động trong các doanh nghiệp thương mại là quá trình kết hợp giữa sức
lao động của người lao động với công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao
động. Lao động thương mại vừa mang tính chất lao động sản xuất vừa mang tính
chất lao động phi sản xuất.
nhóm: 07 lớp: k6hq8
4
kinh tế doanh nghiệp thương mại
Lao động thương mại là loại hình lao động phức tạp, đòi hỏi trình độ
chuyên môn tổng hợp. Lao động thương mại là chiếc cầu nối liền giữa người sản
xuất với người tiêu dùng. Một mặt họ đại diện cho người tiêu dùng để tác động
vào sản xuất, làm cho sản phẩm được sản xuất ra ngày càng phù hợp với tiêu
dùng, mặt khác họ lại đại diện cho sản xuất để hướng dẫn tiêu dùng làm cho tiêu
dùng phù hợp với điều kiện của sản xuất trong từng thời kỳ của đất nước.
Tỷ lệ lao động nữ cao trong lao động thương mại. Xuất phát từ tính chất
và đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, nhất là
tính chất xã hội của các hoạt động này, lao động thương mại rất phù hợp với sở
trường của phụ nữ.
Lao động thương mại mang tính chất thời vụ rất cao. Tính chất thời vụ
này không những thể hiện rõ giữa các mùa trong năm mà còn thể hiện rõ giữa
các ngày trong tháng, thậm chí giữa các giờ lao động trong ngày. Đặc điểm này
ảnh hưởng đến số lượng và cơ cấu lao động, đến vấn đề bố trí thời gian bán
hàng, ca kíp làm việc trong doanh nghiệp. Để sử dụng lao động tốt, các doanh
nghiệp phải kết hợp hài hòa giữa lao động thường xuyên với lao động tạm thời,
giữa lao động tuyển dụng suốt đời với lao động hợp đồng, giữa lao động trong
danh sách với lao động công nhật, giữa số lượng lao động và thời gian lao động
của người lao động trong từng ngày, từng mùa vụ.
1.1.2 Phân loại: Việc phân loại lao động trong các doanh nghiệp thương
mại nhằm mục đích phục vụ nhu cầu quản lý, tính toán chi phí sản xuất kinh
doanh, theo dõi các nhu cầu về hoạt động kinh doanh, về trả lương và kích thích
lao động. Chúng ta có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục
đích nghiên cứu.
Phân theo vai trò và tác dụng của lao động đến quá trình kinh doanh, ta
có thể chia lao động trong doanh nghiệp thương mại ra làm hai loại:
Lao động trực tiếp kinh doanh thương mại: Gồm có nhân viên mua hàng,
nhân viên bán hàng, nhân viên kho, vận chuyển, nhân viên thu hóa, bao gói,
chọn lọc chỉnh lý hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường bộ phận này còn bao
gồm cả các nhân viên tiếp thị, nhân viên quản trị kinh doanh. Bộ phận lao động
nhóm: 07 lớp: k6hq8
5
kinh tế doanh nghiệp thương mại
này chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp thương mại và giữ vị trí chủ chốt
trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và các mục tiêu đã xác định của doanh
nghiệp.
Bộ phận lao động gián tiếp kinh doanh thương mại: Bao gồm các nhân
viên hành chính, nhân viên kinh tế, kế toán, thống kê, nhân viên bảo vệ của
doanh nghiệp.
Phân theo nghiệp vụ chuyên môn của người lao động:
Mục đích của phương pháp phân loại này là để tính toán sắp xếp và bố trí
lao động trong từng nghiệp vụ chuyên môn, xác định cơ cấu lao động hợp lý từ
đó có phương pháp trả lương và kích thích lao động đối với từng loại lao động
trong doanh nghiệp.
Phân loại theo trình độ chuyên môn:
Thông thường nhân viên trực tiếp kinh doanh thương mại có 7 bậc
Bậc 1 và 2: Phần lớn gồm lao động phổ thông, chưa qua đào tạo ở một
trường lớp nào.
Bậc 3 và 4: Bao gồm những nhân viên đã qua một quá trình đào tạo.
Bậc 5 trở lên là những lao động lành nghề của doanh nghiệp, có trình độ
kinh doanh cao.
