Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.62 KB, 20 trang )

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH
CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 4


5.6.2. Trichophyton concentricum (Blanchard, 1895):
+ Tên khác: T.mansoni, T.castellani, Endodermophyton concentricum, E.indicum,
E.tropicale.
+ Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển chậm, khuẩn lạc hình tròn và xuất hiện các
tia, khuẩn lạc có nếp nhăn. Màu sắc thay đổi từ trắng, hơi nâu như mật hoặc nâu.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.33):

Hình 5.33: T.concentricum.
1. Bào tử lớn; 2. Sợi nấm hình ngón tay.
- Sợi nấm dạng vợt phân nhánh, cuối sợi phồng lên như đầu ngón tay.
- Bào tử lớn và nhỏ chỉ tạo ra trên môi trường đặc biệt như môi trường vỏ đậu.
Bào tử lớn hình chùy.
+ Đặc điểm riêng: một số chủng của loài này được kích thích phát triển bởi các
vitamin như thiamin. Màu khuẩn lạc thay đổi tử trắng đến nâu. Trên môi trường có
chứa thiamin thì có thể phân biệt loài này với T.schoenleinii và T.
verrucosum. Loài này gây bệnh trên da tạo ra các vòng đồng tâm rất đặc biệt.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: ký sinh gây bệnh ở người, thường gây
bệnh ở thân mình, cánh tay. Bệnh thường xuất hiện ở châu Á như Bangladesh,
Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Malaisia, Indonexia, Việt Nam và châu Mỹ Latin.
5.6.3. Trichophyton equinum (Gedoelst, 1902):
+ Hình dạng khuẩn lạc: khuẩn lạc màu trắng, ở giữa có những vòng đồng tâm
nhỏ, cầu tạo bề mặt như lông tơ mịn. Mặt dưới có màu vàng, sau đó có màu hồng
khuếch tán vào môi trường.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.34):
- Bào tử lớn hình côn, thành mỏng,
nhẵn, nhiều ngăn, kích thước 30-50 
3-7m.


- Bào tử nhỏ hình trứng hay hình quả

Hình 5.34: T. equinum.
1. Bào tử nhỏ; 2. Bào tử lớn.

lê tạo ra xung quanh sợi nấm.
- Bào tử áo, sợi nấm xoắn lò xo, sợi nấm dạng vợt cũng hình thành.
+ Đặc điểm riêng: cần nicotin cho phát triển; tạo cơ quan đâm chọc trên in vitro.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: chủ yếu gây bệnh ở động vật như ngựa,
một số trường hợp thấy gây bệnh ở người.
+ Một chủng khác của loài này là Trichophyton varietas autotrophicum không
cần nicotin để phát triển.
5.6.4. Trichophyton fischeri (Kane, 1977):
+ Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển tốt trên môi trường Sabouraud, sau hai
tuần ở 28
0
C đường kính khuẩn lạc là 3 cm. Khuẩn lạc màu trắng, lúc đầu có dạng
lông mịn, sau có dạng như bông, thỉnh thoảng bề mặt có dạng luống cày trên môi
trường khoai tây - glucoza hoặc hình sao trên môi trường thạch máu. Mặt dưới có
màu rượu nho sau chuyển sang màu hoa hồng, ở phía ngoài mép khuẩn lạc có màu
hơi vàng.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.35):

1 2
Hình 5.35: T. fischeri.
1. Bào tử lớn; 2. bào tử nhỏ.
- Sợi nấm không trong suốt, kích thước 1,8-30 m.
- Bào tử lớn hình côn, kích thước 3  50 m, thường có 5 - 8 ngăn, đứng riêng
rẽ, ít khi đứng tập trung.
- Bào tử nhỏ hình chùy, kích thước 2  5,5 m hoặc hình cầu kích thước 23 - 4m,

