Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỒ ÁN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG_ CHƯƠNG 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.68 KB, 6 trang )

ĐỒ ÁN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC
THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT
TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI
MĂNG AN GIANG

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin nói chung và internet nói riêng đang từng giờ từng phút
làm thay đổi cuộc sống chúng ta. Ra đời trong những thập niên 80, qua hơn 20 năm
trưởng thành và phát triển internet thật sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người
trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Rất nhiều các công ty trên thế
giới đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của internet và ứng dụng nó vào
công cuộc kinh doanh của mình. Song bên cạnh các công ty thành công như
Yahoo!, Google,… cũng có nhiều công ty gặp thất bại và lâm vào cảnh phá sản.
Nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trên thế giới đều hòa chung vào dòng chảy
của internet với rất nhiều các hình thức hoạt động khác nhau như đầu tư, mua bán
sách băng đĩa, môi giới chứng khoán,…
Sự xuất hiện của internet tại Việt Nam vào khoảng những năm 90 (tức sau
thế giới khoảng 10 năm) và sau hơn 10 năm phát triển internet đã dần trở nên quen
thuộc với mọi tầng lớp của người dân Việt Nam. Chi phí nối mạng ngày càng có
xu hướng giảm, có rất nhiều các hình thức nối mạng khác nhau phù hợp với từng
đối tượng và thu nhập của người dân từ dial-up cho đến ADSL. Chúng ta có thể
nhận thấy các địa điểm truy cập internet công cộng đã mộc lên như nấm, băng
thông kết nối với thế giới đã vượt ngưởng 3,6 Gbps, cho phép chúng ta có thể kết
nối và trao đổi thông tin đến mọi miền đất nước khác nhau trên thế giới.
Người dân Việt Nam ta vốn rất nhạy cảm với công nghệ mới, nhất là đối với
giới trẻ, cán bộ công chức, những người năng động, vì vậy sự xuất hiện của
internet cùng với công nghệ mua bán hàng hoá qua mạng của thế giới đã tác động
không nhỏ đến hành vi mua sắm của họ. Trào lưu internet đã thay đổi cách nhìn
của mọi người: thay vì mua hàng theo cách thông thường, nay họ có xu hướng
chuyển sang mua hàng thông qua các trang web uy tín. Và xu hướng này ngày


càng có khuynh hướng càng ngày càng lan rộng trong cuộc sống chúng ta, nhất là
những người không có nhiều thời gian cho việc mua sắm tại chợ hay siêu thị.
Ngoài xu hướng trên, các doanh nghiệp còn có xu hướng tìm đối tác làm ăn trên
mạng, không những trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Internet góp
phần làm tăng cường khả năng tiếp cận và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp từ
nhiều phía: doanh nghiệp đến khách hàng (B2C) và từ doanh nghiệp đến doanh
nghiệp (B2B).
Doanh nghiệp nói chung và nhà máy xi măng An Giang nói riêng cũng
không đứng ngoài cuộc chơi này. Hơn ai hết doanh nghiệp buộc phải thích nghi
với cách thức mới của việc làm ăn thay vì như cách truyền thống. Cũng vì vậy mà
rất nhiều các trang web đã mộc lên để đáp ứng một phần nào nhu cầu trên. Nhìn
chung doanh nghiệp Việt Nam đã phần nào nhận thức được vai trò to lớn của
internet trong việc kinh doanh nhưng mức độ ứng dụng của họ ở những mức độ
khác nhau và chủ yếu là mang tính tự phát, chưa có một cơ sở pháp lý nào thật sự
thiết thực điều chỉnh vấn đề này. Nổi bật hơn hết là các vấn đề về các cách thức
thanh toán và bảo mật trong các phương thức thanh toán này. Chúng ta cũng chưa
có văn bản hay một hệ thống thanh toán theo một chuẩn nào để làm mốc cho việc
bảo đảm thanh toán thông qua mạng internet một cách thực thụ theo đúng nghĩa
của thương mại điện tử (TMĐT). Hoạt động trao đổi, mua bán giữa các doanh
nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với khách hàng với nhau chủ yếu thông qua
uy tín, và sự tin tưởng là chính. Trong đó cũng có vấn đề bất cập là các phương
thức thanh toán của mỗi trang web mỗi khác và không đa dạng, có nhiều lựa chọn
làm cho người mua không được hài lòng và dẫn đến việc không mua hàng. Bảo
mật cũng là vấn đề nóng nhất trong việc mua sắm qua mạng, không chỉ khách hàng
mà còn ở bản thân doanh nghiệp đã rất lơ là và chưa thật sự xem việc bảo mật là
vấn đề sống còn đối với họ. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng của Nhà
nước can thiệp thì chúng ta – mỗi doanh nghiệp phải lập ra cho mình một cách
thức hoạt động đảm bảo: vừa phù hợp với năng lực của mình vừa đáp ứng yêu cầu
khách hàng vừa có tính đón đầu chờ Luật giao dịch điện tử đi vào cuộc sống.
Trên thực tế thế giới đã chứng minh được rằng trong thời đại ngày nay nếu