1.2 Năng suất lao động trong các doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Khái niệm năng suất lao động
Năng suất lao động thể hiện sức sản xuất của lao động và được đo lường
bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc là
lượng thời gian cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
Khác với các ngành sản xuất vật chất, đối tượng lao động của lao động
thương mại là sản phẩm hàng hóa đã hoàn chỉnh. Mục đích lao động của nhân
viên thương mại là đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng một
cách nhanh nhất và với chi phí ít nhất. Bởi vậy sức sản xuất của lao động thương
mại được biểu hiện thông qua khối lượng hỏng hóa tiêu thụ được trong một thời
gian nhất định hoặc là thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá
trị hàng hóa tiêu thụ.
nhóm: 07 lớp: k6hq8
6
kinh tế doanh nghiệp thương mại
Cũng như trong các ngành sản xuất, năng suất lao động trong thương mại
được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị, nhưng vì hàng hóa kinh doanh
bao gồm nhiều chủng loại, kiểu cỡ khác nhau nên phần lớn phải dựng giá trị mới
khái quát được chỉ tiêu này.
Từ đó có khái niệm: Năng suất lao động trong doanh nghiệp thương mại
là mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn
vị thời gian.
Tăng năng suất lao động trong thương mại là tăng mức tiêu thụ hàng hóa
bình quân của một nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian, hoặc giảm
thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ.
1.2.2 Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp
thương mại
Có ý nghĩa rất quan trọng
Là yếu tố để không ngừng mở rộng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp,
tạo điều kiện phục vụ tốt khách hàng.
Góp phần tiết kiệm lao động đầu tư cho lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện
tăng lao động cho các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân.
Rút ngắn thời gian hàng hóa dừng lại trong khâu lưu thông, thúc đẩy
nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
Tăng năng suất lao động là điều kiện để các doanh nghiệp tiết kiệm hao
phí lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và cho xã hội, cải
thiện đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong doanh
nghiệp thương mại
a/ Nhóm các nhân tố liên quan đến người lao động
Trình độ giác ngộ về chính trị tư tưởng, trình độ chuyên môn
Trình độ tổ chức lao động của các doanh nghiệp thương mại
Tiền lương tiền thưởng và các kích thích kinh tế khác
b/ Nhóm các nhân tố liên quan đến công cụ lao động
nhóm: 07 lớp: k6hq8
7
kinh tế doanh nghiệp thương mại
Qui mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố mạng lưới các cửa hàng, quầy
hàng và các ki ốt bán hàng của doanh nghiệp, mạng lưới kho hàng và sự phối
hợp chặt chẽ giữa kho hàng, cửa hàng và phương tiện vẫn chuyển.
Số lượng, chất lượng và cơ cấu của trang thiết bị kinh doanh. Sự bố trí và
sắp xếp các phương tiện lao động trong các cửa hàng, kho hàng.
Qui trình công nghệ, tổ chức lao động phù hợp với tư liệu lao động.
c/ Nhóm các nhân tố liên quan đến đối tượng lao động
Kết cấu hàng hóa kinh doanh ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân
viên thương mại được biểu hiện ở 2 phương diện trái ngược nhau. Một mặt nếu
hàng hóa có chất lượng cao, kết cấu hàng hóa kinh doanh phù hợp với kết cấu
của tiêu dùng thì các doanh nghiệp có điều kiện để tăng khối lượng hàng hóa
tiêu thụ do đó tăng năng suất lao động. Mặt khác khi kết cấu hàng hóa kinh
doanh thay đổi làm cho năng suất lao động biểu hiện bằng tiền của người lao
động thay đổi. Như ta đã biết hàng hóa kinh doanh của thương mại có nhiều
chủng loại. Có mặt hàng, nhóm hàng giá trị thấp nhưng trong kinh doanh đòi hỏi
hao phí lao động cao, ngược lại có mặt hàng, nhóm hàng có giá trị rất cao nhưng
hao phí lao động lại thấp. Bởi vậy khi những mặt hàng có giá trị thấp, hao phí
lao động cao tăng lên thì năng suất lao động tăng lên nhưng sự biểu hiện bằng
tiền của nó lại giảm xuống và ngược lại. Để đánh giá đúng thực chất lao động
của nhân viên thương mại, đặc biệt là của nhân viên bán hàng ta phải loại trừ
ảnh hưởng của nhân tố này.