có cuống bào tử.
+ Đặc điểm riêng: tạo nhiều bào tử nhỏ và lớn trên môi trường glucoza - khoai
tây và môi trường thạch máu có 3% albumin. Trên môi trường axit casamino
albumin tạo màu rượu đỏ. Trên môi trường tim, óc (Brain - Heart Infusion Agar)
khuẩn lạc chắc và ở giữa nhô lên với những sợi nấm không khí. Phát triển yếu
hoặc bị ức chế với nồng độ NaCl 3% và 5%.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: phân lập được từ không khí, khả năng gây
bệnh chưa được nói đến.
5.6.5. Trichophyton flavescens (Padhye và Carminchael, 1971):
+ Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển mạnh ở nhiệt độ 25
0
C, không phát triển
ở 37
0
C. Khuẩn lạc có màu trắng, sau đó chuyển vàng nhạt, ở giữa có màu da trâu.
Mặt dưới màu vàng chói, vàng nâu.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.36):
- Bào tử lớn không trong suốt, thành nhẵn, mỏng, thường có 5 ngăn, hình trụ
phía cuối hơi tròn, kích thước 26-86  8-14 m, thường có nhiều bào tử lớn.
- Bào tử nhỏ hình trứng, thành nhẵn,
mỏng, hình thành quanh sợi nấm hoặc
cuối sợi nấm, có hoặc không có cuống
đính bào tử, thường là một tế bào, thỉnh
thoảng là hai tế bào, kích thước 5-16  4,8 m.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: thường phân lập được từ lông chim, khả
năng gây bệnh ở người chưa được nói đến.
+ Dạng sinh sản hữu tính: Arthroderma flavescens (Rees, 1967).
Hình 5.36: Bào tử lớn của
T.
flavescens

.

- Thể quả hình cầu, màu xám nhạt, sau một thời gian có màu hơi tối, đường
kính 550 m.
- Những sợi quấn quanh thể quả có độ dài
86-191 m, không trong suốt, có vách ngăn,
đường kính 2,7-4,8 m, thường có các vòng
xoắn đến 32 vòng (hình 5.37).
- Túi bào tử hình cầu, thành mỏng, có 8 bào tử, kích thước túi 5,9-8,3 m hoặc
4,8-7,5 m.
- Bào tử không trong mà hơi đục, khi đứng tập trung có mầu vàng sáng, có dạng
thấu kính, thành nhẵn, kích thước 3,2-3,7 m hoặc 1,1-2,2 m.
5.6.6. Trichophyton fluviomuniense (Varsavsky, Ajello, 1964):
+ Hình dạng khuẩn lạc: khuẩn lạc màu đỏ nâu,
có dạng hạt sau chuyển dạng nếp gấp và nứt rạn ở
giữa.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.38):
- Bào tử lớn hình trụ kéo dài, đỉnh bào tử
thường nhỏ dần hoặc phát triển thành sợi nhỏ

Hình 5.37: Sợi vỏ thể quả
của A. flavescens.


Hình 5.38:
Bào tử củ
a
T.fluviomuniense.
1. Bào t
ử lớn; 2. B

ào t
ử nhỏ.

giống như vài chủng của T.mentagrophytes.
- Bào tử nhỏ hình trứng hoặc hình chùy.
+ Khả năng gây bệnh: loài này đã phân lập được từ một bệnh nhân nấm da ở
Rio Muni, vùng bờ biển Tây Phi.
+ Đặc điểm riêng: không yêu cầu histidine hoặc thiamine để phát triển. Các
bào tử lớn tạo nhiều khi nuôi cấy ở 26
0
C, bào tử nhỏ tạo nhiều khi nuôi cấy ở
37
0
C.
5.6.7. Trichophyton georgiae (Varsavsky, Ajello, 1964):
+ Hình dạng khuẩn lạc: khuẩn lạc phẳng, giữa hơi lõm, bề mặt ở giữa mịn như
bông, xung quanh phẳng đều có dạng hạt hoặc giống như bụi. Màu hồng hoặc như
rượu nho.
+ Hình dạng vi thể: bào tử nhỏ có kích thước thay đổi, hình chùy hơi dài, thỉnh
thoảng có hình quả lê hoặc hình cầu. Bào tử tạo nhiều xung quanh sợi nấm hoặc ở
cuối sợi nấm, kích thước 2-2,4  4,2-6,4 m, một số bào tử có 2 hoặc 3 ngăn, bào
tử có hoặc không có cuống, thành nhẵn (hình 5.39).
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: có thể phân lập
được từ đất và một số loài sóc, ít khả năng gây bệnh ở
người.
+ Dạng hữu tính: Arthroderma ciferrii (Varsavsky,
Ajello, 1964):
- Thể quả hình cầu, đường kính 500 - 800 m, xốp, màu vàng nhạt.
- Những sợi quấn quanh thể quả phân nhánh dạng mỏ neo, không trong suốt,
có vách ngăn, những tế bào co thắt lại tạo nên hình quả tạ đối xứng.