doanh nghiệp không tham gia vào hoạt động TMĐT thì tính cạnh tranh và cơ hội
làm ăn sẽ giảm đi đáng kể. Nhà máy xi măng An Giang cũng không ngoại lệ, tuy
hiện nay các vấn đề về tính pháp lý chưa hoàn thiện, nhận thức của người dân về
TMĐT chưa cao, hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng chưa phát triển mạnh, cơ
sở hạ tầng internet còn nhiều vấn đề phải làm,… nhưng vận dụng internet và
TMĐT vào việc kinh doanh là điều không thể không làm.
Vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài:”Áp dụng các hình thức thanh toán và
bảo mật trong TMĐT cho nhà máy xi măng An Giang”
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu
Xem xét về tình hình hoạt động chung của nhà máy xi măng An Giang và từ
đó đề ra thêm hình thức kinh doanh TMĐT.
Áp dụng các hình thức thanh toán và bảo mật hiện thời để áp dụng vào việc
kinh doanh TMĐT cho nhà máy xi măng An Giang. Các hình thanh toán và bảo
mật trong TMĐT sẽ có tính chất tương tự như xây dựng một mô hình gồm nhiều
hình thức thanh toán khách nhau, và xây dựng hình thức bảo mật phù hợp với điều
kiện pháp lý và năng lực của nhà máy xi măng An Giang và phù hợp với môi
trường TMĐT của Việt Nam.
Góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh sinh động và linh hoạt trong việc tìm
đối tác trên thế giới thông qua môi trường mở của internet.
1.2.2. Phạm vi
Áp dụng hình thức thanh toán và bảo mật trong TMĐT cho nhà máy xi
măng An Giang và chỉ gói gọn trong phần: thanh toán và bảo mật.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các hình thức thanh toán hiện hành của Việt Nam và thế giới để
đúc kết thành mô hình này.
Căn cứ vào các hình thức bảo mật trong thanh toán của các tài liệu nước
ngoài và hình thức hoạt động của một số website TMĐT tiêu biểu trên thế giới và
trong nước. Tham khảo tại các diễn đàn về TMĐT, bảo mật trong thanh toán
TMĐT, diễn đàn của các hacker của Việt Nam cũng như nước ngoài để có cái nhìn

tổng quan và khách quan nhất về bảo mật.
Về thực nghiệm đã thực hiện như sau:
1. Trước tiên cần một máy tính và sẽ thiết lập nó thành một Home
Server (hay còn gọi là localhost) dùng để xử lý các cơ sở dữ liệu
(CSDL) của quá trình vận hành và thanh toán.
2. Sau đó sử dụng bộ máy tìm kiếm Google (tại địa chỉ
) để tải về một vài mã nguồn mở có một vài cách
thức thanh toán gần giống như mô hình và kiểm tra tính bảo mật cũng
như cách thức thanh toán ngay trên máy. Cứ như thế lần lượt ghi
nhận kết quả thực hiện và kết hợp với các yếu tố như đã nêu trên để
hình thành nên hình thức này.
Dựa trên nhu cầu và thực tế hoạt động của nhà máy xi măng An Giang và khả
năng phát triển hình thức kinh doanh TMĐT vào trong hoạt động kinh doanh.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
TMĐT là sự vận dụng kết hợp rất độc đáo giữa: công nghệ thông tin bao gồm
internet, phần mềm cơ sở dữ liệu, phần cứng máy tính, phần mềm ứng dụng,… và
hình thức kinh doanh truyền thống tạo thành. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và
là công cụ trợ giúp mạnh mẽ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện
ở chỗ: ít tốn chi phí, dễ tiếp cận, cơ hội làm ăn rất lớn, dễ quảng bá thương hiệu và
lợi nhuận cao.
Đối với nhà máy xi măng An Giang, ngoài những ý nghĩa trên nó là sự thể
hiện tính thời đại và hội nhập. Đây có thể được xem như là một trong những đơn vị
đi tiên phong trong việc làm quen và ứng dụng TMĐT vào việc kinh doanh trong
tỉnh nhà.
Giúp doanh nghiệp có cách tư duy mới và tầm nhìn chiến lược trong việc vận
dụng môi trường intenet vào kinh doanh.


×