Điều kiện cung ứng hàng hóa: Hàng hóa được cung ứng đều đặn, đảm bảo
thường xuyên có hàng bán, khắc phục tình trạng gián đoạn trong kinh doanh do
không có hàng bán.
Các phương thức và hình thức kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, phục vụ
người tiêu dùng.
1.3 Tiền lương trong doanh nghiệp thương mại
nhóm: 07 lớp: k6hq8
8
kinh tế doanh nghiệp thương mại
1.3.1 Khái niệm và bản chất tiền lương trong doanh nghiệp thương mại
Tiền lương là một phạm trù gắn liền với phạm trù lao động. Song lao
động là một phạm trù vĩnh viễn còn, còn tiền lương là một phạm trù lịch sử, nó
ra đời tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hàng hóa. Tiền lương là một hình
thức trả công lao động. Để đo lường hao phí lao động trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm người ta chỉ có thể sử dụng thước đo giá trị thông qua tiền tệ, vì vậy
khi trả công cho người lao động người ta sử dụng hình thức tiền lương.
Trong điều kiện sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền lương chính là giá cả
sức lao động, được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động, do quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường quyết
định và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Song khác với trao đổi hàng hóa bình thường, tiền lương là một phạm trù thuộc
lĩnh vực phân phối do đó nó phải xuất phát từ yêu cầu của xã hội và do các quy
luật xã hội quyết định. Bởi vậy nguyên tắc trả lương, mức lương cụ thể của
người lao động cao hay thấp trước hết phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền
kinh tế đất nước trong thời kỳ lịch sử nhất định.
1.3.2 Chức năng của tiền lương
Trong các doanh nghiệp thương mại cũng như trong các doanh nghiệp
khác của nền kinh tế quốc dân, tiền lương thực hiện hai chức năng:
Về phương diện xã hội: Tiền lương là phương diện để tái sản xuất sức lao
động cho xã hội. Để tái sản xuất sức lao động thì tiền lương phải đảm bảo tiêu
dùng cá nhân của người lao động và gia đình họ.
Về phương diện kinh tế: Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng
kích thích lợi ích vật chất với người lao động, làm cho họ vì lợi ích vật chất của
bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích cực với chất lượng và kết
quả ngày càng cao.
1.3.3 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp thương mại
Trả lương theo thời gian
Trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương hỗn hợp
nhóm: 07 lớp: k6hq8
9
kinh tế doanh nghiệp thương mại
II. nguồn lực tài chính
2.1 Vốn và cấu thành vốn của doanh nghiệp thương mại
2.1.1 Khái niệm về vốn của doanh nghiệp thương mại
Vốn là sự biểu hiện bằng tiền các tài sản của doanh nghiệp
Vốn là cơ sở vật chất cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ
nhân có câu “Buôn tài không bằng dài vốn”. Không có vốn không thể hoạt động
kinh doanh được.
Vốn không những là cơ sở vật chất mà còn là cơ sở giá trị của doanh
nghiệp. Với tư cách là cơ sở để mua và bán hàng hóa, vốn là một công cụ để tính
toán.
2.1.2 Cấu thành vốn của doanh nghiệp thương mại
Vốn cố định: Là sự biểu hiện bằng tiền các tài sản cố định của doanh
nghiệp
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và thời
gian sử dụng lâu dài. Tài sản cố định của các doanh nghiệp thương mại bao gồm
các loại sau:
Tài sản cố định vô hình bao gồm các khoản:
- Chi phí thành lập, chi phí xây dựng, tăng vốn
- Chi phí nghiên cứu phát triển
- Lợi thế thương mại (Vị trí cửa hàng và quyền được cho thuê cửa hàng)
- Uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, nhãn hiệu
Tài sản cố định hữu hình bao gồm:
- Đất đai
- Nhà kho, cửa hàng, văn phòng
- Các phương tiện vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, quảng cáo hàng hóa
- Các công cụ văn phòng và các tài sản cố định phục vụ chung
- Các khoản ứng trước cho công trình, tài sản cố định dở dang, xây dựng cơ
bản dở dang
Đầu tư tài chính dài hạn, bao gồm:
- Ứng trước và trả lương
nhóm: 07 lớp: k6hq8
10
kinh tế doanh nghiệp thương mại
- Các khoản phải thu: Phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Chi sự nghiệp
2.2 Tốc độ chu chuyển vốn lưu động
2.2.1 Khái niệm
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại cần phải
thường xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, việc sử dụng vốn lưu
động biểu hiện ở chỗ tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Tốc độ chu chuyển
vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay
thấp.