- Phần phụ của thể quả có hai đặc điểm sau:
. Cuối các sợi quấn quanh thể quả có những sợi nấm xoắn, mảnh, thành nhẵn,
dài 60-96 m (hình 5.40).
. Túi bào tử hình cầu, thành mỏng dễ vỡ, có
8 bào tử. Bào tử kích thước 4,86 m. Một số
sợi bao quanh thể quả có hình vợt.

Hình 5.39:
Bào tử nhỏ của
T.georgiae.


Hình 5.40:
Sợi vỏ thể quả của A.ciferrii.
5.6.8. Trichophyton gloriae (Ajello và cộng sự, 1967):
+ Hình dạng khuẩn lạc: khuẩn lạc phẳng, có màu kem, nhơi nhăn, bề mặt xốp
nhú lên, sau một thời gian có dạng giống như bột. Mặt dưới khuẩn lạc có màu vàng
rồi chuyển màu nâu.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.41):
- Sợi nấm không trong suốt có vách ngăn,
phân nhánh, kích thước 1,5 - 3 m.
- Bào tử lớn tạo thành từng chùm, hình hơi
dài giống bút chì, một số có dạng hình ống chỉ
gần giống T.rubrum. Bào tử lớn có 1 - 10 vách
ngăn, thành nhẵn, chiều dài 9-58 m, rộng 3,5-8 m.
- Bào tử nhỏ hình trứng, kích thước 2-2,4  4,2-6,4 m, một số bào tử nhỏ có
một hoặc hai vách ngăn.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: có thể phân lập được từ đất, khả năng gây
bệnh chưa rõ. Thực nghiệm trên chuột lang không thấy gây bệnh.
+ Dạng sinh sản hữu tính: Arthroderma gloriae (Ajello, 1967):

- Cấu tạo thể quả xốp, có đường kính 250-600 m.
Hình 5.41: T. gloriae.
1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ.


- Những sợi quấn quanh thể quả có thành nhẵn, không trong suốt, có vách ngăn,
phân nhánh dạng mỏ neo, tế bào co thắt lại ở giữa tạo dạng quả tạ đối xứng, mặt
ngoài sần sùi, kích thước 7,5-5 m (hình 5.42).
- Những nhánh phụ của sợi quấn quanh thể
quả ít thấy, thành những sợi này nhẵn, mảnh,
phân nhánh dạng bông lúa, có thể dài 150 m.
- Túi bào tử hình cầu, kích thước 3,54,5 m,
thành nhẵn dễ vỡ, có 8 bào tử.
- Bào tử không trong, màu vàng nhạt, thành nhẵn, hình trứng, đường kính 1,8-
2,3 m.
5.6.9. Trichophyton longifusum (Florian, Galgoczy, 1964; Ajello, 1968):
+ Tên khác: Epidermophyton longifusum.
+ Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud ở 26
0
C, sau hai tuần đường
kính khuẩn lạc 45 mm. Bề mặt khuẩn lạc ở giữa lõm, cấu tạo giống như bông.
Khuẩn lạc có màu trắng hoặc hơi vàng nhạt, mặt dưới màu vàng nâu.
+ Hình dạng vi thể:

Hình 5.42: Sợi vỏ thể
quả
- Bào tử lớn tạo nhiều trong môi trường, thành mỏng, nhẵn, có 4-15 vách ngăn,
bào tử dài, đầu cuối hơi tròn hoặc hơi nhọn, bào tử thường phân nhánh, kích thước
35-300  6,9-9,3 m (hình 5.43).
- Bào tử nhỏ ít thấy.

- Có thể thấy sợi nấm hình vợt, sợi nấm
cuộn lại, bào tử áo.
+ Đặc điểm riêng: trong in vitro nấm
hình thành cơ quan “đâm chọc” trên tóc.
Không gây bệnh ở chuột nhắt và chuột lang.
Trên môi trường chứa 1% glucoza và bột ngô thì có khuẩn lạc nhỏ, màu trắng,
xốp, dạng lông tơ, mặt dưới có màu vàng.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: có thể phân lập được từ đất. Một số trường
hợp phân lập được từ đầu bệnh nhân.
5.6.10. Trichophyton gourvilli (Catanei, 1933):
+ Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud khuẩn lạc tròn, bề mặt
giống như sáp, dần dần bề mặt có dạng giống quả dâu. Mép khuẩn lạc tròn, màu
hồng giống màu rượu nho. Mặt dưới có màu hồng tím. Sau một thời gian khuẩn
lạc trở nên giống như bông.

