Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.34 KB, 12 trang )

Tiểu Luận Tài Chính
LỜIMỞĐẦU
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đất nước
chúng ta đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong
nhân dân cũng như các nhàđầu tư trong và ngoài nước . Cùng với những thành
tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước
chuyển mình mạnh mẽ, đóng vai trò tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn
định tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng và các doanh nghiệp chính là hai nhân tố chủ chốt trong nền kinh
tếđãđóng góp cho sự thành công đó . Doanh nghiệp với sự tài trợ của ngân hàng
đẫ không ngừng mở rộng sản xuất, cung ứng khối lượng hàng hoá lớn cho thị
trường trong nước cũng như quốc tế .
Thanh toán trong ngân hàng là hoạt động không thể thiếu trong sự lớn mạnh
của ngân hàng ,nó làm cho việc lưu thông tiền tệđược nhanh chóng, bắt kịp với
xu thế hiện đại,đưa hệ thống ngân hàng thương mại bắt kịp với các nước trong
khu vực và rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng thương mại trên thế giới.Do
đó,việc hoàn thiện và phát triển công tác TTKDTM trong ngân hàng là hết sức
cần thiết.
TTKDTM trong những năm gần đây đãđạt được những tiến bộ vượt bậc
từng bước hoà nhập với quốc tế.việc thanh toán được thực hiện qua hệ thống
máy vi tính đã giải quyết tốt ba yêu cầu của công tác thanh toán là nhanh chóng,
chính xác, an toàn.Doanh số TTKDTM ngày một tăng, nạn khan hiếm tiền mặt
được đẩy lùi.
Tuy nhiên công tác TTKDTM ở nước ta hiện nay vẫn còn một số tồn tại cần
quan tâm nghiên cứu. Vì những lý do trên mà em chọn đề tài: "Các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của nó"
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa có nhiều nên bài viết không tránh
khỏi những thiếu sót . Em mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo cùng
toàn thể các bạn.
Tiểu Luận Tài Chính
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦNNỘIDUNG
I. KHÁIQUÁTCHUNGVỀTHANHTOÁNKHÔNGDÙNGTIỀNMẶ
T
1. Khái niệm.
Thanh toán không dùng tiền mặt ( thanh toán chuyển khoản) là phương thức
trả thực hiện bằng cách tính một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài
khoản người hưởng thụ . Các tài khoản này đều được mở tại ngân hàng . Như
vậy, TTKDTM là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng . Ngân hàng chỉ thực hiện
thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị và
cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng.
Trong quan hệ TTKDTM, ngân hàng đóng vai trò tổ chức trung gian cung
cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức dịch vụ thích hợp.
2. Những quy định trong TTKDTM
Để công tác TTKDTM qua ngân hàng có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác
thì các bên mua, bên bán, ngân hàng phải tuân thủ một số quy định sau:
1. 2.Quy định chung
- Các doanh nghiệp cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và
người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn
ngân hàng để mở tài khoản, giao dịch và thực hiện thanh toán.
- Các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước mở tài khoản tại KBNN.
- Các đơn vị và cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc KBNN thực
hiện TTKDTM phải theo những quy định trong thể lệ thanh toán.
- Việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, KBNN và thực hiện thanh toán
qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam .Trường hợp mở thanh toán
bằng ngoại tệ phải được thực hiện theo cơ chế quản lý ngoại hối của chính
phủ Việt Nam ban hành.
2.2. Quy định đối với bên mua
Tiểu Luận Tài Chính
Đểđảm bảo thực hiện thanh toán đầu đủ kịp thời , các chủ thanh toán phải
cóđủ tiền thanh toán . mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư thanh toán tiền

gửi tại ngân hàng , KBNN là phạm pháp và phải bị xử lý theo pháp luật.
2.3. Quy định đối với bên bán.
Khi nhận được các chứng từ thanh toán do bên mua phải kiểm tra tính hợp lệ
hợp pháp của chứng từ như: Ghi đầy đủ mọi yếu tố quy định trong chứng từ,
không sửa chữa tẩy xoá . Nếu thiếu một trong yếu tốđó thì chứng từ không hợp
lệ , không có giá trị thanh toán
2.4. Quy định đối với ngân hàng, KBNN
Ngân hàng và KBNN có trách nhiệm:Thứ nhất, thực hiện các uỷ nhiệm
thanh toán đầy đủ, kịp thời các chủ tài khoản đảm bảo chính xác an toàn nhanh
chóng và thuận tiện. Các ngân hàng và KBNN có trách nhiệm chi trả bằng tiền
mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu khác
hàng .Thứ hai, kiểm tra khả năng của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh
toán vàđược quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền đồng thời
không chịu trách nhiệm về những nội dung liên chứng từ cửa hai bên khách
hàng.Thư ba, nếu có thiếu xót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách
hàng, ngân hàng và KBNN phải bồi thường thiệt hại và tuỳtheo mức độ vi phạm
có thể bị xỷ lý theo pháp luật.
Ngân hàng và KBNN chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các
cơ quan ngoài ngân hàng và KBNN khi có văn bản của các cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luât.
Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng được thu
phí theo quy định của Thống đốc NHNN
II.
QUÁTRÌNHPHÁTTRIỂNCỦATHANHTOÁNKHÔNGDÙNGTIỀNMẶT
ỞVIỆTNAM
1. Thời kỳ ngân hàng hoat động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung
Tiểu Luận Tài Chính
Nhận rõđược vai trò quan trọng của công tác TTKDTM nên ngay từ khi
hệ thống ngân hàng mới ra đời công tác TTKDTM đãđược chú trọng triển khai
thực hiện.