Sự tuần hoàn của vốn lưu động tiếp diễn không ngừng, lặp đi lặp lại có
tính chất chu kì gọi là chu chuyển của vốn lưu động. Vốn lưu động được ứng ra
dưới hình thái đó thì vốn chu chuyển được một vòng. Thời gian trung bình cần
thiết để vốn lưu động chuyển được một vòng, hoặc là số vòng mà vốn lưu động
chu chuyển được trong một thời kì nhất định gọi là tốc độ chu chuyển vốn lưu
động.
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc đọ chu chuyển vốn lưu động của
doanh nghiệp thương mại.
Chu kì sản xuất, tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng, phân bố lực
lượng sản xuất xã hội. Những mặt hàng có chu kì sản xuất dài, có tính chất thời
vụ trong sản xuất hay thời vụ trong tiêu dùng thì mức dự trữ hàng hóa trong các
doanh nghiệp thương mại phải cao mới đảm bảo thường xuyên có hàng bán cho
khách hàng và do đó tốc độ chu chuyển vốn của các doanh nghiệp thương mại bị
chậm lại. Nếu các xí nghiệp sản xuất đặt gần nơi tiêu thụ hàng hóa, giao thông
vận tải thuận tiện thì sẽ rút ngăn được khoảng cách về không gian và thời gian
giữa sản xuất và tiêu dùng, rút ngắn thời gian lưu thông, vốn trong các doanh
nghiệp thương mại cũng giảm bớt.
2.2.3 Phân tích vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp
nhóm: 07 lớp: k6hq8
11
kinh tế doanh nghiệp thương mại
2.2.3.1 Mục tiêu của phân tich
Phân tích vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm các mục tiêu sau đây:
Tạo thành các chu kì đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh trong quá
khứ, tiến thành cân đối tài chính, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính.
Định hướng các quyết định về đầu tư, tài trợ của giám đốc doanh nghiệp. Là cơ
sở cho các dự báo tài chính như kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt
2.2.3.2 Cơ sở dữ liệu để phân tích
Căn cứ quan trọng để tiến hành phân tích là bảng cân đối tài sản của doanh
nghiệp. bảng cân đối tìa sản là một báo cáo tìa chính tổng hopwj phản ánh tổng
quát tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tịa một thời
điểm nhất định
nhóm: 07 lớp: k6hq8
12
kinh tế doanh nghiệp thương mại
Chương II: phân tích các nguồn lực tại công ty vận tải và du lịch
tiến thành
Vài nét sơ lược về Công ty vận tải và du lịch Tiến Thành
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Là một công ty kinh doanh tổng hợp được thành lập tháng 5 năm 2000
nhiều năm liền là lá cờ đầu trong lĩnh vực thương mại của Hải Dương. Công ty
vận tải và du lịch Tiến Thành có vốn điều lệ là 990. 000. 000 VNĐ. Có trụ sở,
con dấu riêng và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty hoạt động và hạch toán độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước pháp luật khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã tìm hiểu và nắm bắt xu
hướng phát triển, hành vi mua bán của khách hàng và công ty nhạy bén mở ra
hai gian hàng siêu thị và thành lập hoạt động xe. Chỉ qua vài năm hoạt động
công ty Tiến Thành đã rất phát triển và được đánh giá là một trong những doanh
nghiệp có uy tín tại Hải Dương. Hiện nay, công ty vận tải và du lịch Tiến Thành
đã có một bề dày hoạt động kinh doanh, tổ chức lãnh đạo. Hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty ngày càng được nâng lên, thể hiện thông qua việc đóng
góp ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Công ty đã lập được nhiều thành tích
suất sắc.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty:
Chức năng của công ty khi mới thành lập là thực hiện các hoạt động bán
buôn, bán lẻ các loại hàng hóa vật phẩm tiêu dùng:
- Chức năng rất quan trọng của công ty đó là: công ty là nhân tố trung
gian kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng
qua đó thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Chức năng thứ hai của công ty là hình thành hàng hóa dự trữ để góp
phần bình ổn thị trường, cân bằng cung cầu giá cả, kết nối nhà sản xuất và người
nhóm: 07 lớp: k6hq8
13
kinh tế doanh nghiệp thương mại
tiêu dùng cả về mặt không gian, thời gian, bảo vệ và quản lí chất lượng hàng
hóa.