Hình 5.43:
Bào tử lớn của T. longifusum.

+ Hình dạng vi thể:
- Bào tử nhỏ hình quả lê hoặc hình cầu.
- Bào tử lớn chỉ tạo nên trong môi trường đặc biệt, ngắn, hình chùy, thường có
3 - 4 vách ngăn (hình 5.44).
+ Đặc điểm riêng: trên
môi trường hạt lúa mạch bào
tử được tạo nhiều. Trên in
vitro không tạo cơ quan
“đâm chọc” trên tóc. Loài này không cần thiamin đến sự phát triển
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: sống hoại sinh trong đất; gây bệnh trên da
ở ngón tay, ngón chân của người; tính chất và khả năng gây bệnh giống như loài
T.tonsurans và T.violaceum.

5.6.11. Trichophyton megninii (Blanchard, 1896):
+ Tên khác: Trichophyton roseum, T.rosaceum, T.vinosum, Ectotrichophyton
megninii, Megatrichophyton megninii, Sabouraudites megninii, Aleurosporia rosacea,
Megatrichophyton roseum.
+ Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển chậm, khuẩn lạc lúc đầu mịn sau đó bề
mặt xốp như bông, màu trắng như tuyết. Khuẩn lạc già có dạng hình dĩa với hình

1 2
Hình 5.44: T.gourvilli.
1. Bào tử lớn, 2. Bào tử nhỏ.
luống cày. Khuẩn lạc có màu hồng, sau đó có màu tím. Mặt dưới màu hồng không
khuếch tán vào môi trường nuôi cấy.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.45):
- Bào tử lớn hình chùy, bút chì, thành mỏng, nhiều ngăn, tạo nhiều trên môi
trường tripto hoặc môi trường thạch máu, kích thước 60 - 10  3 - 5 m.
- Bào tử nhỏ hình trứng
hoặc hình quả lê, thường tạo
thành chùm.
+ Đặc điểm riêng: cần histidin để phát triển. Trên môi trường Sabouraud phần
giữa mặt dưới khuẩn lạc có màu tím tối hoặc màu đen. Trong in vitro tạo cơ quan
đâm chọc trên tóc. Trên môi trường khoai tây - glucoza có màu hồng đậm, trên
môi trường ngô - thạch có màu hoa hồng. Khí CO
2
kích thích tạo bào tử lớn. Trên
môi trường thạch máu cũng tạo nhiều bào tử lớn. Trên môi trường NH
4
NO
3
nấm
không phát triển nhưng trên môi trường NH

4
NO
3
có thêm histidin thì nấm phát
triển tốt.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: đến nay chưa có tài liệu nào nói về phân
lập được nấm từ đất. Loài này thường xuất hiện ở người, gây bệnh ở da, ở tay và
móng tay. Thường thấy ở châu Âu, châu Phi.

Hình 5.45: T.megninii.
1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ.

5.6.12. Trichophyton mentagrophytes complex (Ajello, 1977):
5.6.12.1. T.mentagrophytes varietas erinacei (Smith và Marplans, 1963;
Padhye và Carmichael, 1969):
+ Tên khác Trichophyton proliferanis.
+ Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển nhanh, khuẩn lạc ở giữa có dạng hình
rốn. Bề mặt khuẩn lạc giống như bột mịn, mép có viền tua, màu trắng, màu trắng
ngà hoặc hơi vàng chanh sáng, khuếch tán vào môi trường.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.46):
- Bào tử lớn hình chùy tương tự bào
tử lớn của T.mentagrophytes var.
mentagrophytes, kích thước bào tử thay
đổi.
- Một số bào tử nhỏ hình chùy hoặc
hình cầu được tạo thành xung quanh sợi nấm.
+ Đặc điểm riêng: nấm phát triển tốt ở 35
0
C, pH = 4 ức chế nấm phát triển.
Các vòng xoắn được hình thành trên môi trường “già”.

+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: thường phân lập được từ nhím. Gây bệnh
ở người, thường gây bệnh ở đầu, cằm, ngón tay và móng tay, cổ tay.

Hình 5.46: T.mentagrophytes var. erinacei.