Trong thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, công
tác TTKDTM ở nước ta đã phát triển rộng rãi trong khu vực kinh tế quốc
doanh , kinh tế tập thể và cũng có những tác dụng nhất định như tập trung được
nguồn vốn trong ngân hàng, giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Nhưng
hiệu quả công tác thanh toán còn kém chưa thể hiện được ưu thế hơn hẳn so với
thanh toán bằng tiền mặt
2. Thời kỳ ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường
Đi đôi với sự phát triển về bộ máy, tổ chức và hoạt động ngân hàng, công
tác TTKDTM của ngân hàng cũng được phát triển và thay đổi theo từng giai
đoạn nhằm hình thành xứ mạng lịch sử của nóđáp ứng cho nhu cầu hoạt động
của nền kinh tế. Công tác TTKDTM đãđạt được những thành tựu đáng kể, đặc
biệt từ sau khi hai pháp lệnh ngân hàng ra đời tháng 5 / 1990 có hiệu lực từ ngày
1 /10 /1990
Những thành đóđược biểu hiện qua phạm vi thanh toán không còn bó hẹp
trong kinh tế quốc doanh , tập thể màđã mở rộng tới các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh các tầng lớp dân cư dưới nhiều hình thức như tài khoản tư
nhân khách hàng được tự do lựa chọn ngân hàng giao dịch, tự do lựa chọn hình
thức thanh toán, tự do rút tiền mặt xoá bỏ tâm lý tôn sùng tiền mặt kèm cho
TTKDTM ngày một tăng, nạn khan hiếm tiền được đẩy lùi việc ứng dụng tin
học vào công tác TTKDTM đã làm cho chếđộ luân chuyển và lưu trữ chứng
từđược thay đổi cơ bản, việc chứng từđược lập bằng máy vi tính thay cho chứng
từ gốc lập bằng tay đã rút ngắt được thời gian luân chuyển chứng từ giúp cho
việc chuyển tiền được thực hiện nhanh chóng , chính xác, an toàn khắc phục
được sưách tắc trong thanh toán.
Một số công nghệ thanh toán mới đãđược sử dụng như tham gia vào thanh
toán quốc tế – SWIFT
Tiểu Luận Tài Chính
Quá trình đổi mới công TTKDTM đãđạt được những thành tựu đáng kể.Tuy
nhiên công tác TTKDTM vẫn phải đổi mới hơn nữa để hoà nhập với công nghệ
thanh toán của thế giới, đẩy nhanh hơn tốc độ luân chuyển vốn thuận tiện hơn

cho khách hàng.
III.
CÁCTHỂTHỨCTTKDTMTẠIVIỆTNAMVÀNHỮNGLỢIÍCHCỦANÓ
1. Thể thức TTKDTM .
Hiện nay ở nước ta TTKDTM được thực hiện theo quyết định số 22 /QĐ-
NH1, thông tư số 08 /TT- NH2 của thống đốc ngân hàng nhànước . Về thanh
toán séc thực hiện theo quy định 30 CP của chính phủ và thông tư hướng dẫn số
07 /TT – NH1 của thống đốc ngân hàng nhà nước. Trong đó mọi vấn đề về
TTKDTM như phạm vi, thời hạn hiệu lực , quyền hạn và nghĩa vụ của các bên
tham gia đều được quy định rõ ràng cụ thể.
Các đơn vị và cá nhân thanh toán qua ngân hàng KBNN được áp dụng các
thể thức sau:
1.1. Thanh toán bằng séc.
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lâp trên mẫu do ngân hàng nhà
nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi
thanh toán của mình để trả cho người hưởng thụ có tên ghi trên séc hoặc người
cần séc.
Séc có thểđược chuyển nhượng, tức là người thụ hưởng có ghi trên séc có
thể chuyển nhượng cho người khác thụ hưởng số tiền ghi trên séc trong phạm vi
thời hạn hiệu lực của séc, trừ trường hợp trên séc đã ghi cụm từ“ Khôngđược
phép chuyển nhượng”.Séc được dùng để thanh toán chuyển khoản hoặc rút tiền
mặt tại đơn vị ngân hàng của người phát hành séc. Ngân hàng có trách nhiệm
thanh toán kịp thời cho người thụ hưởng, nếu chậm trễ do lỗi của ngân hàng thì
ngân hàng sẽ bị phạt: Số tiền phạt = số tiền séc*số ngày chậm thanh toán*lãi
suất nợ quá thời hạn của lãi suất tiền cho vay ngắn hạn
Séc có thểđược dùng để thanh toán dưới hình thức séc chuyển khoản và séc bảo chi.

×