- Chức năng thứ ba: là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thương
mại phân phối bán buôn và bán lẻ, do đó công ty còn có chức năng giao tiếp
phối thuộc với các bạn hàng, tạo nên nguồn thông tin về nguồn hàng thị trường
khách hàng, đồng thời phản hồi lại những thông tin từ thị trường tới nhà sản
xuất, để họ hoàn thiện sản phẩm và đưa ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu
thị trường và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhiệm vụ của công ty:
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, Công ty vận
tải và du lịch Tiến Thành có nhiệm vụ tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy nhanh tốc độ
chu chuyển hàng hóa và dịch vụ tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
3. Các yếu tố về nguồn lực
3.1 Nguồn nhân lực
Công ty hiện có 200 lao động (100 người có trình độ trung cấp, 70 người
có trình độ cao đẳng và 30 người có trình độ đại học) hầu hết các lao động được
phân bổ vào đúng vị trí, đúng chuyên môn mà đã học ra.
Với đội ngũ nhân viên nói trên ta thấy đã phù hợp với chính sách cũng như quy
mô của công ty nhưng chất lượng về trình độ chưa cao, số lượng lao động co
trình đọ thấp đang chiếm khá cao trong công ty, trong đó đáng lưu ý là những bộ
phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng…
Trong tương lai công ty phai thực hiện chiến lược cải tổ hệ thống nhân lực
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, có như vậy nguồn vốn đầu
tư mới có thể sử dụng hiệu quả đồng thời đảm bảo cho công ty phát triển mạnh
hơn
3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Hiện nay công ty đã xây dựng được 3 tòa nhà cao 5 tầng, 1 siêu thị tổng
hợp cao 4 tầng cùng các trung tâm bến bãi để bảo trì và sữa chữa xe định kì, các
kho hàng bố trí hợp lý sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hang trong những
lúc khó khăn nhất.
nhóm: 07 lớp: k6hq8
14
kinh tế doanh nghiệp thương mại
Hiện nay công ty đã đầu tư các máy móc thiết bị tự các hãng sản xuất có
uy tin, các nước phát triển về vật chất kĩ thuật như máy tính tiền, máy tính, màn
hình tinh thể lỏng, nhà xưởng, oto…trang bị những thiết bị hiện đại trên cũng
nhằm thừa mãn nhất để ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.3 Khả năng tài chính
Hiện nay công ty có tổng số vốn là: 550 tỷ đồng trong đó tài sản
lưu động và dầu tư ngắn hạn chiếm 40%, tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm
60% . Cơ cấu về nguồn vốn của công ty được coi là khá hợp lý nợ ngắn hạn
chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ phải trả. Tuy nhiên nếu hạ thấp hơn nữa tỷ
trọng phải trả và nâng cao tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu thì tốt
4 Thực trạng về sử dụng vốn của công ty vận tải và du lịch Tiến
Thành
a. Cơ cấu vốn:
Qua bảng số liệu cho ta thấy tổng vốn của công ty qua các năm đều có sự
tăng trưởng chứng tỏ sự lớn mạnh của công ty, năm 2010 là năm cống ty tiếp tục
đầu tư vào xây dựng thêm nhà xưởng đầu tư thêm các phương tiện để nâng số
vốn cố định lên so với các năm khác, Trên biểu đò miêu tả toàn bộ các biến
động về các nguồn vốn của công ty trong 3 năm gần nhất.
b. Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Là một doanh nghiệp phát triển độc lập mà đặc biệt là trong cơ chế thị
trường, công ty chỉ có cách là chủ động huy động các nguồn vốn khác cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động chủ yếu của công ty là vay ngân
nhóm: 07 lớp: k6hq8
Năm
2008
2009 2010
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn 39.728.690 100 52.726.563 100 72.959.170 100
Vốn cố
định
22.701.89
7
57,14 33.579.103 63,68 30.604.308 41,95
Vốn lưu
động
17.026.793 42,68 19.047.459 36,32 42.354.862 58,05
15
kinh tế doanh nghiệp thương mại
hàng, trong hoạt động này chủ yếu là vay dài hạn và vay ngắn hạn nhưng vay
dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vay ngắn hạn trong tổng số nợ phải trả.