1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ.

5.6.12.2. T.mentagrophytes var. mentagrophytes (type granulare) (Robin,
1853; Blanchard, 1896):
+ Tên khác: T.felineum, T.gypseum, T.granulasum, T.radiolatum, T.lacticolor,
T.niverum, T.radians, T.dendiculatum, T.farinulentum, T.asteroides, T.interdigitale,
T.kaufmann-wolf, T.pedis, Kaufmann-wolfia pedis.
+ Hình dạng khuẩn lạc: bề mặt giống như bột bó hoặc dạng hạt, thỉnh thoảng
bề mặt gồ ghề, mép có viền tua và từ những tua này sau hình thành dạng hình
“sao”. Màu trắng hoặc màu nâu, một số chủng màu vàng sáng.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.47):
- Bào tử lớn nhiều, hình chùy,
kích thước 40-603-6m.
- Bào tử nhỏ hình cầu hoặc
hình trứng, thành từng chùm
giống chùm nho.
- Bào tử áo, dạng sợi hình vợt và dạng cuộn do những sợi nấm tạo nên cũng
xuất hiện.
+ Đặc điểm riêng: trên môi trường casein không chứa vitamin cũng phát triển,
không yêu cầu nguồn vitamin cũng như các axit amin khác nhau đến sự phát triển.
Hình 5.47: T.mentagrophytes
var.
mentagrophytes.
1. Bào t
ử lớn; 2. B

ào t
ử nhỏ; 3. Sợi nấm xoắn.

Khí CO
2
kích thích tạo bào tử lớn. Trên in vitro các chủng của loài này đều tạo cơ
quan “đâm chọc”. Trên môi trường urea có hoạt tính ureaza cao. Hoạt tính thủy
phân gelatin được thể hiện trên môi trường thạch gelatin. Một số chủng của loài
này khi cấy vào môi trường đất có tóc thì cơ quan sinh sản hữu tính “đẻ non” được
hình thành (abortiv gymnothecium). Dựa vào những phần phụ của thể quả mà
người ta xác định các dạng sinh sản của các loài thuộc chủng Arthroderma.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: thường ký sinh gây bệnh nấm da ở người
và động vật có vú. Ở người loài nấm này thường gây bệnh ở da, móng tay, kẽ
chân, khi soi trực tiếp bệnh phẩm có thể thấy những bào tử đốt. Loài này có thể
gây bệnh ở đầu (tinea capitis), ở thân mình (tinea corporis), ở cằm (tinea barbae), ở
bẹn (tinea crusis), đặc biệt có thể gây bệnh ở kẽ chân.
+ Dạng sinh sản hữu tính: có hai loại là Arthroderma benhamiae và Arthroderma
vanbreuseghemii.
- Arthroderma benhamiae (Ajello và Cheng, 1967):
. Thể quả hình cầu, đường kính 400-500 m, màu trắng hoặc màu sáp.
. Những sợi peridium phân nhánh,
thành mỏng, những nhánh phía trên thể
quả uốn cong, tế bào dạng hình quả tạ,
thành sần sùi, kích thước 12  5,2 m

Hình 5.48:
Sợi vỏ thể quả của A. benhamiae.
(hình 5.48). Phần cuối những sợi nấm đặc biệt quấn quanh thể quả có hai loại:
Những sợi có độ dài 60 - 200 m, càng về cuối càng mảnh và thuôn.
Những vòng xoắn lò xo sít lại với nhau, thành mỏng.

. Túi bào tử hình cầu, hình trứng, kích thước 4,2 - 7,2  3,6 m, thành nhẵn dễ
vỡ, có 8 bào tử. Bào tử không trong suốt, hình trứng, thành mỏng, khi bào tử đứng
tập trung với nhau có màu vàng, kích thước 1,2 - 2,8 m.
- Arthroderma vanbreuseghemii (Takashio, 1973):
. Thể quả hình cầu, đường kính 200-650 m, màu vàng nhạt hay hơi nâu.
. Những sợi peridium quấn quanh thể quả xốp, không trong suốt, màu hơi nâu,
sợi mảnh, có vách ngăn, phân nhánh, những nhánh uốn cong ở phía trên thể quả.
Những tế bào của sợi peridium ở phía ngoài cùng phần lớn co thắt ở giữa tạo hình
quả tạ đối xứng, kích thước 8-14  4,6,5 m. Những tế bào peridium phía trong
gần thể quả kích thước 18  3 - 5 m, ít co thắt ở giữa. Đầu cuối các sợi peridium
thường có các sợi mỏng kéo dài, thành nhẵn, có vách ngăn, thường có các vòng
xoắn lò xo xuất hiện (hình 5.49).
. Túi bào tử hình cầu
hoặc hình trứng, kích thước 5

Hình 5.49
: S

i v

th

qu

c

a
A.vanbreuseghemii
.


- 7 m, có 8 bào tử. Bào tử không trong suốt, thành nhẵn, mỏng dễ vỡ, bào tử hình
thấu kính hay oval, kích thước 2-3,5 m, màu vàng nhạt khi các bào tử đứng tập
trung.
5.6.12.3. Trichophyton mentagrophytes var. interdigitale (Priestlay, 1917):
+ Hình dạng khuẩn lạc: khuẩn lạc phát triển nhanh trên môi trường Sabouraud,
Khuẩn lạc thường phẳng nhưng ở giữa hơi nhô lên, bề mặt như lông tơ, mầu trắng
kem đặc biệt là ở giữa. Mép của khuẩn lạc không đều. Thường có màu nâu hay
màu hồng.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.50):

1 2
Hình 5.50: T. mentagrophytes var. interdigitale.
- Bào tử lớn hình chùy, số lượng ít, thành mỏng, thường có 3 - 8 vách ngăn.
- Bào tử nhỏ thường có hình quả lê, kích thước 2,7 - 2 m, tạo thành quanh sợi
nấm, số lượng ít.
- Những sợi nấm có vòng xoắn lò xo cũng xuất hiện nhưng số lượng ít.
+ Đặc điểm riêng: tạo cơ quan “đâm chọc” trên sợi tóc trong in vitro. Phát
triển yếu ở nhiệt độ 35
0
C, pH = 4 vẫn phát triển. Trên môi trường đất và keratin
phát triển rất tốt. Hoạt tính ureaza mạnh. Khi soi mẫu bệnh phẩm thường thấy
những sợi nấm ngắn, thẳng, bào tử đốt ít thấy. Trong in vivo thấy khả năng gây
nhiễm ở chuột cao.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: ký sinh gây bệnh ở chân, kẽ ngón chân,
lan truyền khá mạnh, xuất hiện hầu hết ở các nước trên thế giới.
5.6.12.4. Trichophyton mentagrophytes var. nodulare (Georg, Maechling, 1949):
+ Hình dạng khuẩn lạc: phát triển tốt trên môi trường Sabouraud, khuẩn lạc
phẳng, bề mặt thường có dạng hạt. Màu đỏ hoặc nâu, trên mặt khuẩn lạc xuất hiện
những vòng đồng tâm, thỉnh thoảng có những sợi nấm không khí nhô lên.
+ Hình dạng vi thể (hình 5.51):

- Bào tử lớn hình chùy, thành mỏng, có 3-7 vách ngăn, số lượng thường nhiều.
- Bào tử nhỏ hình cầu, kích thước 2,5  2 m.
- Có thể thấy những sợi nấm có vòng xoắn lò xo, những sợi nấm có dạng cuộn nút.

Hình 5.51: T.mentagrophytes var. nodulare.
1. Bào tử lớn; 2. Sợi nấm dạng cuộn; 3. Bào tử nhỏ.
+ Đặc điểm riêng: tạo nhiều bào tử trên môi trường Sabouraud. Khả năng gây
bệnh ở chuột nhắt trắng thực nghiệm cao hơn T.ment. var. interdigitale, khi soi
những sợi lông bị nhiễm thường thấy những bào tử bao quanh sợi lông tạo thành
từng chuỗi, kích thước bào tử 3-5 m, bên cạnh đó có những sợi nấm. Trong
những mẫu bệnh phẩm lấy từ người khi soi thấy các sợi nấm phân nhánh và bào tử
đốt. Phát triển yếu ở 35
0
C, phát triển tương đối tốt ở pH = 4, đặc biệt phát triển rất
tốt trên môi trường đất và keratin.
+ Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: chủ yếu gây bệnh ở người, trên những
phần da đầu, cằm, tóc, ngoài ra cũng gây bệnh ở móng tay. Trên động vật gây
bệnh ở chuột, ngựa, thỏ.

1
2

×