5. Nhận xét chung.
5.1 Những mặt đã đạt được
Qua số liệu nhỏ trên ta thấy biểu thị sự hoạt động lớn mạnh của công ty
trong 3 năm thể hiện sự phát triển về bề rộng lẫn bề sâu của công ty.
Mục tiêu mà công ty thực hiện được triệt để nhất đó là mở rộng các nhà
xưởng, hiện đại hóa các trang thiết bị
5.2 Những hạn chế cần khắc phục
Qua phân tích tình hình qua ba năm trước thì nhận thấy công ty vẫn chưa
đi vào ổn định trong tập trung vào khách hàng, các khoản đầu tư còn dàn trải.
Vè khả năng thanh toán của công ty còn nhiều bất cập, khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn khá đảm bảo nhưng tập trung vào toàn bộ tổng thể đôi khi
bất cập trong chuyện thanh toán vốn lưu động.
chương III: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tại công ty vận tải và du lịch tiến thành
1. Hoàn thiện nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất.
nhóm: 07 lớp: k6hq8
16
kinh tế doanh nghiệp thương mại
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày cang cao, để
ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bắt buộc công ty phải phát triển và
đào tạo thêm nguồn nhân lực, có khả năng chịu áp lực cao, chịu khó và nhiệt
tình trong công việc. Với những quy định của công ty hiện nay, nguồn nhân lực
trong công ty còn nhiều bất cập, cần phải bổ sung thêm nhân lực vào các phòng
ban then chụt, phát huy những người có khả năng, năng lực cao nhất để phát
triển công ty ngày một đi lên.
2. Phát triển thêm khách hàng mới.
Ngoài các khách hàng truyền thống của công ty là các doanh nghiệp và
các trường học, công ty phải mở rrongj thêm thị trường đến tận tay những khách
hàng mới. Để đạt được điều đó công ty phải làm tốt công tác thông tin quảng
cáo về công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài
phát thanh, báo chí hoặc thông qua các hình thức tặng quà…
3. Các giải pháp về vốn
Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hoàn thiện
hơn, Cụ thể ngoài việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, từ các tổ chức
khác công ty còn có thể huy động được vốn nhàn rỗi của các cán bộ công nhân
viên trong công ty hoặc cho phép các đơn vị khác góp vốn và sử dụng vốn để
đầu tư chiều sâu.
4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing
Một chiến lược kinh doanh đúng đắn chỉ có thể dựa trên cơ sở thường
xuyên có những thông tin đúng đắn về thị trường. Thực tế cho thấy các doanh
nghiệp vững mạnh trong tiếp thị là những doanh nghiệp thường xuyên thu thập
thông tin trong những khoảng thời gian đều đặn, cập nhật đầy đủ các cơ sở để
phân tích kĩ lưỡng thị trường.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số vấn đề về các nguồn lực của công ty vận tải và du lịch
Tiến Thành đây là một phần quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhóm 07 đã nhận thấy tầm quan trọng của các nguồn lực đối với hoạt động của
nhóm: 07 lớp: k6hq8
17
kinh tế doanh nghiệp thương mại
công ty nên đã đi sâu vào phân tích, nghiên cứu nhằm hiểu sâu hơn về công tác
này mong muốn học hỏi, tìm tòi để so sánh giữa lí thuyết và thực tế. Nhưng do
thời gian có hạn và kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế của nhóm sinh
viên chúng em nên bài thảo luận không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy kính
mong nhận được ý kiến đóng góp của ban lãnh đạo Công ty, quý Thầy cô bộ
môn để đề tài thảo luận này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng nhóm 7 chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng của thầy
nguyễn ngọc hưng giảng viên học phần Kinh Tế Doanh nghiệp thương mại
doanh nghiệp thương mại, cùng ban lãnh đạo công ty TIẾN THÀNH đã chỉ bảo,
hướng dẫn chúng tôi hoàn thành đề tài thảo luận môn học này.
nhóm: 07 lớp: k6hq8
18